Blogger news

ads

Nguồn dạy học tiếng anh cho trẻ em bằng hình ảnh con vật nuôi đẹp sinh động âm nhạc phim hoạt hình cho em bé đồ chơi trẻ em English For Kids Plaza

Chia sẻ kho tài liệu khổng lồ nguồn dạy học tiếng anh cho trẻ em ( English For Kids ) bằng hình ảnh kiến thức mẹo bí quyết nuôi dạy cho con thông minh khỏe mạnh theo cách hiện đại không phải cuộc chiến. Kinh nghiệm dạy con đúng cách ngoan, tự lập từ bé dù sinh em bé trai hay gái. Dạy con chơi với đồ chơi trẻ em (kids plaza) tập nuôi các con vật nuôi link xem phim trẻ em vui nhộn âm nhạc trẻ em hay phim hoạt hình heo peppa (bé Heo) Doremon hình ảnh đẹp dễ thương. tải về nhiều sách Cách nuôi Dạy con kiểu nhật bản, Mỹ, Pháp, Đức, Do Thái PDF....

Note Nguồn giúp bé học Tiêng Anh
Eo ơi dài quá đọc ko xuể! Các mẹ hay hỏi em cho bé học Tiếng Anh như nào? Tiếp cận ra làm sao? Nguồn như nào? Vậy xin mời các mẹ chịu khó cày cụi hết status này kiểu j cg ra vấn đề, ít nhất cg được thông não 1 chút. Còn để áp dụng với các bé thì mưa dần thấm lâu nhé, Thời gian đầu ko nhìn thấy hiệu quả j nhưng cứ kiên trì thực hiện,...rồi hoa thơm quả ngọt sẽ kết trái xum xuê cùng 1 lúc nhé! Mời các mẹ đang tò mò vụ dạy bé Tiếng Anh từ nhỏ xơi nha! Của 1 mẹ mần ra cái này:

================================================
Từ điển bằng hình:

================================================
================================================
================================================
Reading Yourself
Young Reading (from Phạm Cao Minh)
================================================
Vì stt trước các mẹ không share được hết các đường link nê mẹ cháu note lại đây...

