Blogger news

ads

KINH NGHIỆM ÔN THI TOEIC


KINH NGHIỆM ÔN THI TOEIC
I, KINH NGHIỆM ÔN THI
II, KINH NGHIỆM ĐI THI
I, KINH NGHIỆM LÀM BÀI THI:
1, Từ vựng là quan trọng nhất
2, Bí quyết điểm cao: ôn phần nghe thật chu đáo.
3, Chất lượng hơn số lượng: Không quan trọng học bao nhiêu lâu, học bao nhiêu cuốn sách, mà quan trọng là khi học tập trung được bao lâu và học được bao nhiêu từ 1 cuốn sách. Tránh xa các hình thức làm mất tập trung: mạng xã hội, điện thoại,… Có những bạn chỉ ôn có mình cuốn 600 từ thôi cũng được 700+, một đứa bạn của mình chỉ ôn có starter và developing cũng được 675 điểm, mình cũng chỉ ôn Big Step 1,2,3 và 30 bài của sách 600 từ trong vòng 1 tháng và may mắn đạt điểm 660. :D
4, Khi ôn thi, nhất định phải ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt hợp lý.
5, Khi ôn thi, nên chú ý và ghi nhớ các mẹo làm bài để đi thi phản xạ nhanh chóng và tránh sai lầm đáng tiếc. Ví dụ:
Phần 2: khi nghe được các từ giống hoặc đồng âm trong đáp án A,B,C thì khoảng 80% đó là đáp án sai.
Phần 5,6: mẹo về các cụm từ đi kèm nhau:
Enclosed, located ; hai từ này luôn luôn mang nghĩa bị động
Nếu gặp câu hỏi mà có đáp án là although với despite thì loại hết đáp án kia nếu mệnh đề thì chọn although, còn danh từ và v-ing chọn despite.
Discovered luôn ở quá khứ đơn
Gặp bag- đánh unattended
Conducted -đánh survey
Fulfill - resuest
Maked - down
Muatual - benifit
Change - information
Almost => all (hầu như tất cả)
Sau a/an/the/ tính từ sở hữu là Noun…..
6, Các bước ôn luyện:
A, phần nghe: Nghe loa ngoài, không đeo tai nghe khi ôn luyên.
(Lúc ôn luyện mà tập trung tốt trong không khí hơi ồn ào, thì lúc thi thật sẽ càng làm bài hiệu quả hơn.)
B1, bấm máy, nghe hết bài
B2, nghe lại những câu chưa nghe được.
B3, xem script và hiểu nghĩa những từ chưa nghe được.
B4, bấm máy, nghe lại cho quen thì thôi.
Phần P1: ôn theo chủ đề hình ảnh: hình ảnh có 1 người, hình ảnh có nhiều người, hình ảnh có vật, hình ảnh có cả người và vật… Chú ý các từ có âm gần giống nhau: Walk với Work; Coppy với Coffee,…
Phần P2: ôn theo dang câu hỏi: Wh, câu hỏi phủ định, câu hỏi đuôi, câu hỏi dùng trợ động từ, câu tường thuật…
Cũng cần nhớ các mẹo: Câu hỏi Wh gặp đán án Yes, No => loại. Câu hỏi Phủ định=> bỏ qua từ phủ định để dễ hiểu câu hỏi hơn và chú ý Chủ từ để chọn đáp đúng,…
P3, P4: Mẹo đạt điểm cao: học tất cả các câu hỏi và đáp án cho sẵn trước, để khi làm đề hiểu nghĩa được câu hỏi và câu trả lời thật nhanh, từ đó liên kết nhanh 3 câu hỏi và tập trung nghe => tăng khả năng chọn đúng đáp án. Đây chính là bí kíp của P3, P4.
B, Phần đọc:
P5, P6: học theo từng chủ đề, sau mỗi chủ đề lôi 1 (hoặc 2 càng tốt) cuốn Economy ra, tìm trong 10 đề của cuốn đó tất cả các câu hỏi của chủ đề đó, làm và sửa sai.
Các chủ đề P5, P6:
Chủ đề về từ vưng
Chủ đề vị trí của loại từ trong câu: N, Adj, Adv,…
Chủ đề V- To V - V_ing…
Cấu trúc rút gọn, cấu trúc đảo ngữ…
P7, Cũng học theo dạng đề: bài đọc về thư tín, email, thông báo, quảng cáo…
Mỗi chủ đề sẽ làm quen với dạng bài đó có cấu trúc như thế nào, cách tìm kiếm thông tin từ từng chủ đề ra sao, câu hỏi thông thường của từng chủ đề là gì?
Trong giai đoạn đầu ôn thi thì chủ yếu là đọc đoạn văn làm quen dạng và học từ vựng.
Bí mật: cách ôn P7 dễ dàng nhất là: không cần ôn :D
(Chỉ cần trong quá trình ôn phần nghe và phần P5,P6 hãy cố gắng tìm hiểu nghĩa của các từ mới mà Bạn gặp, chắc chắn đến 1 ngày đẹp trời khi giải thử phần 7, Bạn sẽ thấy khả năng của mình lên cực kỳ nhiều, đây là bí kíp được rút ra sau khi bắt bài được đề thi TOEIC vì chủ đề chính của bài thi này là về kinh tế và từ vựng được lặp đi lặp lại ở tất cả các phần).
7, Cách làm bài thi thật:
Phần nghe: Tận dụng khoảng thời gian đọc giới thiệu các P1,2,3,4 để đọc trước các câu hỏi ở P3,4…(giới thiệu P1, đọc 6 câu hỏi đầu tiên từ 41-43 và 44-46 của P3, giới thiệu P2, đọc 6 câu hỏi 71-73, 74-76 của P4), vì nếu không đọc trước câu hỏi thì phần P3,P4 sẽ rất khó để làm được điểm cao, hơn nữa khi đọc trước 3 câu hỏi và các đáp án đã cho sẵn, sẽ có những bài mình có thể suy đoán được bài đọc đó nói về chủ đề gì và liên kết được 3 câu hỏi với nhau để có chọn lụi đáp án thì cũng tăng xác suất chọn đúng đáp án lên cao hơn :) )
Phần đọc, có 75 phút làm bài:
P5,6 chỉ làm 15-20 phút/ 52 câu, vì vậy phải luyện tốc độ thật nhanh, câu nào không biết đáp án đúng hay còn phân vân vẫn phải tô luôn 1 đán án, không quanh lại nữa (vì khả năng không kịp giờ và có quanh lại thì khả năng đến 90% là mình vẫn phân vân hoặc không biết được đáp án đúng là gì), đây là lý do vì sao cần tập phản xa thật nhanh trong lúc ôn luyện như chú ý I,5 ở trên.
P7, làm từ 55-60 phút, trung bình khoảng 1phút 10s / 1 câu hỏi, vì vậy, cần luyện khả năng đọc lướt, vì lưu ý đây cũng là phần cuối cùng trong bài thi, nên mức độ tập trung lúc này là tương đối thấp, hãy giữ cho đầu óc tỉnh táo, thỉnh thoảng, có thể ngẩng đầu lên, lắc lắc cái đầu (mất 2s) cho tỉnh táo trở lại.
8, Phải xác định được bản thân thi tốt, tập trung nhất ở buổi nào, sáng hay chiều, từ đó đăng ký thi vào cái buổi mà mình có khả năng tập trung cao độ đấy, điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và khả năng làm bài thi. Vì vậy yêu cầu này nên triệt để áp dụng.
9, Ít nhất 1 tuần trước khi thi phải bấm máy và làm bài đúng 2h như thi thật vào đúng khung giờ mình đã đăng ký thi (khoảng 5-6 lần thi thực hành), tập quen với phòng máy lạnh, tốt nhất là tìm địa điểm có phòng máy lanh mà ngồi làm bài thi thử, nhất là các bạn ít ngồi phòng máy lạnh và đi thi lần đầu, cần nghiêm túc thực hiện yêu cầu này.

