Blogger news

ads

IELTS LÀ GÌ ? Phương Pháp Tài Liệu Kinh Nghiệm Ôn Thi IELTS


IELTS LÀ GÌ ?
IELTS là viết tắt của từ International English Language Testing System (tạm dịch: Hệ thống kiểm tra tiếng Anh quốc tế) được sáng lấp bởi 3 tổ chức ESOL thuộc Đại học Cambridge, Hội đồng Anh và tổ chức giáo dục IDP (Úc) vào năm 1989.
Theo thống kê, có hơn 500 trung tâm tổ chức thi IELTS được thành lập tại hơn 120 quốc gia trên thế giới với hơn 1.000.000 thí sinh dự thi mỗi năm. Chính vì vậy, IELTS là kì thi tiếng Anh chuẩn hóa quốc tế uy tín nhất hiện này và cũng là điều kiện bắt buộc khi nhập cư, tìm việc hoặc du học tại các quốc gia nói tiếng Anh.
Hiện nay, trên thế giới có hơn 6.000 trường Đại Học và các tổ chức giáo dục tại hơn 100 quốc gia (trong đó có rất nhiều trường ĐH lớn ở Anh, Mỹ, Úc, New Zealand…) chấp nhận IELTS.
 
Bài thi IELTS được chia thành 2 loại là: Academic (học thuật) hoặc General training module (đào tạo chung):
  • Academic là loại hình dành cho ai muốn đăng kí học tại các trường đại học, học viên hoặc các chương trình đào tạo sau đại học.
  • General là loại hình dành cho ai muốn học nghề, xin việc hay định cư tại các quốc gia nói tiếng Anh.
Một bài thi IELTS gồm 4 phần nghe, nói, đọc, viết. Đối với 2 loại hình Academic và General sẽ thi chung 2 phần là nghe và nói trong khi phần đọc và viết sẽ có hình thức thi khác nhau tùy thuộc vào loại hình mà thí sinh dự thi. Chi tiết các kĩ năng của một bài thi như sau:

II. Tại sao nên học IELTS?
IELTS sẽ đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh của một người qua đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết vì vậy khi học IELTS các bạn sẽ được rèn luyện toàn bộ tất cả các kỹ năng về tiếng Anh và còn có chứng chỉ IELTS được tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam công nhận là chứng chỉ uy tín. 

II. Cấu trúc đề thi IELTS 
Bài thi IELTS có 4 phần Listening, Reading, Writing, Speaking. Các ứng viên thi IELTS Academic và General Training sẽ có phần writing và reading sẽ khác một chút. 

1. Bài thi nghe (IELTS Listening)  
Bài thi Listening được chia thành 4 phần, kéo dài trong 40 phút. Thí sinh sẽ nghe tất cả các câu hỏi có độ khó tăng dần:
Phần 1: nói về các tình huống đời thường trong cuộc sống
Phần 2: nói về các tình huống hướng dẫn và giới thiệu 1 chủ đề quen thuộc
Phần 3: nói về các tình huống đối thoại giữa ít nhất là 2 người, đây là các cuộc thảo luận có tính chất học thuật hơn.
Phần 4: nói về 1 bài thuyết trình về 1 chủ đề học thuật
Bài nghe sẽ kéo dài trong 30 phút, thí sinh có 10 phút để điền vào phiếu đáp án và phiếu trả lời.


2. Bài thi IELTS Speaking
Tổng bài thi Speaking là khoảng 10-11 phút, trong đó sẽ được chia thành 3 phần bao gồm:
Phần 1: Trả lời một số câu hỏi chung xoay quanh về gia đình, cuộc sống, sở thích…
Phần 2: Thí sinh phải nêu ra một luận điểm về một vấn đề trong cuộc sống thông quá các yêu cầu được trình bày trong cue cards.
Phần 3: Giám khảo sẽ đặt câu hỏi cho thí sinh về các vấn đề mà thí sinh đã trình bày trong phần 2 ở trên.

3. Bài thi IELTS Reading
Bài thi Reading diễn ra trong vòng 60 phút, thí sinh có 40 câu hỏi cần phải trả lời trong thời gian trên. Trong khoảng thời gian đó, thí sinh phải đọc một đoạn văn dài khoảng 1500 từ về một vấn đề nào đó thường được trích từ một bài báo, tạp chí…  và thường là một đề tài thảo luận.
Mỗi đoạn văn sẽ được chia thành các đoạn nhỏ tương đối đều nhau. Ở phần thi này có sự khác biệt giữa 2 loại hình thi là Academic và General đó là nội dung bài đọc. Trong khi bài đọc của academic khá giống với một bài văn luận thì dạng Gereral chủ yếu lại là một đoạn văn miêu tả hội thoại cuộc sống hằng ngày ở các nước nói tiếng Anh.

4. Bài thi IELTS Writing
Tổng thời gian của bài thi Writing là 60 phút, thí sinh được chia thành 2 phần bao gồm:
Phần 1: nhiệm vụ của thí sinh là viết một đoạn văn dài khoảng 150 từ mô tả và giải thích về các bảng biểu, số liệu, biểu đồ, bản đồ… mà đề bài đưa ra.
Phần 2: nhiệm vụ của thí sinh là phải viết một đoạn văn dài khoảng 250 từ để đưa ra một quản điểm, sự việc hay vấn đề nào đó. Bên cạnh đó, thí sinh cần đưa ra các quan điểm cá nhân hoặc trích dẫn kèm các tình huống, ví dụ… đẻ bảo vệ các quan điểm cá nhân đó.
 Lưu ý: Thứ tự của 3 bài thi đầu tiên luôn là Listening, Reading và Writing sẽ được diễn ra và hoàn tất trong vòng một ngày thí sinh đã đăng ký thi IELTS trước đó. Phần thi Nói sẽ được diễn ra trong vòng 7 ngày trước hay sau các phần thi khác, bạn sẽ nhận được giấy thông báo lịch thi Speaking sau khi bạn đăng ký và có xác nhận tổ chức đăng ký thi.

IV. Cách tính điểm cho phần thi IELTS
Điểm của kì thi IELTS được chia theo thang điểm từ 1-9. Ứng với mỗi kĩ năng cũng được chia thành thang điểm tương tự, điểm tổng sẽ dựa vào điểm trung bình cộng của các kĩ năng trên và làm tròn về mức 0,5.
Đối với phần Listening và Reading:
Phần nghe và đọc sẽ có tất cả 40 câu, ứng với số câu đúng sẽ được chia thành các thang điểm như sau:


Đối với phần thi Speaking và Writing:
Đối với phần này, giám khảo sẽ dựa vào các tiêu chí chấm điểm ứng với từng kĩ năng để đưa ra mức điểm của bài thi IELTS Speaking và bài thi IELTS Writing.

V. Đánh giá khả năng tiếng Anh qua kết quả thi IELTS
IELTS không có đậu - trượt, trên phiếu kết quả (giấy chứng nhận kết quả thi IELTS) ghi các thông tin gồm điểm thành phần từng kĩ năng và điểm tổng của toàn bộ kĩ năng. Thang điểm của IELTS được ghi là từ 1-9 và được làm tròn đến 0,5. Qua kết quả của thi IELTS người ta sẽ xếp loại như sau:
0 điểm: IELTS không có 0 điểm, 0 điểm tương ứng với việc thí sinh bỏ thi và không có thông tin nào để chấm bài.
1 điểm - không biết sử dụng tiếng Anh: thí sinh không biết ứng dụng tiếng Anh trong cuộc sống (hoặc chỉ có thể biết một vài từ đơn lẻ).
2 điểm - lúc được, lúc không: gặp khó khăn lớn trong việc viết và nói tiếng Anh. Không thể giáo tiếp thực sự trong cuộc sống ngoài việc sử dụng một vài từ đơn lẻ hoặc một vài cấu trúc ngữ pháp ngắn để trình bày, diễn đạt mục đích tại thời điểm nói - viết.
3 điểm - sử dụng tiếng Anh ở mức hạn chế: Có thể sử dụng tiếng Anh giao tiếp trong một vài tình huống quen thuộc và thường gặp vấn đề trong quá trình giao tiếp thực sự.
4 điểm - hạn chế: có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh giao tiếp thành thạo trong các tình huống cụ thể và gặp vấn đề khi có quá trình giao tiếp phức tạp.
5 điểm - bình thường: có thể sử dụng một phần ngôn ngữ và nắm được trong phần lớn các tình huống mặc dù thường xuyên mắc lỗi. Có thể sử dụng tốt ngôn ngữ trong lĩnh vực riêng quen thuộc của mình.
6 điểm - khá: tuy có những chỗ không tốt, không chính xác và hiệu quả nhưng nhìn chung là sử dụng ngôn ngữ thành thạo. Có thể sử dụng tốt trong các tình huống phức tạp và đặc biệt là trong các tình huống quen thuộc.
7 điểm - tốt: nắm vững ngôn ngữ nhưng đôi khi khôn g có thực sự chính xác, không phù hợp, không hiểu trong tình huống nói. Nói chung là có hiểu các lí lẽ tinh vi và sử dụng tốt ngôn ngữ phức tạp.
8 điểm - rất tốt: hoàn toàn nắm vững ngôn ngữ, chỉ mắc một số lỗi như không chính xác và không phù hợp. Nhưng những lỗi này chưa thành hệ thống. Trong tình huống không quen thuộc có thể sẽ không hiểu và có thể sử dụng tốt với những chủ đề tranh luận phức tạp, tinh vi.
9 điểm - thông thạo: có thể sử dụng ngôn ngữ hoàn toàn đầy đủ.

CÁCH LUYỆN ĐỀ
Làm đề để xem mức độ bản thân hiện tại và cải thiện hướng học tập.
Nếu các em chưa đến ngày thi (còn lớn hơn 1 tháng) thì không nên sử dụng đề thi để luyện
mà các em nên sử dụng đề để xem mình yếu phần nào, hổng ở đâu và học tập nhé!
Các em có thể làm 1 đề và kiểm tra trình độ bản thân, sau một thời gian làm lại xem thử sự
tiến bộ của bản thân như thế nào.
Làm đề trước khi xem đáp án – giải chi tiết!
Để học tập tốt, các em nên làm đề và tự chấm – kiểm tra bài làm của mình rồi mới xem đáp
án, giải chi tiết. Khi đó các em mới rút ra được những bài học cho bản thân mình tốt nhất.
Đừng quên rút ra các điểm hay của hướng dẫn, bài mẫu cho bản thân nhé!
Hãy làm lại thêm lần nữa!
Tất nhiên rồi, sau khi rút ra các điều trên thì các em nên làm lại và áp dụng để ghi nhớ nhé.
Nếu có thể, các em làm lại nhiều lần là tốt nhất ^^
Gần thi, hãy bấm thời gian!
Tạo áp lực, căn thời gian và điều chỉnh lại cách làm bài của bản thân là điều cần thiết trong
mọi kì thi. IELTS cũng vậy các em nhé!

1. Khi nào bạn nên luyện đề?
- Khi các bạn còn đang luyện kỹ năng thì hãy làm 1-2 đề mỗi tháng, chủ yếu để đo lường tiến độ học kỹ năng của mình.
- Khi các bạn cách ngày thi chừng 2 tháng, hãy bắt đầu làm đề liên tục với 1-2 ngày làm 1 đề.
2. Một vài sai lầm phổ biến:
- Bạn rất thích luyện đề và ngốn hết hàng chục trong 2 tuần. Kết quả? Ngay trước khi thi 2 tháng, bạn không còn bộ đề chất lượng nào (bộ đề chuẩn 45 đề của Cambridge và IELTS.org) để luyện cả và phải đi luyện bộ đề ngoài (non-Cambridge). Tất nhiên vẫn có một số đề thi non-Cambridge tốt, mình cũng sẽ chỉ ra những bộ đề này trong một bài chia sẻ khác.
- Bạn chỉ chăm chăm vào kết quả "mình đúng được bao nhiêu câu" mà không quan tâm tới quá trình luyện. Thật ra trong quá trình luyện, sau khi làm hết 1 lượt, bạn phải rà soát từng chỗ một xem mình sai ở đâu và phải làm thế nào để sửa những chỗ sai đó.
- Bạn "thả rông" thời gian. Đây là thói quen xấu, không luyện cho bạn được khả năng lam việc dưới sức ép (ít ra là gần) như phòng thi thật. Đối với mình, với 1 bài 60 phút trong phòng thi, mình luôn tự ép mình luyện ở nhà xong trong 50 phút.
3. Hướng dẫn theo dõi tiến độ luyện:
- Với tất cả các đề làm xong, bạn cần ghi rõ kết quả từng kỹ năng lại (vào file excel chẳng hạn) để theo dõi tiến độ của mình.
- Bạn có thể lấy điểm trung bình của 3 bài liên tiếp làm căn cứ điểm trung bình trình độ hiện tại của mình và xem nó đang đi theo xu hướng nào (làm cho từng kỹ năng).

HỌC LIỆU UY TÍN

Sách đáng tin nhất là sách được xuất bản bởi Đại học Cambridge - đơn vị chịu trách nhiệm nghiên cứu và ra đề thi IELTS chính thức, bao gồm một số cuốn sau a thấy khá hữu ích:
1: Official guide
2: Grammar for IELTS
3: Vocabulary for IELTS
4: Collocation for IELTS
5: Cambridge IELTS practice test 1-12:
Tất cả các đầu sách trên đều có thể download miễn phí tại ielts-share.com
Ngoài ra còn có 1 số trang web chính thức của bài thi IELTS như:
1: ielts.org: Trang web chính thức của kì thi
2: ieltsessentials.com: Trang web của IDP, 1 đơn vị tổ chức kì thi
3: ielts.britishcouncil.org: Trang web của BC, 1 đơn vị tổ chức kì thi
4: ielts-simon.com: Trang web của một cựu giám khảo IELTS

Tài liệu do anh sưu tầm

bit.ly/avenglish
This is my high-quality materials in English of all skills. It includes IELTS, TOEIC, CV, Cover Letter, Vocab , Business, Specific English and so on. This is so good

https://drive.google.com/drive/folders/0B08pMC5vM7GjTmQ5MWJzY3R2RFE
This is 1000 best videos to learn English in youtube

https://www.facebook.com/hieuIT.TDT/posts/1023170774485556
This is some course I collect from unica, edumall

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1024971247638842&id=100003779289624
100 nguồn học anh văn miễn phí

CÁC TRUNG TÂM UY TÍN
  1. ACET
  2. BRITISH COUNCIL
  3. IELTS FIGHTER
  4. ANH NGỮ ZIM

Web edu2review.com để em tìm nơi học phù hợp nhất !

WEBSITE – YOUTUBE LUYỆN AV

2.      listen-and-write.com : luyện nghe qua cách chép chính tả
3.      voicetube.com : luyện nghe qua video có phụ đề - listening quiz
4.      các website chữa IELTS Writing : http://ielts-share.com/mot-website-chua-writing-mien-phi/

6.      ielts-fighter.com : web đọc các bài viết về IELTS, download tài liệu
7.      Web học từ vựng :
quizlet.com
duolingo.com
vocabsushi.com
8.      các kênh youtube:
+ Elight Learning English -> website : elight.edu.vn (kéo xuống dưới cùng đọc phần chủ đề bổ ích)
+ JenniferESL
+ Học tiếng Anh Langmaster
+ BBC Learning English -> (có cả youtube và website)
+ VOA Learning English -> (có cả youtube và website)
+ Britishcouncil -> (có cả youtube và website)
+ IELTS Fighter (youtube)
+ IELTS Liz
+ IELTS Simon
+ Learn English with Let's Talk - Free English Lessons
+ Rachel’s English (giọng Anh - Mỹ)
+ Mr.Duncan (giọng Anh – Anh)
Xem thêm : http://aroma.vn/20-kenh-youtube-hoc-tieng-anh-bo-ich-va-hoan-toan-mien-phi/
9.      YBOX.VN -> search các từ khóa trên ô tìm kiếm , thí dụ “download” để download sách, “IELTS” để đọc blog về IELTS. Ngoài ra đây là web chất lượng cao dành cho hssv, nên đọc mỗi ngày. Gồm các thông tin tuyển dụng - cuộc thi – học bổng – kỹ năng mềm ,…
11.   Web test online :

englishteststore.net
www.ielts-exam.net
www.ieltsonlinetests.com
12.   Học tiếng Anh qua bài hát và phim

studyphim.vn
studynhac.vn

cách học qua bài hát : https://elight.edu.vn/hoc-tieng-anh-qua-cac-bai-hat
cách học qua phim : https://elight.edu.vn/hoc-tieng-anh-qua-phim-anh
13.   App : https://elight.edu.vn/tong-hop-nhung-phan-mem-hoc-tieng-anh-tot-nhat-2016

KINH NGHIÊM ĐI THI IELTS

THỦ TỤC:

Về phần thủ tục cũng khá đơn giản không phức tạp. Bạn nên đến đúng giờ để kịp làm check in trước khi vào phòng thi. Thủ tục check in bao gồm: kiểm tra CMND, lăn tay, chụp hình (con gái phải vén mái lên để chụp), không được mang điện thoại, bút chì, gôm tẩy hay các vật dụng văn phòng phẩm vào phòng thi, lúc thi họ sẽ phát cho mình 2 cây bút chì và 1 cục gôm, nếu bạn làm gãy hay đầu bút chì viết bị cùi thì chỉ cần giơ tay lên là giám thị sẽ thay cho bạn 2 cây mới. Vì phòng thi ở Khách sạn mở máy lạnh nhiệt độ cũng khá thấp nên bạn nên đem theo một chiếc áo khoác mỏng để mặc và mang theo một chai nước đựng trong chai trong không có nhãn mác.

Theo thứ tự thi, lúc nào chúng ta cũng sẽ thi Listening à Reading à Writing vào buổi sáng, và buổi chiều hoặc các ngày sau đó sẽ được hẹn lên để thi Speaking.

1. Listening

– Việc quan trọng nhất trong thi Listening là kiểm tra tai nghe. Tai mà hỏng hoặc tậm tịt thì có là người Anh đi thi điểm cũng không cao được. Khi mới vào, họ thường cho mình thời gian để nghe nhạc và kiểm tra tai nghe. Khi kiểm tra, bạn nên chỉnh volume to một chút để nghe xem có rè không, đồng thời lắc lư để xem tín hiệu truyền đến tai nghe của mình có ổn định không (họ dùng tai nghe Bluetooth hết, chứ không phải tai nghe cắm dây). Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nào không ổn dù là nhỏ nhất, bạn cũng phải giơ tay xin đổi luôn (mình đã trả tiền thi thì họ sẽ phải phục vụ mình cái này, đừng ngại)

– Khi có thời gian xem trước đề, mình thường không xem section 1 mà mở ngay section 4 ra xem trước, đọc và đoán các dạng từ cần điện cho mỗi câu ở section 4, sau đó đến section 3. Chỉ đến khi nào họ đọc example cho section 1 (chỉ có section 1 mới có example) thì mình mới trở lại section 1 để xem

– Khi vào nghe, chỗ nào mà nghe loáng thoáng, lờ mờ là loại luôn, coi như không làm được câu đấy, hoặc nhanh thì ghi ngay cái lờ mờ loáng thoáng ấy của mình ra đề, lát cuối giờ xem lại (nhưng khả năng ăn điểm ở những câu này thú thật chỉ còn 10% với cái lờ mờ ấy, nên tốt nhất là bỏ nó đi và nghe ngay cái sau, kẻo mất cả cái sau). Tuyệt đối không ghi kết quả vào tờ answer sheet lúc này.

– Sau khi làm xong bài nghe người ta cho mình 10ph để ghi kết quả vào tờ answer sheet. Lúc này bạn tha hồ mà ngồi ghi kết quả. Lúc này thì ngoài những câu nghe rõ đã được ghi vào thì chúng ta cũng bắt đầu để ý đến những phần lờ mờ loáng thoáng vừa rồi, xem có đoán được câu nào dựa vào ngữ cảnh không. Chú ý là kể cả những chỗ không làm được bạn cũng cố gắng đoán từ và điền vào cho đủ 40 câu trong answer sheet nhé.

2. Reading

– Với Reading thì mình không làm scan/skim vì nghĩ rằng mất thời gian. Mình chỉ đọc tựa đề và câu đầu tiên để hiểu xem bài này nói về cái gì. Sau đó mình giở ngay questions ra để làm.
– Khi làm bài, mình cố gắng làm đến đâu thì viết ngay kết quả vào answer sheet (vì sau này không có time để làm việc này). Tuy nhiên nếu điều đó gây khó cho bạn trong việc tập trung thì tốt nhất là sau khi làm xong một section bạn nên điền ngay kết quả vào answer sheet trước khi sang tiếp section sau.

– Các bạn cũng nên phân bố thời gian cho từng bài. Mặc dù giờ nhiều người cho rằng độ khó của các section là như nhau nhưng mình nghĩ, chúng ta vẫn nên phân chia theo kiểu 15-20-25 (15ph cho section 1, 20ph cho section 2 và 25ph cho section 3). Như vậy để nếu section 3 có làm xong trước giờ thì còn có time mà xem lại các câu khó ở các section khác

– Khi gặp câu quá khó thì tốt nhất nên bỏ qua để thời gian làm các câu khác, hoặc section khác. Đừng tập trung vào đấy mà mất time.

3. Writing

– Dĩ nhiên là chúng ta làm task 2 trước (cái này thì giáo viên nào cũng dạy thì phải). Tuy nhiên cũng nên dành 30s nhìn qua task 1 (để trong quá trình nghĩ hoặc viết task 2 mà có ý tưởng gì cho task 1 thì ghi draft ngay ra đề)

– Brain-storming để lập dàn ý cho task 2 là việc bắt buộc phải làm, và cũng chỉ làm trong vài phút thôi, nếu ko nghĩ ra nữa thì cứ để kệ nó, trong quá trình viết sẽ nghĩ ra (Nhưng tốt nhất thì vẫn là nghĩ ra được dàn ý hoàn chỉnh trong vài phút đấy, max là 5ph).

– Chỉ viết task 2 trong 40ph thôi chứ đừng xa đà, nếu gần hết 40ph mà chưa xong thì nhanh nhanh mà viết kết luận rồi chuyển sang task 1. Tương tự với task 1 thì khi nào giám thị nhắc còn 5ph hết giờ mà chưa sang phần kết luận thì vội vàng mà cách ra viết kết luận, chứ đừng cố thân bài nữa. Viết xong kết luận rồi quay lại viết nốt cái thân bài cũng được.

– Nên sử dụng tầm 1-2ph để đọc và rà soát lại bài nhằm tìm các lỗi về grammar cũng như spelling (trong đó các lỗi cơ bản như chưa chia động từ, nhầm thì, chưa để ý danh từ số ít, số nhiều xảy ra khá phổ biến).

4. Speaking

– Khi speaking nên tự tin (nói vậy thôi chứ để tự tin thì khó lắm L). Vì chỉ tự tin thì mình mới nói một cách tự nhiên được.

– Một trong những criteria của speaking là họ không thích sự chuẩn bị trước. Nhưng ai trước khi đi thì mà chả ôn luyện, chả chuẩn bị nên làm thế nào để họ biết được rằng mình không chuẩn bị (trong khi thực tế là mình có chuẩn bị) là một điều khá khó. Theo suy nghĩ của bản thân mình, thì việc nói tự nhiên chính là cách để thể hiện “tôi không chuẩn bị”.

– Phần speaking part 1, trả lời ngắn gọn đúng ý thôi, vì phần này chủ yếu để introduction và warm-up. Đừng trả lời dài dòng, càng thể hiện là “tôi đã chuẩn bị rất kỹ”. Tầm 2 đến 3 câu cho một câu hỏi là được. (Cũng đừng trả lời có 1 câu cụt ngủn)

– Phần speaking part 2, nếu họ chưa bảo stop mà mình hết ý thì cứ cố mà nói, nói linh tinh sao cho liên quan một chút đến cái họ cần hỏi là được, đừng để thời gian chết.

– Phần speaking part 3, phần này mình không có gì góp ý vì phần này đòi hỏi tư duy và kiến thức xã hội của từng người. Người nào mà kiến thức xã hội phong phú thì sẽ trả lời được tốt. Hôm mình thi gặp phải đề về an toàn trong việc đi du lịch bằng tàu thủy, nhưng mình không nhớ ra là có vụ đắm tàu tại Vịnh Hạ Long làm chết 10 khách du lịch trước đó. Nếu biết mà đưa thêm vào làm ví dụ thì thể nào cũng tốt hơn.

– Trong toàn phần trả lời, nên có eye contact và body language. Eye contact thì tức là nên nhìn vào giám thị khi mình trả lời chứ đừng nhìn lên trần nhà (nhiều bạn mắc lỗi này lắm). Còn body language thì tay chân cũng vừa phải thôi, ai không giỏi thì cứ ngồi yên cũng được, chứ đừng làm quá, phản cảm lắm, tại cái phòng phỏng vấn nó nhỏ lắm.

Mới học tiếng Anh thì nên học gì?
...
Ai khi mới học tiếng Anh cũng sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng vì không biết bắt đầu từ đâu. Hoặc đang bắt tay vào học nhưng còn thấy quá mông lung và chả đi đến đâu. Hôm nay a sẽ đưa ra một số lời khuyên cho những bạn mới học để có định hướng rõ ràng hơn.
...
1: Học ngữ pháp: Có thể nhiều người khuyên không nên học ngữ pháp ngay ban đầu vì như vậy sẽ khó cho phần nói vì khi nói sẽ phải suy nghĩ nhiều về các quy tắc ngữ pháp và sẽ phản ứng chậm khi giao tiếp. Tất nhiên a không ủng hộ việc học ngữ pháp quá chuyên sâu, nhưng nên học và học cho tốt. Ngữ pháp là nền tảng rất tốt cho việc học sau này (học viết).
=> Vậy học ngữ pháp ở đâu? Đi học thêm hoặc tự học thì mua cuốn "Giải thích ngữ pháp" của Mai Lan Hương, nhà sách nào cũng bán, rất hay, đầy đủ và dễ hiểu. Hoặc có thể download tại: http://www.mediafire.com/file/3hk18zgwhkif1z2/giai-thich-ngu-phap-tieng-anh-beta-english.pdf (bản này hơi xấu)
Hoặc bản đẹp tại: https://www.scribd.com/document/334672220/Gi%E1%BA%A3i-Thich-Ng%E1%BB%AF-Phap-Ti%E1%BA%BFng-Anh-Mai-Lan-H%C6%B0%C6%A1ng
...
2: ĐỪNG học "nói như người bản xứ", học cách giao tiếp dễ hiểu qua việc học phát âm chính xác: Rất nhiều bạn đang bị sa lầy vào việc học để giao tiếp như người bản xứ. No! You CAN'T, at least for the next 10 years. Hãy học phát âm cho dễ hiểu, giao tiếp là quan trọng, nhưng không ai bắt mình phải giao tiếp như người bản xứ cả.
=> Học phát âm như thế nào? Có thể tự học, nhưng sẽ khó với nhiều bạn vì không có ai chỉnh phát âm cho, nguồn học thi khỏi tìm đâu xa cũng khỏi hỏi han tóe loe làm gì, gõ youtube.com là ra hoặc down sách Pronunciation in use gồm 3 bộ về cày là ok
Link : http://ielts-forum.com/threads/tr%E1%BB%99n-b%E1%BB%99-pronunciation-in-use-basic-inter-advanced.729/
...
3: Đừng tìm nguồn học từ vựng nữa, please!!! Từ vựng luôn được học qua việc học các mảng kiến thức khác như ngữ pháp, nghe hay đọc. Nên việc tìm nguồn để học riêng từ vựng là hoàn toàn thừa thãi! Cũng đừng quá tự ti rằng vốn từ vựng mình ít, ít nhưng sử dụng được nhiều còn hơn nhiều mà chả sử dụng được từ nào :))
...
4: Đừng đọc báo nữa!!! Tất nhiên có nhiều người khuyên là nên đọc báo bằng tiếng Anh, but seriously? for beginners? NOOOO!!!! Mn biết hồi trước a đọc cái gì không? MANGA :D Về sau kiến thức chắc rồi thì muốn đọc cái gì cũng được. A bây giờ vẫn thích đọc MANGA tiếng Anh :)) ở trang này: http://www.mangapanda.com/
...
5: Học nghe đúng nguồn: Hãy biết tự lượng sức mình, xem phim? NOOOOOOO!!! Xem cái gì vừa học từ vừa học nghe, và từ vựng dễ, lại nói chậm dễ nghe.
Như kiểu VOA Learning English

PHÂN BỐ THỜI GIAN HỌC IELTS Ở NHÀ

Phân bố thời gian học IELTS ở nhà
...
Đây cũng là 1 câu hỏi nhiều bạn cũng đang thắc mắc. Hqua có bạn hỏi a là phân bố 1 ngày học 4 kĩ năng như thế nào nên hôm nay a cũng muốn chia sẻ 1 chút về câu hỏi này.
Thực ra mỗi người sẽ có cách phân bố thời gian khác nhau tùy vào 'nội lực' cũng như khả năng tiếp thu và thời gian có thể dành ra mỗi ngày. Có người ngày nào cũng học, có người thì mỗi tuần dành ra vài ngày. Còn nếu phải cho lời khuyên thì a sẽ nói như này:
Ngày nào cũng nên tiếp xúc với tiếng Anh tùy vào sở thích của từng người, đọc sách báo, xem các video trên mạng, còn dành ra được bao nhiêu thời gian một ngày thì mỗi người mỗi khác.
Còn về thời gian luyện IELTS.
Có những kĩ năng ngày nào cũng nên luyện tập ít nhiều như nghe hay nói.
=> Mỗi ngày nên dành ra 30-40p làm bài nghe IELTS và 30p luyện tập speaking (có thể chỉ cần lấy bài mẫu ra đọc cũng đươc).
Kĩ năng đọc và viết không nhất thiết ngày nào cũng phải học.
=> Mỗi tuần nên dành ra 3-4 ngày, mỗi ngày tầm 1 tiếng để luyện reading. Còn Writing thì cũng dành ra 3-4 ngày để luyện viết.
Những thời gian trên nếu kết hợp với thời gian học trên trường lớp là vừa đủ.
Không nên dành quá nhiều thời gian ra "cày bừa" thì mình còn phải dành thời gian để nghỉ ngơi và có những việc khác nữa không chỉ là học IELTS.

5 THÓI QUEN LÀM DỐT TIẾNG ANH

1. Tôi học tiếng Anh vì …. kiểu gì về sau cũng dùng ý mà


Học không có mục tiêu rõ ràng khiến bạn thiếu động lực, và không biết thành quả mình sẽ đạt được là gì. Bởi vậy, bạn nên có mục tiêu rõ ràng. Cách đặt mục tiêu như sau:

Tôi muốn:đạt TOEIC đạt 650 trong vòng 3 tháng
Để đạt mục tiêu đó, tôi sẽ học: mỗi ngày 2 tiếng vào buổi tối
Tôi sẽ kiểm tra lại mục tiêu: mỗi cuối tuần, bằng cách làm test và ghi chép lại điểm
Phần thưởng: 1 tiếng facebook khi hoàn thành xong
Phật có răn con người: Kẻ thủ lớn nhất của đời người là chính mình. Bởi vậy, để cải thiện hiệu quả học, bạn phải cải thiện chính từ trong suy nghĩa, trong mục tiêu bản thân

2. Chọn Tiếng Việt là ngôn ngữ sử dụng khi dùng Facebook hoặc Gmail


Bởi vậy, bản nên sửa ngay ngôn ngữ hiển thị của Facebook, Gmail thành tiếng Anh.Bên cạnh đó khi xem Youtube, hãy thử cố gắng chọn chương trình thú vị nhất, không cần ấn nút CC bật phụ đề để rèn luyện khả năng nghe, phản xạ ngôn ngữ và lây nhiễm được giọng đọc Mỹ siêu chuẩn từ những clip thú vị đó.Học một ngôn ngữ, bạn cần một môi trường để bạn được đắm mình trong nó. Nhưng bạn lại thường có những thói quen thiếu chủ động, lười biếng, ít sử dụng tiếng Anh trong những hoàn cảnh thường ngày.

3. Tư duy tiếng Anh theo kiểu người Việt

Chắc hẳn bạn đã hoặc đang trải qua quy trình:

Người Việt: Cô giáo đặt một câu hỏi bằng tiếng Anh => thầm dịch nó ra thành tiếng Việt trong đầu để hiểu => trả lời bằng tiếng Việt trong đầu => dịch ra tiếng Anh để trả lời cô.

Người Anh: Cô giáo đặt một câu hỏi bằng tiếng Anh => trả lời bằng tiếng Anh

Tư duy như vậy khiến bạn sẽ chậm bằng nửa người Anh trong tư suy. Bởi vậy cần luyện tập tư duy sang tiếng Anh luôn, ngăn cấm bản thân không được dịch. Lúc đầu sẽ chậm nhưng về sau bạn sẽ thấy hiệu quả.


4. Học tiếng Anh theo kiểu khôn lỏi

Chắc hẳn bạn hoàn toàn có thể tìm thấy trong vở mình những dòng chữ phiên dịch: Teacher (tít chờ), student (stu đừn). Hoặc nhiều khi bạn sẽ hoc một cách máy móc ghép cấu trúc tiếng Anh như làm toán một cách máy móc.

Học ngôn ngữ là học một môn nghệ thuật. Bởi vậy, bạn cần mềm dẻo và linh hoạt hơn.  Ngôn ngữ cũng là cách dùng các âm thanh theo thói quen từ lâu đời nay. Bởi vậy, nghe nhiều và bắt chước theo một cách linh hoạt sẽ là phương pháp học thú vị nhất.

5. Nghĩ rằng “có tiền đến trung tâm học thì mới giỏi được”

Không biết có điều trùng hợp gì không khi nhiều thiên tài đều không đến lớp mà chỉ học ở nhà. Bởi học tại nhà tạo ra sự linh hoạt, sự chủ động gấp bội cho người học. Chúng ta sẽ thử làm 1 phép so sánh

Học trung tâm: 2 tiếng học + 1 tiếng đi lại + 1 tiếng nghỉ ngơi sau khi đến lớp, ăn uống, chuẩn bị làm các việc khác + 1 triệu đồng 1 tháng

Học tại nhà: 2 tiếng học + 0 tiếng đi lại + 0 tiếng chuẩn bị làm việc khác + 30 nghìn đồng 1 tháng

Thế giới đang thay đổi và việc học của con người cũng vậy. Liệu trường học có sụp đổ và học Online lên ngôi hay không thì đó còn là một câu hỏi lớn. Nhưng chắc chắn, bạn đã nhận ra học Online tại nhà sẽ tiện hơn và rẻ hơn. Hãy chọn một ứng dụng phù hợp, uy tín, đầu tư tiền học rất rẻ, và thoải mái, chủ động học tập và tiến bộ lên trông thấy. Bạn có sẵn sàng thử?

CÁCH HỌC TIẾNG ANH ONLINE

Hiện nay, có 2 hình thức chính để học tiếng Anh, 1 là học offline theo phương pháp truyền thống, 2 là học tiếng Anh online. Phương pháp thứ 2 đang được rất nhiều người lựa chọn, nhất là đối với những ai đã đi làm, bận rộn với công việc và không có quá nhiều thời gian. Nhiều người học là vậy nhưng không phải ai cũng biết cách học tiếng Anh online hiệu quả. Nếu bạn đang lựa chọn phương pháp học tiếng Anh trực tuyến thì đừng bỏ qua 3 bước dưới đây nhé!


Học tiếng Anh online hiệu quả
1. Học tiếng Anh online muốn hiệu quả phải xác định được mục tiêu

Đầu tiên nếu bạn muốn học tiếng Anh online hiệu quả, bạn phải đề ra mục tiêu cho chính mình. Bạn sẽ học giao tiếp, ngữ pháp hay luyện các kỹ năng nghe trong thời gian bao lâu. Ví dụ bạn muốn đầu tư để cải thiện trình độ giao tiếp tiếng Anh trong vòng 3 tháng. Với thời gian đó bạn phải học những gì, học như thế nào, thực hành ra sao. Có như vậy mới đạt được hiệu quả đặt ra.

2. Xác định nội dung khi học tiếng Anh online

Nội dung bạn muốn tập trung khi học là gì. Để xác định được học cái gì thì việc đầu tiên bạn phải chú ý đến nhu cầu hiện tại. Ví dụ bạn đang muốn nâng cao vốn từ vựng thì nên tập trung vào các khóa học từ vựng online. Tham khảo các phương pháp học từ vựng khác nhau như hình ảnh, học qua video, học qua flashcard hay học từ vựng về các chủ đề ăn uống, giải trí, công việc…sẽ giúp bạn nhớ hơn rất nhiều.

Hay bạn muốn củng cố lại kiến thức ngữ pháp tiếng Anh với các khóa học tiếng Anh online hiệu quả thì đừng quên tìm hiểu những video bài giảng ngữ pháp. Nhiều người cho rằng học ngữ pháp tiếng Anh khô khan nên học qua video sẽ hiệu quả hơn nhiều đó. Cố gắng làm thật nhiều bài tập sẽ giúp bạn ghi nhớ kiến thức tốt hơn.

Các bạn có thể làm các bài test để kiểm tra trình độ tiếng Anh của bản thân. Qua các bài test sẽ biết mình đang yếu phần nào, phần nào cần cải thiện để từ đó có thể tập trung và dành thời gian ôn luyện.

Một bí quyết nữa dành cho các bạn khi lựa chọn học tiếng Anh online hiệu quả đó là tham khảo các phần mềm khác nhau để luyện tập hàng ngày. Hiện nay có rất nhiều phần mềm học tiếng Anh trên máy tính và trên điện thoại, các bạn có thể download ứng dụng về máy để thực hành. Điện thoại thông minh cũng có nhiều tiện ích giúp các bạn học tiếng Anh tốt hơn, vậy tại sao không download về máy để có thể học mọi lúc mọi nơi.

3. Đừng quên tìm cho mình người bạn đồng hành

Nếu có một người bạn đồng hành, một người cùng bạn phấn đấu thì chắc chắn việc học tiếng Anh online hiệu quả hơn đó. Đó có thể là người bạn cùng khóa học, người bạn thân hay người giỏi tiếng Anh hơn bạn. Nếu có bạn đồng hành nhiều kinh nghiệm và trình độ tiếng Anh tốt hơn thì rất tốt cho bạn đó, họ sẽ là người giúp bạn định hướng, chỉ ra những lỗi sai, lỗ hổng trong kiến thức và gợi ý cho bạn phương pháp học phù hợp nhất.

Nhiều bạn muốn cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh đã tìm đến những người bạn nước ngoài. Bạn có thể tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh hay tham gia các nhóm chat trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo… để có thêm cơ hội nói chuyện với người nước ngoài nhé.

Trên đây là 3 bước giúp bạn định hướng cách học, mục tiêu đạt được sau khi học là gì và làm thế nào để không lãng phí thời gian khi học. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo các khóa học tiếng Anh online hiệu quả của Elight để có lộ trình “chuẩn” và tìm ra phương pháp học phù hợp nhất cho bản thân nhé.

HỌC 10 NĂM SAO VẪN DỐT

Không biết mục đích học

Tại các trường học ở Mỹ, ngay trong buổi học đầu tiên các thầy cô luôn hỏi học sinh/sinh viên của mình rằng “Các em học môn này để làm gì?”. Thực tế cho thấy, hơn 80% học sinh/ sinh viên sẽ học tập hiệu quả hơn nếu giáo viên hướng cho chúng thấy mục đích của việc học tập môn này là gì? Chính bởi vậy, ngay từ những năm Tiểu học, chúng ta đã bắt đầu học tiếng Anh NHƯNG rồi kết quả thực sự cũng không có gì nổi trội cả. Rõ ràng, không biết mình sẽ đi đâu hay đi để làm gì đồng nghĩa với việc sẽ “đi lang thang” hay “đi linh tinh” mất rồi.

Học từ vựng theo kiểu “chép phạt”

Bạn còn nhớ những quyển vở chép từ tiếng Anh những ngày còn đi học đã dày tới mức nào không? Cứ sau một buổi học với cả chục từ mới và rồi thầy cô giáo sẽ giao một bài tập nhỏ về nhà, đại loại như “5 dòng 1 từ !” hay khủng hơn thì “10 dòng 1 từ !!!” . Thế nên chúng ta hầu hết ít khi cần làm thêm bài tập luyện chữ, bởi sau những phần “homeworks” này thì 1 là chữ sẽ tuyệt mỹ và đều đẹp, 2 là sẽ không ai nhìn ra đấy là chữ gì.

Theo một cuộc khảo sát giáo dục gần đây đã cho thấy, hơn 65% học sinh/sinh viên Việt Nam đã và đang học theo chế độ này. Thậm chí vừa qua, đoạn Video phỏng vấn những bạn học sinh nói tiếng Anh trên đường phố đã gây shock cho rất nhiều người. Bởi những câu hỏi rất quen thuộc đơn giản học thuộc lòng từ cấp 1 như “How are you? – Bạn khỏe không?”….Nhưng tất cả đều trả lời không đúng. Chúng ta thường ít khi tự chủ động tìm tòi hay học hỏi, nhất là với môn tiếng Anh nên kiến thức chỉ phụ thuộc vào vài ba tiết học trong tuần của thầy cô giáo. Chính vì không luyện tập thường xuyên, chỉ học khi “bắt buộc phải học” .

Môi trường học tập không phù hợp
Hãy tưởng tượng xem nếu bạn chỉ thích học một mình mà lại phải đến lớp học cùng cả một nhóm người náo nhiệt liệu bạn có học tốt không?

Hay bạn thích học trong môi trường càng sôi động càng tốt nhưng bố mẹ lại lựa chọn phương pháp học gia sư cho bạn?

Môi trường học tập quyết định đến 40% kết quả học tập, hãy chủ động tìm kiếm môi trường thật phù hợp với năng lực, mong muốn của bạn để đảm bảo việc học tiếng Anh đạt được thành quả lớn nhất.

Hãy chọn cách học tiếng Anh online nếu bạn không có thời gian đi lại cũng như chi phí học trung tâm quá lớn, hay cách học nhóm 3-5 người nếu bạn thích có người cùng giao lưu, học hỏi với mình hoặc chọn gia sư 1-1 nếu cách học này đảm bảo khiến bạn thấy hào hứng va phấn khích

78% học sinh tốt nghiệp cấp 3 giỏi ngoại ngữ đều không biết giao tiếp tiếng Anh, phần giỏi ở đây hầu hết được đánh giá nhiều bởi ngữ pháp. Thế nên khi bước ra môi trường mới, các em học sinh hoàn toàn “mất niềm tin” vào khả năng tiếng Anh của mình với rất nhiều kiến thức ngữ pháp nhưng giao tiếp lại chẳng biết phát âm sao cho chuẩn hay dùng từ ngữ, câu cú như thế nào.

Và còn rất rất nhiều lí do khác………….đằng sau. Trên đây chỉ là vài lí do cơ bản nhất khiến rất nhiều học sinh/ sinh viên Việt Nam học tiếng Anh bền bỉ đến cả chục năm nhưng rồi vẫn “dốt” ! Theo bạn, chúng ta nên làm gì tiếp theo?

HÀNH TRÌNH TỪ SỐ 0

Phần 1: Người mất gốc bắt đầu học tiếng Anh từ đâu?

Kinh nghiệm của Phương là học từ các tình huống giao tiếp cụ thể. Học đủ 4 kỹ năng vì 4 kỹ năng bổ trợ nhau rất tốt tạo nền tảng cơ bản để phát triển khả năng ngôn ngữ. Với kinh nghiệm của Chang, người mất gốc nên bắt đầu từ việc học cách phát âm đúng. Học từ bảng 44 phiên âm IPA khi nhìn thấy mặt chữ mới nào cũng có thể đọc đúng được, tạo động lực học tốt hơn rất nhiều khi có thể đọc đúng tất cả các từ mới gặp lần đầu. Các kiến thức ngữ pháp cơ bản đã được học từ lớp 1 – 12 trong quá trình học sẽ bổ sung các kiến thức về ngữ pháp, từ vựng sau. Phần phát âm là phần dễ nhất trong việc học tiếng Anh nên bắt đầu càng dễ thì học mới không thấy nản, thấy hào hứng học hơn.

Phần 2: Học phát âm như thế nào?

Nói chuyện nhiều bằng tiếng Anh, với người nước ngoài thì càng tốt để dần dần trong khi giao tiếp mình sửa cách phát âm cho chuẩn hơn. Học bằng cách quan sát và bắt chước lại trong giọng điệu của từng ngữ cảnh giao tiếp cụ thể. Cách học khi không có cơ hội giao tiếp với người nước ngoài là học qua Youtube. Các bạn mới bắt đầu học thì nên học các video luyện phát âm của người việt trước vì giáo viên người việt sẽ hướng dẫn dễ hiểu hơn (bằng tiếng Việt). Sau đó, khi trình độ tốt hơn có thể nghe series video dạy phát âm của người bản ngữ của Anh hoặc của Mỹ. Cô Trang cũng đã xây dựng series dạy phát âm trên kênh Youtube:www.youtube.com/ElightLearningEnglish các bạn có thể theo dõi để tự học cách phát âm. Lời khuyên là mỗi ngày học 2-3 âm và chú ý các âm khó như /ʃ/ , /tʃ/, /æ/ phải luyện tập nhiều hơn để nói được đúng.

Phần 3: Làm sao để nói tiếng Anh tự nhiên?

Phát âm đúng thì nói sẽ nhanh hơn và trơn tru hơn vì trong cách nói tiếng Anh phần quan trọng là trọng âm sẽ ảnh hưởng đến tốc độ và nhịp điệu nói trong câu. Khi phát âm đúng trọng âm thì khi diễn đạt 1 câu sẽ tự nhiên như người bản ngữ. Tự tin hơn, và chuẩn bị sẵn những điều mình sắp nói trong đầu để diễn đạt tốt hơn. Không cần phải bắt chước giống y hệt người bản ngữ mà chỉ cần nói đúng và biểu đạt ngôn ngữ theo cách của riêng mình vì mỗi người có 1 giọng nói và cách nói khác nhau.

Phần 4: Listening

Nghe những thứ mình thích nghe để tránh nhàm chán mà không hiệu quả: các thể loại film, nhạc nước ngoài,… Cách học: Xem có sub Việt trước để hiểu vấn đề. Sau đó, bật sub tiếng Anh lên để quen mặt chữ, cấu trúc câu. Cuối cùng là tắt hết sub đi để học nghe tốt nhất. Nên bắt đầu bằng 1 bộ phim ngắn để không thấy nản và có thể học hiệu quả nhất. Ví dụ 1 số phim: Extra, how I met your mother..

Phần 5: Học Từ vựng như thế nào?

Nếu học từ vựng giao tiếp cơ bản thì nên học qua lời các bài hát tiếng Anh vì các từ vựng này thường xuyên dùng trong giao tiếp. Dùng nhiều từ khác nhau để để cùng nói về 1 sự việc với các hình thái tâm trạng khác nhau. Nếu học từ vựng để tham gia các cuộc thi như IELTS, TOEIC thì phải đọc nhiều hơn. Đọc từ bài ngắn, đơn giản đến các bài dài như báo nước ngoài, sách nước ngoài.

Phần 6: Người bận rộn phải học tiếng Anh như thế nào?

Tận dụng thời gian rảnh với các công cụ dễ sử dụng như máy tính, điện thoại để tranh thủ học tiếng Anh.Tự tạo môi trường tiếng Anh cho mình bằng việc kết bạn với người nước ngoài và nói chuyện nhiều qua mạng, hát tiếng Anh mỗi khi nghỉ ngơi.Chia nhỏ mục tiêu và lộ trình học của mình ra thành ngày cụ thể, giờ học cụ thể và thời gian hoàn thành. Phương pháp tốt nhất là học tiếng Anh online để tiết kiệm thời gian và có thể học mọi lúc mọi nơi, theo khung giờ riêng của từng người.

HỌC NÓI TIẾNG ANH ?

Cách học “bắt chước”

Tại sao lại gọi là “bắt chước” ? Như bạn biết đấy, SPEAKING là kĩ năng khiến hầu hết mọi người choáng ngợp vởi độ khó của nó. Nếu như Listening, Writing hay Grammar bạn có thể tìm hàng đống tài liệu để mày mò thì cách học nói tiếng Anh hiệu quả nhất lại là chăm chỉ “bắt chước”. Bạn đã từng nghe những bản tin như BBC, CNN, VOA, Discovery Channel, Cartoon Network, nghe nhạc hay xem phim ? Đừng ngại ngùng, hãy mạnh dạn bắt chước lại cách nói hay cách nhấn nhá câu, chữ của họ. Chẳng mấy chốc bạn sẽ bất ngờ vì “Mình nói cũng giống y thế rồi cơ đấy!”

Học nói tiếng Anh từ môi trường chuẩn nhất

Cách học nói tiếng Anh hiệu quả nhất là khi bạn tiếp cận với môi trường nói tiếng Anh bất kì và rèn luyện trong chính môi trường đó. Môi trường là yếu tố vô cùng quan trọng đối với người học ngôn ngữ. Chỉ cần có môi trường tích cực, bạn sẽ “lên tay” chóng mặt. Đối với Tiếng Anh, một ngôn ngữ phổ biến có tính chất toàn cầu, tìm môi trường nói không hề khó. Câu lạc bộ tiếng Anh là nơi hội tụ nhiều người mê và ham học Tiếng Anh. Bạn hãy chịu khó xin lịch họat động các câu lạc bộ và chăm chỉ đến nói chuyện cùng các thành viên câu lạc bộ. Chắc chắn việc học nói tiếng Anh sẽ hiệu quả đến nhanh chóng luôn nhé !

Hãy nói thật nhiều

Ngay cả khi vốn từ mới hay ngữ pháp chưa đủ, bạn cũng cứ nói “thả phanh” và nói… nửa Anh nửa Việt vì cách luyện tập này làm bạn có thói quen và nhu cầu dùng Tiếng Anh giao tiếp hàng ngày. Cách học nói tiếng Anh này nếu được duy trì tốt rồi sẽ đến lúc cứ không nói Tiếng Anh vài ngày, bạn có thể sẽ được tận hưởng cảm giác “nhung nhớ” ấy chứ. Nói thường xuyên và cùng bạn bè sửa lỗi cho nhau là cách học tập năng động, tích cực và hiệu quả nữa. Hãy cùng thử ngay nào !
Ngữ Điệu

Đừng bỏ lỡ ngữ điệu khi bạn đang học nói tiếng Anh nhé. Đây là sai lầm khiến nhiều bạn trẻ thất bại trong việc nói tiếng Anh cho chuẩn. Chính bởi chúng mình thường quan trọng những vấn đề về ngữ pháp hơn nên trong cách học nói tiếng Anh cũng dẫn đến việc ưu ái quan tâm Ngữ pháp hơn mọi vấn đề khác. Trong nhiều tình huống, giọng điệu sẽ tốt hơn là ngữ điệu dở. Tồi tệ nhất là khi một người lên giọng và xuống giọng quá nhiều ở mọi từ. Một điều nữa là bạn nên tránh là lên giọng ở cuối câu (trừ khi đó là câu hỏi Yes – No, hay câu mang tính chất mời lịch sự). Để điều chỉnh cho thích hợp ngữ điệu, thì bạn nên nghe vài file audio cung cấp bởi người bản địa. Bạn sẽ có cách học nói tiếng Anh đúng ngữ điệu. Sau khi nghe, bạn sẽ ghi âm lại ngữ điệu của bạn, và đối chiếu xem có giống nhau không? Nếu không nên tìm và sửa lại cho đúng. Hãy thận trọng! Đừng đi vào vết xe đổ của hàng nghìn người nếu bạn muốn nói thật hay như người bản xứ nhé !

Cách học nói tiếng Anh – Tốc độ nói

Một lỗi thường gặp của những người muốn nói Tiếng Anh lưu loát là thường nói quá nhanh khiến người nghe không thể nắm bắt kịp người đối diện. Nhằm mục đích cải thiện khả năng giao tiếp tiếng anh của bạn, và để người khác ít phải nói “Excuse me” hơn. Lời khuyên của Western English dành cho những người muốn học Tiếng Anh giao tiếp có hiệu quả là “Hãy nói chậm lại và nói rõ ra, phải đảm bảo là có khoảng nghỉ giữa các từ với nhau cho những từ khó phát âm”. Thật là đơn giản phải không? Đây là cách học nói tiếng Anh rất nhanh chóng bởi để nói nhanh mới khó còn nói chậm hay vừa phải là là điều dễ dàng hơn rất nhiều. Nào cùng cố gắng luyện tập ngay nhé!

HỌC VIẾT ?

1.  Luyện đọc nhiều hơn: Luyện đọc thường xuyên giúp bạn tích lũy thêm nhiều từ vựng và cấu trúc mới. Những quyển sách luôn chứa đựng rất nhiều kiến thức và cách hành văn hay. Bạn nên đặt một quyển sổ nhỏ bên cạnh khi đọc dùng ghi chú lại những ý hay khi cần. Cách học này rất chủ động và tự nhiên, tránh được cảm giác ngán ngẩm khi bạn ngồi vào bàn học.

2.  Xác định mục đích bài viết: Một email phàn nàn về dịch vụ của công ty sẽ khác với email giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, hay một bài luận về tình hình xã hội khác với bài luận để xin học bổng. Phân tích rõ đối tượng và mục đích bài viết giúp bạn lựa chọn được cách hành văn thật phù hợp và chính xác.

3.  Sử dụng ngay những từ vừa học: Một đặc điểm dễ nhận thấy là chúng ta chỉ thường sử dụng 2/3 trên tổng số vốn từ chúng ta biết. Do đó, trong quá trình luyện viết, bạn nên cố gắng áp dụng những từ bạn vừa học vào câu. Một cuốn sổ tay ghi chú từ mới là điều cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn dễ nhớ từ mới, làm văn phong phong phú hơn và tránh lặp từ.

4.  Lập dàn ý chi tiết: Ngạn ngữ có câu “If you don’t know where to go, then you’ll go to place you don’t want”. Lập dàn ý chi tiết giúp bạn có cái nhìn tổng quát về cấu trúc bài viết, cũng như lựa chọn ý tưởng trình bày thật chuẩn xác. Điều này quan trọng với mọi bài viết và trong bất cứ ngôn ngữ nào.

5.  Viết những điều bạn thích: Động lực chính là yếu tố quan trọng khiến bạn học tập/làm việc. Đừng miễn cưỡng viết các vấn đề quá khó hoặc không thân thuộc với bạn. Trước hết, hãy tập trình bày những chủ đề bản thân bạn thật sự yêu thích bằng tiếng Anh và cố gắng hoàn thiện bài viết tốt nhất có thể. Sau đó, nhờ giáo viên góp ý cho bạn, chắc chắn bạn sẽ có cảm giác rất vui và nhiều động lực viết tiếp sau khi nhận được phản hồi.

Không phải ngẫu nhiên khi có nhận định kỹ năng viết chính là một trong những “bệ phóng ngầm” giúp bạn thành công trong công việc và học tập. Anh Thanh Hiếu - trưởng phòng kinh doanh của một tập đoàn đầu tư lớn tại TP.HCM - cho biết: “Tôi từng tự tin với vốn tiếng Anh khá, đặc biệt là nghe và nói nhưng công việc thực tế khó hơn nhiều, đòi hỏi tôi thường xuyên giao tiếp bằng email và soạn thảo kế hoạch trình lên lãnh đạo. Vốn rất ngại writing nhưng vì công việc nên tôi phải nhanh chóng cải thiện”.

Trau dồi kỹ năng viết liên tục, bạn sẽ dễ dàng chinh phục những mục tiêu trong ngắn hạn, từng bước thành công như mong đợi trong dài hạn.

5 cách giúp bạn luyện đọc tiếng anh chuẩn nhất

Đọc hiểu tài liệu tiếng Anh là cơn ác mộng, để có thể thăng tiến được trong sự nghiệp và tiếp thu được kho tri thức rộng lớn của thế giới thì đối mặt với cơn ác mộng đó dường như lại là bước đi đầu tiên cơ bản nhất.

Đọc tiếng anh là một kỹ năng như mọi kỹ năng khác, của tất cả các loài, chẳng riêng gì còn người, mà đã là kỹ năng thì chỉ giỏi được khi 1 – là có năng khiếu, 2 – là rèn luyện thật nhiều. Vậy nếu bạn thấy mình không có năng khiếu, thì tin buồn cho bạn là bạn chỉ có đường luyện tập thật nhiều , tuy nhiên tin vui là bạn có thể luyện tập 1 cách vui vẻ :). Và cả những bạn có năng khiếu nhưng muốn trở nên siêu hơn thì cũng nên luyện tập, cái gì mình đổ tí mồ hôi ra thì cũng bền vững hơn là ngồi ăn không.

Vượt qua nỗi sự hãi và sự lười biếng khi luyện đọc tiếng anh

Điều cơ bản nhất trong quá trình luyện tập, là vượt qua được nỗi sợ và sự lười biếng. Hãy giơ tay nếu bạn cảm thấy buồn ngủ khi chưa đọc được quá 3 trang? Điều này xảy ra đơn giản vì bạn không hào hứng với những gì bạn đọc được, có thể đây là môn học bạn rất ngán, hoặc quá nhiều từ mới.

Để khắc phục được điều này, các bạn cần nhớ lại mục đích tại sao mình cần đọc quyển sách này, và đặt quyết tâm là phải đọc cho bằng hết những cái cần đọc, quyết tâm như thế!

Ngoài ra để không bị ngủ và không tập trung khi đọc thì cần chọn đúng lúc đúng chỗ nữa, không nên đọc khi quá mệt, hoặc khi có người xem ti vi bên cạnh. Nên chọn một nơi đủ ánh sáng, đủ yên tĩnh, đọc vào lúc cơ thể cảm thấy thoải mái và muốn đọc.

Kinh nghiệm luyện đọc tiếng anh

Luyện đọc tiếng anh từ những thứ hay ho & hữu dụng hơn:

Nếu thời gian của bạn không quá eo hẹp, hãy tập cho mình thói quen đọc sách tiếng Anh, truyện ngắn và tiểu thuyết là lựa chọn tốt để bắt đầu thói quen này. Các bạn có thể sử dụng bộ Penguin Reader ở trong link dưới đây (hi vọng là không bị ban vì chia sẻ tài liệu không có bản quyền.

https://www.mediafire.com/folder/l9dyy419a45re/Penguin%20Reader

Ngoài ra để phát triển chuyên môn và theo dõi thời sự các bạn nên thường xuyên theo dõi các báo và tạp chí online liên quan đến ngành của mình. Dưới đây là một số trang tôi thường theo dõi:

http://www.businessinsider.com/
http://www.marketingmag.com.au/
http://www.economist.com/
http://techcrunch.com/
http://blogs.hbr.org/
Để tiết kiệm thời gian, thay vì vào đọc từng trang đó hàng ngày, bạn có thể dùng phần mềm đọc RSS feed, chi tiết về RSS feed chắc tôi sẽ phải chia sẻ trong một bài khác. Vì tôi sợ rằng viết bài này quá dài sẽ phản tác dụng, hic hic.

Tóm lại, tạo cho mình thói quen đọc những thứ mà mình thấy hứng thú và hữu ích sẽ dần làm bạn ngày càng yêu tiếng Anh hơn, vì bạn cảm nhận rất rõ ràng nó đang thực sự mang lại lợi ích cho bạn, một thứ lợi ích thiết thực mà bạn đang đi tìm kiếm chứ không phải đơn giản chỉ là đọc mấy cái quyển giáo trình.

Tăng cường và tận dụng vốn tiếng Anh của mình

Nếu vốn từ vựng tiếng anh của bạn quá ít, hay tra nghĩa tất cả các từ bạn không biết trước khi bạn đọc, để khi đọc bạn có thể phán đoán nghĩa đúng của nó trong văn cảnh này là gì, ý của đoạn là gì, để có thể hiểu nhanh hơn, giảm độ chán khi đọc. Từ điển tôi hay dùng là vi.wiktionary.org và tratu.soha.vn. Ở trình độ cao hơn bạn nên chịu khó đoán từ hơn trước khi tra, dựa vào văn cảnh, và sử dụng từ điển Anh Anh như: dictionary.reference.com hoặc dictionary.cambridge.org. Với các tài liệu chuyên ngành nào các bạn nên dùng thêm từ điển chuyên ngành đó, ví dụ như businessdictionary.com tra từ sẽ hiệu quả và đúng nghĩa hơn.

Một kỹ năng cực kỳ quan trọng khi đọc đó là phân tích ngữ pháp câu. Câu trong tài liệu thường rất dài và có nhiều vế, bởi thế nếu không nắm được đâu là ý chính đâu là ý phụ, cái nào giải thích cho cái nào thì sẽ rất khó hiểu.

VD như câu:

    Forms include monopoly (in which there is only one seller of a good), duopoly (in which there are only two sellers of a good), oligopoly(in which there are few sellers of a good), monopolistic competition (in which there are many sellers producing highly differentiated goods), monopsony (in which there is only one buyer of a good), and oligopsony (in which there are few buyers of a good).

    (trích từ http://en.wikipedia.org/wiki/Economics)

Là một câu dài kinh khủng, nhìn lúc đầu thấy hơi ghê, tuy nhiên nếu hít 1 hơi, bình tĩnh phân tích cấu trúc câu thì sẽ thấy câu này thực ra rất đơn giản và dễ hiểu: Forms (chủ ngữ); include(động từ chính); monoply, duopoly, oligopoly, monopolistic competition, monosony, oligopsony (đều là bổ ngữ). Câu này nghĩa là các dạng (forms ở đây nghĩa là các dạng thị trường, theo văn cảnh ở đoạn trước câu này) bao gồm(include) các loại này: độc quyền bán, độc quyền mua, độc quyền nhóm…, còn các phần trong ngoặc của câu là giải thích cụ thể cho từng bổ ngữ. Đi từ tổng quát đến cụ thể sẽ giúp bạn hình dung dễ dàng ý nghĩa của câu. Các bạn sẽ thấy tiếng Anh chuyên ngành về thực chất chẳng có gì khó ngoài vấn đề từ vựng.

Practice doesn’t make perfect, perfect practice makes perfect

Để có được kỹ năng đọc tiếng anh ngày càng “xịn hơn” các bạn hãy tham khảo 2 bí kíp dưới đây:

Trong các truyện của bộ Penguin Reader như đã giới thiệu ở trên (download link) mỗi truyện đều có phần câu hỏi ở cuối, các bạn nên chuyển xuống phần Before reading questions, đọc và trả lời các câu hỏi gợi mở trước khi đọc, sau khi đọc xong lại quay xuống trả lời các câu hỏi After reading để hiểu rõ hơn về câu chuyện đang được kể. Bộ truyện này được thiết kế theo 6 level, từ dễ đến khó, bao gồm những truyện từ hay ho đến rất hay ho để các bạn không bị chán khi đọc. Mỗi ngày các bạn chỉ nên đọc 1 truyện, nên tạo cho mình thói quen bền vững, hơn là ngày thì đọc liền 3 truyện ngày chẳng đọc truyện nào.

Một trang web rất thú vị nữa để rèn luyện kỹ năng đọc là http://breakingnewsenglish.com/. Trang này bao gồm rất nhiều tin tức đặc biệt (như là một cô người Úc cưới 1 cây cầu đá ở Pháp hay đọc để biết Facebook selfies là cái gì..v.v..) và tin tức được cập nhật thường xuyên(thông thường khoảng 2 ngày/lần). Cái hay nhất là mỗi tin này đã được soạn ra thành bài tập tiếng Anh của tất cả các kỹ năng, thậm chí còn chia level, từ dễ đến khó, cả nghe lẫn đọc. Đặc biệt có phần speed reading trong mỗi bài (VD như bài này) để có thể luyện đọc nhanh hơn, có các tốc độ 100 – 400 từ / phút, sau khi đọc xong trả lời các câu hỏi bên dưới xem hiểu đến đâu. Một cách rất hấp dẫn để tăng khả năng đọc nhanh.

Bạn hãy tìm thêm cho mình những phương pháp tốt nhất để rèn luyện kỹ năng, nhưng quan trọng là PHẢI KIÊN TRÌ VỚI NÓ.

Hãy nói về những thứ bạn đọc được trong quá trình luyện đọc tiếng anh
“Chém gió” về những điều mình đọc được trong sách ngoài việc mang lại cho bạn một hình ảnh đẹp trong mắt mọi người (đương nhiên là “chém” cũng có mức độ thôi), còn làm cho bạn cảm thấy thấm thía hơn, hạnh phúc hơn với những điều mình đọc được từ sách vở, và trở thành động lực để bạn đọc nhiều hơn nữa. “Chém” được bằng tiếng Anh thì càng tốt. Các bạn có thể tham gia những diễn đàn, facebook group tiếng Anh về chuyên ngành của mình, ví dụ như: TSL.LetsTalkBusiness, MBA’s student friendship, Yii talk và bắt đầu đưa những câu hỏi hoặc chia sẻ những điều mình biết trong đó. Việc này không chỉ làm giàu thêm kiến thức mà còn tìm cho bạn những người có cùng sở thích, đam mê hoặc mối quan tâm, có cộng đồng bao giờ cũng phát triển nhanh và mạnh hơn.




IELTS LÀ GÌ ? Phương Pháp Tài Liệu Kinh Nghiệm Ôn Thi IELTS IELTS LÀ GÌ ? Phương Pháp Tài Liệu Kinh Nghiệm Ôn Thi IELTS Reviewed by Thanh Nhat Minh on 00:04 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

ads
Được tạo bởi Blogger.