Các mẹ có hỏi con 3-4 tuổi muốn đến nhà mình học được không, hiện ở nhà mình chỉ có lớp các bạn từ 5 tuổi trở lên, các bạn 5 tuổi học cùng bố mẹ khi nào bạn ý sẵn sàng tách bố mẹ cũng như bố mẹ biết phương pháp dạy con ở nhà rùi thì bạn í chỉ cần học 1 mình. Các bạn đã đi học ( lớp 1 trở đi ) thì học một mình nhưng vẫn khuyến khích bố mẹ ngồi học cùng. ( Giáo trình các con học là Family and Friends - https://www.youtube.com/results… _ cộng với các chương trình khác )
Vậy các mẹ có con nhỏ bất kể tuổi nào, chịu khó cho con xem và học cùng con với các đường link này vậy..., có gì mình lại up tiếp các links khác...
Còn đây là các link mẹ cháu hay dùng:
( Vẫn còn nhiều sẽ lọc tiếp hầu các mẹ...)
Phonics:
Reading Books
Homeschool Share
Các chương trình học TA dài hơi:
II/ Các web giới thiệu các trò chơi theo homeschool
15.http://www.productiveparenting.com (trang này mọi người theo dõi thì hàng tuần web sẽ gửi 1 hoạt động phù hợp với độtuổi của con mình.)
16. http://khamphacungconyeu.wordpress.com/(Đây là trang web của chị Thủy Nguyễn chắc nhiều mẹ cũng biết rồi ah).
2. Khám p há cùng con yêu – chị Thủy Nguyễn
2. 1000Printables
3. Ebook for Children
4. Teach school
6. Home school Creations:
7. Hướng dẫn cách chơi học liệu Mont
8. Danh sách các quốc gia
9. Muffin songs
10. the Mother Goose Club:
11. Giáo án Mont
12. Kids page
13. Học tiếng Trung
14. Học tiếng anh với GoGo
15. BabyEinstein-Baby McDonald
16. Baby Einstein - World Animals
17. BabyEinstein-Baby McDonald
18. Quốc gia và quốc tịch các nước
19. Chơi Mandala
20. ActivityVillage (Mont)
21. Energy Ball - Shichida
22. Nhạc thiếu nhi Việt Nam
23. HỌC TOÁN VỚI GIẤY MÚT XỐP – 3 tuổi
24. Choi POMPOM va Motor Skills
25. Bài 1: học về thế giới
28. 63 ngày dạy Toán Shichida
29. Chơi với vải nỉ
30. Mẹ jady A free cho 15 hoạt động này bản này chocác bạn từ 18m-3y nhá
31. Các sách dành cho bé nên có
32. HOW TO TEACH READING WITH PHONICS1/12- 12/12
33.  10 free learning websites for KIDS
1. Con đã ngủ rồi, nhưng Mẹ biếtcon vẫn còn nghe được giọng Mẹ.
2. Bố/ Mẹ, Anh/Chị, gia đình đềurất yêu con.
3. Hôm nay Mẹ rất vui vì conđã làm được .... (việc gì tốt, hay, thú vị, sáng tạo ...... k cứ nhất thiết phảilà tốt)
4. Đây là những mong mỏi của Mẹ(dơn giản, dể hiểu, rõ ràng và đừng tham lam nhét hết vào) : Mẹ mong ngày maicon sẽ thưởng thức hết bát cơm/cháo!!! Mẹ mong con sẽ chia sẽ đồ chơi cùng em,hai anh em chơi thật vui vẻ....
5. Mẹ nhìn thấy con ăn hết bátcơm rồi/ Mẹ thấy .... (Vẽ ra viễn cảnh con hoàn thành giúp bé nhìn thấy quátrình hình thành, khích lệ bé)..
......................
10 phương pháp ghi nhớ từ vựng tiếng Anh
Phương pháp lớn thứ nhất: Học thuộc lòng từ vựng thông qua phát âm
Các bạn cần phải hiểu rõ quy luật về mối quan hệ giữa từ vựng và phát âm, phát âm chuẩn mỗi từ vựng sẽ giúp bạn có thể nắm được quy luật đọc nguyên âm của những từ cùng loại, rất đơn giản ta có thể lấy ngay được ví dụ: change, mistake, pain, gain, amazing…, nghe vô cùng hấp dẫn phải không nào? Thông qua phát âm chuẩn mỗi từ vựng, bạn không những nhanh chóng có thể nhớ kỹ từ vựng, còn có thể luyện tập phát âm như người bản ngữ!
Phương pháp lớn thứ hai: Học thuộc lòng từ vựng bằng cách đọc theo băng ghi âm
Nguyên nhân căn bản dẫn đến thất bại trong việc học từ vựng của người Việt Nam là không thể phát âm chuẩn. Bạn biết không người thầy dạy ngữ âm tốt nhất cho bạn chính là giọng đọc chuẩn của người bản ngữ, cho nên nhất định phải học thuộc lòng từ vựng theo băng ghi âm. Hãy đặt âm lượng ở mức to nhất, nghe theo băng ghi âm nhiều lần kết hợp với việc đọc to từ vựng. Đồng thời bạn hãy sử dụng cùng một lúc các cơ quan mắt, tai, miệng, không ngừng kích thích não bộ, ấn tượng sẽ vô cùng sâu sắc!
Phương pháp thứ ba: cuồng nhiệt học thuộc lòng từ vựng theo “phương pháp ba nhất”
“Miệt mài đêm ngày” học thuộc lòng từ vựng, hiệu quả vẫn cực kỳ thấp! Nhất định phải học thuộc lòng từ vựng theo “phương pháp ba nhất”. Khi học thuộc lòng từ vựng, nhất định phải đạt chuẩn ở mức to nhất, rõ nhất và nhanh nhất. Khi bạn áp dụng luyện tập theo phương pháp ba nhất, năng lực tập trung của bạn có thể đạt mức cao nhất, khả năng ghi nhớ có thể được cải thiện rõ rệt, bạn không những có thể dễ dàng ghi nhớ từ vựng mà còn có thể luyện tập và tạo dựng “cơ bắp quốc tế”!
Phương pháp thứ tư: Phân loại từ vựng
Trong tiếng Anh có rất nhiều từ thuộc cùng một nhóm loại, có thể nhóm những từ cùng loại để cùng luyện tập, từ đó cải thiện đáng kể hiệu quả trí nhớ. Các bạn có thể sử dụng động tác tay, thử phân loại từ vựng trong một cuốn sách, chép nó vào một mẩu giấy nhớ, sau đó tập trung luyện tập, nỗ lực đột phá, cố gắng ghi nhớ!
Phương pháp thứ năm: Học từ vựng theo các dạng thức của từ
Phương pháp ghi nhớ từ vựng này là một trong10 phương pháp ghi nhớ từ vựng tiếng Anh được nhiều người áp dụng trong việc chinh phục tiếng Anh của mình.Trong tiếng Anh có rất nhiều các dạng thức khác nhau của từ như: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, ngoài tiền tố, hậu tố còn có nhiều loại biến thể khác nhau làm thay đổi ý nghĩa của từ. Muốn triệt để nắm vững từng từ, chúng ta phải nắm vững được đặc tính của mỗi nhóm dạng! Hãy triệt để nắm vững từ vựng trong tất cả các dạng thức! Với việc học từ vựng theo kiểu nhóm dạng như thế, đảm bảo khả năng học thuộc lòng từ vựng của bạn có thể lên cao bất ngờ!
Phương pháp thứ sáu: Phân bổ thời gian học từ vựng hợp lý
Học thuộc lòng từ vựng không cần phải vất vả học đêm học ngày. Mỗi ngày sau khi thức dậy, trước khi đi ngủ, trước và sau ba bữa cơm, khi đợi xe, trên đường về nhà sau khi tan học, thậm chí là cả thời gian khi bạn đang ở trong nhà vệ sinh đều có thể cuồng nhiệt học thuộc từ vựng. Hãy luôn mang theo sách tiếng Anh bên mình, có thời gian hãy lập tức học thuộc, luyện tập mọi lúc mọi nơi, sau đó là “bật ra dễ dàng”!
Phương pháp thứ bẩy: Học thuộc lòng từ đồng nghĩa và trái nghĩa
Khi nhìn vào mỗi từ vựng, bạn có thể liên tưởng đến những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa của nó, thông qua cách làm này bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ chúng; tương tự, mỗi khi nhìn thấy một từ vựng, có thể liên tưởng đến từ trái nghĩa của nó. Hãy học nhớ từ vựng theo phương pháp: một từ với nghĩa tích cực một từ với nghĩa tiêu cực, nhóm chúng thành cặp thành đôi, rõ ràng là một mũi tên trúng hai đích! Sử dụng phương pháp này để học thuộc lòng từ vựng, ấn tượng sẽ càng sâu sắc!
Phương pháp thứ tám: Vừa học hiểu vừa dịch
Khi bắt gặp mỗi từ hãy nhanh chóng bật ra ý nghĩa của tiếng Việt của nó, cũng tương tự, mỗi khi nhìn vào từ tiếng Việt hãy buột miệng nói ra từ đó bằng tiếng Anh. Hoặc cách khác là hãy mời các bạn của bạn nói ra từ này, sau đó bạn lập tức dịch từ đó sang tiếng Việt; khi người bạn nói một từ tiếng Việt, bạn nhanh chóng buột miệng nói ra từ này bằng tiếng Anh. Thông qua phương pháp dịch nhanh từ vựng dưới dạng song ngữ, hiệu quả sẽ vô cùng tuyệt vời! Thông qua phương pháp này, bạn đồng thời bạn còn có thể luyện tập và trau dồi khả năng dịch nói của mình!
Phương pháp thứ chín: Học thuộc lòng từ vựng qua các câu
Từ vựng khi đứng độc lập chỉ có thể là “học lại quên, quên lại học, lại học lại quên”! Cho nên, nhất định phải học thuộc lòng từ vựng thông qua ứng dụng thực tiễn. Từ vựng được đặt trong câu mới là từ vựng “sống”, mới có thể giúp bạn ghi nhớ ý nghĩa và cách dùng một cách lâu bền, mới có thể tạo ngữ cảm, mới có thể giúp bạn khắc cốt ghi tâm, mãi mãi không quên! Điều quan trọng là, học thuộc lòng thông qua câu, bạn không những có thể tích lũy vốn từ vựng, hơn nữa còn có thể tích lũy số câu! Số câu bạn tích lũy được còn quan trọng hơn nhiều số từ vựng bạn học được!
Phương pháp thứ mười: Học thuộc lòng từ vựng thông qua đoạn văn
Một đoạn văn ngắn đã chứa đựng rất nhiều từ vựng và câu ngắn, với việc học thuộc lòng đoạn văn bạn hoàn toàn có thể “tuyên chiến” với từ vựng! Hơn nữa, đoạn văn bạn còn giúp bạn có thể ghi nhớ từ vựng một cách chính xác về mặt ý nghĩa và cách dùng. Điều quan trọng là, thông qua đoạn văn bạn có thể dễ dàng nói rất nhiều rất nhiều đoạn văn tiếng Anh, đây là mục tiêu cuối cùng của chúng ta khi học tiếng Anh!
Hy vọng, với 10 phương pháp ghi nhớ từ vựng tiếng Anhbổ ích này sẽ giúp bạn học từ vựng tiếng Anh một cách hiệu quả và nhanh chóng cải thiện vốn tiếng Anh của bản thân mình.
...........................................
Mình viết lại một số kinh nghiệm cho con học tiếng Anh từ 3 tuổi đến lớp 4 nhé. Để mẹ nào thấy phù hợp thì cho con học, Một số phần là xin của chị Dương Thị Minh và mẹ Nhím Poo về tài liệu1. Khi con ở độ tuổi từ 3-4 tuổi. Ở độ tuổi này chưa cần học ở lớp, các con ở nhà chủ yếu tiếp xúc với tiếng anh qua các clip, video, tranh ảnh, hàng ngày bố mẹ cứ giao tiếp và nói với con bằng tiếng Anh, giúp tăng vốn từ của các con. Nếu bố mẹ ko nói được thì cho các con tương tác với CD, video, clip là chính.Các tài nguyên dùng được là:
· Phân loại theo chủ đề từ vựng:· Làm quen với tiếng Anh giai đoạn 1
· Youtube channels:
· SuperSimpleSongs
· KidsTV123· WeAreBusyBeavers
· MapleLeafHashima
Hàng ngày bố mẹ nhớ cho con học và nói đi nói lại các từ mới để các con tạo vốn từ. Đây cũng là giai đoạn nếu bố mẹ ko biết tiếng anh thì nên học vì rất dễ. Mỗi ngày xem ít nhất từ 20 phút đến 1h đồng hồ
2. Khi con 4 tuổi:- Cần tổ chức 1 lớp tiếng anh và ở lớp các con học theo chủ điểm phonic và topic, con cần làm quen, nhận mặt chữ cái và có cảm quan, nhận biết được các chữ cái và cách phát âm- Ở nhà các con có thể ôn tập:· Grade PreK-K trên các site giáo dục
· Youtube songs:
· Jolly phonics song
· ELF Learning
· Muffinsongs
· Youtube Cartoons:
· Magic English
· Gogo Adventure
· Learn English
Mỗi ngày xem ít nhất từ 20 phút đến 1h đồng hồ3. Khi con 5-6 tuổi, đây là giai đoạn tiền đề tạo đà cho việc học tiếng Anh sau này nên các bố mẹ đặc biệt chú trọng.- Ở lớp: các con nên học giáo trình gogo và oxford phonic 1 tối đa đến quyển 2 (sang 6 tuổi cần chuyển bộ sách khác) kèm hệ thống sách đọc cho tiểu học để có thể nhớ cách học, Link down đây nhé, sách đọc cho mẫu giáo, Mối tuần các con chỉ đọc 1 quyển sách nhưng khi đọc là phải học thuộc long toàn bộ nội dung.https://drive.google.com/a/theolympi...HlEUVZZYWFhM2M-
Ở nhà: Học làm bài tập theo 2 sách này, phần ôn tập ở nhà p hải lưu ý các con viết được từ đã học, đọc lại (như học thuộc lòng toàn bộ các bài khóa, điền được chữ cái thiếu của 1 từ), học thuộc long sách trong hệ thống sách mẫu giáo mỗi tuần phải thuộc 1 quyển Ngoài ra vẫn xem các tài liệu clip video trên mạng như lứa tuổi 3-4 tuổi,4.
Khi con học lớp 1-2 (từ giai đoạn này việc đọc là rất quan trọng, mỗi ngày ít nhất 20-30P chỉ để cho việc đọc, viết 20P, nghe thì bật liên tục trong nhà như tắm tiếng anh ấy (nghe vô thức):
- Ở lớp theo giáo trình Family and friends 1, 2 và oxford phonic từ quyển 3 trở đi, sách truyện phát ở lớp dành cho level tiểu học. Phải đọc được truyện, khi hỏi các con các con phải biết trả lời và mô tả về câu chuyện, nếu mẹ ko biết tiếng anh thì hỏi con tiếng việt cung được, miễn là con kể lại cho bạn được nội dung câu chuyện đó-
-Ở nhà: Làm toàn bộ 5 quyển bổ trợ của Family and friends 1 Tăng cường đọc sách level lớp 1 của bản ngữ, mỗi ngày 1 quyển (tang tốc độ đọc), nghe thật nhiều CD, xem phim và video dài trên 10 phút như sau:
· Grade K-1 trên các site giáo dục
· Youtube:
· Donald Duck
· Peppa Pig
· English stories to read along
· APPUSERIES
Online có phí
· Raz-kids.com(level AA-J)
Offline tại nhà:
· Reading:· Đọc Peter & Jane· Đọc Start Reading· Đọc và nghe Oxford Dolphin Readers;· Đọc và nghe các Audio Book grade 1· Vocab: Làm Oxford Activity Books for Children· Writing: Oxford Reading & Writing· Speaking: Đàn hát theo Oxford Let’s Chant, Let’s Sing (level 2-3)
Thinking:
Offline tại nhà:
· Analogy Challenges Beginner Level· Scholastic G 1-2-3 Analogies5.
Khi con lên lớp 2-3-4 tập trung nhiều vào đọc hiểu, giao tiếp trình độ cao với giáo viên nước ngoai
- Ở lớp: Học giáo trình Family and friends 3,4 và oxford phonic từ quyển 4-5 , sách truyện phát ở lớp dành cho level lớp 2-3 cho dân bản ngữ. Phải đọc được truyện, khi hỏi các con các con phải biết trả lời và mô tả về câu chuyện bằng tiếng Việt và tiếng Anh., các con học thêm giáo trình ngữ pháp new round up 2,3,4 và giáo trình nghe step by step listening tại lớp. Làm bài kiểm tra mover, flyer liên tục tại lớp .Sau đó các bé sẽ tham gia trại hè mỗi mùa hè liên tục với 100% giáo viên bản ngữ trong ít nhất 1 tháng, phần này giúp tiếng Anh tang lên nhiều lắm, nhất là giao tiếp, liên tục dã ngoại với người nước ngoai
- Ở nhà: Các con ôn tập theo giáo trình, trên lớp (đã quá nhiều rồi) sau đó đọc hiểu thêm 1 số sách đọc hiểu cho lớp 3 theo tài liệu sau
Online miễn phí:
· powermylearning.org· BBC Bitesize KS2· Basic Communication Lessons· makemegeniusOnline có phí
· Raz-kids.com(level K-P)· LittleBridge.com(level 1-4)· Evan-Moor Interactive courseware (5 course: Daily Reading Comprehension, Daily Science, Daily Geography, Daily Language Review, A Word A Day)
Offline tại nhà:
· Làm bộ Cut & Paste Math, Science & LA
· Đọc Oxford Read and Discover
· Làm bộ Write Right· Đọc, đàn và hát theo Oxford Let’s Chant, Let’s Sing (level 4)
· Học phonics với Sound Great level 3-4
· Thinking:
Offline tại nhà:
· Unlocking Analogies G3-4Vì con em mới lớp 3 nên toàn bộ kinh nghiệm mới dừng ở đây. Sau này con em lớn hơn em sẽ viết tiếp.
ĐÂY LÀ PHẦN TỔNG HỢP TÀI LIỆU CHO CÁC BÉ THEO TRÌNH ĐỘ, CÒN LẠI MẸ DƯƠNG THỊ MINH ĐÃ TỔNG HỢP ĐƯA SÁCH LÊN HỆ THỐNG (CÁC MẸ CÓ THỂ DOWN VỀ THEO LINK SAU). EM KO ĐƯA LÊN MẠNG VÌ NHÀ KO CÓ INTERNET, CÓ MỖI 3G THÔI.
· Kho trên Google Drive
https://drive.google.com/folderview?...&usp=drive_webchứa các sách không có các file audio đi kèm, được chia làm hai mục lớn:
 LEARN ENGLISH và LEARN IN ENGLISH.
Kho này bao gồm các sách do Con Tu Hoc Ad đưa lên và các sách do các thành viên của FB group Con Tự Học chia sẻ.
· Kho trên box.net
chuyên chứa các sách có file audio đi kèm, để tiện mở nghe trực tiếp trên Box app của smart phone/tablet.
Để sử dụng các files sách này trên thiết bị di động,:· bạn cần tạo một account box.net (loại free được phép có dung lượng 10GB)· sau khi đăng nhập bằng account box.net của bạn, muốn lấy file/folder nào từ Kho sách về thì box riêng của bạn thì bạn chép địa chỉ đường dẫn của file/folder bạn muốn vào trình duyệt. Trên màn hình hiện ra, bạn nhấn “save link”
Đây là kho sách của mẹ Nhím Poo với đầy đủ giáo trình Family and friends.
Mẫu giáo – lớp 5 (K-5):
Mẫu giáo – lớp 12 (K-12):
: xem PowerMyLearning: kho tài nguyên miễn phí khổng lồ đã được phân loại· http://mobymax.com:
xem Sử dụng www.mobymax.comđể học Math và English Free
Math:· beestar.org/(free Math cho đến lớp 5, mỗi tuần 2 đề)
· xtramath.org/(giúp trẻ luyện cộng trừ nhân chia nhanh và chính xác, mỗi ngày một lượt)· www.ixl.com/
(free trong giới hạn 20 câu/ngày)English
· Videos· www.pitenglish.com
· Phonics & Learn to read· Làm quen:
· Oxford Phonics World· Game luyện tập:
· Củng cố với youtube
· https://www.youtube.com/playlist?lis...B1D7256440E08B(thích hợp cho trẻ cấp 2 trở lên)· · Multi-skills
· Games to learn English:
· Reading
· Useful links
Science, Geography
· Nasa Kids Club
Truyện, phim hoạt hình tiếng Việt
· sachnoi.tv
..........................
Tất cả tài liệu về GDS được tổng hợp và cập nhật ở Pin post này
"Bạn có thể nuối tiếc nhiều điều về tuổi thơ của mình, nhưng bạn không thể để con mình có một tuổi thơ đầy nuối tiếc"
1. Sách nói:   folder http://goo.gl/mbJie9  or  http://goo.gl/rpTwsj hoặc http://bit.ly/1NjaLbY   (thường xuyên được cập nhật)
[ Cùng chung tay thực hiện sách nói để lan tỏa GDS http://goo.gl/KjUPJf  ]
2.1 Ebooks và Sách scan tiếng Việt
(thường xuyên được cập nhật)
2.2 Ebooks Tiếng Việt
2.3 Ebook tiếng Anh http://goo.gl/SnsuO5  (100M) and http://goo.gl/VMYUV5  (400M)
2.4 Sách, truyện tiếng Anh http://goo.gl/cWo5yA  (2.6G)
2.5 .
3.  Flashcard http://goo.gl/vr83Aj  (1.2G)
5. Một số website chia sẻ ebooks miễn phí-mất phí và bán sách giấy online- Waka website đọc sách ebooks miễn phí  http://goo.gl/1Bl4m4  , có cả apps miễn phí
- Alezaa bán ebooks http://goo.gl/NSsvOk, Apps "Alezaa Premium" phí 365K/1 năm sử dụng http://goo.gl/55AMdP
- Đặt mua Sách in online trên mạng  www.TiKi.vn  http://www.vinabook.com
6. Từ điển babylon: http://goo.gl/VOMpQm
The Oxford Picture Dictionary phiên bản cài cho Máy tính/laptop, giúp các bé học từ vựng thông qua hình ảnh, từ vựng được chia thành nhiều Unit với nội dung đa dạng.
️Tất cả các nghiên cứu đều chỉ ra rằng trẻ em sẽ tiếp nhận ngôn ngữ một cách cực nhanh chóng và hiệu quả khi được GHI NHỚ TỪ BẰNGHÌNH ẢNH ( Flashcard )
*********************************************************************
Link:
https://drive.google.com/…/1zp_lYwz56QhIbU7tmFWZqIJPvH…/view
- Mọi người tải về giải nén. Mật khẩu : thanhhoa
- Sau đó chạy file setup. Cài đặt xong các mẹ mở lên chọn register, đăng ký tên bé và mật khẩu và signin để học.
(Thanks cô Thanh Hoa đã chia sẻ)
. File sách về thai giáo
Một số file mềm sách về thai giáo, bố/ mẹ có thể xem qua để hiểu sơ nội dung, sau đó tìm mua sách gốc đọc cho tiện nhé.
3. Nhạc thai giáo
Trong thời gian mang thai, bố/mẹ nên tích cực cho con nghe nhạc cổ điển nhé.Mọi người vào youtube tìm nhiều lắm, quan trọng âm nhạc nào mẹ cảm thấy thư giãn thoải mái là được chứ ko nhất thiết là nhạc cổ điển nhé!
4. Các trang web về thai giáo gợi ý
Ở Việt Nam cũng như nước ngoài có rất nhiều website có chức năng email cung cấp các thông tin/ việc cần làm trong quá trình thai kỳ. Các bố mẹ có thể tham khảo nhé
TẶNG BỘ TÀI LIỆU HỌC TIẾNG ANH CHO BÉ CHỌN LỌC
1. Bộ flashcard + bài hát theo chủ đề giúp bé học từ vựng siêu nhanh: http://bit.ly/2ijB1dn
2. Bộ 10 truyện tiếng Anh lí thú, đọc cho con trước khi đi ngủ: http://bit.ly/2ik2onK
3. Bộ 10 video bài hát tiếng Anh vui nhộn, đơn giản cho bé vừa chơi vừa học: http://bit.ly/2fYq28u
4. Ngoài ra tặng Mà#GIẢM_GIÁ_40% phần mềm MONKEY JUNIOR cho các ba mẹ:
http://www.monkeyjunior.vn/?lp=1&coupon=TNTN1710
Hiện có hơn 2 triệu phụ huynh trên thế giới tin dùng, kể cả những nước dùng tiếng Anh như Mỹ, Canada. Ba mẹ không biết tiếng Anh cũng có thể dạy con bằng phần mềm này.
Tag tên người thân và chia sẻ cho các bố mẹ khác cùng biết nữa nhé. Chúc bố mẹ thành công :). Phụ huynh nào cần tư vấn thì commemt lại ạ
Hãy bắt đầu từ những thứ đơn giản nhất, đừng vội cao siêu, hàn lâm quá nhé! Vẫn là chủ đề tiếng Anh và tài liệu tiếng Anh, vừa bận, vừa lười viết và quá may mắn tìm được bài viết rất chi tiết, cụ thể của em hot mom Ngan JP, mình copy vào note để sau dễ tìm, trả lời câu hỏi tài liệu tiếng Anh cho nhiều mẹ. Cám ơn em Ngân đã kỳ công tổng hợp và chia sẻ, các bố mẹ tìm tài liệu phù hợp với con mình nhé. À, cố gắng chỉ giữ cái mình cần, mạnh dạn bỏ qua những gì chưa phù hợp nếu bạn không có ý sưu tầm nha kẻo tâủ hỏa nhập ma đó hihi!
“...

1.NGHE
Với độ tuổi con mình còn bé, việc nghe vô thức cực kỳ quan trọng. Mình không có nhiều thời gian ở nhà với con, nên cứ ở nhà là bật tiếng anh, bất kể đang làm gì. Mình chú trọng cho con nghe nhiều vào hai thời điểm: trước khi đi ngủ đến lúc ngủ sâu giấc, và lúc vừa mới ngủ dậy. Lúc này não con tiếp nhận thông tin cực kỳ tốt, nên học sẽ cực kỳ vào. Các file mình hay cho con nghe bao gồm:
1.1 BBC school radio:
Theo mình thì file nghe này rất hay, không chỉ bổ sung tiếng anh cho con, mà còn phát triển thính giác của con rất tốt. Rất thú vị. Với file nghe này, mình áp dụng các cách nghe vô thức và nghe có ý thức. VD: trong file nghe có đoạn " what sound is that" và ngừng một tí rồi mới có câu trả lời. Con sẽ nghĩ và trả lời: " it's rain"
1.2. 100 Nursery songs
Từ hồi trong bụng thì bạn ấy đã nghe nhạc tiếng Anh rất nhiều, và chủ yếu nghe đi nghe lại các bài hát trong 100 Nursery songs.
1.3. Truyện cổ tích:
b./ Children's story book (Let's study English now)
Password: let'sstudyenglishnow
1.4 File nghe tiếng anh tần số cao
Gần đây mình được giới thiệu bộ tiếng anh tần số cao: tần số đạt đến 20000Hz, tần số này mới có thể thông qua tai trong sinh ra chấn động (không phải là sóng) đi vào trung tâm hình vẽ ngôn ngữ của não phải, kết quả sinh ra tốc độ ánh sánh hình tượng hóa, trẻ em chỉ cần nghe là được, rất nhanh có thể đạt đến khả năng nói tiếng Anh chính xác, không cần ghi nhớ từ đơn, câu. Người bán: Liên hệ chị Ha Chan
1.5 File nghe từ các truyện/ film/ sách
Let'sstudyenglishnow
2. XEM
Nguồn xem thì rất phong phú, trên youtube bây giờ có cực cực kỳ nhiều, tùy theo sở thích mỗi bạn để lựa chọn các kênh phù hợp. Như nghé nhà mình mỗi ngày chỉ được xem tối đa 30p, mình đã và đang cho bạn ấy xem các chương trình:
2.1. Brainy baby: Vừa kích thích não vừa nghe tiếng anh. Mình mua đĩa xem chứ trên youtube không có đủ
2.2 Music:
a./ SUper simple Songs:
c./ Kidz tv 123 https://www.youtube.com/channel/UCtgpDqkeOToveUgh8igrvXQ..... và rất nhiều kênh trên youtube
2.3 Gogo's adventure with english https://www.youtube.com/watch?v=iAujFOXSPno
2.6 Truyện cổ tích: trang Pinkfong: Mình rất thích truyện cổ tích ở trang này. Ngắn gọn vừa phải, dễ bắt chước và rất rất dễ thương https://www.youtube.com/watch…
2.7 Disney's Magic English https://www.youtube.com/watch…
2.8 Truyện ngụ ngôn aesop https://www.youtube.com/watch…
2.9 Một số link bổ sung theo gợi ý của c @Phạm THị Hoài AN (Gr: Nuôi dạy con thông minh Dux):
a./ Dora English: Dora English được các bé rất thích, nội dung cũng tốt, đây là link 61 videos nhé:
b./ Đây là link 200 videos Word World English khá hay, có phụ đề:https://www.youtube.com/watch…
c./ Strawberry Shortcake "Không biết các bé Việt Nam đã biết đến nhân vật này chưa, mình chưa thấy ai nhắc đến. Mình yêu chất giọng và nội dung trong đây lắm nên ngày xưa thường cho Chi xem cả bộ đĩa Strawberry Shortcake, vì mua đĩa bản quyền nên chất lượng tốt lắm. Đây là 200 videos Strawberry Shortcake free trên Youtube nhé:"
f./ The Koala Brothers: https://www.youtube.com/watch…
g./ English Funhouse – Pencilman Bộ 6 đĩa DVD của Aston này giọng chuẩn Mỹ rất hay và vui dành cho các bạn 6 đến 12 tuổi, do Anh ngữ quốc tế Aston và Saigon Vafaco phát hành https://www.youtube.com/watch…
h./ Play doh
l./ Các câu chuyện nổi tiếng bằng tiếng Anh: https://www.youtube.com/results…
m./ Video kỹ năng sống: https://www.youtube.com/results…

2.9 THỉnh thoảng xem một số phim như: Lion King,
Finding Nemo....
2.10 Phần mềm brainpop(Đây là chương trình nghe học theo video dạng hoạt hình có phụ đề English (hoặc có thể tắt phụ đề).
Mình được giới thiệu rất nhiều về phần mềm này, nhưng hiện tại mới save lại để biết chứ chưa học, lớn lớn tí rồi cho học sau.)
Mẫu giáo đến lớp 3: https://jr.brainpop.com/
2.11 Phần mềm Monkey Junior http://www.monkeyjunior.vn/
Đây là phần mềm học tiếng Anh do người Việt phát triển, tương tự như Brillkids, rất thú vị, tiện dụng, giá cả hợp lý. Highly recommend.
3. NÓI
3.1 Nói tự do
- Hàng ngày, mình cố gắng nói tiếng anh với con nhiều nhất có thể. Nhiều lúc con nói tiếng Việt mình còn giả vờ không hiểu để bạn ấy cố gắng nói tiếng Anh cho mẹ hiểu. Có những câu bạn ấy chưa diễn đạt được ý, mình chỉ cho bạn ấy cách diễn đạt cả câu và yêu cầu bạn lặp lại (Dạy tiếng Việt sao thì dạy tiếng Anh i chang vậy:
Bắt đầu từ từ đơn, từ ghép, rồi nói thành câu, đặt câu hỏi, mớm cho bạn ấy trả lời...). Đi ra đường thì cứ gặp gì nói nấy.
- Trong các hoạt động hàng ngày, có những câu mình không biết nói chính xác như thế nào thì mình tham khảo trong cuốn: English for everyday activities: Cực kỳ hữu ích cho các mẹ chưa giỏi tiếng anh. Em xin phép anh Trần Khánh Thành cho e copy luôn link của anh vì link có cả file audio:
- Xuyên tạc các bài hát:
Ở nhà mình, hai mẹ con hát hò suốt ngày, mọi lúc mọi nơi mọi thời điểm. ngoài những bài vốn có thì chúng mình còn xuyên tạc rất nhiều.
Đi đánh răng thì hát " THis is the way I brush my teeth".
ĐI tắm thì phổ lời theo bài :"Are you sleeping" : Having shower, having shower. Look at me. Look at me. I'm having a shower. I'm having a shower. So much fun.Đi rửa tay: Phổ lời bài "Mary had a little lamb": Let's go to wash our hand, our hand, our hand. Let's wash our hand.. before eating.Đi ra ngoài: Walking at the street, looking for the shape, shape shape shape. What can you see - I can see square...
3.2 Nói có chủ đích:
- Mình in bộ giáo trình gogo, luyện tập các mẫu câu cơ bản với bạn ấy hàng ngày: who is this, what is that....
- Mình chọn một topic bất kỳ nào đó để nói: transportation, fruit và chơi với bạn ấy.
- Nói theo bài học mon: Thực hành các bài tập theo mon và thay vì giải thích bằng tiếng Việt thì mình dùng tiếng Anh. Vốn từ vuwgj của bạn sẽ tăng lên đáng kể theo chủ đề mà bạn được học.
- Đóng kịch: 2 mẹ con mình thường đóng kịch diễn lại một đoạn hội thoại ngắn trong các câu chuyện/ bài hát được nghe: vd: Jonny Jonny yes papa, The little red riding hood.... (M:Grandma, your eyes are big ;
C: My eyes are big so I can see u well...)
4. HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP GHÉP VẦN
Ở nhà mình cũng kết hợp dạy con theo pp ghép vần, và linh hoạt theo từng buổi dạy: Có khi chơi theo pack của các trang themeasuredmom, 1+1-1=1..., có khi chỉ là xem các video phonics, có khi là đọc sách phonics.
Hiện tại bạn đã học hết alphabet và bắt đầu bước sang học phần short vowel.
Tài liệu thì cực cực kỳ nhiều mà thời gian chỉ có hạn, nên mình chỉ ưu tiên dùng 1 số thứ. Hiện tại, mình đang cho con học theo Brillkid (10p/ ngày) và học phonics theo trang kizphonics (10p/ ngày). Nếu mua tài khoản của kizphonics rồi thì bạn không cần phải lăn tăn lên kế hoạch dạy con phonics như thế nào nữa, cứ chạy theo chương trình sẵn có.
Tuy nhiên, các printables và flashcard của kidzphonics hơi nhàm chán, nên mình chỉ cho xem video và chơi games trên đó, còn sách và printables mình chủ yếu dùng tài liệu từ themeasuredmom.

4.1 Phần mềm học phonics
b./ Starfall: http://www.starfall.com/ Các bạn có thể mua chung tài khoản với gr Con Tự Học
c./ Kizphonics: http://www.kizphonics.com/ Có thể mua chung tài khoản với Gr Con tự học ở trên
d./ Little Fox: http://www.littlefox.com/
e./ Monkey Junior: http://www.monkeyjunior.vn/

