Hướng dẫn cách dạy tiếng Anh cho trẻ em toàn tập Full từ 0 đến 12 tuổi
Đây là bài viết hướng dẫn cách dạy tiếng Anh cho trẻ em Full toàn tập của tác giả Phạm Thị Hoài An, Ad thấy khá đầy đủ nên chia sẻ lại cho Quý Phụ Huynh.
Bài viết gồm các phần sau:
1. Nguồn tài liệu nghe khổng lồ trên Youtube
2. Nguồn sách Ebook tiếng Anh
3. Dạy con nói tiếng Anh
4. Học Phonics
5. Tự học đọc tiếng Anh
6. Dạy con viết tiếng Anh
7. Chia sẻ kinh nghiệm học Raz-kids
8. Phương pháp cho con học nghe
9. Làm thế nào để con hợp tác, vui vẻ học theo
Trẻ bắt đầu học tiếng Anh sớm càng tốt nhưng hai bé nhà mình đều bắt đầu cho học tiếng Anh lúc 3,5 tuổi khi tiếng Việt đã rất tốt, ngôn ngữ tiếng Việt cực kỳ phát triển. Trước đó dù biết, mình cũng chưa dạy tiếng Anh cho con mình sợ các bé lẫn lộn hai ngôn ngữ do mình quan sát thấy con lai hay chậm nói. Đồng thời mình muốn con tư duy thật tốt bằng ngôn ngữ gốc là tiếng mẹ đẻ trước. Vì bắt đầu học tiếng Anh khi tiếng Việt đã thuần thục nên các con không nhầm lẫn, con phân biệt được đâu là từ tiếng Anh, đâu là từ tiếng Việt.
Thời đại học gần 20 năm về trước bên cạnh việc học chính quy ở ĐH Kinh tế quốc dân, buổi tối mình học hết giáo trình A, B, C Headway. Sau đó học hết đại học buổi tối ở trường Ngoại thương chuyên ngành tiếng Anh thương mại.
Kiến thức tiếng Anh dù không phải chuyên ngành của mình (chuyên ngành của mình là Kế toán – kinh tế, còn hồi nhỏ học chuyên Toán) nhưng cũng tạm đủ để mình dạy con, tìm tòi chương trình, tài liệu cho con.
Để tiết kiệm thời gian đưa đón bên cạnh việc học ở trường mình cho con học online. Mình chưa bao giờ cho con đi học tiếng Anh ở trung tâm, mình cũng không biết trung tâm tiếng Anh nào tốt như thế nào – nên một số bạn hỏi về các trung tâm tiếng Anh thông cảm.
Mình quan niệm học tiếng Anh phải kết hợp đủ 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Mẹ đã phải tìm tòi, mày mò cách học sao cho phù hợp với độ tuổi, khả năng và hứng thú của con. Lộ trình học tiếng Anh mình đã tự tìm tòi và áp dụng cho Anh Chi từ mẫu giáo đến hết tiểu học như sau ( Vân Hà bây giờ mình vẫn cho theo đúng lộ trình này):
Học tiếng Anh cho các bé mẫu giáo theo mình nên gồm: nghe, nói, học phonics.
Học tiếng Anh ở tiểu học nên bao gồm đủ cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
I. Nguồn tài liệu luyện nghe tiếng Anh cho bé
Mình quan niệm nghe tích luỹ đủ mới nói được, đọc tích luỹ đủ mới viết được. Vì vậy đầu tiên hãy bắt đầu từ nghe. Nguồn tài liệu nghe rất phong phú, các bố mẹ search trên mạng và Youtube sẽ thấy vô vàn. Nhưng hãy nên để bé vui học đừng ép bé học những gì bé không thích, có thể tìm cách dẫn dụ để bé dần thích những gì cần thiết nhưng đừng ép bé.
Hiện nay, các bộ đĩa nổi tiếng cho bé ngày xưa mình hay phải mua cho Anh Chi có trên Youtube hết rồi, link mình tập hợp ở đây rất nhiều toàn các bộ bé thích, cứ cho bé nghe nhiều là sẽ bật ra nói thôi các bố mẹ nhé.
Nguồn Youtube giờ rất phong phú nên phần nghe các bố mẹ cứ theo các link nghe ở đây, ngoài ra có những bộ sách nói của các nhà xuất bản nổi tiếng mình đã chia sẻ ở những bài trước để học bài bản là quá đủ để học nghe tiếng Anh rồi nhé, không cần nhọc công tìm kiếm ở đâu nữa đâu. Tài liệu mình thường rất chọn lọc vì mình biết tiếng Anh lại hay mày mò tìm kiếm trên các trang nước ngoài, các bé học theo giỏi tiếng Anh các bố mẹ nhớ khao mẹ Hoài An một chầu cafe nhé.
Lúc bé khoảng 2,5 tuổi đến 4 tuổi bé sẽ thích nghe bài hát, thơ, nhất là các bài hát kèm hoạt động vui nhộn. Mình không cho con học tiếng Anh quá sớm, cả hai con mình 3,5 tuổi khi tiếng Việt đã cực tốt mình mới bắt đầu cho chơi và học với tiếng Anh, do mình vẫn tin cần phải tốt ngôn ngữ gốc tiếng mẹ đẻ để con tư duy trên tất cả mọi lĩnh vực tốt hơn. Lúc nhỏ mình chú trọng rèn khả năng và kỹ năng thông qua các hoạt động chơi mang định hướng giáo dục hơn.
Nhiều bài hát tiếng Anh hay lắm, bé vừa nghe vừa hát vừa nhảy múa biểu diễn theo. Chủ đề thơ, bài hát mình lại phải hẹn khi nào có thời gian rồi. Vì thực sự rất nhiều bài hát tiếng Anh cho trẻ em hay, được các con yêu thích lắm. Bạn Anh Chi hồi nhỏ rất thích hát nên thuộc lời cực nhiều bài hát tiếng Anh và tiếng Việt. Chi có khả năng nhớ nhạc và nhớ bài hát rất tài, hay líu lo hát và biểu diễn.
Vân Hà thì ít nghe bài hát hơn, Vân Hà hầu như bị cai tivi, không tivi, không ipad, không smart phone đến năm 3,5 tuổi để bảo vệ mắt nên khả năng hát của con không bằng chị Chi. Bây giờ khi gần 5 tuổi cũng chỉ xem khoảng hơn 30 phút xem mỗi ngày, còn thời gian ngoài giờ đi học ở trường là các hoạt động vui chơi, vận động, đi chơi, nói tiếng Anh với mẹ, đọc truyện tiếng Việt. Mình sợ tốc độ cận thị của các bạn nhỏ bây giờ lắm nên giữ tối đa trong khả năng mẹ có thể. Lúc nhỏ mình cũng kiểm soát không cho Chi xem tivi nhiều, thời đó chưa có ipad, iphone, vậy mà không hiểu sao cuối cùng con cũng giống nhiều trẻ em thành phố: cận khá sớm và khá nặng.
Đây là nguồn tài liệu nghe hấp dẫn cho các bé mẫu giáo mình tập hợp lại tặng mọi người. Nguồn Youtube free, các bạn cứ share tự nhiên không phải hỏi lại đâu nhé:
1. Bộ Gogo Adventures with English
Bài viết gồm các phần sau:
1. Nguồn tài liệu nghe khổng lồ trên Youtube
2. Nguồn sách Ebook tiếng Anh
3. Dạy con nói tiếng Anh
4. Học Phonics
5. Tự học đọc tiếng Anh
6. Dạy con viết tiếng Anh
7. Chia sẻ kinh nghiệm học Raz-kids
8. Phương pháp cho con học nghe
9. Làm thế nào để con hợp tác, vui vẻ học theo
Trẻ bắt đầu học tiếng Anh sớm càng tốt nhưng hai bé nhà mình đều bắt đầu cho học tiếng Anh lúc 3,5 tuổi khi tiếng Việt đã rất tốt, ngôn ngữ tiếng Việt cực kỳ phát triển. Trước đó dù biết, mình cũng chưa dạy tiếng Anh cho con mình sợ các bé lẫn lộn hai ngôn ngữ do mình quan sát thấy con lai hay chậm nói. Đồng thời mình muốn con tư duy thật tốt bằng ngôn ngữ gốc là tiếng mẹ đẻ trước. Vì bắt đầu học tiếng Anh khi tiếng Việt đã thuần thục nên các con không nhầm lẫn, con phân biệt được đâu là từ tiếng Anh, đâu là từ tiếng Việt.
Thời đại học gần 20 năm về trước bên cạnh việc học chính quy ở ĐH Kinh tế quốc dân, buổi tối mình học hết giáo trình A, B, C Headway. Sau đó học hết đại học buổi tối ở trường Ngoại thương chuyên ngành tiếng Anh thương mại.
Kiến thức tiếng Anh dù không phải chuyên ngành của mình (chuyên ngành của mình là Kế toán – kinh tế, còn hồi nhỏ học chuyên Toán) nhưng cũng tạm đủ để mình dạy con, tìm tòi chương trình, tài liệu cho con.