II, KINH NGHIỆM ĐI THI
1, 1-2 ngày trước khi thi, không học nữa, nghỉ ngơi, xem phim, nghe nhạc hay làm bất cứ điều gì để tinh thần và đầu óc thoải mái (tránh hoạt động quá năng động: tham gia giải thể thao, đua xe, các trò chơi mạo hiểm… :D ), ngủ đủ giấc, ngủ nhiều hơn 1-2h/ ngày so với bình thường cũng được.
2, Ngày đi thi: ăn uống bình thường, uống đủ nước (không uống quá nhiều, cũng không được để khát nước). Nếu thi  buổi sáng: bắt buộc phải ăn sáng, nếu thi buổi chiều thì không nên ăn quá no.
3, Vào phòng thi, lắng nghe và tuyệt đối tuân theo các hướng dẫn của Giám thị (tránh trường hợp đang làm bài bị mấy Cô hồn đi qua đi lại nhắc này nhắc nọ rất mất tập trung, nhất là phần nghe (y như mấy giám ngục trong Harry Poter vậy :3 ) ). Trong khoảng 20-30 phút chờ đợi trước khi phát đề, nếu đầu óc *bay bay* thì kệ nó, đừng lo lắng, cứ thoải mái lẩm nhẩm lời bài hát mình yêu thích cũng được nữa, miễn là 2-3phút trước khi phát đề lắc lắc cái đầu vài cái cho tỉnh táo và tập trung trở lại là được.
4, Bắt đầu làm bài, thực hành chiến lược như I,7 đã nêu ở trên.
Trong trường hợp làm phần nghe: Nếu có câu nào đó phân vân hay vô tình mất tập trung thì tô lụi đáp án ngay, không tỏ ra bực mình hay nuối tiếc, nhất là P2, vì máy cứ đọc còn mình cứ nuối tiếc thì kết quả bài thì cũng sẽ rất đáng tiếc :3 . P3, P4 nếu có trường hợp nghe không được 1 bài đọc nào đó hay 1 câu nào đó không biết đán án, tô lụi đáp án ngay và chuyển ngay qua đọc 3 câu cho bài hội thoại tiếp theo, không được phép chần trừ và chậm trễ. Nếu không kịp đọc hết 3 câu hỏi, thì tập trung cho 2 câu, và cố gắng lấy điểm 2 câu này, câu còn lại lụi, rồi lại nhanh chóng chuyển qua phần tiếp theo, phải vận dụng từng trường hợp trong lúc thi để lấy điểm tối đa ở khả năng của mình. :P
Nhắc lại phần đọc 1 lần nữa: 15-20 phút cho P5,P6. 55-60 phút cho P7. Câu nào làm không được, tô ngay 1 đán án và chuyển sang câu tiếp theo.
Hết Zồi. :D




KINH NGHIỆM ÔN THI TOEIC KINH NGHIỆM ÔN THI TOEIC Reviewed by Thanh Nhat Minh on 20:40 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

ads
Được tạo bởi Blogger.