4.2. Các trang web học phonics: Mình thường dùng nhiều nhất là trang: kizphonics, starfall, the measured mom..
a/ Vì con yêu: http://viconyeu.net/…
c./ Kidz phonics:
d./ Reading eggs: http://readingeggs.com.au/
e./ Learn to read free: http://www.learntoreadfree.com/
i./ Game quarium:
4.3/ Link down các tài liệu học phonics:
a./. Jolly phonics: https://drive.google.com/…/0B6wZoLqkTHxAV0dxZW82cnEzR…/view…pass giải nén: let'sstudyenglishnow
b. Zoo phonics: https://drive.google.com/…/0B6wZoLqkTHxAYTBuSzN3em0zV…/view…pass giải nén: let'sstudyenglishnow
password: let'sstudyenglishnow
password: let'sstudyenglishnow
Password: let'sstudyenglishnow
password: let'sstudyenglishnow
i./ The Complete book of phonics (Shared by fb Tran Khanh Thanh Thanh: https://drive.google.com/…/0B694t0groKHUY0V0VTVZZXBDUHc/viewj./
Active Phonics (shared by Fb Truong Thu Huong): https://drive.google.com/folderview…
k./ Phonics ppt (shared by Fb Truong Thu Huong): https://drive.google.com/folderview…
l./ Scholastic Phonics (Shared by Fb Truong Thu Huong): https://drive.google.com/folderview…
m./ Tài nguyên của các trang blog - dùng trong việc thực hành các bài học phonics: Tài liệu của hầu hết các trang phonics nổi tiếng trong mục 4.2 đã được download và up tại đây:
n./ Alphabet from ABC mouse (Sách dính dán shared by fb Duy An): https://drive.google.com/folderview…
5. ĐỌC
Mình thường mua/ in sách cho con đọc, hạn chế sử dụng sách trên máy, hỏng mắt. Nếu dùng thì mình cho đọc trên phần mềm raz-kid và farfaria. Đối với những sách để học chữ đơn giản thì có lúc mình tua khoảng 10 cuốn/ lúc. Nhưng đối với những cuốn sách như eric carle hoặc những sách truyện có nội dung nhiều hơn, mình có khi cả tuần chỉ đọc 1 cuốn đến khi bạn ấy hiểu và nhớ thì thôi chuyển cuốn khác (trừ khi bạn ấy vẫn muốn đọc tiếp). Song song với việc đọc sách, mình bật thêm file nghe, có lúc vừa nghe vừa lật sách, có lúc cho nghe vô thức, để bạn ấy có thể phát âm chính xác hơn.
Sách đang được mình ưu tiên đọc cho Nghé là sách flip flap của usborne, sách raz-kid (hoặc kiểu như raz-kid), Eric Carle và sách phonics.
5.1 Sách được phân loại theo trình độ
a./ Mua phần mềm raz-kid: có thể mua chung với nhóm của anh Quang Đức Nguyễn hoặc Con tự học.
b./ Mua phần mềm Fafaria
c./ File in sách đọc Raz-kid:
(Hình như là file của Gr. COn tự học)
5.2 Các bộ sách nổi tiếng
a./ ERIC CARLE: Mình cực cực cực kỳ hâm mộ sách của ông này: hình vẽ đẹp, ngôn ngữ đơn giản, phong phú. Riêng bộ sách này mình ưu tiên mua sách gốc của bạn Thủy Đặng. File in có thẻ download từ link sau:
password: let'sstudyenglishnow
Nguồn: Let's study English now. Sưu tầm Let's study English now.
b./ Sách USBORNE:
- Sách Flip Flap: USBORNE có dòng sách lật giở rất hay, bìa cứng, phong phú, nhiều chủ đề. Những cuốn này nên mua bản gốc, vì tự làm rất là khó mà tốn kém k ít chi phí
- Sách phonics: Mình rất thích bộ sách phonics reader:
password: let'sstudyenglishnow
Bạn Trinh Diem đã chuyển thành booklet và các bạn có thể download tại đây: https://drive.google.com/folderview…
c./ 100 cuốn sách hay nhất cho trẻ em:
Đây là 100 cuốn sách tiêu biểu mà các bé nên đọc, đã được chọn lọc rất kỹ. Mình xin lỗi vì không thể nhớ nổi ai share, chỉ có link thôi.
Nếu ai biết bảo mình nhé:https://drive.google.com/folderview…
d./ Sách từ trang We give book cho lứa tuổi từ 0-3
e./ Tài nguyên sách:
- Page: Dạy con cùng ba Heo Tít của anh @Trần Khánh Thành. Sách của anh ấy đều đã được chọn lọc rất kỹ, mình cũng toàn hóng xem anh up quyển nào để in ^^
- Page: Let's study English now : Chắc không ai còn lạ gì page này nữa, sách nhiều vô kể, toàn sách độc, hay và hiếm
- Page: Ebook for Children Blog : nguồn tài nguyên sách/ tài liệu học vô cùng phong phú và hữu ích.
6. GIAO TIẾP
Ở trên lớp bạn ấy được học với người bản ngữ khoảng 1,5h/ tuần. Ngoài ra cuối tuần mình thường đưa bạn ấy đi ra ngoài, lên bờ hồ, đến các lớp nhạc, lớp võ có người nước ngoài, đi chơi với bạn mình người nước ngoài để bạn ấy có cơ hội được giao tiếp thêm. Mình cũng không có quá nhiều điều kiện để cho bạn đi học thêm trung tâm. Nhưng với quan điểm của mình, thà ở nhà mỗi ngày con được nói/ dùng tiếng anh đều đặn 30p/ ngày, còn hơn mỗi tuần con chỉ đến trung tâm được 1-2 buổi, mỗi buổi 40p. Việc đến trung tâm chỉ đáp ứng được nhu cầu con được giao tiếp với người nước ngoài, chứ để bổ sung lượng từ vựng và các thứ khác, mình nghĩ những người mẹ luôn là người thầy tuyệt vời nhất của con
----------------------------------------
Note: Chia sẻ của chị Phạm Thị Hoài An:
Cám ơn mọi người đã đọc đến đây. Hãy bắt tay vào thực hành nhé! Chúc cả nhà thành công!
Copy của bác Hong Ha
-share về check học dần dần hoy
Một số kênh học Tiếng Anh hay dành cho mọi người
1. Một số channel học phát âm,nghe,giao tiếp,từ vựng… http://www.youtube.com/user/rachelsenglish/videos
2. Một số website học từ vựng tiếng Anh
3. Một số website truyện +audio (Cái này nâng cao chút) http://www.booksshouldbefree.com/Top_100
4. Podcast để nghe tiếng Anh
5. Một số website học Tiếng Anh online
6. Một số SHOW giúp nghe tiếng Anh giao tiếp thực, hài hước (Cái này hơi khó đối với những bạn Tiếng Anh còn yếu)
28 qui tắc nuôi dạy trẻ của người Nhật

Share cho các ông bố/ bà mẹ nào muốn nuôi dạy con theo kiểu của người Nhật nhé!

1. Trẻ em không cần phải quá thông minh. Thông minh, học giỏi không hẳn là một điều tốt, cái chính là cần có nhân cách tốt.

2. Môi trường nuôi dạy con cái là rất quan trọng. Khó có thể dạy dỗ một đứa trẻ nên người trong một gia đình hay xung đột, một trường học nhiều trẻ hư hay một khu phố có tệ nạn.

3. Không bao giờ hình thành cho trẻ một thói quen xấu. Không thỏa hiệp lợi ích ngắn hạn để hình thành thói quen xấu cho con. Ví dụ như: đứa trẻ không ăn, đừng bao giờ bật tivi cho con xem để xúc cơm. Để đạt được mục đích cho con ăn được thêm vài thìa gạo, mẹ sẽ phải đánh đổi bằng một thói quen xấu rất khó bỏ.

4. Tôn trọng trẻ em, biết đồng cảm với trẻ.

5. Luôn nói sự thật với con. Chỉ cần chú ý đến kỹ năng nói và cách nói là được. Không bao giờ tỏ ra “ngoại giao”, nói dối với người khác trước mặt con trẻ.

6. Không bao giờ thỏa hiệp với con dù biết trẻ sẽ mè nheo, phản đối. Thỏa hiệp chỉ khiến kết quả tồi tệ hơn.

7. Chế độ ăn uống cho con phải cân bằng

8. Trẻ con không bao giờ để mình bị chết đói. Không cần ép con ăn, lo con đói.

9. Bữa ăn phải được diễn ra trong ghế ăn. Không ngồi thì không ăn.

10. Bổ sung canxi cho trẻ nếu không thiếu thì không cần. Chỉ cần cho con chạy nhảy dưới ánh mặt trời, tắm nắng thường xuyên là được.

11. Cho trẻ mặc quần áo nên mặc nhiều lớp. Như vậy khi con nóng có thể cởi bớt, lạnh có thể khoác thêm. Chơi thể thao toát mồ hôi có thể bỏ ra.

12. Xác định con lạnh hay không bằng cách kiểm tra cổ.

13. Cho trẻ ăn trái cây thường xuyên và mỗi ngày.

14. Con có quyền quyết định những việc liên quan đến con.

15. Khi con được 4,5 tuổi, hãy dạy con cách tiêu tiền và cho con tiền tiêu vặt hàng tuần.

16. Ai cũng có thể bị bệnh, bị ốm. Do vậy khi một đứa trẻ bị cảm lạnh, bệnh nhẹ, đừng hoảng sợ. Không cần quá hoang mang.

17. Nếu việc con làm không ảnh hưởng đến sự an toàn của con, đến lợi ích của người khác, thì không được quá can thiệp vào hành vi của con.

18. Để trẻ chơi thoái mái, không giục giã.

19. Không phải cứ cái gì nguy hiểm cũng cấm con không được tiếp cận. Nên cho con biết nguy hiểm là như thế nào, xảy ra ở đâu, làm thế nào để tránh. Cho con tiếp cận với nguy hiểm trong phạm vi kiếm soát.

20. Cần để con có cơ hội tư trải nghiệm càng nhiều càng tốt. Không nên nói trước kết quả với con. Hãy để bé tự khám phá, biết hậu quả, biết cách thành công, biết cả thất bại.

21. Dạy trẻ học cách chờ đợi.

22. Dạy trẻ chịu trách nhiệm về hành động của mình.

23. Dạy trẻ cách cho đi và nhận lại là quá trình hai chiều. Người nhận cũng phải biết ơn.

24. Hiện nay trong xã hội có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm. Nếu không thực sự hiểu, không biết làm thế nào thì đừng làm và đừng ép con.

25. Phải đảm bảo mỗi ngày đều có thời gian dành cho con, chơi với con.

26. Luôn có cách khiến con cười ít nhất vài lần một ngày để duy trì tâm trạng tốt.

27. Dạy trẻ cách đối mặt với thất bại. Con có thể không hài lòng, có thể bỏ cuộc, có thể cố gắng làm tiếp một lần nữa. Nhưng dứt khoát không khóc, không được suy sụp.

28. Không bao giờ được đánh, tấn công bạn trước. Trong nhà trẻ, có thể thu hút sự chú ý của cô giáo và các bạn khác bằng cách hét lên.
TRẢ LỜI 6 CÂU HỎI MẤU CHỐT ĐỂ CÙNG CON BẮT ĐẦU HỌC PIANO:*P/S: Bài được viết bởi hối thúc của nhiều mẹ trẻ trong nước, cũng có nhiều mẹ Việt từ Nhật Bản, Mỹ, Singgaro gửi yêu cầu, hoặc đưa ra nhiều câu hỏi cần gải đáp... Mình đã tổng hợp những thắc mắc của các bạn và đúc kết tất cả CẨM NANG quan trọng trong quá trình đồng hành cùng con học nghệ thuật để chia sẻ với các bạn.Do đó, đây là bài viết rất nhiều thông tin chắt lọc, nhiều quan điểm khoa học, đề nghị những bạn có quan tâm, hãy đọc chậm và kỹ! 


Bản tính mình thực ra rất thận trọng và tư chất khiêm tốn (tư duy chậm), làm việc gì muốn đến thành tựu (dù khiêm tốn) mình cũng phải dụng công nhiều gấp đôi ba, hoặc nhiều lần hơn người khác. Thế nên, khi nhận được ánh sáng từ tư tưởng triết học vị Phật: “Không có việc gì là dễ dàng!”, mình thấy vững tâm hơn, 

Việc bé Khuê học một nhạc cụ cổ điển là điều mình vững tin sau khi nghiên cứu kỹ triết lý giáo dục từ một cuốn sách của trường Harvard: “Học để tăng cường tố chất chứ không vì có tố chất mới được học!”. Tuy nhiên, chọn nhạc cụ gì là điều mình cân nhắc rất cẩn thận!

Để chọn nhạc cụ piano và giáo trình theo đuổi là âm nhạc cổ điển – bác học, mình tự đặt ra yêu cầu, bản thân phải giải đáp thỏa đáng 6 câu hỏi mấu chốt như sau: (1) Vì sao lại chọn piano cổ điển làm bộ môn nghệ thuật cơ sở cho Khuê?; (2) Minh Khuê có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh không?; (3) Vì sao trong giới nghệ thuật hay đề cao yếu tố “con nhà nòi”? ; (4) Mình có kỳ vọng cho Khuê học chuyên nghiệp không?; (5) Mình đã có hiểu biết gì về bộ môn này và hiểu gì về phẩm chất chuyên môn (phẩm chất nghệ sĩ) của những nghệ sĩ – thầy giáo piano cổ điển?; (6) Vì sao rất nhiều gia đình cho con đi học piano nhưng dự án đã nhanh chóng đi tới phá sản? NhỮNG câu hỏi này, mình tự đặt ra và tự tìm lời giải đáp hàng năm trước khi Khuê bắt đầu học piano (tháng 10/2001). Và đây là những hiểu biết của mình về 6 câu hỏi, như sau: 

(1)Vì sao lại chọn piano cổ điển làm bộ môn nghệ thuật cơ sở cho Khuê?

*Từ những nghiên cứu khoa học đã chứng minh, sự tuần thục và hoàn chỉnh trong phát triển của hai bán cầu đại não người có liên quan chặt chẽ với hoạt động của hai tay: Bán cầu đại não phải – chủ về tư duy hình tượng, tính toàn vẹn, khái quát, tư duy hình ảnh, nghệ thuật, ngôn ngữ … có liên quan đến sự thuần thục của tay trái; Bán cầu đại não trái – chủ về dạng tư duy logic, tư duy phân tích, tuyến tính, toán học, khoa học, siêu hình… có liên quan mật thiết đến sự thuần thục của tay phải!

** Trong quá trình tiến hóa của xh văn minh loài người, xu hướng sử dụng nhiều hơn tay phải trong mọi hoạt động, thuận tay phải,đồng thời dẫn đến thực trạng các công cụ lao động, đồ vật được chế tạo, sản xuất phục vụ nhu cầu của con người đều dành cho người thuận tay phải. Thực tế này dẫn đến một hệ quả hiển nhiên là, bán cầu đại não trái được tập dượt nhiều hơn, thành thục hơn so với bán cầu đại não phải - bán cầu có liên quan mật thiết với hoạt động của tay trái. 

*** Từ hai hiểu biết khoa học trên, giúp mình nhận ra rằng, luyện tập cùng chiếc đàn piano (dương cầm) là một giải pháp tuyệt vời để giúp đứa trẻ cân bằng lại sự thuần thục của hai bán cầu đại não, khi tuổi não bộ vừa phát triển trọn vẹn (cả về thể tích, chất lượng và trọng lượng theo như khoa học đã chứng minh) ấy là lúc trẻ tròn 4 tuổi. Vì sao vậy? Vì piano là nhạc cụ đòi hỏi người tập luyện phải sử dụng hai bàn tay cân bằng ; mỗi ngón tay đảm nhiệm những nhiệm vụ và các phím khác nhau, nhưng nhìn chung, chúng đều phải làm việc ngang nhau về cường độ, độ khéo léo cũng như độ nhanh nhậy… Điều đó, mang tới một giá trị/ một hiệu ứng kép, đó là rèn luyện cho hai bán cầu đại não của trẻ sự thuần thục tương đương, không bị thiên lệch, giúp trẻ dần sở hữu một não bộ tư- duy- cân- phương hoàn hảo và hài hòa nhất của bản thể chúng!Đặc biệt, điều này rất rõ ràng khi trẻ luyện bộ Bình quân luật (Fuga và Prelude) của nhà soạn nhạc J.Bach và các bài luyện ngón etude

**** Nếu bạn đã từng nghe nói rằng “hình tượng âm nhạc của tác phẩm…” là một cụm từ quen thuộc khi bình luận về một tác phẩm âm nhạc cổ điển- bác học nào đó, thì dường như, bạn đã nhận ra sự liên quan (hay tính phụ thuộc, kết nối lẫn nhau) giữa âm nhạc bác học với hội họa, văn học, điêu khắc… vân vân, tức là sự giao thoa giữa các loại hình nghệ thuật khác với nhau là khá rõ nét. 

Tuy nhiên, bạn khó lòng nhận ra mối liên hệ khăng khít giữa ÂM NHẠC HÀN LÂM BÁC HỌC VỚI TOÁN HỌC, và giữa hai lĩnh vực này có sự tương hỗ kỳ diệu khiến mình phải kinh ngạc!

Nếu trong toán học cơ sở, gồm có 9 chữ số tự nhiên từ 0 đến 9; và từ 9 chữ số đó sẽ là một vũ trụ thiên biến vạn hóa các giá trị hoàn toàn khác nhau. Ví dụ: số 1 và số 2 đứng cạnh nhau, nhưng chỉ cần hoán đổi vị trí, thì giá trị của chúng là hoàn toàn khác nhau. Âm nhạc bác học – cổ điển cũng vậy: chỉ từ 7 nốt nhạc cơ bản: Đô – rê - mi – pha – xon – la – xi phối hợp với dấu thăng giáng đi kèm… đã mang tới cho nhân loại một vũ trụ bao la những giai điệu, những tác phẩm đồ sộ hoàn toàn khác nhau, điển hình là tác phẩm của các thiên tài: L. van Beethoven ; Mozart; Haydn, J. Bach…

Điều này cho mình gợi ý: khác với ngôn ngữ, bạn có thể dựa vào văn cảnh, câu đứng trước, câu đứng sau… thậm chí dựa vào cả bài viết, bài nói … để đoán biết một từ bạn vừa nghe thoáng qua, mà 99% là đoán đúng! 

Ngược lại, trong toán học và âm nhạc cổ điển, bạn không được phép tư duy kiểu “hình tượng/hình ảnh” như thế! Bạn phải tập trung cao độ để nhận thấy sự khác biệt, hoán đổi vị trí của con số (trong toán học) hay nốt nhạc (trong âm nhạc) để nắm bắt và tin chắc chúng “mang – giá - trị” nào, chứ không thể phỏng đoán và dùng phép loại trừ như cách tìm giá trị của từ ngữ! 

Như vậy, cả toán học và âm nhạc bác học đều yêu cầu một dạng phẩm chất trong tư duy, đó là: tính tập trung cao độ; tính thực tế khách quan, không áp đặt chủ quan; tính kỷ luật tuyệt đối trong nghiên cứu/tìm tòi và khổ luyện! 

Hiểu biết khoa học này rất thuyết phục khi mình biết rằng, có nhiều nhà toán học/khoa học lừng danh thế giới, đồng thời là nhà soạn nhạc và là pianist rất “chuyên nghiệp” như:Pythagoras - Triết gia người Hy Lạp/nhà toán học/nhạc sĩ, pianist Albert Einstein – nhà vật lý họct/ pianist và violin Enrico Fermi – nhà vật lý học/chơi piano Richard Feynman – nhà vật lý học/hoạ sĩ Werner Von Braun – nhà khoa học tên lửa/chơi piano và cello Edward Teller - nhà vật lý học/Pianist Arthur Schawlow - nhà vật lý học /chơi kèn clarinet Albert Schweitzer - bác sĩ/ pianist và chơi organ nổi tiếng thế giới đặc biệt, ông chơi những tác phẩm của J. Bach rất hay. Gerald Edelman - Nobel sinh học/chơi violinvà danh sách này còn kéo dài nữa, nếu bạn quan tâm tìm hiểu!

KẾT LUẬN: Như vậy, mình đã tìm được lời đáp thỏa đáng cho câu hỏi (1) Vì sao lại chọn piano cổ điển làm bộ môn nghệ thuật cơ sở cho Khuê?Cơ bản, học piano cổ điển mang đến những lợi ích kép tuyệt vời, nó chứng minh cho triết lý giáo dục mà mình theo đuổi: “Học để tăng cường tố chất!”, bao gồm: 

- Giúp hai bán cầu đại não của trẻ phát triển hoàn chỉnh thuần thục, cân phương

- Giúp trẻ trau dồi phẩm chất nghệ thuật – nhân văn (âm nhạc bác học với hội họa, văn học, điêu khắc… trong sự giao thoa giữa các loại hình nghệ thuật)

- Giúp trẻ rèn luyện những phẩm chất trong tư duy vô cùng quan trọng để học toán và các lĩnh vực khoa học - nghệ thuật sâu rộng khác, đó là: tính tập trung cao độ; tính tôn trọng thực tế khách quan, không áp đặt chủ quan; tính kỷ luật tuyệt đối trong nghiên cứu/tìm tòi và khổ luyện! 

(2) Minh Khuê có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh không?

Nếu xét trên cảm quan bộc lộ khi Khuê 4 tuổi, mình không có nhiều chỉ dẫn để khẳng định, bé có năng khiếu âm nhạc cổ điển từ bẩm sinh. Tuy được mẹ bồi đắp phẩm chất âm nhạc bằng việc cho con nghe nhạc cổ điển ngay từ thời kỳ thai giáo, bản thân mình rất thích âm nhạc cổ điển và hay hát những trích đoạn opera nổi tiếng cho con nghe; thường hay dịch chuyển những “hình tượng” trong âm nhạc bác học thành hình tượng văn học để diễn giải vẻ đẹp/sự xúc động/lay động của âm nhạc cho Khuê hiểu. Nhưng những yếu tố để xác định năng khiếu đều thiếu hụt: 

*Lịch sử gia đình nhiều đời không có ai hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc

**Môi trường xh tại Vn thời điểm đó rất mờ nhạt những giá trị âm nhạc cổ điển

***cơ thể bé Khuê nhỏ bé hơn trẻ VN cùng lứa, chưa nói gì đến trẻ Âu – Mỹ, là cái nôi và truyền thống của âm nhạc bác học, nhạc cụ piano đòi hỏi người chơi/học bộ môn này phải có quãng ngón dài, sải tay dài, thể lực tốt, có sức khỏe dồi dào… 

KẾT LUẬN:Vậy điều gì khiến mình vẫn quyết tâm cho Khuê học piano? Ngoài những chứng lý vô cùng thuyết phục ở câu hỏi (1) thì những lời đáp ở câu hỏi (2) càng khẳng định triết lý giáo dục mà mình theo đuổi: Cho Khuê học để tăng cường tố chất (phẩm chất/tư chất) chứ không vì trẻ đã có tố chất mới được học! 

Đây là một triết lý giáo dục rất nhân ái mà trường Harvard chủ trương (cũng như nền giáo dục Âu – Mỹ), nó đảm bảo quyền được học để nâng cao phẩm chất của cá nhân chứ không vì mục đích nghề nghiệp/phục vụ. 

(3)Vì sao trong giới nghệ thuật hay đề cao yếu tố “con nhà nòi”?

Khi tìm hiểu căn cội vấn đề để quyết định cho Khuê học Piano, mình thường được nghe một câu nói cửa miệng của nhiều người “À, môn ấy là môn dành cho con nhà nòi!” “Nghệ sĩ ấy là con nhà nòi!”… điều này ngụ ý đến tính truyền thống, tiếp nối trong gia đình (kiểu như trong nhà có bố/mẹ hay cô/dì/chú/bác) hoạt động trong lĩnh vực ấy. Như vậy, “con nhà nòi” trở thành một điều kiện (lợi thế) quan trọng để đứa trẻ có hay không cơ hội tinh tấn trên con đường rèn tập khổ luyện âm nhạc cổ điển! 

Mình nhận ra rằng, ngoài yếu tố tạo môi trường âm nhạc phong phú, dồi dào cho tâm thức trẻ được vùng vẫy trong đó, yếu tố “con nhà nòi” còn cho mình một hiểu biết lớn, như sau: 

Người học piano ở một góc độ nào đó, là người học nghề thủ công, đòi hỏi sự khéo léo, thuần thục. Có câu: "trăm hay không bằng tay quen", khác với học toán học văn… học piano (hay những nhạc cụ khác) người học trò (hay con cái) không chỉ lĩnh hội ở thầy tinh thần và lý thuyết… mà bắt buộc phải học ở thầy (hay cha/mẹ) sự thao tác, luyện tập ngón, làm việc trên phím đàn theo cách thức QUAN SÁT VÀ BẮT CHƯỚC! Đây là phương pháp học piano không có cách nào thay thế được. 

Do đó, mình đã hiểu vì sao yếu tố “con nhà nòi” được đề cao là vì vậy. 

Và, để bù lại việc thiếu hụt yếu tố “con nhà nòi” vốn có môi trường QUAN SÁT VÀ BẮT CHƯỚC từ cha/mẹ hay người thân trong gia đình; mình chọn phương án tăng tiết học piano trong tuần cho Khuê:Từ 5-6 tuổi Khuê học 4 - 5 tiết/tuần; Từ 6- 10 tuổi Khuê học piano là 3-4 tiết/tuần; Từ 11 tuổi đến nay: từ 2- 3 tiết/tuần… Ngoại lệ, vào mùa nghỉ hè, số tiết có thể tăng lên, và mùa thi cao điểm ở trường phổ thông, số tiết có thể tạm thời giảm xuống chút ít). 

Việc tăng thêm tiết học, giúp Khuê có thêm cơ hội QUAN SÁT VÀ BẮT CHƯỚC thầy giáo – người nghệ sĩ pianist nhiều hơn, tương đương như yếu tố ‘con nhà nòi!”

(4)Mình có kỳ vọng cho Khuê học chuyên nghiệp không?

Trong tập quán tư duy của người VN, khi nói cho trẻ khởi đầu học môn nghệ thuật gì, lập tức bạn sẽ được hỏi “học để sau là nhạc công à?” - nghĩa là: học để làm nghề!và thường kèm theo những bình luận đại khái: Nghề đấy hay /dở thế này thế kia… vân vân.

Đây là một tập quán, lối nghĩa không đúng, mình phải tự dỡ bỏ, Nhà giáo dục học vĩ đại người Mỹ John Dewey của thế kỷ 20, đã phát biểu một mệnh đề lớn, khái quát như sau: sự học có 4 giá trị trụ cột đó là: 1/ Học để hiểu biết; 2/ Học để chung sống (kỹ năng); 3/Học để hướng thượng (hướng tới điều tốt đẹp Chân- Thiện- Mỹ): và cuối cùng: 4/học để làm nghề, kiếm sống (sinh tồn)! 

4 giá trị trụ cột ấy luôn có sự tương hỗ và chuyển hóa trong quá trình, do đó, theo ưu tiên thứ tự của John Dewey, mình nhận được gợi ý quý giá rằng: HÃY cho Khuê học Piano để có được hiểu biết /có phẩm chất nghệ thuật nhân văn trong tâm hồn về lâu dài,

Không xác định học để trở thành nghề, đây là một nhận thức lớn để có được tâm thế người đồng hành bình tâm, khoan hòa và không đẩy áp lực ‘nghề sinh tồn – kiếm sống” lên tâm lý non nớt của trẻ, khiến bầu không khí tập luyện nhuốm mầu lo âu, nôn nóng đầy lo ngại của tâm trạng “bỏ trứng một rổ”. 

Sự nôn nóng, lo âu, căng thẳng của bố/mẹ trước câu hỏi “Không hiểu nó có thành nghề ngỗng gì không?”, lâu dần, tâm lý đầy áp lực của cha/mẹ bồi lên đứa trẻ sự căng thẳng triền miên… khiến việc học piano trở nên nặng nề khiên cưỡng, mệt mỏi mãn tính đến mức có trẻ phát sốt, hay đau bụng/buồn nôn... trước tiết học đàn, có trẻ phải nói dối vòng vo để trốn trả bài… Cuối cùng, cả thầy/trò cả cha/mẹ đều mệt mỏi rã rời…và việc bỏ học piano là thực trạng hiện hữu, chiếm tỷ lệ trên 95% số trẻ khởi đầu chọn học nhạc cụ này! 

(5) Mình đã có hiểu biết gì về bộ môn này và hiểu gì về phẩm chất chuyên môn (phẩm chất nghệ sĩ) của những nghệ sĩ – thầy giáo piano cổ điển?

Quả thật, âm nhạc cổ điển- bác học ở VN chưa thật sự có tập quán trong tư duy của xh, nên nhận thức chung của xh về môn nghệ thuật này hết sức sơ sài. Mình cũng vậy! 

Thật ra , để đứng trên vị trí người thầy – người nghệ sĩ pianist, quả là một quá trình khổ luyện, sáng tạo, tài năng và lao động cật lực lâu dài từ 15 - đến 20 năm và những thầy cô CÓ PHẨM CHẤT NGHỆ SĨ ĐÍCH THỰC lại thường được đào tạo rất bài bản từ bé/ hoặc từng tu nghiệp nhiều năm tại những quốc gia hùng mạnh về bộ môn nghệ thuật này như: Nga , Đức, Ba Lan, Áo, Canada vân vân.... Mình thường dùng hình ảnh này để ví von: Nếu ví những môn nghệ thuật là một bàn tiệc cho tâm hồn, thì văn chương là cơm tám giò chả, còn âm nhạc bác học là thứ rượu cô-nhắc được chưng cất lên men rất kỳ công! 

Người thầy- người nghệ sĩ pianist vừa là một trí thức giàu tính tư tưởng, đồng thời vừa là một người lao động chân tay cật lực/đổ mồ hôi và cả nước mắt rất nhiều trên những phím đàn; Họ phải rèn tập, khổ luyện bằng kỷ luật nghiêm khắc, làm việc bằng một tâm trí/thần kinh quân bình/tỉnh thức nhưng đồng thời lại phải có một trái tim lãng mạn rung động và thăng hoa của phẩm chất NGHỆ SĨ THẲM SÂU! 

Khi mình thấu đạt điều này, tự đáy lòng mình luôn mang tình cảm kính trọng , tôn vinh những người thầy/cô pianist mà mình chọn cho Khuê học và những đồng nghiệp của họ. Tuyệt nhiên, chưa bao giờ khởi trong lòng ý nghĩ kiểu "Mình thuê thầy thì thầy phải có nhiệm vụ dạy con mình!". Thái độ tôn kính thầy cô và coi ÂM NHẠC BÁC HỌC LÀ MỘT TÔN GIÁO LỚN của mình, có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tâm hồn và thái độ của Minh Khuê đối với môn học: luôn coi đó là quan trọng, kính yêu thầy cô và tập luyện chuyên cần với nhiều nỗ lực! 

Đồng thời mình nhận ra tập quán thường nghĩ: “ Ừm , mình không cần con học để thành nghề, chỉ học cho BIẾT thôi!” hiện khá phổ biến trong phần lớn bố/mẹ đang cho con học piano, là một lối nghĩ nông cạn và thiếu những hiểu biết đầy đủ.

Thực tế, trong cuộc sống cho mình hiểu rằng: “KHÔNG CÓ VIỆC GÌ LÀ DỄ DÀNG!” – đây là điều mình nhận được trong những lời Phật dạy, mình càng thấm thía rằng, với một môn học như piano cổ điển, để đạt được một thành tựu nào, dù khiêm nhường đến đâu, cũng không thể bắt đầu từ một lối tư duy chủ đạo thiếu hiểu biết “học để biết, để giải trí cho vui” - từ cách nghĩ sơ lược ấy, sẽ dẫn đến thái độ, ứng xử thiếu hiểu biết bản chất môn học/ thiếu nghiêm túc, do đó bố mẹ không đầu tư sự quan tâm đúng mức, không có tiếng nói chung đồng điệu với thầy cô của con mình, dẫn đến đứa trẻ không được nhận sự huấn luyện hoàn hảo và tâm huyết nhất! 

Do vậy, để Khuê học piano mình đã chuẩn bị một tâm thế rất nghiêm túc, có lộ trình rõ ràng: trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, như sau: - hình thức học: một thầy - một trò-Từ 4-5 tuổi đến 8 tuổi: Mình hiểu rằng, tiềm năng hấp thụ âm nhạc của trẻ là rất lớn khi chúng ở tuổi thứ 4 (nghĩa là khi não bộ phát triển hoàn chỉnh và đang RỖNG, tràn đầy nguyên khí trong trẻo) Bắt đầu cho trẻ tập rèn với âm nhạc cổ điển với người huấn luyện chuyên nghiệp , trên cây đàn chuyên nghiệp khi trẻ tròn 4 tuổi , là bạn đã biết cách tiết kiệm thời gian và công sức cho tương lai, vì sự bắt đầu sớm, cho phép trẻ tập dượt sớm, dần đưa trẻ đi vào hành lang của tiềm thức âm nhạc bên trong bản thể! Hơn nữa, nếu bắt đầu muộn hơn sau 10 tuổi, thì nhiều năng lực tiềm ẩn của trẻ do được đánh thức muộn... đã bị mai một, giảm theo tỷ lệ 20% mỗi năm (sau độ tuổi 10 tuổi), rất lãng phí! Giai đoạn này, Khuê học với cô giáo! Mình đề xuất với cô giáo ưu tiên huấn luyện và bồi đắp để Khuê thuần thục , đúng tư thế tay; luyện tai nghe, nhạc cảm, những bài luyện và khúc nhạc ngắn theo giáo trình chuẩn chương trình sơ cấp của nhạc viện quốc gia VN (Đây cũng là Giáo trình của Viện âm nhạc Quốc Gia Nga). Lộ trình học piano của Khuê được co giãn theo sức học và tâm lý của Khuê, không bị áp lực nào của trường chuyên nghiệp, không nóng vội tập tác phẩm! Quãng thời gian này: mục tiêu là cùng cô rèn cho Khuê KỶ LUẬT MỀM, thông qua những bài luyện ngón! 

-Từ 9-10 tuổi, Khuê đầu tư cho tác phẩm và quan tâm đến các cuộc festival Piano hàng năm, nhằm thúc đẩy Khuê học có mục tiêu rõ ràng hơn. Quả nhiên, Khuê tỏ ra háo hức, hứng thú. Hai năm liên tiếp (2005 và 2006) , Khuê đều đoạt GIẢI NHÌ Fetival Piano Hà Nội.Từ hai giải thưởng liên tiếp, Khuê bộc lộ rõ là một cô bé có phẩm chất nghệ thuật, và việc học piano/chơi piano từ đây đã có thêm mầu sắc của sự thư giãn, nghỉ ngơi sau những giờ học những môn văn hóa như toán lý hóa trên lớp… 

-Năm 2007 trở đi, Khuê có bước chuyển biến vượt bậc cùng với việc bắt đầu học với Thầy Phuong Nguyen Huy (sau 6 năm học với cô giáo, mình nhận thấy, đã đến lúc tìm một Thầy giáo để đáp ứng lộ trình học của Khuê tốt nhất) Từ thời điểm này, tính chuyên sâu/chuyên nghiệp và bản lĩnh sân khấu được nâng lên ở tầng mức cao hơn, do tâm lý luôn trong thoải mái không bị áp lực danh tiếng và nghề nghiệp kỳ vọng. Và đặc biệt là sự đồng cảm sâu sắc của hai thầy trò! Chính một tâm thế an nhiên HỌC ĐỂ HIỂU BIẾT/ lại được truyền thụ bởi người thầy - pianist giỏi và tâm huyết, đã giúp cô bé buông lỏng tâm thế, thể hiện toàn bộ những thành tựu tích lũy của nhiều năm khổ luyện trong một tinh thần NGHỆ THUẬT – VÀ CỐNG HIẾN VÔ TƯ, nên hiệu quả mang lại rõ nét: Phẩm chất nghệ sĩ đích thực trong âm nhạc được bộc lộ, bản lĩnh sân khấu an nhiên, (hay nhiều khi được gọi đùa là bản lĩnh lì lợm trên sân khấu) nên Khuê không bị căng thẳng quá mức, làm chủ được sân khấu, không bị vấp, hỏng khi biểu diễn trước một khán phòng lớn đầy khán giả/ hoặc chơi trong cả dàn nhạc gồm 50 nghệ sĩ mà Khuê là pianist!

(6) Vì sao rất nhiều gia đình cho con đi học piano, nhưng dự án đã nhanh chóng đi tới phá sản?

Mình đã có nhiều cuộc phỏng vấn nghiêm túc với nhiều thầy giáo dạy toán giỏi và tâm huyết về niềm yêu thích học toán học của họ khi còn nhỏ, câu trả lời khá tương đồng: “Không có mấy đứa trẻ ngay từ bé đã thích học toán như nhiều người nhầm tưởng đâu! Hay nói cách khác, toán học không thể hấp dẫn đối với trẻ nhỏ, vì nó khô khan, kỷ luật và chặt chẽ!Mình cũng đã phỏng vấn nhiều nghệ sĩ pianist thành danh về quãng đời ấu thơ và việc học piano của họ thời kỳ đó. Câu trả lời cũng tương tự: Rất nhiều khi chán nản và không thích thú gì, nhưng nhờ có bố/mẹ hỗ trợ nên vượt qua giai đoạn đó, có những lúc tưởng là bỏ dở vì thấy ngại học…

Như vậy, do cả toán học và âm nhạc bác học đều yêu cầu một dạng phẩm chất trong tư duy, đó là: tính tập trung cao độ; tính thực tế khách quan, không áp đặt chủ quan! Việc luyện tập đòi hỏi một sự kỷ luật tuyệt đối- những đòi hỏi khắt khe này, đương nhiên không thỏa mãn bản tính trẻ nhỏ đó là: thích hoạt động tự do, sáng tạo, đại khái, không chịu được kỷ luật, gò bó … vân vân.

Những hiểu biết này, đã khiến mình hiểu rằng, để dự án học piano của Khuê không rơi vào tình trạng phá sản sau một thời gian vài ba năm, mình – trong vai trò người trợ thủ và đồng hành, phải nhìn nhận những đặc điểm kỷ luật khắt khe của môn học để có cách lựa chiều, vừa đưa con vào kỷ luật mềm, vừa không “già néo đứt dây”. Mềm mại nhưng kiên định cùng con bước qua giai đoạn những năm của giáo trình sơ cấp với một phương châm: "Mọi rào cản về tâm lý phải được soi xét và giải quyết ngay khi vừa xuất hiện, để không trở thành lối mòn, tật xấu khó chỉnh, tích tụ nhiều sẽ gây trở ngại lớn!

Ví dụ: tiết luyện đàn của Khuê tại nhà luôn được mẹ tắt các thiết bị, tạo môi trường tĩnh lặng để Khuê dễ tập trung. Những tiết học kiểm tra định kỳ của Khuê với cô giáo đều được thiết kế như một buổi biểu diễn nhỏ, Khuê được mặc đẹp và mẹ đều có hoa tặng con gái và cô giáo sau buổi kiểm tra đó!Khi có dấu hiệu tâm lý mệt mỏi trùng với tiết học piano (đôi khi, do những rắc rối khác) thì tiết học cũng nhanh chóng được mẹ đề xuất biến thành một tiết thư giãn vui vẻ như Khuê đang chơi với cây đàn chứ không phải trả bài, luyện ngón như nó thường diễn ra... 

Ví dụ: Thời gian đầu, mình chia nhỏ thời gian cần luyện đàn của Khuê ra thành nhiều lần trong ngày, mỗi lần 15 phút… không kéo dài, nhưng đảm bảo tổng lượng thời gian Khuê tự luyện đàn ở nhà không ít hơn 60 phút/ngày. Việc này, giúp trẻ không nhàm chán. Việc dừng thời gian trong từng tiết luyện đàn khi trẻ vừa đủ hứng thú, khiến cho chúng không ngại sợ khi vào ngồi học lần sau… Cứ thế tăng dần thời gian tiết học một cách êm ái, không gây sốc với trẻ!

Trong thỏa thuận với cô giáo/thầy giáo, dứt khoát mình chủ động đề xuất có những tiết học… chỉ để thầy cô nói chuyện âm nhạc, chuyện các nghệ sĩ học đàn, luyện tập như thế nào? Kể cả những giai thoại vui về các nhà soạn nhạc lừng danh, chuyện thuở bé thầy/cô cũng học gian khó ra sao, đôi khi đơn giản chỉ là thời gian thầy trò tán gẫu ngoại đề thoải mái…. Sự đan xen luyện tập và những bài nói chuyện của thầy cô mang tính thư giãn, giải trí nhưng bồi bổ nhiều kiến thức âm nhạc, tăng thêm cho trẻ sự gắn bó/kết nối với môn học và tăng cường sự thân thiện, hòa đồng, cảm thông sâu sắc giữa thầy/cô và đứa trẻ… khiến cho không khí giờ học thêm hứng thú và đa dạng, thuận thành và êm ái với trẻ. 

Thực hành bền bỉ PHƯƠNG CHÂM KỶ LUẬT MỀM này, khiến phẩm chất nghệ thuật của đứa trẻ chuyển biến tự nhiên, thân thiện và buông lỏng tâm thế…. Nên thực chất, hiệu quả rất mỹ mãn, không khiên cưỡng và gượng ép bao giờ! 

NGHỆ THUẬT LÀ MÔN HỌC MÀ CHÚNG TA KHÔNG THỂ DÙNG Ý CHÍ ĐỂ NÉN TRONG THỜI GIAN NGẮN!

NGHỆ THUẬT LÀ MÔN HỌC TRÀN ĐẦY TÍNH SÁNG TẠO VÀ HỨNG THÚ NÊN CHÚNG TA KHÔNG THỂ CHỈ SỬ DỤNG KỶ- LUẬT- CỨNG VÀ MỆNH LỆNH!

NGHỆ THUẬT LÀ PHẨM CHẤT ĐƯỢC CHƯNG CẤT VÀ THĂNG HOA TRONG SỰ BỀN BỈ VÀ NỖ LỰC TOÀN VẸN LÂU DÀI KHÔNG KỲ VỌNG. TỰA NHƯ KHI CHÚNG TA TRỒNG MỘT CÂY HỒNG, THÌ CỨ CHĂM SÓC ÂN CẦN, BẮT SÂU, TƯỚI NƯỚC, YÊU THƯƠNG... NHƯNG ĐỪNG HỐI THÚC, ĐỪNG BÓN THUỐC KÍCH THÍCH... HÃY BỀN BỈ, THÌ MỘT BAN MAI TRONG LÀNH, HOA HỒNG SẼ DÂNG HIẾN VẺ ĐẸP CHO BẠN, KHÔNG HẸN TRƯỚC NHƯNG ĐẦY TINH KHÔI, THƠM NGÁT VÀ XÚC ĐỘNG! 
My work

informontessori

rồi expert village





Doan Tuyet Trang Trong link expert village thì là trang tổng hợp, nên các bạn phải search Từ khoá Montessori mới ra clip nhé (Copy của ẻm lên đây để các mế note nhé..)


Nguồn dạy học tiếng anh cho trẻ em bằng hình ảnh con vật nuôi đẹp sinh động âm nhạc phim hoạt hình cho em bé đồ chơi trẻ em English For Kids Plaza Nguồn dạy học tiếng anh cho trẻ em bằng hình ảnh con vật nuôi đẹp sinh động âm nhạc phim hoạt hình cho em bé đồ chơi trẻ em English For Kids Plaza Reviewed by Thanh Nhat Minh on 19:48 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

ads
Được tạo bởi Blogger.