Để tiết kiệm thời gian đưa đón bên cạnh việc học ở trường mình cho con học online. Mình chưa bao giờ cho con đi học tiếng Anh ở trung tâm, mình cũng không biết trung tâm tiếng Anh nào tốt như thế nào – nên một số bạn hỏi về các trung tâm tiếng Anh thông cảm.
Mình quan niệm học tiếng Anh phải kết hợp đủ 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Mẹ đã phải tìm tòi, mày mò cách học sao cho phù hợp với độ tuổi, khả năng và hứng thú của con. Lộ trình học tiếng Anh mình đã tự tìm tòi và áp dụng cho Anh Chi từ mẫu giáo đến hết tiểu học như sau ( Vân Hà bây giờ mình vẫn cho theo đúng lộ trình này):
Học tiếng Anh cho các bé mẫu giáo theo mình nên gồm: nghe, nói, học phonics.
Học tiếng Anh ở tiểu học nên bao gồm đủ cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
I. Nguồn tài liệu luyện nghe tiếng Anh cho bé
Mình quan niệm nghe tích luỹ đủ mới nói được, đọc tích luỹ đủ mới viết được. Vì vậy đầu tiên hãy bắt đầu từ nghe. Nguồn tài liệu nghe rất phong phú, các bố mẹ search trên mạng và Youtube sẽ thấy vô vàn. Nhưng hãy nên để bé vui học đừng ép bé học những gì bé không thích, có thể tìm cách dẫn dụ để bé dần thích những gì cần thiết nhưng đừng ép bé.
Hiện nay, các bộ đĩa nổi tiếng cho bé ngày xưa mình hay phải mua cho Anh Chi có trên Youtube hết rồi, link mình tập hợp ở đây rất nhiều toàn các bộ bé thích, cứ cho bé nghe nhiều là sẽ bật ra nói thôi các bố mẹ nhé.
Nguồn Youtube giờ rất phong phú nên phần nghe các bố mẹ cứ theo các link nghe ở đây, ngoài ra có những bộ sách nói của các nhà xuất bản nổi tiếng mình đã chia sẻ ở những bài trước để học bài bản là quá đủ để học nghe tiếng Anh rồi nhé, không cần nhọc công tìm kiếm ở đâu nữa đâu. Tài liệu mình thường rất chọn lọc vì mình biết tiếng Anh lại hay mày mò tìm kiếm trên các trang nước ngoài, các bé học theo giỏi tiếng Anh các bố mẹ nhớ khao mẹ Hoài An một chầu cafe nhé.
Lúc bé khoảng 2,5 tuổi đến 4 tuổi bé sẽ thích nghe bài hát, thơ, nhất là các bài hát kèm hoạt động vui nhộn. Mình không cho con học tiếng Anh quá sớm, cả hai con mình 3,5 tuổi khi tiếng Việt đã cực tốt mình mới bắt đầu cho chơi và học với tiếng Anh, do mình vẫn tin cần phải tốt ngôn ngữ gốc tiếng mẹ đẻ để con tư duy trên tất cả mọi lĩnh vực tốt hơn. Lúc nhỏ mình chú trọng rèn khả năng và kỹ năng thông qua các hoạt động chơi mang định hướng giáo dục hơn.
Nhiều bài hát tiếng Anh hay lắm, bé vừa nghe vừa hát vừa nhảy múa biểu diễn theo. Chủ đề thơ, bài hát mình lại phải hẹn khi nào có thời gian rồi. Vì thực sự rất nhiều bài hát tiếng Anh cho trẻ em hay, được các con yêu thích lắm. Bạn Anh Chi hồi nhỏ rất thích hát nên thuộc lời cực nhiều bài hát tiếng Anh và tiếng Việt. Chi có khả năng nhớ nhạc và nhớ bài hát rất tài, hay líu lo hát và biểu diễn.
Vân Hà thì ít nghe bài hát hơn, Vân Hà hầu như bị cai tivi, không tivi, không ipad, không smart phone đến năm 3,5 tuổi để bảo vệ mắt nên khả năng hát của con không bằng chị Chi. Bây giờ khi gần 5 tuổi cũng chỉ xem khoảng hơn 30 phút xem mỗi ngày, còn thời gian ngoài giờ đi học ở trường là các hoạt động vui chơi, vận động, đi chơi, nói tiếng Anh với mẹ, đọc truyện tiếng Việt. Mình sợ tốc độ cận thị của các bạn nhỏ bây giờ lắm nên giữ tối đa trong khả năng mẹ có thể. Lúc nhỏ mình cũng kiểm soát không cho Chi xem tivi nhiều, thời đó chưa có ipad, iphone, vậy mà không hiểu sao cuối cùng con cũng giống nhiều trẻ em thành phố: cận khá sớm và khá nặng.
Đây là nguồn tài liệu nghe hấp dẫn cho các bé mẫu giáo mình tập hợp lại tặng mọi người. Nguồn Youtube free, các bạn cứ share tự nhiên không phải hỏi lại đâu nhé:
1. Bộ Gogo Adventures with English
3. Word world
Đây là link 200 videos Word World English khá hay, có phụ đề:
https://www.youtube.com/watch…
Đây là link 200 videos Word World English khá hay, có phụ đề:
https://www.youtube.com/watch…
4. Disney’s Magic English
Bộ đĩa tiếng Anh nổi tiếng này rất vui nhộn được nhiều bé yêu thích. Link này có đủ 55 videos Magic English:
https://www.youtube.com/watch…
Bộ đĩa tiếng Anh nổi tiếng này rất vui nhộn được nhiều bé yêu thích. Link này có đủ 55 videos Magic English:
https://www.youtube.com/watch…
5. Peppa Pig: các bé sẽ rất thích đấy, các con mình lúc bé rất thích, giọng dễ thương lắm
https://www.youtube.com/user/theofficialpeppa
https://www.youtube.com/user/theofficialpeppa
6. Strawberry Shortcake
Không biết các bé Việt Nam đã biết đến nhân vật này chưa, mình chưa thấy ai nhắc đến. Mình yêu chất giọng và nội dung trong đây lắm nên ngày xưa thường cho Chi xem cả bộ đĩa Strawberry Shortcake, vì mua đĩa bản quyền nên chất lượng tốt lắm. Đây là 200 videos Strawberry Shortcake free trên Youtube nhé:
https://www.youtube.com/watch…
Không biết các bé Việt Nam đã biết đến nhân vật này chưa, mình chưa thấy ai nhắc đến. Mình yêu chất giọng và nội dung trong đây lắm nên ngày xưa thường cho Chi xem cả bộ đĩa Strawberry Shortcake, vì mua đĩa bản quyền nên chất lượng tốt lắm. Đây là 200 videos Strawberry Shortcake free trên Youtube nhé:
https://www.youtube.com/watch…
7. The Bereinstein Bears: Anh Chi và Vân Hà nhà mình rất thích gia đình gấu đáng yêu này, mình cũng rất thích giọng trong bộ phim này:
Đây là link 115 videos The Bereinstein Bears:
https://www.youtube.com/watch…
Đây là link 115 videos The Bereinstein Bears:
https://www.youtube.com/watch…
8. Magic School Bus
Anh Chi nhà mình rất thích Magic School Bus, nội dung rất hay cho các bé tiểu học, giọng rất hay. Đây là link 50 videos Magic School Bus:
https://www.youtube.com/watch…
Anh Chi nhà mình rất thích Magic School Bus, nội dung rất hay cho các bé tiểu học, giọng rất hay. Đây là link 50 videos Magic School Bus:
https://www.youtube.com/watch…
9. Hi 5 – cực kỳ vui nhộn hấp dẫn
Ngày xưa mình Chi cũng thích xem bộ đĩa bản quyền này lắm, nội dung phong phú, vui nhộn, hấp dẫn. Giờ cũng rất nhiều và free trên Youtube:
https://www.youtube.com/results?search_query=hi+5+full
Ngày xưa mình Chi cũng thích xem bộ đĩa bản quyền này lắm, nội dung phong phú, vui nhộn, hấp dẫn. Giờ cũng rất nhiều và free trên Youtube:
https://www.youtube.com/results?search_query=hi+5+full
10. The Koala Brothers
Mình có bộ đĩa bản quyền này, Anh Chi rất thích xem, mình cũng thích giọng và nội dung trong đây lắm, may quá cũng có 200 videos Koala Brothers ở đây:
https://www.youtube.com/watch…
Mình có bộ đĩa bản quyền này, Anh Chi rất thích xem, mình cũng thích giọng và nội dung trong đây lắm, may quá cũng có 200 videos Koala Brothers ở đây:
https://www.youtube.com/watch…
11. English Funhouse – Pencilman
Bộ 6 đĩa DVD của Aston này giọng chuẩn Mỹ rất hay và vui dành cho các bạn 6 đến 12 tuổi, do Anh ngữ quốc tế Aston và Saigon Vafaco phát hành. mình, mua đĩa bản quyền xem bền lắm. Mình chụp ảnh bộ đĩa kèm theo các bạn tìm mua rất hay.
Pencilman Funhouse có bản quyền nên ít thấy trên Youtube, đây là link có vẻ đầy đủ nhất:
https://www.youtube.com/watch…
Bộ 6 đĩa DVD của Aston này giọng chuẩn Mỹ rất hay và vui dành cho các bạn 6 đến 12 tuổi, do Anh ngữ quốc tế Aston và Saigon Vafaco phát hành. mình, mua đĩa bản quyền xem bền lắm. Mình chụp ảnh bộ đĩa kèm theo các bạn tìm mua rất hay.
Pencilman Funhouse có bản quyền nên ít thấy trên Youtube, đây là link có vẻ đầy đủ nhất:
https://www.youtube.com/watch…
12. Play Doh (hướng dẫn chơi đất nặn)
Ngoài ra các bố mẹ cho con xem cách nặn đất cũng vừa nghe, vừa học được trò chơi giúp bé khéo tay này mà lại nghe hướng dẫn giọng người lớn tốt. Vân Hà rất thích nặn đất nên thỉnh thoảng xem Play doh trên Youtube và nặn theo khá khéo. Họ dạy làm nhiều thứ đẹp lắm.
Đây là link rất nhiều băng dạy Play Doh.
https://www.youtube.com/results?search_query=play+doh+full
Ngoài ra các bố mẹ cho con xem cách nặn đất cũng vừa nghe, vừa học được trò chơi giúp bé khéo tay này mà lại nghe hướng dẫn giọng người lớn tốt. Vân Hà rất thích nặn đất nên thỉnh thoảng xem Play doh trên Youtube và nặn theo khá khéo. Họ dạy làm nhiều thứ đẹp lắm.
Đây là link rất nhiều băng dạy Play Doh.
https://www.youtube.com/results?search_query=play+doh+full
13. Bộ Leap Frog: dạy khá nhiều về toán trẻ em
https://www.youtube.com/results?search_query=LeapFrog+full
https://www.youtube.com/results?search_query=LeapFrog+full
14. Bộ On The Go
Giới thiệu với các bố mẹ và các bé vô số videos Bo On The Go ở đây:
https://www.youtube.com/results…
Giới thiệu với các bố mẹ và các bé vô số videos Bo On The Go ở đây:
https://www.youtube.com/results…
15. Yo Gabba
Đây là các phim ca nhạc, link 200 videos Yo Gabba ở đây:
https://www.youtube.com/watch…
Đây là các phim ca nhạc, link 200 videos Yo Gabba ở đây:
https://www.youtube.com/watch…
16. Super why
Đây là link 200 videos hoạt hình nội dung phong phú khá hấp dẫn Super why:
https://www.youtube.com/watch…
Đây là link 200 videos hoạt hình nội dung phong phú khá hấp dẫn Super why:
https://www.youtube.com/watch…
17. Disney
Hãng phim hoạt hình nổi tiếng nhất thế giới này có nhiều bộ phim nội dung phong phú. Ở link mình để ở đây có rất nhiều phim, bé thích phim nào bạn cho bé chọn xem. Nhiều nhà cho con xem Disney nhưng mình ít cho con xem Disney vì mình thích giọng chuẩn trẻ em đáng yêu ở các bộ mà mình ghi chú rõ hơn.
https://www.youtube.com/results…
Hãng phim hoạt hình nổi tiếng nhất thế giới này có nhiều bộ phim nội dung phong phú. Ở link mình để ở đây có rất nhiều phim, bé thích phim nào bạn cho bé chọn xem. Nhiều nhà cho con xem Disney nhưng mình ít cho con xem Disney vì mình thích giọng chuẩn trẻ em đáng yêu ở các bộ mà mình ghi chú rõ hơn.
https://www.youtube.com/results…
18. Các câu truyện cổ tích nổi tiếng bằng tiếng Anh
Chi hồi bé cũng rất thích nghe cổ tích bằng tiếng Việt sau đó là tiếng Anh. Các câu chuyện cổ tích nổi tiếng các bé nhà mình thích là: Little Red Riding Hood, Cinderella, Three Littler Pig, The Snow White and the Seven Dwarfs, Jack and the Beanstalk,…
Các bạn search mạng hoặc youtube bằng từ khóa “bedtime stories for kids” là sẽ ra rất nhiều truyện và chọn cho con xem truyện nào con thích, chọn giọng chuẩn một chút các bạn nhé vì nhiều nguồn up lên. Link đây nhé:
https://www.youtube.com/results…
Chi hồi bé cũng rất thích nghe cổ tích bằng tiếng Việt sau đó là tiếng Anh. Các câu chuyện cổ tích nổi tiếng các bé nhà mình thích là: Little Red Riding Hood, Cinderella, Three Littler Pig, The Snow White and the Seven Dwarfs, Jack and the Beanstalk,…
Các bạn search mạng hoặc youtube bằng từ khóa “bedtime stories for kids” là sẽ ra rất nhiều truyện và chọn cho con xem truyện nào con thích, chọn giọng chuẩn một chút các bạn nhé vì nhiều nguồn up lên. Link đây nhé:
https://www.youtube.com/results…
19. Các bộ phim dạy bé EQ kỹ năng sống
Các bạn search bằng từ khóa “kid’s character builder” trên youtube. Link mình để ở đây:
https://www.youtube.com/results…
https://www.youtube.com/results…
20. Nghe Audio Book: http://www.storynory.com/
Nếu các bố mẹ sợ con xem nhiều hại mắt có thể cho con nghe audio book, storynory.comlà một nguồn nghe mình hay cho con nghe trước khi đi ngủ.
Nếu các bố mẹ sợ con xem nhiều hại mắt có thể cho con nghe audio book, storynory.comlà một nguồn nghe mình hay cho con nghe trước khi đi ngủ.
21. Nghe học bằng phần mềm mua mất phí Brainpop
Đây là chương trình nghe học theo video dạng hoạt hình có phụ đề English (hoặc có thể tắt phụ đề). Có hai loại: Brainpop Jr. cho bé nhỏ hơn và Brainpop. Chương trình này dành cho các bạn từ 6-17 tuổi – mẫu giáo đến lớp 12, được dùng cho hơn 20% trường học ở Mỹ. Brainpop cũng được sử dụng ở khá nhiều nước khác.
Brainpop được thiết kế với rất nhiều môn học: Tiếng Anh, Khoa học, Xã hội, Kinh tế, toán, engineering and technology, health, and arts and music,… các bạn vào link đăng ký bản trial để xem xét kỹ trước khi quyết định có nên mua tài khoản cho con không.
Cho các bé nhỏ từ mẫu giáo đến lớp 3 ở Mỹ là: https://jr.brainpop.com/
Bố mẹ nào biết tiếng Anh có thể tìm hiểu sâu hơn về Brainpop tại đây: https://en.wikipedia.org/wiki/BrainPop
Bố mẹ nào biết tiếng Anh có thể tìm hiểu sâu hơn về Brainpop tại đây: https://en.wikipedia.org/wiki/BrainPop
II. Nguồn Ebook dạy tiếng Anh cho bé
Bao gồm truyện và sách các chủ đề khoa học, xã hội, toán, tự nhiên v.v…
Bộ Peppa Pig 15 Quyển
Bộ sách khoa học cho bé trình độ 1
Bộ sách khoa học cho bé trình độ 2
Bộ sách tiếng Anh trình độ 1
Bộ sách tiếng Anh trình độ 2
Bộ sách See how they grow
Bộ Math Concept Reader
Bộ Peppa Pig 15 Quyển
Bộ sách khoa học cho bé trình độ 1
Bộ sách khoa học cho bé trình độ 2
Bộ sách tiếng Anh trình độ 1
Bộ sách tiếng Anh trình độ 2
Bộ sách See how they grow
Bộ Math Concept Reader
3. CÙNG CON NÓI TIẾNG ANH
Khi con đã tích lũy được một số vốn từ và câu đơn giản là lúc có thể bắt đầu dạy bé học nói. Hãy bắt đầu từ những gì đơn giản, gần gũi xung quanh bé. Sau đó mở rộng dần sau.
Khi con còn nhỏ mỗi ngày mình đều quy định giờ English time, lúc đó con, bố, mẹ đều phải nói tiếng Anh, con bí từ có thể hỏi mẹ. Thời gian English time lúc đầu chỉ là 10, 15 phút sau tăng dần có thể lên tới 30 phút.
English time mẹ duy trì cho Chi từ mẫu giáo tới lớp 3, thực tế nhà mình khi con lớp 3 tự bố mẹ bí từ và không còn English time nữa.
Dạo này Vân Hà thích nói tiếng Anh hơn, con bảo” Speak English is easy”, mẹ nhân đà này tìm hiểu để khơi gợi con nói nhiều hơn. Đây là bài viết áp dụng cho bé nhỏ khoảng từ mẫu giáo đến đầu tiểu học nhé.
Mình dạy con thường giới thiệu cho con nhiều thứ, kích thích đủ các giác quan, dựa trên hiểu biết của mẹ về các dạng trí thông minh của trẻ. Mình luôn tìm cách làm cho con thích thú, con không thích thì thôi – không ép, chỉ phân tích là con nên làm vì những lý do tốt gì đó, con vẫn không thích thì thôi. Con thích gì thì đào sâu thêm nếu việc đó ích lợi và khuyến khích con tiếp tục làm. Nếu thấy con thích gì không tốt, không đúng mình sẽ phân tích cho con để con hiểu không nên làm những việc không tốt, không đúng đó.
Mình dạy con thường giới thiệu cho con nhiều thứ, kích thích đủ các giác quan, dựa trên hiểu biết của mẹ về các dạng trí thông minh của trẻ. Mình luôn tìm cách làm cho con thích thú, con không thích thì thôi – không ép, chỉ phân tích là con nên làm vì những lý do tốt gì đó, con vẫn không thích thì thôi. Con thích gì thì đào sâu thêm nếu việc đó ích lợi và khuyến khích con tiếp tục làm. Nếu thấy con thích gì không tốt, không đúng mình sẽ phân tích cho con để con hiểu không nên làm những việc không tốt, không đúng đó.
Vì con tự nhiên thích nói tiếng Anh nên mẹ tìm cách phát triển ngôn ngữ nói tiếng Anh cho trẻ nhỏ. Hôm trước trong bài lộ trình dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo mình đã đề cập việc mình thường dạy con nói trong giờ English time buổi tối. Mình cũng đã hướng dẫn cách dùng Paltalk chi tiết để học nói tại các bình luận của bài đó.
Hôm nay mình viết bài này để giới thiệu cách bố mẹ cùng con nói tiếng Anh khi bố mẹ biết tiếng Anh. Có một số quan điểm cho rằng giọng phát âm của bố mẹ không chuẩn làm hỏng giọng con. Mình vẫn khuyến khích các bạn cho con học Phonics từ mẫu giáo, khi học phonics con sẽ nghe chuẩn và phát âm chuẩn. Tùy mỗi bạn cân nhắc ích lợi của việc con được thực hành nói nhiều hơn, tự tin hơn trong English time với bố mẹ hay tìm kiếm lớp và cho con đi học. Các bạn sẽ cân nhắc dựa trên trình độ tiếng Anh của chính các bạn và điều kiện thời gian, tài chính, mục tiêu… của bố mẹ.
Nói tiếng Anh cho trẻ nhỏ nên bắt đầu từ những gì gần gũi nhất, vừa học nói vừa học từ, mà cách học từ tốt nhất cho trẻ là bằng hình ảnh, bằng ngữ cảnh. Các bạn thấy sau đây mình phân ra bốn bước gần giống như lộ trình từ đơn giản đến phúc tạp để con tiến bộ trong học nói, bước 1 và 2 tiến hành đồng thời.
1. Dạy Tiếng Anh về các hoạt động hàng ngày
Đây là tiếng Anh về các hoạt động hàng ngày bố mẹ nên biết để hỏi và hướng dẫn bé nói trong giai đoạn đầu English time các hoạt động từ dạy, đánh răng, mặc quần áo… (16 videos):
2. Cách học từ bằng hình ảnh
Học từ bằng hình ảnh luôn trên Youtube, bố mẹ không cần giở sách picture dictionaries như ngày xưa thời mình dạy Anh Chi, đã có hết trên Youtube, biết nhiều từ bé sẽ nói tốt hơn:
https://www.youtube.com/watch… (gồm 25 videos học từ theo chủ đề)
Link này dạy từ hấp dẫn bé vì là animation:
Đây là bộ Oxford Picture Dictionaries gồm hẳn 126 videos các bạn cho bé học thoải mái nhé, nhược điểm của 126 video này là không nhìn rõ hình ảnh và chữ:
3. Hội thoại theo chủ đề
Và đây là các chủ đề để bố mẹ có thể hỏi và nói chuyện cùng bé:
4. Speech
Và cao hơn là Speech, thường nên là bé 7, 8 tuổi trở lên:
http://kidsessays.com/…/public-speaking-topics-for-children/
Link trên có các bài mẫu luôn cho bé đọc để tham khảo rồi nói theo ý bé.
http://www.write-out-loud.com/speech-topics-for-children.ht…
http://kidsessays.com/…/public-speaking-topics-for-children/
Link trên có các bài mẫu luôn cho bé đọc để tham khảo rồi nói theo ý bé.
http://www.write-out-loud.com/speech-topics-for-children.ht…
Các bạn có thể tham khảo link này để lấy ý câu hỏi ra hỏi bé:
http://cdn.the-generous-wife.com/…/…/2013/06/365question.pdf
http://www.dist8tm.org/…/TM-%20365%20Sample%20Table%20Topic…
http://cdn.the-generous-wife.com/…/…/2013/06/365question.pdf
http://www.dist8tm.org/…/TM-%20365%20Sample%20Table%20Topic…
Hôm nay mình nói về việc học nói của bé, còn các hoạt động nghe hấp dẫn bé, các bài hát, thơ, câu truyện, hoạt động… thì mình biết vô vàn nguồn hấp dẫn bé, ngày xưa đã tìm và cho Chi nghe, hoạt động nhiều, bây giờ chưa có thời gian để viết.
Nếu có thể cho con học nói với giáo viên thì tốt, còn không các bạn có thể yêu cầu con nói trong English time ở nhà với bố mẹ hoặc vào Paltalk để luyện nói.
Trước đây trên box giáo dục Webtretho cũng có một số mẹ cho con học nói trên Paltalk rất thành công.
http://www.paltalk.com/download.php
Các bạn đăng nhập và vào Chatrooms chọn lớp.
Trước đây trên box giáo dục Webtretho cũng có một số mẹ cho con học nói trên Paltalk rất thành công.
http://www.paltalk.com/download.php
Các bạn đăng nhập và vào Chatrooms chọn lớp.
4. HỌC PHONICS
Tại sao mình lại khuyên các bạn cho con học Phonics: Bởi vì phonics hiểu nôm na như học đánh vần. Học phonics giúp con nghe chuẩn, phát âm chuẩn và nhớ được mặt chữ.
Có hai trang web học Phonics thông dụng là Starfall.com và Kizphonics.com.
Ngày xưa chưa có Kizphonics nên Anh Chi học Starfall. Bây giờ mình cho Vân Hà học Kizphonics và mình thích trang Kizphonics hơn.
Trang Phonics này dành cho các con từ mẫu giáo đến lớp 2 của chương trình tiếng Anh, vì vậy các con mẫu giáo, đầu tiểu học sẽ rất hợp, một số bạn lớp 2, lớp 3 bên mình cũng có thể học, tuy nhiên các mẹ cần xem kỹ xem con mình đã nắm vững các phần này chưa. Học trang này, các con vừa luyện tai nghe chuẩn, vừa luyện phát âm đúng cho bé lại nhớ cách viết từ vựng và có thể đọc được những câu đơn giản và nâng cao dần.
Các bạn vào link này nghe và xem một lần xem trong trang này có những gì.
Theo mình, lúc đầu mới tiếp cận các bạn vào thẻ Materials để biết rõ cấu trúc chương trình gồm những gì, khi vào Materials xong bạn chọn trình độ phù hợp cho bài học trong đó.
Theo mình, lúc đầu mới tiếp cận các bạn vào thẻ Materials để biết rõ cấu trúc chương trình gồm những gì, khi vào Materials xong bạn chọn trình độ phù hợp cho bài học trong đó.
Cho bé thử một loạt đủ các loại bài ở trình độ phù hợp để bạn và bé xác định phần nào cần học trước, học sau trong một buổi, nội dung nào bé thấy hứng thú nhất.
Thường các website học như thế này rất hấp dẫn bé, học khoảng 1-2 bài cho bé nghe hát, chơi trò chơi Game học như Crocodile Games, Phonics Games, Sentence Games … bé vừa chơi vừa học sẽ rất thích.
Nếu cẩn thận bạn in worksheet ra để bé học và tô đúng như các chương trình mẫu giáo tại trường quốc tế dạy. Còn nếu lười hơn vào phần Phonics Listening Materials bạn bật nghe rồi kéo xuống nhìn màn hình worksheet phía dưới cũng được, băng sẽ tự động chạy từ phần này sang phần sau.
Còn nhiều nữa, các bạn vừa học vừa khám phá. Quan trọng nhất là phải kiên trì, mỗi ngày chỉ cần một ít. Bố mẹ không mất thời gian đưa đón. Thời gian đi lại con làm được mấy bài rồi. Tiết kiệm thời gian đi lại chính là lý do mình hay cho con học online.
5. TỰ ĐỌC TIẾNG ANH
Theo mình ở tuổi đầu tiểu học các con vẫn nên vui học. Đến cuối tiểu học đầu cấp 2 các con bắt đầu tiếp cận với việc học thực sự – tiếng Việt mình nôm na gọi là học thuật (academic). Bạn Anh Chi và Vân Hà lúc nhỏ vừa học vừa vui chơi nhiều. Vui chơi đúng cách, vui chơi có định hướng, tạo cho các con các trò chơi mang tính giáo dục cho các con các khả năng và trải nghiệm tuyệt vời, giúp con nhanh nhẹn, tự tin, hòa đồng, hình thành nhiều kỹ năng, khả năng tốt mà chỉ qua vui chơi con mới có được.
Vì vậy bất kỳ chương trình nào mình cũng xem xét cân nhắc kỹ, mẹ xem trước nếu trên web, dùng bản trial nếu là phần mềm tính phí, thấy hay, thấy hữu ích mình mới cho con theo. Vì thời gian rất quý giá nên mình không tham, mình chỉ chọn một vài thứ cần thiết thôi. Chọn đúng cái cần thiết, đúng lộ trình và kiên trì sẽ không mất thời gian của con.
Đến tiểu học các con bắt đầu tiếp cận đủ 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Mình quan niệm học phải có lộ trình nên mình hay mua tài khoản online theo các chương trình học cho bé để bám theo lộ trình từ thấp đến cao của họ con sẽ tiến bộ dần. Hai chương trình tiếng Anh mình tự mua tài khoản cho con học thường xuyên lúc tiểu học là Raz-kids và Brainpop.
Do con mình đã được học Phonics từ mẫu giáo nên vào lớp 1 mẹ đã bắt đầu cho Anh Chi tự đọc các bộ sách giấy: I like to read, Ladybird Sunstart, Let me Read và đọc Raz-kids.
Raz-kids là một website đọc online cho các bé tiểu học ở Mỹ, ở Việt Nam mình các con từ tiểu học tới khoảng lớp 7 đều có thể học trang này. Đây thực sự là một trang học online rất tốt với 29 level từ A đến Z, tổng có khoảng 1.528 truyện đọc, nghe đọc, có phần trả lời câu hỏi sau mỗi bài. Có thể dùng cho máy tính, Ipad và Iphone.
Theo mình đối với các con không phải bản ngữ tiếng Anh thì Raz-kids là một nguồn tuyệt vời. Raz-kids là một website đọc online cho các bé tiểu học ở Mỹ, ở Việt Nam mình các con từ tiểu học tới khoảng lớp 7 đều có thể học trang này. Đây thực sự là một trang học online rất tốt với 29 level từ A đến Z, tổng có khoảng 1.528. Raz-kids tích hợp được cả việc đọc, nghe và trả lời câu hỏi, ghi âm giọng đọc của con. Các bạn vào link đăng ký tài khoản trial trước khi quyết định có nên cho con học theo không.
Ngoài ra mình giới thiệu các bộ truyện các bạn nhỏ đều mê các bạn có thể tìm cho con ở lứa tuổi từ lớp 3 đến lớp 7 đọc:
– Berenstain Bears
– Magic School Bus
– Junie B. Jones
– Diary of A Wimpy Kid
– Henry and Mudge
– Fancy Nancy
– Captain Underpants
– Harry Potter
– Berenstain Bears
– Magic School Bus
– Junie B. Jones
– Diary of A Wimpy Kid
– Henry and Mudge
– Fancy Nancy
– Captain Underpants
– Harry Potter
6. DẠY CON VIẾT TIẾNG ANH
Hôm nay tranh thủ viết về chủ đề đã hẹn với một số bạn từ lâu, cảm ơn mọi người đã hỏi, vì khi hỏi mình lại nhớ lại những gì đã từng tìm tòi áp dụng vào dạy Anh Chi và bây giờ chỉ cần nhớ lại dạy Vân Hà thôi không mất công tìm hiểu như ngày xưa nữa. Thực sự nuôi con thứ hai là bạn Vân Hà cũng đơn giản hóa đi rất nhiều, mình enjoy cuộc sống nhiều hơn, công việc bận rộn hơn nhiều. Nhưng những nguyên tắc mà mình đã đọc qua vô số tài liệu cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, bao cuốn sách dạy con vẫn được giữ khi dạy bé thứ hai.
Mình nuôi dạy Anh Chi – con gái đầu – khá bài bản, khoa học. Buổi tối khi con đã ngủ, tranh thủ dọn dẹp xong, cứ tầm 10h tối lại vào mạng hoặc đọc sách – đa phần về chủ đề dạy con – đến 11, 12h mới đi ngủ vì thực sự đó là đam mê của mình (thời đó còn trẻ khỏe mà). Hôm sau lại dậy từ 6h kém 15 chợ búa, đi làm, chiều về đón con, cơm nước, dọn dẹp, dạy con, chơi với con, bày các hoạt động cho con chơi, thi thoảng buổi tối cũng đi chơi bên ngoài hoặc các khu vui chơi. Thứ bảy, chủ nhật thì dẫn con đi chơi các khu vui chơi, công viên, đi bà nội, bà ngoại, hoặc dẫn con đến chơi một số nhà người quen. Ngoài ra thứ bảy chủ nhật con cũng có tham gia học ngoại khóa, múa, hát, vẽ, đàn …
Chi dễ ngủ và ngoan hơn Vân Hà nhiều, cứ 9h kém 15 phút lên giường, đọc 3 cuốn truyện xong, tắt đèn, nằm 5 phút là con ngủ. Còn bạn thứ hai Vân Hà cho ngủ như một cực hình, đọc truyện xong hôm nào cũng ít thì 15 phút, nhiều thì hàng tiếng bạn ấy mới ngủ. Mọi người thường nói trẻ con mỗi bạn mỗi tính là vậy.
Mình nuôi dạy Anh Chi – con gái đầu – khá bài bản, khoa học. Buổi tối khi con đã ngủ, tranh thủ dọn dẹp xong, cứ tầm 10h tối lại vào mạng hoặc đọc sách – đa phần về chủ đề dạy con – đến 11, 12h mới đi ngủ vì thực sự đó là đam mê của mình (thời đó còn trẻ khỏe mà). Hôm sau lại dậy từ 6h kém 15 chợ búa, đi làm, chiều về đón con, cơm nước, dọn dẹp, dạy con, chơi với con, bày các hoạt động cho con chơi, thi thoảng buổi tối cũng đi chơi bên ngoài hoặc các khu vui chơi. Thứ bảy, chủ nhật thì dẫn con đi chơi các khu vui chơi, công viên, đi bà nội, bà ngoại, hoặc dẫn con đến chơi một số nhà người quen. Ngoài ra thứ bảy chủ nhật con cũng có tham gia học ngoại khóa, múa, hát, vẽ, đàn …
Chi dễ ngủ và ngoan hơn Vân Hà nhiều, cứ 9h kém 15 phút lên giường, đọc 3 cuốn truyện xong, tắt đèn, nằm 5 phút là con ngủ. Còn bạn thứ hai Vân Hà cho ngủ như một cực hình, đọc truyện xong hôm nào cũng ít thì 15 phút, nhiều thì hàng tiếng bạn ấy mới ngủ. Mọi người thường nói trẻ con mỗi bạn mỗi tính là vậy.
Trở lại chủ đề chính: Dạy con viết tiếng Anh như thế nào? Mình chỉ dám chia sẻ về quá trình dạy con đến hết cấp 1 thôi, vì từ cấp 2 mình đang đi học hỏi.
Từ 6 tuổi đến hơn 7 tuổi mình bắt đầu cho con tập kể chuyện cho mẹ bằng tiếng Việt. Việc dạy con kể chuyện mình tùy hứng lắm, không cần ngồi bàn ghế nghiêm chỉnh đâu, hai mẹ con kế chuyện có thể ở trên giường khi mẹ đã mệt sau một ngày đủ các việc, có thể ngồi trên salon, có thể lúc đang ở đâu đó. Con thích kể gì cũng được, sáng tác tùy ý chủ đề thoải mái miễn là không trùng lắp những gì đã kể trước đây. Khi con kể mình chăm chú lắng nghe con để khỏi ngắt mạch tư duy của con.
Từ 6 tuổi đến hơn 7 tuổi mình bắt đầu cho con tập kể chuyện cho mẹ bằng tiếng Việt. Việc dạy con kể chuyện mình tùy hứng lắm, không cần ngồi bàn ghế nghiêm chỉnh đâu, hai mẹ con kế chuyện có thể ở trên giường khi mẹ đã mệt sau một ngày đủ các việc, có thể ngồi trên salon, có thể lúc đang ở đâu đó. Con thích kể gì cũng được, sáng tác tùy ý chủ đề thoải mái miễn là không trùng lắp những gì đã kể trước đây. Khi con kể mình chăm chú lắng nghe con để khỏi ngắt mạch tư duy của con.
Theo mình để tạo cho bé hứng thú về bất cứ lĩnh vực gì đừng gò bó bé quá, viết văn càng vậy, lúc đầu phải thuận theo những gì con thích, miễn là khơi gợi được niềm yêu thích, dần dần sẽ tạo thành nếp tốt cho bé. Con yêu thích, hứng thú sau này sẽ tự học, tự đọc, tự tìm tòi, nhiệm vụ của mẹ là giúp đỡ lúc nhỏ, sau cần rèn cho con tự học.
Mình quan niệm viết văn, viết truyện là phải để bé thả trí tưởng tượng nên khi con kể mình không ngắt lời, con cứ tự tin diễn đạt những gì đến trong đầu con. Khi con kể xong xuôi mình mới rút kinh nghiệm lại, xem con cần sửa gì để câu chuyện hay hơn, đầy đủ ý hơn, logic hơn, mở đầu hay kết câu chuyện nên như thế nào để cuốn hút hơn.
Đến khi Anh Chi học lớp 2 mình bắt đầu cho con kể chuyện bằng tiếng Anh, khi bước sang giai đoạn kể chuyện tiếng Anh thì không áp dụng kể chuyện tiếng Việt nữa. Mình cho Anh Chi tự đọc các cuốn sách bắt đầu đọc theo level cho trẻ và Razkids từ lớp 1. Sau 2 năm đọc nhiều truyện bằng tiếng Anh, vốn từ đã kha khá, lại đã quen với việc kể chuyện tiếng Việt cho mẹ – việc kể chuyện bằng tiếng Anh khá xuôi chèo mát mái. Khi con kể chuyện bằng tiếng Anh mình cũng chăm chú lắng nghe, thấy lỗi sai cũng không vội ngắt lời, con cứ tự tin diễn đạt những gì đến trong đầu con. Khi con kể xong xuôi mình mới rút kinh nghiệm lại, sửa sai cho con, góp ý cho chuyện của con hay hơn, hoàn thiện hơn. Đó chính là bước đệm để viết văn tiếng Anh sau này, mà rất vui với bé, không mất công sức viết mệt mỏi cho các bé.
Từ lớp 3 khi việc viết chữ con đã thuần thục, rất nhẹ nhàng khi viết hàng trang giấy không mệt mỏi thì mẹ yêu cầu con viết khoảng 2 bài viết tiếng Anh một tuần. Chủ đề con tự chọn, mẹ thi thoảng gợi ý để đổi đủ lĩnh vực, chủ đề phong phú hơn. Khi con hoàn thành mẹ chữa lỗi cho con.
Mình lưu ý các bố mẹ điều này: các cụ có câu: dục tốc bất đạt, trẻ em có những mốc phát triển, đặc điểm tâm sinh lý biến đổi theo giai đoạn, bố mẹ cần thuận theo để nuôi dạy con. Không nên áp đặt tư duy của người lớn lên bé, không được coi trẻ em là người lớn thu nhỏ, trẻ em rất khác người lớn chúng ta.
Mình vẫn nhớ ngày lớp 3 mình viết bài văn tả con mèo như thế này: Nhà em có nuôi một con mèo tam thể…. Đôi mắt nó tròn xoe như hai hòn bi ve (hình như bài văn tả mèo của ai ngày đó cũng có câu này). Mình viết văn bằng bản ngữ tiếng Việt của mình vào năm lớp 3 mà vậy thì cũng đừng nên ép bé phải viết tiếng Anh thật hay, thật đúng ngữ pháp ngay.
Mình vẫn nhớ ngày lớp 3 mình viết bài văn tả con mèo như thế này: Nhà em có nuôi một con mèo tam thể…. Đôi mắt nó tròn xoe như hai hòn bi ve (hình như bài văn tả mèo của ai ngày đó cũng có câu này). Mình viết văn bằng bản ngữ tiếng Việt của mình vào năm lớp 3 mà vậy thì cũng đừng nên ép bé phải viết tiếng Anh thật hay, thật đúng ngữ pháp ngay.
Văn của mình lúc nào cũng ổn mặc dù mình là dân chuyên toán từ bé, sau học kinh tế, chưa bao giờ liên quan đến văn chương. Ngày bé, chỉ có thời gian đọc các tác phẩm kinh điển cho thiếu nhi cả của tác giả Việt Nam lẫn nước ngoài, thi thoảng đọc một số sách báo dành cho học trò. Lớn lên cũng chỉ đọc sách báo, tìm hiểu kiến thức là chính, ít liên quan đến văn chương. Có một bí mật mình đã ngẫm ra: chắc là cũng nhờ bố mẹ rất bận rộn không đan xen vào việc học của mình, không đọc văn mình nên không chê văn mình bao giờ, chứ nếu bố mẹ chê văn mình thời nhỏ có lẽ mình sẽ không tin vào văn mình và chả dám tự tin viết nữa. Vậy nên các bố mẹ nhớ đừng chê các bé.
Muốn viết văn tốt hãy cho bé đọc nhiều những bài văn, những cuốn truyện, những tác phẩm văn học giá trị. Cứ như vậy suy sang tiếng Anh các bạn cũng nên cho bé đọc những truyện hay cho thiếu nhi bằng tiếng Anh thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều tác giả với các phong cách viết khác nhau sau này con sẽ biết cách dùng từ, văn phong tiếng Anh tốt.
Nếu bạn gieo được niềm yêu thích viết tiếng Anh vào trong bé, mình tin là lớn lên, khi đã có đủ vốn từ, vốn kiến thức, học được cách viết tiếng Anh của các giai đoạn lớn hơn con sẽ viết tốt, viết hay.
Mình cũng tóm tắt lại một số kinh nghiệm mình đã áp dụng để Anh Chi kể chuyện, viết văn tiếng Anh ngày xưa giúp các bố mẹ dạy con viết tiếng Anh giai đoạn tiểu học:
– Nên bắt đầu bằng văn nói trước để tiết kiệm công sức không bắt bé phải quá mệt mỏi với việc viết chữ. Nhưng cần giảng cho con đây là kể chuyện chứ không phải nói chuyện hàng ngày, phân biệt cho bé giữa văn nói và nói chuyện.
– Hãy bắt đầu với các chủ đề thân thuộc quanh bé để bé có đủ vốn từ và cảm thấy dễ dàng khi bắt đầu, sau đó hãy mở rộng chủ đề dần. Khi mở rộng chủ đề nên cho bé đọc một vài bài hoặc cuốn sách nhỏ liên quan đến các chủ đề chuẩn bị viết trước.
– Mới bắt đầu để con thỏa sức tưởng tượng. Nhưng sau khoảng 2 tháng bé đã quen, dạy bé cách sắp xếp bố cục, dàn ý trong đầu trước khi kể bằng cách trả lời các câu hỏi:
• What is the beginning of the story? The middle? The end?
• Who are the characters?
• What do you like about them?
• Where does the story take place?
• Is there a problem that occurs in the story? If so, how does it get resolved?
• What do you think about the ending? Is there a connection, either in words or pictures, between the ending and the beginning of the story?
• Who are the characters?
• What do you like about them?
• Where does the story take place?
• Is there a problem that occurs in the story? If so, how does it get resolved?
• What do you think about the ending? Is there a connection, either in words or pictures, between the ending and the beginning of the story?
– Các bạn có thể sử dụng Picture Prompts để giúp bé tưởng tượng, xây dựng cốt truyện theo khoảng 4 bức tranh lúc đầu. Sau đó có thể giảm dần còn 2 bức hay 1 bức tranh Picture Prompts. Các bạn có thể tham khảo các Picture Prompts mình gửi ở link sau cho các bé tiểu học viết tiếng Anh:
https://noeminator.wikispaces.com/…/101+Picture+Prompts+to+…
https://www.superteacherworksheets.com/writing-storypics.ht…
http://www.sparklebox.co.uk/literacy/writing/prompts.html…
https://www.superteacherworksheets.com/writing-storypics.ht…
http://www.sparklebox.co.uk/literacy/writing/prompts.html…
Còn đây là hẳn 501 Prompts (không pictures) để bố mẹ đọc gợi ý chủ đề cho con viết bằng tiếng Anh:
7. CHIA SẺ KINH NGHIỆM HỌC RAZ-KIDS
Trong khi tìm kiếm trên mạng hơn 6 năm về trước, mình phát hiện ra trang web Raz-kids này. Toàn bộ các truyện trong đây đã được con học đầy đủ từ level A đến level Z từ năm lớp 1 đến năm lớp 3. Sau đây là những chia sẻ về quá trình cho con gái Anh Chi học trên Raz-kids:
Năm lớp 1 mình bắt đầu tự mua tài khoản cho Anh Chi học online trên Raz-kids, lúc đầu để con có bạn bè thi đua, mình đã phải thuyết phục, mời mãi 8 phụ huynh cùng lớp cho con học cùng. Đúng như mình đoán, có bạn bè học cùng con vui lắm, ngày ngày đọc xong 1 cuốn sách được điểm con lại vào nhòm xem các bạn có ai đang đuổi theo mình không. Hồi đầu có một chị hơn con 2 lớp là chị bạn cùng lớp đọc trước con 2 level. Con tự cần mẫn đuổi theo, cuối cùng con vượt level chị ấy và vui lắm.
Mình còn hay phải hô hào các mẹ trong nhóm động viên con đọc, nhưng sau mấy tháng, các bạn ít đọc dần. Anh Chi thì vẫn đều đặn đọc và trả lời câu hỏi nghiêm túc, thỉnh thoảng còn ghi âm để nghe xem giọng đọc của mình thế nào. Mỗi ngày một truyện, hai ngày cuối tuần con vẫn đi chơi đều, nếu tối nào đi chơi, hôm sau con lại đọc bù. Sau một năm thấy các bạn không theo đọc nữa, từ lớp 2, lớp 3 mình vẫn đều đặn mua tài khoản cho một mình con đọc cho đến khi hoàn thành level Z.
Theo kinh nghiệm mình thấy, lúc đầu để con có bạn bè cùng thi đua con sẽ rất tự giác vào nếp học. Gặp từ mới nào mình đều bảo con dừng lại tra từ điển online để học từ mới luôn, nghe kỹ, phát âm từ đó cho chuẩn. Sau quen con tự đọc hiểu thấy vui như đọc truyện vậy. Thường thì mỗi truyện con nghe xong tự trả lời câu hỏi ngay và đúng khoảng 90%. Sau đó con nghe lại lần nữa và trả lời lại, lúc này hầu như đúng hết. Lượt Mỗi ngày một câu chuyện cũng là một cách học mà đồng thời là giải trí của con nên việc học không hề nặng nề. Mưa dầm thấm lâu, sau này việc đọc sách, truyện tiếng Anh của con rất dễ dàng.
Trang web này có rất nhiều công cụ tạo hứng thú và thúc đẩy bé cố gắng rồi, nhưng để con hứng thú học hơn nữa mình trao giải mỗi lần hoàn thành một level bố mẹ sẽ thưởng đi ăn KFC. Bình thường bố mẹ sẽ không dẫn đến ăn ở đây dù con thích để cho giải thưởng có giá trị. Cứ hoàn thành mỗi level con vui lắm, bố mẹ cũng vui lây, cả nhà hồ hởi kéo nhau ra quán KFC và mẹ không quên cảm ơn Chi vì nhờ Chi chăm học học giỏi mà mẹ cũng được ăn KFC (thực tế thì cả bố lẫn mẹ chẳng thích món này).
Khoảng giữa năm lớp 3 thì trường con cũng mua tài khoản Raz-kids cho các con học online. Thầy giáo của trường có account riêng có thể in những cuốn sách không có trong list của các con để giao thêm cho các con đọc, vẫn là sách của Raz-kids. Lúc này Chi đã đọc vững, mình trao đổi với thầy nhờ thầy chú ý với riêng Chi khi giao truyện cho con đọc thì giao Non-Fiction nhiều hơn Fiction (các bé cũng thích đọc Fiction hơn).
Lúc nhỏ để khơi gợi hứng thú đọc cho con mình cho con tùy chọn thích đọc cuốn nào trước cũng được trong level đó, miễn là cuối cùng hoàn thành hết các cuốn trước khi chuyển level. Những level đầu đa phần là các truyện đơn giản dễ đọc dạng Fiction. Những level từ giữa đến cuối mới đan xen Fiction và Non-Fiction. Nhưng lúc này con đã quá quen thuộc với việc đọc, mỗi ngày một tiến bộ nên mỗi level khó dần lên con vẫn giữ được thói quen đọc đều đặn.
Đến những level từ S trở đi thú thực mình đọc cũng thấy khó kinh dù mình đã học hết bằng 2 tiếng Anh nhưng con vẫn trả lời đúng ở lần đầu đạt khoảng 80-90%. Hết level Z khi con học năm lớp thì bố mẹ đều chúc mừng con đã kiên trì, giỏi giang vượt xa bố mẹ.
8. PHƯƠNG PHÁP CHO CHO CON HỌC NGHE THEO CÁC NGUỒN TÀI LIỆU YOUTUBE MÌNH ĐÃ CUNG CẤP
I. Giai đoạn 1: Con còn nhỏ, chưa biết tiếng Anh, chưa có khả năng tự học mẹ sẽ giúp con cùng học nghe tiếng Anh
1. Nếu mẹ có thời gian và đủ kiên nhẫn
Theo chị, khi con còn nhỏ ở giai đoạn 1 này, mà em có thời gian và kiên nhẫn em nên cho con xem một đến hai lần toàn bộ đoạn phim, vì các bé xem ngoài nghe sẽ cảm cả cái hay, cái đẹp của những hình ảnh vui nhộn, ngữ điệu nữa. Yêu cầu con nghe kỹ, tập trung. Sau khi đã cho con xem hai lần như vậy, con thích rồi nhưng có thể con chưa hiểu được nội dung kỹ. Đây có thể hiểu là mào đầu giới thiệu cho bé thích, sau đó yêu cầu đào sâu thêm, yêu cầu cao hơn.
Sau đó, em có thể nói với con:
– Con có hiểu đoạn phim vừa rồi không?
– Con có hiểu đoạn phim vừa rồi không?
Nếu bé trả lời con hiểu ạ. Thì bạn cứ để con hiểu thẳng bằng tiếng Anh sẽ tốt hơn. Thực hành lại giống như những gì đã nghe bằng cách mẹ và con cùng đóng làm các nhân vật, quên một chút cũng không sao, miễn là nói tự nhiên và đúng ý.
Nếu bé trả lời con không hiểu. Bạn có thể giúp bé hiểu bằng cách sau:
– Ngắt đoạn ngắn khoảng hai ba phút – 1 conversation: hết một conversation cho bé thực hành lại những gì vừa nghe, lúc đầu con ít vốn từ, chưa hiểu mẹ giảng giải bằng tiếng Việt. Sau này khi con đã có trình độ hơn, có thể giảng giải những phần đơn giản con hiểu được bằng tiếng Anh, đan xen giảng giải c ho con bằng tiếng Việt những chỗ vốn từ của mẹ/con chưa đủ để giải thích/hiểu.
– Ngắt đoạn ngắn khoảng hai ba phút – 1 conversation: hết một conversation cho bé thực hành lại những gì vừa nghe, lúc đầu con ít vốn từ, chưa hiểu mẹ giảng giải bằng tiếng Việt. Sau này khi con đã có trình độ hơn, có thể giảng giải những phần đơn giản con hiểu được bằng tiếng Anh, đan xen giảng giải c ho con bằng tiếng Việt những chỗ vốn từ của mẹ/con chưa đủ để giải thích/hiểu.
2. Nếu mẹ bận rộn, không có thời gian
Cứ bật cho con nghe đi nghe lại (khoảng 5-6 lần) khi nghe yêu cầu con tập trung, những lần sau từ lần thứ 3-4 trở đi yêu cầu con ghi nhớ.
Lâu lâu có thời gian ngồi với con hỏi con kể cho mẹ nghe lại các bạn trong các đoạn phim nói gì. Ngộ nghĩnh vui vẻ với con một chút, giống như đóng kịch hóa thân thành các bạn ấy vậy.
Lâu lâu có thời gian ngồi với con hỏi con kể cho mẹ nghe lại các bạn trong các đoạn phim nói gì. Ngộ nghĩnh vui vẻ với con một chút, giống như đóng kịch hóa thân thành các bạn ấy vậy.
Chú ý: Nếu sợ bé hại mắt bạn có thể tắt màn hình chỉ mở tiếng. Nhưng nếu để bé xem bé sẽ hiểu hơn và thích thú hơn nhiều vì những nhân vật đó hình ảnh rất ngộ nghĩnh, cử chỉ hài hước, đáng yêu đối với các bé.
Mình hiện đang áp dụng cho Vân Hà gần 5 tuổi cho con xem Peppa Pig vì hình ảnh ngộ nghĩnh, còn Gogo và Dora chỉ được nghe cho khỏi hại mắt. Con cũng vui vẻ và thích đồng ý luôn với quy ước đó. Con cũng tự lẩm bẩm trả lời hoặc nói theo các bạn, mình bận nên chỉ bật lên con tự nghe thôi.
II. Giai đoạn 2: Con đã lớn hơn, có vốn tiếng Anh tạm đủ, có khả năng tự học
Theo mình giai đoạn này các bạn không nên dịch/giảng giải cho con bằng tiếng Việt. Yêu cầu con mỗi ngày tự mở nghe, nghe đi nghe lại 3-4 lần, cố gắng hiểu từ mới qua ngữ cảnh, không thể hiểu được mới tra từ điển. Học từ mới qua hình ảnh, ngữ cảnh là phương pháp tốt nhất.
Nếu có thể yêu cầu con kể lại. Nếu bé không thích đừng ép bé quá, tìm cách làm cho con hào hứng kể lại cho mẹ nghe.
Khi dạy con từ muôn vàn lý thuyết đọc được qua sách báo mình luôn phải nghĩ cách vận dụng sao cho phù hợp với điều kiện của mình và lứa tuổi, sở thích của con. Mình cũng luôn bận rộn không có nhiều thời gian cho con/ nên mỗi lúc bên con mình luôn làm thế nào con và mẹ hiểu nhau nhanh nhất, phối hợp với nhau nhanh nhất. Có rất nhiều kinh nghiệm, có thể nói là nhiều võ hiệu quả mình đã nghĩ ra và áp dụng trong dạy con ở mọi khía cạnh, lĩnh vực chứ không chỉ riêng tiếng Anh. Cứ thấy gì cần dạy con, mình lại tự cố gắng suy nghĩ ra cách nói sao cho con nghe mình, con thích thú và phương pháp, lộ trình dạy cho con vấn đề đó.
Ví dụ hôm qua chủ nhật cho Vân Hà đi chơi lại dạy cho Vân Hà được bao điều, quan sát con mình biết con ngấm những gì mình nói trong bài học thực tế hôm qua. Còn giả sử nếu thấy con không nghe thì mẹ phải nghĩ ra cách nói khác.
9. LÀM THẾ NÀO ĐỂ CON HỢP TÁC, VUI VẺ HỌC THEO
Mẹo của chị để con vâng lời và vui vẻ làm theo khá nhiều nhưng chị áp dụng nhiều nhất là là treo thưởng và bia kèm lạc.
1. Treo thưởng
Tuổi con em thưởng chỉ cần là sticker, ra quy định khung sticker bao nhiêu đến bao nhiêu trong 1 tuần là thưởng hay phạt. Học hay làm việc gì tốt thì được thưởng 1 sticker.
Tuổi con em thưởng chỉ cần là sticker, ra quy định khung sticker bao nhiêu đến bao nhiêu trong 1 tuần là thưởng hay phạt. Học hay làm việc gì tốt thì được thưởng 1 sticker.
Có thưởng thì cũng có phạt, quy ước luôn và thống nhất với con. Phạt có thể là phải lau 1 phòng ở nhà 1 hay 2 lần (kể cả con lau bẩn cũng cứ để con lau) hay không được đi chơi đâu đó như đi dạo công viên vào cuối tuần.
Thưởng thì đạt mức từ bao nhiêu sticker trở lên thì được gì con thích nhỏ nhỏ thôi vào cuối tuần. Ví dụ: mùa hè thì thưởng 1 cái kem con thích, mùa đông thì kiểu như bỏng ngô.
Cũng có thể thưởng một cuốn sách nhỏ hay cuốn truyện nội dung tốt mà con thích. Ví dụ 1 cuốn truyện tranh Doremon hay đi chỗ nào con thích, ví dụ đi tô tượng.
Nhớ là thưởng phạt cuối tuần dựa trên tổng kết sticker cả tuần. Làm tốt, ngoan được sticker, hư thu hồi 1-2 cái. Không làm không được.
Hiệu nghiệm lắm đấy, hai bé chị đều áp dụng cách này, suốt ngày mang sticker ra đếm.
Chi thì chị cho dán quy định từ bao nhiêu đến bao nhiêu sticker sẽ tương ứng mức thưởng phạt thế nào mặt sau một cái bảng đen nhỏ. Mặt trước có kẻ ô vuông dòng trên chị dán ngày trong tuần, ô tương ứng trong bảng dán sticker con đạt trong thứ ngày đó. Hết tuần bóc sticker để tuần sau dán cho tuần mới. Có loại sticker có thể sử dụng dán lại.
Hà thì chị mua một cái bằng nhựa cứng như cái để bảng giá A4 ở cửa hàng, định cho con dán sticker vào mặt trước, mặt sau là quy định. Nhưng con lại thích để sticker vào một cái hộp. Thế là mẹ cấp cho một cái hộp nhựa trong nhỏ để đựng sticker kiếm được trong tuần.
2. Bia kèm lạc
Hoạt động nào con thích nếu không sai xấu, hay vi phạm pháp luật, con được làm – các bố mẹ tưởng tượng đó là bia. Các quán bia bán “bia kèm lạc” thì mẹ quy định con được phép làm hoạt động con thích sau khi con làm một hoạt động gì đó con không thích lắm hoặc chưa quen trước rồi mới được làm hoạt động con thích.
Các bé nhanh quen lắm nên sau một hồi phải bán bia kèm lạc thì lạc lại thành món con thích (các bố mẹ cứ yên tâm). Miễn là bố mẹ nhớ phân tích cả lợi ích của lạc khi bán kèm bia.
Chú ý:
Sở thích con thay đổi từng độ tuổi, tùy bé, các bố mẹ linh hoạt áp dụng hai nguyên tắc treo thưởng và bia kèm lạc trên.
Lúc đầu ra khung dễ dễ, ví dụ cho nghe 5-10 phút, sau quen tăng dần lên. Đừng ép bé hay bắt bé quá nhiều lúc đầu bé dễ chán, để bé làm quen dần và thích thú với mức thưởng dù nhỏ có thể chỉ cần cố một chút là đạt được đã.
Một thời gian sau bố mẹ lại quan sát để điều chỉnh cho phù hợp.
Một thời gian sau bố mẹ lại quan sát để điều chỉnh cho phù hợp.
Khi con lớn hơn thì khoảng thời gian và lộ trình cố gắng sẽ đặt dài ra hơn vì con đã có trí nhớ và quyết tâm trong thời gian dài. Phần thưởng khi con lớn cũng phải thay đổi, dựa theo sở thích của con tuổi đó cân nhắc đến lợi ích của phần thưởng đem lại (bố mẹ cần phân tích lợi ích của phần thưởng con mới biết).
Ví dụ với Chi khi học mẫu giáo áp dụng cách sticker, lớp 1 đến lớp 3 học Razkid thì áp dụng hết level được ăn 1 bữa KFC. Bây giờ con lớn rồi thì cả kỳ cố gắng hoặc đạt một mục tiêu nào đó sẽ được phần thưởng tinh thần nhiều hơn. Ví dụ cuối năm lớp 5 chị thưởng Chi bộ truyện Harry Potter đầy đủ bằng tiếng Việt. Hôm trước đạt kết quả cao thi Toeic mẹ thưởng đủ bộ Harry Potter tiếng Anh. Vì con rất thích đọc Harry Potter, lúc trước mẹ mua 3 quyển tiếng Việt, 2 quyển tiếng Anh đã nghiền hết và thành fan của Harry Potter.
Thưởng phạt bên cạnh vật chất thì rất cần động viên, phân tích bằng lời của bố mẹ. Chi đáng khen mình cũng khoe với em Hà và nói em Hà học tập chị nên chị rất vui. Còn Hà có gì đáng khen mình cũng gọi Chi ra nói: em làm thế này tốt, rất đáng khen, em Hà được chị Chi khen bên cạnh được bố mẹ khen cũng thích lắm.
Thi thoảng nhắc lại mức thưởng quy định cho con nhớ, bé thì tần suất nhắc nhiều hơn, lớn thì chỉ cần thỉnh thoảng nhắc và khích lệ động viên các bố mẹ nhé.
3. Cho lựa chọn
Lựa chọn 1. Theo ý con nhưng lựa chọn bất lợi.
Lựa chọn 2. Tranh thủ cài cắm lựa chọn 2 là ý mẹ muốn con làm.
Cách này chị cũng hay dùng khi đã phân tích mà con vẫn không chịu nghe lúc con nhỏ.
Lựa chọn 2. Tranh thủ cài cắm lựa chọn 2 là ý mẹ muốn con làm.
Cách này chị cũng hay dùng khi đã phân tích mà con vẫn không chịu nghe lúc con nhỏ.
4. Tương kế tựu kế
Tương kế tựu kế để dạy con bài học: Cái gì con không muốn đừng làm cho người khác.
Chiêu này chỉ dùng khi đã áp dụng tất cả các cách trên và giải thích thuyết phục nhiều lần con vẫn không chịu nghe, con có những hành động không tốt bố mẹ dạy và yêu cầu từ bỏ nhiều lần không được. Khi dùng tương kế tựu kế bố mẹ làm hành động như của con, thậm xưng lên một chút các cử chỉ, hành động. Sau đó phân tích cho con đã nhận thấy xấu chưa, không ai muốn chơi với người làm các hành động xấu như vậy. Lặp lại vài lần cho đến khi bé đã xấu hổ và nhận thức rõ cái xấu của hành động này và quyết tâm từ bỏ.
Tác giả: Phạm Thị Hoài An
Hướng dẫn cách dạy tiếng Anh cho trẻ em toàn tập Full từ 0 đến 12 tuổi
Reviewed by Thanh Nhat Minh
on
18:29
Rating:
Không có nhận xét nào: