Chia sẻ lộ trình kinh nghiệm hành trình chinh phục mục tiêu Toeic từ 0 đến 990+
Bài viết này dành cho các bạn tự học Toeic. Bài viết tuy hơi dài nhưng thiết nghĩ nó sẽ không dư thừa đối với nhiều bạn.
Có nhiều bạn inbox hỏi mình rằng "Mình học xong quyển ABC, xong luôn bộ XYZ, cũng luyện xong bộ QWT rồi luôn nữa... thì mình sẽ thi được bao nhiêu điểm?". Thật tình mà nói, rất khó để xác định được bạn sẽ được bao nhiêu điểm sau khi bạn đã ôn nhiều bộ sách. Người duy nhất đánh giá được năng lực, khả năng tiếng anh của bạn chính là bản thân bạn. Điểm số trong bài thi Toeic hay ngay cả những bài thi mang tính chất học thuật hơn như Ielts hay Toefl cũng chỉ mang tính chất tương đối chứ không thể xác định một cách chính xác được.
Quay trở lại với vấn đề ôn bao nhiêu quyển sách thì được điểm cao? Câu trả lời là không xác định. Đó chính là lí do vì sao có bạn chỉ ôn 1-2 quyển nhưng khi đi thi lại 800+, 900+, nhưng có những bạn ôn cả bộ sách 4-5 quyển, học thêm nhiều quyển khác nhưng vẫn không đạt 700+ hoặc có khi vẫn không đạt được điểm ở mức trung bình. Vấn đề nằm ở chỗ các bạn nắm được những gì sau khi bạn đã học xong một quyển sách.
Trước đây, mình đã từng viết một bài tương tự thế này rồi, nhưng bài này mình sẽ chi tiết hơn về lộ trình học Toeic qua các giai đoạn từ cơ bản cho đến đạt mức 900+. Bài thi Toeic là một bài thi không khó để đạt điểm 700+, tuy nhiên nếu muốn đạt được 900+, các bạn phải thật sự nổ lực rất nhiều. Không chỉ riêng bài thi Toeic, mà nói chung cho việc học tiếng anh, mọi thứ sẽ không hề dễ dàng cho người muốn học nâng cao khi chưa có nền tảng cơ bản. Điều đó có nghĩa là nếu muốn chinh phục Toeic ở một mức điểm cao, các bạn nên bổ sung nền tảng cơ bản về ngữ pháp trước đã. Thật ra, nếu bạn mong muốn điểm số mình nằm ở mức 500-550 để đáp ứng cho việc tốt nghiệp và xin việc làm thì không cần phải nổ lực nhiều. Vì chúng ta có khá nhiều mẹo làm bài để có được mức điểm này mà không cần phải học nhiều thứ. Khi các bạn đăng kí học anh văn ở nhiều trung tâm anh ngữ, họ quảng cáo đảm bảo đạt 500-550 sau 3 tháng dành cho người bắt đầu học tiếng anh là vì thế. Tuy nhiên, cá nhân mình thì không thích cách học để đối phó nên bài viết này mình không hướng dẫn các bạn theo cách học mẹo này.
Minh chia lộ trình học Toeic chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Dành cho người mới bắt đầu muốn chinh phục điểm 450-500.
- Giai đoạn 2: Dành cho các bạn đã khá khá, nắm được ngữ pháp khá vững muốn chinh phục điểm số 700-800.
- Giai đoạn 3: Dành cho các bạn khá tốt muốn chinh phục điểm số 850-900+.
- Giai đoạn 1: Dành cho người mới bắt đầu muốn chinh phục điểm 450-500.
- Giai đoạn 2: Dành cho các bạn đã khá khá, nắm được ngữ pháp khá vững muốn chinh phục điểm số 700-800.
- Giai đoạn 3: Dành cho các bạn khá tốt muốn chinh phục điểm số 850-900+.
Giai đoạn 1:
Đây là giai đoạn rất quan trọng nhằm hệ thống lại kiến thức căn bản. Ở giai đoạn này, mình chân thành khuyên các bạn nên học qua 2 quyển: "Starter" kết hợp cùng với quyển "Giải thích ngữ pháp tiếng anh" (GTNPTA) của tác giả Mai Lan Hương (MLH). Những bạn đã có kiến thức căn bản về Toeic nhưng vẫn còn mơ hồ một số điểm ngữ pháp thì cũng nên xem qua 2 quyển này. Mình đánh giá rất cao 2 quyển này dành cho các bạn bắt đầu học Toeic. Các bạn đọc qua các chủ điểm ngữ pháp trong quyển Starter (quyển này sẽ có 12 điểm ngữ pháp), sau đó, các bạn tìm chủ điểm ngữ pháp này nằm ở phần nào trong sách Giải thích ngữ pháp của Mai Lan Hương (các điểm ngữ pháp trong Starter được viết bằng tiếng Anh, còn trong sách GTNPTA của MLH được viết bằng tiếng Việt và viết khá đầy đủ) và làm đầy đủ các bài tập ở từng chủ điểm ngữ pháp trong 2 quyển này. Và bên cạnh đó, các bạn cũng phải luyện nghe trong quyển Starter để làm quen với kĩ năng nghe. Dù sách tên là Starter nhưng không phải bài nghe nào trong sách cũng dễ, sẽ có bài dễ và cũng sẽ có bài khó. Bên cạnh đó, phải đảm bảo học từ vựng hằng ngày. Nếu có thể thì học từ vựng trong quyển "600 Essential Words For Toeic" ở trang nàyhttp://600tuvungtoeic.com/ (50 chủ đề, có dịch nghĩa và cho ví dụ cụ thể, cố gắng mỗi ngày học 1 chủ đề). Nếu mỗi ngày các bạn dành ra 2h để làm bài tập tiếng anh và luyện nghe đều đặn và học từ vựng nghiêm túc thì các bạn sẽ hoàn thành 2 quyển này trong vòng 2 tháng tháng. Nếu các bạn vẫn còn chưa tự tin về ngữ pháp, các bạn có thể tham khảo thêm quyển "Develop và Analyst". Nhưng mình nghĩ, nếu làm đúng theo mình hướng dẫn thì 2 quyển Develop và Analyst có thể bỏ qua. Trong 1 tháng kế tiếp, các bạn tiếp tục duy trì luyện nghe, học và làm bài tập về các chủ điểm ngữ pháp còn lại trong sách GTNPTA của MLH, vì trong sách này có nhiều điểm ngữ pháp mà trong quyển Starter không đề cập đến. Sau giai đoạn 3 tháng này, các bạn hoàn toàn có thể nắm được số điểm 450-500 dễ dàng.
Đây là giai đoạn rất quan trọng nhằm hệ thống lại kiến thức căn bản. Ở giai đoạn này, mình chân thành khuyên các bạn nên học qua 2 quyển: "Starter" kết hợp cùng với quyển "Giải thích ngữ pháp tiếng anh" (GTNPTA) của tác giả Mai Lan Hương (MLH). Những bạn đã có kiến thức căn bản về Toeic nhưng vẫn còn mơ hồ một số điểm ngữ pháp thì cũng nên xem qua 2 quyển này. Mình đánh giá rất cao 2 quyển này dành cho các bạn bắt đầu học Toeic. Các bạn đọc qua các chủ điểm ngữ pháp trong quyển Starter (quyển này sẽ có 12 điểm ngữ pháp), sau đó, các bạn tìm chủ điểm ngữ pháp này nằm ở phần nào trong sách Giải thích ngữ pháp của Mai Lan Hương (các điểm ngữ pháp trong Starter được viết bằng tiếng Anh, còn trong sách GTNPTA của MLH được viết bằng tiếng Việt và viết khá đầy đủ) và làm đầy đủ các bài tập ở từng chủ điểm ngữ pháp trong 2 quyển này. Và bên cạnh đó, các bạn cũng phải luyện nghe trong quyển Starter để làm quen với kĩ năng nghe. Dù sách tên là Starter nhưng không phải bài nghe nào trong sách cũng dễ, sẽ có bài dễ và cũng sẽ có bài khó. Bên cạnh đó, phải đảm bảo học từ vựng hằng ngày. Nếu có thể thì học từ vựng trong quyển "600 Essential Words For Toeic" ở trang nàyhttp://600tuvungtoeic.com/ (50 chủ đề, có dịch nghĩa và cho ví dụ cụ thể, cố gắng mỗi ngày học 1 chủ đề). Nếu mỗi ngày các bạn dành ra 2h để làm bài tập tiếng anh và luyện nghe đều đặn và học từ vựng nghiêm túc thì các bạn sẽ hoàn thành 2 quyển này trong vòng 2 tháng tháng. Nếu các bạn vẫn còn chưa tự tin về ngữ pháp, các bạn có thể tham khảo thêm quyển "Develop và Analyst". Nhưng mình nghĩ, nếu làm đúng theo mình hướng dẫn thì 2 quyển Develop và Analyst có thể bỏ qua. Trong 1 tháng kế tiếp, các bạn tiếp tục duy trì luyện nghe, học và làm bài tập về các chủ điểm ngữ pháp còn lại trong sách GTNPTA của MLH, vì trong sách này có nhiều điểm ngữ pháp mà trong quyển Starter không đề cập đến. Sau giai đoạn 3 tháng này, các bạn hoàn toàn có thể nắm được số điểm 450-500 dễ dàng.
Giai đoạn 2:
Sau khi đã hoàn thành giai đoạn 1, các bạn bắt đầu chuyển sang giai đoạn 2 với giáo trình học bám sát "Economy 1 và Economy 2", mỗi bản sẽ gồm 2 quyển: nghe và đọc, nghĩa là tổng cộng ở giai đoạn này, chúng ta sẽ học 4 quyển. Mỗi quyển sẽ có 10 bộ đề, tương ứng với 100 câu đọc và 100 câu nghe, khá sát với đề thi thật. Trong quá trình học, các bạn nên tập thói quen ghi lại những điều quan trọng về cụm từ lạ xuất hiện trong các câu, hoặc câu nào có cấu trúc lạ thì cũng nên ghi lại rồi sau đó post lên các diễn đàn luyện thi Toeic để các bạn khác giúp đỡ lẫn nhau hoặc có thể tìm ai đó để hướng dẫn. Song song đó, một điều rất quan trọng trong việc học Toeic ở giai đoạn 2 và giai đoạn 3 chính là "từ vựng". Mình sẽ phân tích cho các bạn thấy từ vựng quan trọng thế nào.
Đề thi gồm 200 câu chia thành 7 phần:
Đối với bài thi nghe:
- Phần 1: 10 câu miêu tả ảnh => Chủ yếu nắm bắt chủ từ và động từ chính => Không liên quan nhiều đến ngữ pháp.
- Phần 2: 30 câu hỏi đáp => Phần này sẽ có 2-3 câu đánh lừa về thì, nghĩa là câu hỏi sử dụng thì khác, và trong 3 đáp án trả lời sẽ có 1 đáp án nghe rất hợp tai nhưng lại sử dụng sai thì.
- Phần 3: 10 đoạn hội thoại gồm 30 câu => Rất ít khi liên quan đến ngữ pháp trong các đoạn hội thoại.
- Phần 4: 10 đoạn ngắn 1 người nói gồm 30 câu => Tương tự như phần 3, rất ít xuất hiện các điểm ngữ pháp trong phần này.
=> Tổng cộng, chỉ có khoảng 6-8 câu liên quan đến ngữ pháp trong bài thi nghe.
- Phần 1: 10 câu miêu tả ảnh => Chủ yếu nắm bắt chủ từ và động từ chính => Không liên quan nhiều đến ngữ pháp.
- Phần 2: 30 câu hỏi đáp => Phần này sẽ có 2-3 câu đánh lừa về thì, nghĩa là câu hỏi sử dụng thì khác, và trong 3 đáp án trả lời sẽ có 1 đáp án nghe rất hợp tai nhưng lại sử dụng sai thì.
- Phần 3: 10 đoạn hội thoại gồm 30 câu => Rất ít khi liên quan đến ngữ pháp trong các đoạn hội thoại.
- Phần 4: 10 đoạn ngắn 1 người nói gồm 30 câu => Tương tự như phần 3, rất ít xuất hiện các điểm ngữ pháp trong phần này.
=> Tổng cộng, chỉ có khoảng 6-8 câu liên quan đến ngữ pháp trong bài thi nghe.
Đối với bài thi đọc:
- Phần 5: 40 câu điền vào chỗ trống. Trong 40 câu này, chỉ có khoảng 15-18 câu là hỏi về ngữ pháp bao gồm 12 chủ điểm ngữ pháp trong Starter và một vài điểm ngữ pháp nâng cao mà các bạn sẽ gặp trong quá trình giải đề Economy.
- Phần 6: 12 câu phần này nhằm kiểm tra khả năng của bạn để lựa chọn từ và cụm từ thích hợp cho một bối cảnh cụ thể. Nó kiểm tra cả kiến thức và sự hiểu biết của bạn ở cả vốn từ vựng và ngữ pháp. Sẽ có khoảng 3-4 câu về ngữ pháp ở phần này.
- Phần 7: 48 câu đọc hiểu. Phần này phụ thuộc 95% vào lượng từ vựng bạn có, 5% còn lại nằm ở cấu trúc đặc biệt trong một vài bài đọc nhằm đánh lừa các bạn, yêu cầu các bạn phải hiểu bài để chọn đáp án đúng. Nghĩa là nếu xét về ngữ pháp, phần 7 chỉ có khoảng 2-3 câu.
=> Tổng cộng, chỉ có khoảng 20-25 câu ngữ pháp trong bài thi đọc.
- Phần 5: 40 câu điền vào chỗ trống. Trong 40 câu này, chỉ có khoảng 15-18 câu là hỏi về ngữ pháp bao gồm 12 chủ điểm ngữ pháp trong Starter và một vài điểm ngữ pháp nâng cao mà các bạn sẽ gặp trong quá trình giải đề Economy.
- Phần 6: 12 câu phần này nhằm kiểm tra khả năng của bạn để lựa chọn từ và cụm từ thích hợp cho một bối cảnh cụ thể. Nó kiểm tra cả kiến thức và sự hiểu biết của bạn ở cả vốn từ vựng và ngữ pháp. Sẽ có khoảng 3-4 câu về ngữ pháp ở phần này.
- Phần 7: 48 câu đọc hiểu. Phần này phụ thuộc 95% vào lượng từ vựng bạn có, 5% còn lại nằm ở cấu trúc đặc biệt trong một vài bài đọc nhằm đánh lừa các bạn, yêu cầu các bạn phải hiểu bài để chọn đáp án đúng. Nghĩa là nếu xét về ngữ pháp, phần 7 chỉ có khoảng 2-3 câu.
=> Tổng cộng, chỉ có khoảng 20-25 câu ngữ pháp trong bài thi đọc.
Tổng thể, trong 200 câu, chúng ta chỉ gặp khoảng 35 câu ngữ pháp (chưa đến 20% toàn bài thi). Do đó, từ vựng là một yếu tố rất quan trọng đối với bài thi Toeic.
Các bạn cố gắng mỗi tuần giải tối thiểu 3 đề, và mỗi khi giải đề, các bạn nên giải liên tục 200 câu như một đề thi thật. Rồi sau đó xem lại đáp án và chấm điểm bài làm của mình. Đối với những câu đúng thì xem lại cho nhớ, còn những câu sai thì tìm hiểu vì sao mình lại chọn sai, tại sao đáp án kia lại đúng. Học như vậy thì sẽ rất nhanh tiến bộ.
Nếu như tiến hành đúng như những gì hướng dẫn, mỗi ngày vẫn cứ dành ra 2h để học đều đều thì giai đoạn giải đề này sẽ kéo dài khoảng 3 tháng (có khi ngắn hơn, hoặc có khi dài hơn, tùy thuộc vào mỗi người). Sau giai đoạn này, các bạn đã có thể đạt được 700+, những bạn nào học chắc, nắm vững kiến thức và từ vựng cũng như kĩ năng nghe tốt thì hoàn toàn có khả năng đạt được 800+.
Giai đoạn 3:
Cách học cũng tương tự như giai đoạn 2. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, các bạn nên bám sát bộ "Economy 4 và Economy 5" cùng với bộ Jim's Toeic. Economy 4 và 5 mức độ ngang tầm nhau nên học quyển nào trước cũng được, và 2 bộ này sẽ khó hơn Economy 1,2 một tí, nếu trên thang điểm 10, Economy 1,2 nằm ở mức 7/10, thì 2 bộ cuối sẽ ở mức 8.25/10. Tuy nhiên, nên giải xong Economy 4,5 thì hãy giải đến Jim's. Mình đánh giá Jim's ở mức 9/10. Do đã trải qua giai đoạn 2, các bạn đã có nền tảng khá vững chắc nên giai đoạn này, các bạn sẽ tiếp thu rất nhanh, giải đề phần 5-6 cũng không mất nhiều thời gian. Nếu bạn nào giải xong 3 bộ trên mà vẫn còn thời gian thì các bạn nên luyện thêm 860 Reading Training. Quyển này sắp xếp bài tập tăng dần theo mức độ khó, và cũng khá hay. Hacker Toeic Reading cũng là 1 quyển được mình đánh giá cao. Giai đoạn này sẽ kéo dài 3-4 tháng, tùy vào mỗi bạn. Nếu các bạn nắm chắc 95% những gì đã học qua trong các quyển này thì việc đạt được 850-900+ là một điều hoàn toàn không khó.
Nhiều bạn hỏi mình, vậy bộ Longman thì sao? Longman có nhiều bộ, nhưng bộ "Longman New Toeic Actual Tests" là được mình đánh giá cao nhất. Bộ này gồm 3 quyển (1 quyển nghe bìa màu xanh lá cây, 1 quyển đọc bìa màu xanh dương, 1 quyển đề thi thật bìa màu đỏ), có thể học bổ sung ở giai đoạn 2 sau khi đã hoàn thành bộ Economy 1,2. Xét về mức độ khó, bộ này sẽ khó hơn Economy 1 tí, ở khoảng 7.5/10, nhưng xét về từ vựng thì bộ này không bằng Economy. Nếu sau khi luyện Economy 1,2 xong, bạn nào đã an tâm thì có thể bỏ qua bộ này.
Về cách luyện nghe thì sao? Mình sẽ hướng dẫn cách luyện nghe chung cho cả 3 giai đoạn:
- Bước 1: Nghe và chọn đáp án đúng, như đang làm bài thi. Cố gắng nghe để hiểu bài và nghe được những key words để chọn đáp án chứ không nhất thiết phải nghe được từng từ.
- Bước 2: Lật transcript nghe lại, cố gắng nghe được hết những gì mình nghe, đối chiếu đáp án đã chọn ở bước 1 và đáp án đúng, tìm hiểu vì sao mình chọn sai, vì phần nghe cũng lừa khá nhiều bằng các từ đồng âm và các từ đồng nghĩa.
- Bước 3: Nghe lại và không nhìn transcript. Lúc này, cố gắng nghe được hết những từ trong bài nghe, nghe không được thì quay lại bước 2 rồi nghe tiếp bước 3 đến khi nào nghe được hết thì thôi.
- Bước 1: Nghe và chọn đáp án đúng, như đang làm bài thi. Cố gắng nghe để hiểu bài và nghe được những key words để chọn đáp án chứ không nhất thiết phải nghe được từng từ.
- Bước 2: Lật transcript nghe lại, cố gắng nghe được hết những gì mình nghe, đối chiếu đáp án đã chọn ở bước 1 và đáp án đúng, tìm hiểu vì sao mình chọn sai, vì phần nghe cũng lừa khá nhiều bằng các từ đồng âm và các từ đồng nghĩa.
- Bước 3: Nghe lại và không nhìn transcript. Lúc này, cố gắng nghe được hết những từ trong bài nghe, nghe không được thì quay lại bước 2 rồi nghe tiếp bước 3 đến khi nào nghe được hết thì thôi.
Có nghĩa là, với mỗi bài nghe, các bạn nên nghe tối thiểu là 3 lần.
Vì sao lại nghe như vậy? Vì khi các bạn nghe được rõ từng từ thì khi chuyển sang bài nghe khác, dù có đổi tình huống, nhưng người đọc vẫn xoay quanh các từ trong các bài trước, và cách nói cũng không thay đổi nhiều, các bạn sẽ không gặp nhiều khó khăn ở những bài nghe về sau. Tránh việc nghe và học thuộc bài.
Sẽ có bạn hỏi mình, nên 1 ngày luyện nghe, 1 ngày luyện đọc hay luyện song song cùng 1 lúc? Câu trả lời là luyện xen kẽ cũng được, luyện song song cũng được, nhưng với mình thì nên luyện song song. Khi bạn học một ngôn ngữ, việc học thường xuyên mỗi ngày với thời lượng ít sẽ hiệu quả hơn việc học với thời lượng nhiều nhưng lâu ngày học 1 lần. Do đó, mình nghĩ dù là ngày nào cũng học 2h nhưng việc học song song sẽ hiệu quả hơn so với học xen kẽ.
Phần quan trọng: Đối với các bạn chuẩn bị thi, mình recommend các bạn học thật chắc 2 bộ ETS (ETS1000 và ETS1200). Về phần nghe, giọng đọc tài liệu này giống đến 95% giọng đọc trong bài thi thật và nội dung thi RC cũng tương tự đề thi thật. Đây là bộ quan trọng mà bất kì người học nào cũng nên luyện qua.
Chúc các bạn học tốt :)
Chia sẻ lộ trình kinh nghiệm hành trình chinh phục mục tiêu Toeic từ 0 đến 990+
Reviewed by Thanh Nhat Minh
on
20:26
Rating:
Không có nhận xét nào: