Blogger news

ads

TỔNG HỢP CHIA SẺ ĐỊNH HƯỚNG CHO CON - nguồn topic Định hướng box Giáo dục WTT

1. Me Laida: Sau khi có định hướng rõ ràng,xác định con sẽ đi du học cần phải chuẩn bị cho con về tư cách đạo đức, thể lực và học vấn.
-Tư cách đạo đức: rèn cho con tính trung thực,trung thực từ trong ý nghĩ,ra NN ko trung thực về bất cứ lúc nào,ko có chuyện hỏi bài chứ đừng nói là quay cóp
-Rèn cho con tính tự giác,GV họ dạy con tự tìm tài liệu trên mạng mà làm có giao bài tập đâu,phải chăm chỉ tìm tòi mà học.

-Rèn cho con tính tự lập trong công việc,độc lập trong suy nghĩ.Cái này rất khó,con em bao nhiêu năm học ở đây quen rồi toàn nói nhưng lời cô nói,tư tưởng của người khác ,ko có thói quen nói ra ý nghĩ của mình.Con các bác cũng vậy thôi,VD khi được hỏi để lên TV đứa nào cũng trả lời học để XDXHCN..vv Nhờ ơn thày ơn cô ..vv các thày cô bắt học thêm chít! vẫn phải nói thế.Bản thân người lớn cũng thế và như vậy khó lòng qua được vòng phỏng vấn.
-Thể lực: cao to khỏe mạnh sẽ là lợi thế,học thể dục ở NN khác hoàn toàn so với ở VN.Ko cận thị càng tốt.Có khỏe mạnh mới học đựoc vì ko chỉ học còn rất nhiều các hoạt động khác.Con em mùa hè ko học hành gì hết chỉ ăn ngủ chơi,tập bơi ở trường 20-10 tập đàn..vv càng ngủ nhiều càng cao tư tưởng ko phải lo học chóng lớn lắm,có vụ hè lớp 7 nó cao lên được 3 cm
-Học vấn: học ngoại ngữ càng sớm càng tốt,các bác cứ học phương pháp ngon bổ rẻ của anh Ciup hay chị Snowball,con các anh chị ấy học TAnh vô tư lắm. Đừng lăn tăn về ngữ pháp làm gì,bao giờ giỏi như các bé đấy học 1 cua là OK ngay.
TAnh giỏi chỉ là lợi thế,người ta cấp học bổng cho có nghĩa là khả năng cháu đó có đủ các tiêu chí của họ đưa ra.Họ rất chú trọng tư duy toán và KH của trẻ,và sở trường của h/s VN là môn này đơn giản vì ta học nặng và chương trình chạy trước họ.Bảng điểm của con chỉ để tham khảo thôi,họ tinh lắm nên họ thừa biết dân ta ntn? Cả ban giám hiệu 1 trường PT họ bay sang ta để tuyển h/s giỏi tài năng thật sự trong quá trình gặp gỡ,trông thi phỏng vấn họ nắm được hết.Họ quan sát kỹ lắm,từng hành vi một từ lúc bố mẹ chở đến xách cặp vào cho con ..v.v sau cháu đó đỗ vào vòng phỏng vấn họ hỏi tại sao con ko tự xách cặp...em đưa ra VD thế để các bác hiểu rằng cần chuẩn bị kỹ bao nhiêu sẽ tốt bấy nhiêu!
Họ tuyển ko nhầm đâu,sang bên kia họ theo trẻ con từng bước kèm như kèm kem,hơn cả ta ở nhà kèm chúng,tư cách cháu nào bậy bạ là về ngay,còn phải đền tiền cho họ nữa.
Tóm lại mình cứ chuẩn bị hành lý tàu đến là đi,ko kịp tàu này ta lên tàu khác. Những cháu tư chất tốt,chuẩn bị kỹ lưỡng thì vấn đề du học chỉ còn là thời gian,và loại học bổng nào mà thôi! Vấn đề các bác đưa ra ở đây là chuẩn bị,định hướng và giúp con ..vv nên em cứ bám mục này thật ngắn gọn ko lan man..
Thực ra phần chuẩn bị có rất nhiều,và cha mẹ là người chủ động,nhìn thấy vấn đề sau đó nắn dần con đi theo hướng đã định sẵn.VD em cho con học đàn,lúc nhỏ oocgan,sau lớn ghita,cũng chỉ nghĩ sau này sang kia sẽ đỡ khổ với các môn tự chọn,nếu ko thích học thêm môn mới ta chọn đàn để rảnh tay học cái khác,nhiều cháu ko có sự chọn lựa nhiều, học dance mất rất nhiều sức lực nhưng lúc 11 tuổi cầm ghita cháu kêu đau tay, em mua những bản cổ điển hay về nghe,rồi đăng ký cho học cổ điển mong đỡ khổ cho con, chứ ko mong con thành MODA hay movào gì hết.Cuối cùng cháu cũng rất ham,ham đến nỗi bố cháu cứ sợ sang kia đàn rồi sao nhãng học hành.Em cứ cho VD cụ thể để các bác thấy rằng cha mẹ định hướng lúc tuổi còn nhỏ,sau này e muộn.Mà mải học đàn với ngoại ngữ cháu chẳng có thời gian chơi điện tử nên một công đôi việc.
Chuẩn bị cho con tính tiết kiệm cũng rất cần thiết,em thấy nhiều cháu học giỏi cho là thành tích lớn, cha mẹ sẵn tiền cho con tiêu xả láng, sang kia quen tiêu sài nên chi phí cha mẹ cho là rất lớn.Giống như mình bán lúa ở quê cho con ra HN tiêu,nên phải dạy con nghĩ đến người khác ngay từ lúc nhỏ.Ấy! em ko có định làm bài GDCD với các bác đâu!Em lo xa nên cứ nghĩ thế,có cháu sang được 6 tháng diện học bổng toàn phần,tức là ko phải lo gì về tiền nong,lại được cấp thêm để đủ tiêu vặt thế mà nhặt được ví của bạn ko trả, trong ví có 40$.Camera nó quay sè sè,nên bố mẹ được mời sang đền số tiền họ đã chi phí cho trong 6 tháng ấy rồi cùng nhau ..về.
Vậy tư cách đạo đức cũng quan trọng lắm chứ,VN cũng có mấy trường hợp về nt này.Ở ta coi chuyện học giỏi,bảng điểm đẹp là quan trọng,nhưng họ chỉ coi là đương nhiên, còn nhiều thứ khác quyết định,trong đó nhân cách là phần quan trọng.Rất nhiều cháu đỗ qua các vòng để vào đến vòng phỏng vấn,sờ đến HB đến nơi mà phải ra về tay ko vì ko chuẩn bị kỹ,đành lỡ tàu chờ chuyến sau.Học bổng họ ko hạn chế lấy bao nhiêu mà đạt là họ lấy!thật tiếc phải ko các bác!  Em sẽ trình bày phần quyết tâm thực hiện kế hoạch ở phần sau.

2. Me Laida: Cả tuổi trẻ của em chìm trong thời bao cấp,nên cái đầu em rất thực tế dù cố sửa bao lần.Em biết xã hội mình giáo dục con người sống có lý tưởng cao đẹp,còn XH tư bản là XH giãy chết,luôn nghĩ và hướng tới mục đích con người,nâng cao chất lượng cuộc sống,đòi hỏi quyền lợi..vv động cơ có vẻ tầm thường các bác nhỉ? Nhưng em muốn tìm hiểu ngọn ngành rằng vì sao kiểu XH khốn nạn ấy lại tiến nhanh như vậy? và mơ ước cháy bỏng của em là con trai thoát khỏi cái mớ suy nghĩ lùng nhùng ấy..
Em chọn cho cháu học chuyên ngữ tiếng Pháp.Đầu óc em tăm tối,chỉ nghĩ được thế này"nhà đông người có chảo cơm rang,em đơm bát đầu vơi để có cơ hội đơm bát sau đầy hụ"..Hic hic nói thế nhiều bạn trẻ chẳng hiểu đâu nhỉ! Sau học TANH ,cơ hội hơn người khác,với lại lúc bấy Pháp đang đổ của vào VN.Nhìn thấy khả năng du học Pháp lớn nữa,thế là chả kể tuổi thơ con là gì,lại còn ấn đi học sớm 1 năm nữa chứ.Nhưng nghĩ lại thấy có cái lợi,đánh thức khả năng học ngoại ngữ của trẻ con từ rất sớm.Bọn trẻ học rất nhanh,hứng thú,nên em cũng ko lo lắng lắm.Còn toán em kèm ở nhà,theo giáo trình nâng dần đến trình độ các cháu chuyên.Ko phải gò ép,nó theo được nên cũng vô tư.Chủ trương của em là ko gò ép,nhưng cũng ko theo trường phái phát triển tự nhiên.Định hướng dần,con có mục đích rõ ràng nên kết quả học tập tốt hơn hẳn những bạn học để biết.Quyết ko cho vào chuyên toán,vì vào guồng ấy đi học thêm tối tăm mặt mũi,ko học thì ko biết dạng bài,học chuyên toán như con gà nhồi,nhồi càng nhiều càng tốt,con nào nuốt được,tiêu hóa được nhiều hơn là giỏi hơn.Xin lỗi một số bác nhé!..Ngày trước,học chuyên toán ở quận này,lại phải học thêm thày ở quận khác vì thày có nhiều dạng bài lạ hơn.Ngày nay,máy photo nhan nhản,các thày đã già in sách bán ko còn sức để dạy nữa.Em cứ mua những sách đó về dạy con cốt để con phát triển tư duy chứ ko cần thi thố gì hết.Có một lần duy nhất em cho cháu đi thi để chứng minh với con rằng cứ học theo phương pháp của mẹ là được.Lần ấy em mua cho cháu quyển sách của thày Bình dạy chuyên toán TV bảo con cày bừa,hai tháng sau thi học sinh giỏi toán quận, bài khó nhất ít điểm nhất để chọn HSG là bài của thày Bình ko thay số.Sau lần ấy em và con khẳng định phương pháp đúng,nên ko bao giờ đề cập đến vấn đề học thêm nữa.Còn với các môn khác em chỉ mong cháu học cho qua,các thày cô gọi là đối phó.Vâng đúng như vậy,toàn diện làm sao được khi con học mãi nhà 3 gian 2 chái mà chẳng nhớ,chỉ khi em bảo đấy là nhà ông nội thì cháu ko cần học nhớ liền.Em cũng nghĩ con chẳng có khả năng về văn học,cho đến 1 ngày cháu mang bài văn 9 điểm về,bài này ko có đoạn văn mẫu của cô cũng như gà bài của mẹ.Thì ra bài này cháu tả về sự thay đổi thời tiết trong 1 ngày...Hic ..hic..cháu vừa đi cùng bố mẹ từ Nha Trang qua đèo Ngoạn mục lên Đà lạt.Thế mới thấy thông cảm với các bác nhạc sỹ,họa sỹ có tác phẩm để đời về tình yêu lại có nhiều mối tình đến thế.. Tiện đây em cũng nói luôn,em giảng mãi thơ Trần Đăng Khoa cho cháu,nhưng rất nhiều từ cháu chẳng hiểu gì,điếu cày là cái ống hút,cái khau là cái hót rác"mẹ em tát nước,nắng đầy trong khau'...Hic..hic..Em càng quyết tâm cho cháu du học càng sớm càng tốt

3. Me Laida: Lúc còn nhỏ,em dỗ cháu chăm học để mẹ vui,sau này đi làm nuôi mẹ ko thì mẹ chít... lên cấp 2 bài này ko còn tác dụng thì em bơm vì cháu thích làm cán bộ,học phải giỏi thì các bạn mới phục.Cháu nói thế này "mỗi lần hô các bạn đứng con sướng lắm" Hic.. hic..thế là cháu phải thật cố để được điểm tuyệt đối,đáng nộp bài sớm để hãnh diện ta xong trước thì nay soát kỹ trước khi nộp.Em tranh thủ dạy ngay nào là đọc trước khi cô giảng,về làm bài tập ngay để các bạn hỏi còn biết trả lời..vv.Kết quả cuối năm đó cực kỳ mỹ mãn,các điểm tự nhiên gần như tuyệt đối,các môn khác cũng ko tồi.Bây giờ ngồi nghĩ lại thấy đó cũng là tập dượt cho các lần sau. Hết năm đó em thưởng cho cháu 1 tuần đi trại hè Apolo ở Đầm long,hết 3 M, nhưng kết quả mang lại ko ngờ, cháu cực kỳ thích và quyết tâm học TA, điều gia đình đang thuyết phục.Cứ thế em thừa thắng xông lên,cháu cứ tin là thật,rằng các bạn học thêm ko giỏi hơn vì mất thời gian,rằng cũng chẳng có dạng nào hơn quyển sách này,nếu có hơn thì nước lụt sẽ lút cả làng..vv.Quả thật,nếu trông chờ học thêm thì tính tự học kém,mất thời gian, hiệu quả ko cao.Em thà quay lại học cùng con còn hơn đưa đón chạy sô.Đến năm cuối cấp mới cam go,cả lớp nhốn nháo tìm thày để ôn vào cấp 3. Trời ơi,giáo dục kiểu gì vậy 9 năm HSGSX thi vào cấp 3 mà sợ bạc mặt,em nghĩ cái này cũng do phụ huynh lo lắng thái quá.Em động viên cháu" kiểu gì con cũng vào AMS3 học Pháp,còn cố gắng và may mắn thì sang Sing học tiếp".Cháu cũng tưởng thật nên cứ miệt mài học ...tiếng Anh.
Em rất thích câu chuyện "con ếch điếc": có 2 con ếch mải chơi ko để ý nên ngã xuống hố.Được sự hò reo cổ vũ của cả đàn trên miệng hố,hai con cố sức nhảy mong thoát ra khỏi hố,những cố mãi chưa được ,bọn ếch trên bờ nản hò hét đừng cố nữa vô ích.Một con ko nhảy nữa,còn 1 con vẫn cố nhảy và may sao con ếch ấy thoát khỏi miệng hố.Lên đến nơi cả bọn ếch xúm lại hỏi chuyện thì ra con ếch đó điếc nên cứ tưởng bọn ếch trên miệng hố động viên nên ra sức cố.Còn con ếch kia tinh thông hơn nên nghe lời bàn lùi của bọn ếch.
Hic ..hic.. em chích chòe có được ko các bác!
Em nghĩ thế này,con em cũng ko giỏi hơn gì con các bác,nhưng nó biết nghe lời và hơn hết mẹ nó từ bỏ hết tất cả ham thích để chăm sóc nó. Em nghĩ mình là chính trị viên đại đội luôn kèm cặp về tư tưởng,đưa ra đường lối,bơm tính chiến đấu..vv Chính trị viên đại đội của các cụ dân quân bắn rơi máy bay Mỹ bằng ... cao xạ.Hic.. hic. Nhưng trong chiến tranh nguồn thông tin để đưa ra chiến lược,chiến thuật là quan trọng nhất.Thì ở VN trong các lĩnh vực dính tý mật mỡ bưng bít thông tin rất kín.Chẳng bao giờ đưa thông tin công khai bao giờ sắp hết hạn, hoặc đã an bài thì mới vờ vịt tung vớ vẩn.Tại sao bộ GD ko đưa thông tin công khai về học bổng ASEAN của Sing qua bộ.Híc ..để bán fomr.Vì lý do đó Sing họ bay thẳng sang các trường tuyển HB A*star.Em phải chắp nhặt từng đoạn nối,ráp với nhau mới hiểu đủ,rõ ngọn ngành.Chứ ra các TT tư vấn là bị dắt vào mê cung ngay,và chẳng có TT nào có được fomr A*Star.
Hàng năm các trường PT của Sing bay sang các trường PT của VN để tuyển học sinh lớp 9 và 10 cấp học bổng toàn phần cho các em 4 năm học.Họ yêu cầu học sinh phải biết cách để học hiệu quả.Không chỉ giỏi về kiến thức các môn học mà các em cần có khả năng suy nghĩ thấu đáo mọi vấn đề cũng như kỹ năng giao tiếp.Họ Y/c các em phải biết suy nghĩ sâu hơn,xa hơn những suy nghĩ thông thường,quan tâm đến những vấn đề mà thế giới xung quanh các em đang đối mặt Để thành công,các em phải biết thể hiện quan điểm của riêng mình,các em cần phải có sự tự tin về bản thân,về khả năng đọc,viết ,giao tiếp tốt tiếng Anh của mình.có những thành tích cá nhân nổi trội,hay thành tích ngoại khóa,các hoạt động XH.Ngoài những điều kiện này,yếu tố quyết định trao HB sẽ dựa trên điểm thi cụ thể.
Bài thi cụ thể gồm IQ thi trong 20 phút:60 câu.
Toán bằng TAnh 1h30 khoảng 30 câu
TAnh 2h gồm đọc hiểu,điền từ.. viết luận.
Họ vừa trông thi vừa soi mặt, thái độ... của các em.Nếu tất cả những y/c trên OK sẽ vào vòng phỏng vấn.Vòng này quan trọng nhất vì họ nói chuyện trực tiếp (hiệu trưởng,hiệu phó, phụ trách tài năng chuyên nghề soi) với các em.Họ ko cần số lượng bao nhiêu,mà đủ y/c họ đưa ra là lấy.Ngoài Bắc thường đỗ nhiều hơn trong Nam.Trường nào bay sang trường nào là do qui định của bộ GD Sing.Em sẽ trình bày cụ thể HB này và các HB khác ở phần sau!
Học bổng A*Star về một số trường của Hà nội :
-Trường Raffles về trường DL Nguyễn Tất Thành,Trưng Vương khoảng tháng 3 hàng năm
-Trường Sjaint Joephs (nam sinh)& trường Nanyang girls (nữ sinh) về AMS tháng 3
-Trường NJC về CVA,GV.NTT, LOMO & khối PT chuyên toán-lý-hóa-sinh của ĐHTN hà nội, T3
-Trường ACS về AMS tháng 9....
Đấy là những thông tin em đi mò thấy và đầu vào của vòng gửi xe cũng tùy theo từng năm.
Phần ôn luyện:
-IQ trước AX em mua cuốn IQ bên Sing (2002) nay em đã thấy trên net.
-Toán ko khó,trình độ chỉ khoảng lớp 7,8 nhà mình thôi.Nhưng là toán bằng TAnh,họ yêu cầu làm ngắn gọn và phải rất nhanh.AX em mua sách toán và TAnh trình độ Sec 2 cho cháu(2006).Em có mua thêm 1 cuốn từ điển toán AV của Vũ kim Thủy (NXBKHKT-18k) để cháu tự hiểu nghĩa
-TAnh,họ kiểm tra khả năng đọc hiểu,Y/c cao,vốn từ rộng và viết luận.
Khi cháu lên lớp 9 em đăng ký cho cháu học ở RV chuyên luyện thi lấy học bổng Sing.120h ôn kỹ năng 3 môn-500U$D.Học để biết nền thi cho vững dạ thôi,chứ tự học theo cuốn Sec2 rất tốt.Nó chính là các đề thi thử cho con làm quen.Cứ tự thi -bấm giờ, tự chấm theo barem có sẵn. cháu cứ nâng dần,lúc ban đầu hết giờ chỉ làm được 74% sau 100%.Có thế mới dám thi cùng các bạn ĐHTN.Còn TAnh cháu tự học ,chứ lúc ấy em ko biết cho con học viết luận ở đâu.Cái phần luận quan trọng lắm,em bảo con mỗi tuần viết lấy 1 bài nhờ GV RV họ sửa cho nhưng họ bận có sửa cho đâu.Thôi thì truyền cho con tư tưởng cuả Sing,có nghĩa là tự tin-viết ra những điều mình nghĩ,bảo vệ được ý kiến của mình bằng những lập luận thuyết phục.Về khoản này cả bố mẹ ko giúp gì con được,may trước đây cháu cũng được học viết luận bằng tiếng Pháp.Mãi về sau này khi đỗ rồi ,hỏi các cháu khác mới biết các thày cô giáo dạy TAnh tốt.
-Phỏng vấn là phần loại trực tiếp,rât nhiều cháu bị loại ở phần này vì nghĩ đơn giản đây là cuộc nói chuyện.Nhưng đây là cuộc nói chuyện của thợ săn lành nghề với những chúa ngố chỉ biết học.Họ đưa ra những câu sắc bén khó trả lời và bẫy.Phải tự tin,diễn đạt tốt bản lĩnh nữa mới mong qua được vòng này.Vòng thi này em lo nhất,nên phải luyện cho con mặt thật tươi,biết cười bằng mắt hic..hic..và quan trọng nhất phải thể hiện được quan điểm của riêng mình.Câu hỏi cũng dễ đoán thôi vì họ sang tuyển,họ sẽ tìm hiểu về h/s,về môi trường xung quanh các em,họ đưa ra các tình huống y/c các em xử lý..quan điểm của các em .Chỉ vài câu thôi họ sẽ phát hiện ra thiếu logic của các em nói bừa.Trường NJC họ phỏng vấn rất khó,trong khi ACS thì hỏi đơn giản.Sau khi luyện cho con thấy ổn,em có nhờ bạn AX là người NN ,họ đều học ở những trường top Mỹ,CA phỏng vấn giúp,rồi ghi âm lại về nhà chỉnh sửa cho lần sau.
Ngoài ra cứ thấy ở đâu có hội thảo,thi tuyển của các trường sang mời chào em cho con thi tất,thi để có kinh nghiệm chiến trường vì kỳ thi này toàn đối thủ nặng ký mà cháu thì học TAnh quá ngắn.Em hết sức chân thành kể chi tiết cho các bác những KNo em đã trải qua vì em cũng được các bác đi trước giúp đỡ rất nhiều.Em ko có ý định khoe thành tích vì đường còn rất dài,sức mình chỉ có hạn.Có gì mong các bác bỏ qua.
Ở ngoài HN ôn ở RV,nhưng trước khi học phải thật giỏi Tanh (Cả giao tiếp và học thuật,viết luận tốt) chứ ko phải điểm phảy cao.RV chỉ cho ta biết cái nền của bài thi,nhưng Sing họ cũng cải tiến liên tục.Không phải cứ học ở RV là đỗ.
Trong SGN, học ở Hợp điểm cũng thế.Hai trung tâm này họ nắm rõ rất nhiều thông tin về các loại học bổng Sing,nếu rủi trượt A*Star ,khéo quan hệ họ giúp cho fomr Asean của bộ GD mình.Hic hic.. em cứ thật thà nếu có gì ko phải mong các bác thông cảm.Cũng chỉ mong giúp các bác chưa biết khái niệm thế thôi.Con em may mắn thoát ngay vòng đầu,chứ ko chắc em cũng phải :"vừng ơi!" cửa này. Thi Asean em thấy bảo đề thi dễ hơn, nhưng vất vả hơn.Tháng 5 thi viết,tháng 7 phỏng vấn,tháng 9 có kết quả-nếu đỗ sang Sing cũng vất hơn,các con phải thi TN Olever rất vất vả rồi mới học tiếp Alever.Còn A*Star làm 1 lèo: thi trong 2 ngày,nhận KQ luôn,sang kia học liền luôn,đỡ khổ. Trong SGN còn có trường AIG của New zealand tuyển HBTP chương trình tú tài quốc tế,cũng tương tự HB Sing kể trên.Nhận đơn và nộp hồ sơ xin học bổng tại văn phòng tư vấn GD New zealand,ENC,40/7 Lữ gia quận 11 vào khoảng tháng 3 hàng năm.Nhưng lấy ít lắm đó nha! vì đây là HB trường cấp. Nếu được học những HB này đường vào những ĐH danh tiếng sẽ thuận lợi hơn.
Em biết các bác trên này con còn nhỏ,đọc topic này tham khảo để lấy khí thế,tạo ước mơ. Nếu con các mẹ tiếng Anh tốt,có khả năng,tuổi khoảng 12,các bác có thể cho con thi kỳ thi IPSLE tại VN. Kỳ thi này sẽ cung cấp chứng chỉ chứng nhận bậc tiểu học và học lực các em đạt được để có thể xin học tại các trường TH Sing. Học phí các trường công lập được chính phủ hỗ trợ 80%. Học sinh sẽ thi 3 môn bắt buộc là toán, khoa học, tiếng Anh.
Các bác đọc trang này:
http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/C...8/03/3BA00515/
Có được chứng chỉ này sẽ là một lợi thế lớn khi vài năm sau các em đăng ký thi học bổng Sing như em đã trình bày ở phần trước.Hiện nay Sing là nước cấp nhiều học bổng toàn phần cho h/s phổ thông Việt nam.Không có con số chính xác,nhưng hàng năm số h/s VN nhận học bổng cũng gần 100 em ở HN,SGN,ĐNG,Huế.Đây là chiến lược thu hút nhân tài của cha con anh Lý.Môi trường học tập thuận lợi đã giúp các em phát triển toàn diện.Rất nhiều em từ Sing đã nhận được học bổng của những trường danh tiếng của Anh, Mỹ..v.v
Nguyễn Tiến Anh một học sinh toán của trường Nguyễn Trường Tộ sau khi hoàn thành Alever tại Sing đã nhận được học bổng toàn phần tại Havard .Các bác đọc ở đây:
http://mobi.vietbao.vn/Giao-duc/Toi-.../30141700/427/
Em Đinh Thị Thêu một học sinh chuyên toán tỉnh Thái bình cũng là VD điển hình.
http://www.ndcsa.com/oopnuke.asp?mod...id=1271&fid=45Rất nhiều tấm gương sáng đã nuôi dưỡng ước mơ của mẹ con em.Xin giới thiệu cùng các bác!
Các bác điểm tâm và đọc về chàng trai này :Huỳnh Minh Việt con của một gia đình nông dân thứ thiệt,cả ba mẹ mới học hết lớp 7.
http://antgct.cand.com.vn/vi-vn/chuy...6/9/50937.cand
Thật oanh liệt!
Hạt giống tốt nảy mầm trên đất phù sa.Em cung cấp thông tin để các bác thấy Singapore có thể là điểm đầu tiên trên con đường mơ ước.Không như nhiều người nghĩ, Sing ban đầu chỉ là làng chài bé nhỏ được khám phá bởi một người nước ngoài Raffles, để hơn trăm năm sau được biết đến là một trong những trung tâm của châu Á.Công của cha con anh Lý ko nhỏ,hai cha con họ đều rất cầu tiến.Họ nhận thấy giáo dục là căn bản,yếu tố con người là quyết định.Chiến lược thu hút người tài xuất phát từ đây.Họ ko loay hoay cải cách giáo dục,học tập luôn của các nước có nền GD phát triển, chỉnh sửa phù hợp văn hóa phương đông .Việt nam mảnh đất nổi tiếng với sự hiếu học,cần cù,nơi mà GD vẫn còn rất lùng bùng là nơi cha con anh Lý để mắt đến.Còn chần chừ gì nữa,lập kế hoạch đặt chân lên con đường mơ ước đi các bác.Đây là kiến thức em lần mò sau một thời gian dài,bằng đủ các kênh thông tin.Sẵn có topic này em gửi lại các bác,nhưng em hơi ngạc nhiên vì chỉ thấy các bác đọc như câu chuyện kể rồi... ngưỡng mộ.Thông tin của em tương đối chi tiết nhưng ko thể hết vì sẽ rất lan man làm các bác chán. Em cố gắng viết ngắn gọn,cụ thể,trình bày có thứ tự để các bác hình dung một quá trình rất dài mẹ con em sát cánh. Cuối cùng đã có 2 bác hỏi chứng tỏ các bác có quan tâm thật sự.
-Quyển IQ đó em đang tìm link để gửi cho các bác .
-Thầy Vũ Hữu Bình dạy chuyên toán Trưng Vương HN có viết 8 cuốn sách" Nâng cao và phát triển toán" chia đều cho 4 lớp 6789,sách của NXBGD bán ở tất cả các hiệu sách.Rất đầy đủ và hay,em thấy GV dạy giỏi hay dùng cuốn này để tham khảo.Nếu học cùng con một thời gian các bác sẽ biết,hoặc hỏi các thày cô để tìm sách phù hợp cho con.
-Các bác nên tìm,gửi mua sách chương trình tương đương lứa tuổi con ở nước ngoài:Anh ,Sing,Úc..còn toán thì họ học dễ hơn ở VN nhưng các bài thi chọn h/s giỏi của họ rất hay và thực tế chứ ko hàn lâm như của VN.Nên đọc nhiều sách bằng TAnh để có vốn từ.Học TAnh ko những phải nghe nói thành thạo mà còn phải có kỹ năng đọc hiểu,viết luận rất quan trọng.Hiện nay luyện cho lứa tuổi cấp 2 tiếng Anh học thuật em thấy có RV tại HN, SGN, HPG.Hợp điểm ở SGN, trung tâm Equest ở HN.Các bác quan tâm cứ lên vietabroader.org/forum để hỏi các tay săn học bổng cự phách là biết hết. Có gì thắc mắc các bác cứ hỏi,biết đến đâu em xin trả lời đến đấy!

4. Me Laida: Để dạy con biết cần phải lên kế hoạch cho công việc phải làm ,em cho VD này: Bạn An được mẹ bảo là tối 2-9 ở HN có bắn pháo hoa.Pháo hoa rất đẹp,nhiều người thích xem nên hôm ấy sẽ rất đông.Mấy năm mới bắn 1 lần.An thấy thế tìm hiểu cặn kẽ đường đi, những vướng mắc sẽ gặp phải rồi tranh thủ học bài mấy hôm tới để 2-9 có thể đi xem.Chiều 2-9 cậu chuẩn bị chai nước,cái quạt giấy,dắt xe đi từ lúc đường chưa đông ung dung vào ngồi chờ sẵn..vv..Còn bạn Bình chiều 2-9 thấy dòng người đi chơi đông cũng dắt xe đi,ra đường loanh quanh vài vòng rồi về.Hôm sau thấy An kể màn pháo hoa ntn,khí thế ngày hội ra sao... thì thấy tiếc.Vấn đề là ở chỗ đó,mẹ bạn An định hướng,cấp thêm thông tin,làm cho bạn An thích xem.Bạn An lên KH ,thực hiện KH để chắc chắn xem được vì ko phải bỏ chỗ mà ra ngoài uống nước.Còn bạn Bình chẳng biết nên lỡ...Vậy cha mẹ định hướng,dạy con lên KH rất quan trọng.Rất nhiều cháu học thêm rất vất vả để thi vào các lớp chuyên cấp 3,vào đó học 1 năm thi đỗ học bổng, sang kia học lại cùng các bạn lớp9.,hoặc rất nhiều em học dở ĐH rồi sang NN học lại chỉ vì thiếu thông tin hoặc sự định hướng của cha mẹ chứ khả năng của các em có thể có HB đi sớm hơn.Với các bác trên diễn đàn con còn nhỏ chưa nên định hướng du vội,gây áp lực cho con,mà các bác hãy đánh giá khả năng mạnh yếu của con mình,ko ai đánh giá chính xác con bằng mẹ.Các bác hãy mơ ước ,để định hướng cho chính các bác mình sẽ phải làm gì để giúp đỡ con mình.Trong các loại đầu tư cho con:tiền bạc(1),thời gian công sức (2)thì em đánh giá (2) sẽ hiệu quả hơn.Còn nếu cả 2 thì quá OK.Muốn định hướng đúng cho con các bác cần phải tìm hiểu các thông tin và đánh giá theo ý kiến riêng mình để phù hợp với khả năng của con.Em lấy VD bản thân em:
-Em biết muốn du học là NN phải tốt,trẻ em học ngay từ nhỏ tốt hơn.Nên em cho học chuyên NN nhưng khả năng tư duy cũng rất cần nên phải bồi dưỡng dần lên.Cháu còn nhỏ ko nhồi được,em chuyển các bài toán số có đơn vị là kẹo,ô tô cái con em thích.Trước khi ngủ em đố về kẹo,ô tô.Cháu rất hào hứng.vv.
Đọc bài về Huỳnh Minh Việt em hiểu rằng yếu tố TA ko phải là quyết định,mà họ sẽ tuyển theo tư duy của trẻ.Đọc bài về Tiến Anh em hiểu học giỏi ko phải là yếu tố quyết định,mà con phải có cá tính,phải có đam mê,suy nghĩ của riêng mình.Thế nên em mới quyết định cho cháu thi bằng TAnh vì TAnh của cháu kém so với các bạn.Trước khi thi phỏng vấn em hỏi về đam mê của cháu.Nó trả lời là đá bóng.Em hỏi tiếp là fan của đội nào? MU.Thế biết gì về MU cháu nói vài câu sơ sài.Em hỏi sâu hơn về giá cả chuyển nhượng,về lai lịch quá khứ,HLV..vv Kết luận là cháu nói bừa.Bóng đá ko phải là đam mê của cháu.Vào phỏng vấn cháu phải chứng tỏ mình có đam mê thực sự,có đầu tư thời gian,thực sự quên mình vì nó,chứ khác hẳn với sở thích, ko có cũng thôi.
Họ lấy những cháu có tư chất thông minh, đam mê, quan tâm tới thế giới bên ngoài,có sự hiểu biết sâu rộng để đào tạo,phục vụ cho XH vì con người.Sang đó các cháu thường xuyên làm các dự án (tập nghiên cứu dần) phải đặt ra các ý tưởng mới và đưa ra phương án giải quyết nó.Có những cái mình coi là vớ vẩn thì nó mất thì giờ để bảo vệ những điều vớ vẩn ấy.
Có xem phim giả tưởng của Mỹ mới thấy cho mình tưởng tượng để lấy tiền mình cũng chịu.Thế mới hiểu họ đào tạo như vậy nên bên họ có nhiều phát minh tiện dụng hữu ích cho người dùng đến thế.Có những cái dạy mãi mà em vẫn chẳng biết sử dụng.
Tóm lại, cha mẹ tìm hiểu dịnh hướng đúng cho con rất quan trọng.Nhiều cháu h/s VN rất thông minh nhưng định hướng chưa tốt nên ko thể hiện được hết khả năng của mình

5. Me Laida: AX em mua 2002 tại Sing hơn 100k vì được hạ giá.Sách ở đó đắt gớm,các bác chịu khó lấy trên net quyển ấy cũng chung tác giả với cuốn của em mà.Lúc đó cháu 9 tuổi,ko khó đâu vì mới nhìn thì bác Zinzin thấy khó thôi,chứ làm 1 lúc lại thấy dễ thôi. Còn ko lấy được thì phải copy. Cháu nhà em bừa hết cuốn đó, lúc sắp thi em có tậu được 2 cuốn tư duy bán cầu não trái với phải, nghe đã thấy hãi...
Nhưng khó nhất là tìm thông tin xem thể loại gì? Y/c? dạng nào ? chứ khi đã biết rồi thì đối với quân VN ta ko có gì khó hết!Dân ta cực hiếu học,em thấy bố mẹ con cái luyện ôn để mong ước được vào DTD cho họ cắt cổ ,ko vào được có mà buồn thúi ruột! Nên em mới ngạc nhiên! những thông tin em cung cấp lên đây rất quí cho các bác có con đang học cấp 2 vì bản thân giáo viên các trường có được thi tuyển cũng chẳng biết tý thông tin nào.Mà lại là thông tin học bổng cho ko hơn tỷ bạc.Bác nào giàu có muốn đóng tiền để theo cũng ko được.Khi nào có thời gian em sẽ cung cấp về các HB khác để các bác chọn lựa. 

6. Me Laida: Phải khẳng định là làm được. Ở trường hợp của con em còn làm được thì con các bác cứ vô tư đi.Bác Miu nên định hướng tốt bằng câu chuyện lồng ghép nội dung định truyền tải.Quan trọng là mẹ phải làm được cho nó thích,mơ ước cháy bỏng,đêm nung ngày nấu. Ô! Em ko đùa đâu.Con em thế đấy. Học đối phó các môn khác xong là quay ra bừa nốt chỗ dở.Trên lớp các bạn học tiếng Pháp, mình xong rồi lại quay ra làm toán TAnh.Chỉ vất vả mỗi năm lớp 9 thôi,sang kia thẳng cánh cò bay.Năm nay em còn 1 chú vào lớp 1,các bác cùng trao đổi nhé.Kiếm HB lớp 9 dễ hơn rất rất nhiều so với ĐH đấy 

Con trai bác Tiumiu rất tự tin, điều này ko phải ai cũng có. Ở nước ngoài người ta đánh giá cao những người tự tin đấy.Tuy nhiên con trai bác cần phải cố gắng về sức khỏe,chiều cao,cân nặng nữa.Em lấy dẫn chứng cho con em: “con nhìn anh nói dự báo thời tiết trên TV mà xem,cao đẹp trai,mặt rạng rỡ,nói lưu loát,diễn cảm cả trang A4 cũng đại học đấy”.Mình học tốt mà thấp bé thì rất thiệt thòi Hồi cháu đi học ở nhà,biết ăn trưa ở trường ko đủ em phải cho cháu ăn sáng thật tốt,cầm thêm đến trường nữa. Ngày nào ít nhất cũng 1/2l sữa Mộc châu thanh trùng.Thấy người ta bảo uống trước khi đi ngủ thì cao,em cũng áp dụng. Em ko tin sữa tiệt trùng,sữa bột rẻ tiền hoàn nguyên cho thêm đường,hương vị.Em gọi nôm là nước gạo cho đường.Phải ngủ đủ mới cao,học mới vào.Nên con em bao giờ cũng ngủ trưa ,tối đi ngủ sớm.Nó ý thức được cao là đẹp,là rất cần thiết.Tóm lại là phải bơm,hè ở nhà nuôi cháu như chăn lợn,cân liên tục..Các bác thông cảm,tính em dân dã..Thành quả của em là 14 tuổi cháu đã cao 1,75m.Các bác tham khảo trang này: http://60s.com.vn/index/1183518/28022008.aspx
Con bác Miu có tư chất tốt nên vạch ra cho cháu những kế hoạch ngắn hạn ,dài hạn. Kế hoạch thi đỗ HB là dài hạn còn những thành tích,hoạt động là ngắn hạn. Tiện đây em giới thiệu cho bác Tiumiu và các bác có con học giỏi toán kỳ thi SMO:
SMO là tên viết tắt của Singapore Mathematical Olympiad. Kỳ thi này tổ chức bởi Hội toán học Singapore. Có một phần gọi là SMO Open. Theo đó, hội này sẽ mời một số nước trong khu vực tham gia,trong đó có Việt Nam.Kỳ thi SMO Open diễn ra tại VN do tạp chí toán học tuổi trẻ kết hợp với hội toán học VN tổ chức thường diễn ra 2 vòng:
-vòng 1 gọi là thi HSG toán HN mở rộng (có thêm Hải dương,Vĩnh phúc,Phú thọ ,Bắc giang) vào khoảng tháng 3 hàng năm,vòng này loại bớt để vòng sau có thành tích cao.( VN ra đề)
-vòng 2 là h/s đỗ vòng 1 thi vào cuối tháng 5. Đề thi của Singapore.
Thi bằng tiếng Anh.Lứa tuổi lớp 8 -lớp10 . Đề thi gồm 35 câu trong 2h
Các cháu học chuyên toán ở các trường đủ khả năng thi kỳ thi này,nhưng vì nhiều cháu ko khá tiếng Anh nên đã bỏ qua. Điều kiện đạt huy chương vàng ko khó.Rất nhiều cháu h/s VN đạt huy chương vàng.Mời các bác xem ở đây:
http://www.nxbgd.com.vn/toanhoctuoitre/?p=5&id=96&vtopicID=3
Đạt thành tích cao trong kỳ thi này các cháu dễ dàng đỗ học bổng toàn phần Sing. Phần phỏng vấn trường ACS Singapore hỏi các cháu này là…có đi Sing học ko?
Các bác đọc lại về các em Tiến Anh,Thêu,Minh Việt sẽ thấy em nào cũng có nhiều huy chương SMO.
Đó! các bác thấy ko,chuẩn bị hành lý sớm, tàu đến là đi.Em gửi các bác địa chỉ thầy Phạm văn Thuận GV dạy ĐHKHTN HN kinh nghiệm dạy toán bằng tAnh.Thày thường xuyên tổ chức dạy giúp(free )các bạn SV yêu toán kỹ năng học toán bằng tiếng Anh,chỉ dạy khoảng 20h là các em có thể làm bài tốt bằng Tanh.Số ĐT của thày là 0919356939 Thày rất trẻ,chưa vợ nha!
Ơ em tưởng con bác 160602 còn nhỏ hay bác định thi à?
Em đã ghi rõ mà lớp 8-junior,lớp 10-senior,chỉ có 2 lớp ấy mới được thi thôi.Rất nhiều bác mải cho con học ngữ pháp,học nhiều thứ... ko biết nên bị nhỡ tàu.Huy chương vàng đối với các em học chuyên toán rất dễ.Em giới thiệu thày Thuận vì thày rất nhiệt tình,đang làm mod của một diễn đàn toán đấy! quan trọng nhất là thày dạy ko vì tiền, thật đáng quí! Thầy chẳng có điều kiện gì! nếu có chắc là ...chăm học.Còn một số người nữa cũng dạy,nhưng họ dạy triền miên,họ thấy toán TAnh dễ sợ lộ vì máy copy sẵn nên dạy xong họ thu luôn vở,giấy nháp. Có bác nào xin đ/c ko?
http://60s.com.vn/index/1183518/28022008.aspx

7. Me Laida: Mẹ Thỏ trắng ! bác chuẩn bị thế là tốt rồi, học ở RV chỉ để lấy nền thôi nha! Tốt rồi.Bây giờ còn nhỏ,bé nên tranh thủ học nhạc, thể thao, ngoại khóa kiếm nhiều giấy khen,huy chương,cấp quận huyện gì được tất giải tin học thiếu nhi,hát,chứng chỉ tham gia trại hè vv để làm hàng -chuẩn bị hành trang là vừa đấy,khi nào họ sang thì xòe ra,thế nào họ cũng chui đầu vào rọ mình giăng sẵn.Nhìn thành tích của mình... có mà mê tít.
Ah! Tranh thủ đang học RV nhớ copy tài liệu trong thư viện, tất cả các lớp,cứ cười tươi mượn về,họ cho mượn đấy,khéo vào.Sách ở NN đắt kinh! Con bác nên thi kỳ thi cuối lớp 6 mà em giới thiệu trên,OK đấy Thế nhé!Cơ quan em chặn YH thì phải nên em chẳng chít với ai được.Khổ bác Châu Anh chủ topic ở mãi SGN nên khó liên lạc.

Bác mezo!
Việc đầu tiên khi nói đến du học là tiếng Anh phải tốt.Đi du ở bậc ĐH Sing,Anh Úc,Newzeland... y/c phải có IELTS tối thiểu là 6.0.(bác có thể đọc kỹ hơn ở trang 1 topic này bác Châu Anh post)
Hiện nay ở HN có trung tâm ACET ở 26 Bích câu,mới có thêm 1 địa điểm mới ở cuối phố Huế.ACet là tt GD Úc(idp) cung cấp khóa học IELTS từ trình độ Elementary đến Advanced .Thời gian 800h chia làm 8 lớp. Đây là chương trình tăng cường luyện thi IELTS duy nhất tại HN. Giáo trình do học viện công nghệ SYDNEY biên soạn và cung cấp. Tham khảo trang web này:www.acet.edu.vn. Khóa tới đây 28/7 _29/8 /2008.Học trong 5 tuần,mỗi tuần 5 buổi mỗi buổi 4h.Vị chi là 100h/1khóa.Giá tiền khoang 5$/1h tùy theo vào lớp mấy.Thi thử hết 75k.Đăng ký sớm,nếu ko sẽ ko có chỗ.đủ 16 tuổi trở lên họ mới nhận.Vậy nếu quan tâm mẹ con bác nghiên cứu và tranh thủ học ngay khóa tới vì vào năm học cơ hội học sẽ ko có.
Đến đó cháu sẽ gặp toàn H/s và SV các trường ĐH theo học.Các cháu đó sẵn sàng bỏ 1-2 năm ĐH để sang NN học lại từ đầu.Bác tham khảo nhé! Em cung cấp thêm nhé!
Tất cả các cháu vô địch đường lên đỉnh Olempya đều học TAnh ở đây trước khi sang Úc học.Tức là có học bổng rồi vẫn phải thi IELTS.Phải thôi đây là y/c tối thiểu để con theo học ,hiểu được ở nước ngoài.100h cuối cùng ở Acet là 100h luyện kỹ năng thi IELTS.Chăm chỉ sẽ đạt điểm cao,điểm cao dễ xin học bổng hơn.Các GV có kinh nghiệm ,chuyên luyện thi giảng dạy, ko phải các bác hái táo bỏ quê sang VN dạy TAnh đâu

8. Me Laida: Dạy con là một quá trình dài
Năm lớp 1 em ngồi kèm sát để con quen với cách học,dạy con hết sức tôn trọng và nghe lời cô giáo.Như vậy đến lớp phải luôn đủ bài.
Bắt đầu từ lớp 2 em ko ngồi cùng nữa nhưng quán xuyến bài vở và nhắc,kiểm tra con .Nhưng vẫn tạo môi trường học cho con,bố làm việc trên máy của bố,mẹ hí húi việc của mẹ.Cả nhà em không được xem vô tuyến.Hồi đó con em nhiều bài vở lắm.
Lên lớp 3-4-5 em lấy cuốn Toán của thày Nguyễn Áng ra cho cháu đọc,thằng cu nhà em ham tìm hiểu nên rất thích thú.Hay nói chuyện với mẹ về những con số đặc biệt.Đọc truyện Thuyền trưởng đơn vị thấy hay nên nghiên cứu mãi. Đấy là dạy cách tự học.Con trai ở cấp 1 ko hoàn toàn xuất sắc vì ko cẩn thận như các bạn gái nhưng lên cấp 2 nếu ươm trồng tốt sẽ bứt phá ngoạn mục.
Lớp 6-7 cháu tự học ở 2 cuốn toán thày Bình có sự hướng dẫn của mẹ
Đặc biệt lớp 8 em chú trọng dạy con làm thế nào để lấy được điểm tuyệt đối. Em nói rằng những bạn 9,3 và những bạn 10 có thể cùng trình độ kiến thức nhưng khác nhau hoàn toàn về đẳng cấp.Em nhắc cháu kẻ bảng điểm có cột hệ số 1 gồm điểm miệng và bài 15 phút,cột hệ số 2 là điểm 1 tiết,cột cuối cùng là thi HK hệ số 3.
Với điểm miệng xung phong lên trước,đạt 10 mới lấy.Các điểm 15' hết sức cố gắng từng chi tiết,soát kỹ trước khi nộp bài.Bài 1 tiết luôn được báo trước vì nó là bài KTra hết chương vừa học.Nhìn vào bảng điểm cháu sẽ thấy mình cần phải cố gắng gỡ như thế nào.
Nếu chẳng may bị một con 9 em nhắc cháu xung phong lên chữa bài khó, cô giáo rất khuyến khích,vài lần được 10 miệng như thế cháu xin cô lấy 1 điểm 10 thay 1 điểm 9 trước đây.
Cứ mần như thế điểm tổng kết cuối kì,năm 10 thôi.
Nếu các mẹ là GViên có học sinh ý thức học môn của mình tốt như thế trong khi các bạn khác mải chơi, cô dặn làm còn ko làm bài đủ... các mẹ có thích ko? Tiếc gì mà ko cho 10.
Vấn đề là rèn luyện cho con ý thức được đã làm là làm cho thật tốt thật hiệu quả.Ko phải để lấy thành tích ,ý thức đó dần sẽ là thói quen,giờ cháu sang bên kia em ko phải lo gì cho cháu cả.Bảng điểm đẹp quan trọng lắm,khi xét được đi thi hay ko người ta nhìn vào bảng điểm những năm học trước.Rất nhiều cháu ko qua được vòng gửi xe...
Nhiều nhà ko được thi lần 1, sang trường khác đã chữa học bạ để con được thi,nhưng những cháu đó sang kia khó mà chịu được áp lực học, ko qua được đành quay về học lại cấp 3 ở nhà.Cái đó chính là dạy con biết HỌC CÓ HIỆU QUẢ ở dòng đầu tiên em viết về tiêu chí tuyển sinh HB của Sing.
Vậy chuẩn bị kỹ cho con là ở chỗ ấy chuản bị thật tốt đến từng chi tiết nhỏ nhất.
Vợ chồng em luôn nói với cháu: "Người khác làm được thì mình cũng có thể làm được và con cố gắng làm tốt hơn người ta"Túm lại! em chỉ ngồi học cùng mỗi năm lớp 1,sau hỏi han hướng dẫn.Đến lớp 8 hoàn toàn buông ra ko kiểm tra sách vở nữa nhưng quay sang tìm thông tin định hướng cho con. 
Con em đã làm quen với toán tuổi thơ từ lúc lớp 3-4 gì đó khi đó mới ra cháu rất ham.Đến năm lớp 5 thì làm cuốn IQ bố cháu mua ở Sing.
Con có tư chất nhưng bố mẹ giúp đỡ con làm sao con tự giác,ý thức và quan trọng nhất con luôn có ước mơ,khát vọng.Biết tự lên kế hoạch,quyết tâm thực hiện KH để biến mơ ước thành sự thật. Con còn nhỏ bố mẹ giúp con dần dần các mẹ ạ!Bố mẹ nào cũng mong ước con mình ngoan,chăm học và học thật giỏi, nhưng nhiều người ko chỉ ra được con phải làm như thế nào bắt đầu từ đâu?Em biết rồi,chính bố mẹ mới là người cần học: Học cách động viên con,dắt con dần vào ham thích rồi tiến dần đến đam mê.
Với 1 cháu bé 9 tháng bác bảo nó bò ra xa để lấy đồ chơi rất khó,nhưng bác để đồ chơi gần nó sẽ bò,sau bác dích dần, nó sẽ bò tiếp,tập thường xuyên tự dưng thành thói quen, bò xa kho ngại nữa mà còn rất thích thú.
Với con các mẹ bây giờ cũng vậy,vẽ viễn cảnh xa quá nó ko quan tâm lắm.Học giỏi để sau này tương lai sáng,chăm học giống bố mẹ ngày trước...nó nghe mãi rồi.Nhưng vẽ nếu con tự giác học,làm hết được cuốn Toán này mẹ sẽ cho con cái này, cái nọ....Mình phải vẽ cho con biết ước mơ. Đấy nhé con cố làm thì cũng bằng các bạn học thêm, mà mình tự học tức là vừa làm thày vừa là trò sẽ biết mình chưa nắm ở đâu sẽ tự củng cố lại.Không tốn thời gian đi lại,ko mất tiền học thêm..nên mẹ sẽ mua tặng con ..bơm bơm..cho to lên.
Em luôn dạy con tiết kiệm thời gian, cái này ai cũng thiếu. Nếu ta biết sử dụng thời gian tốt là ta thắng.Em kể cho các mẹ chuyện này:
Trước Valentine vừa rồi 2 tuần, em có hỏi cu bé nhà em mong ước gì? Thằng này ham ô tô nên sưu tập các kiểu ô tô,nó chỉ mơ đến loại nó chưa có,em nói là mơ tầm thường quá...Mất công mơ thì mơ cho hoành tráng. ..nó ko nghĩ ra  ..em lại gà cho là mơ đến 1 cái xe đạp mini.Trời ơi thích lắm...anh con phải đến cấp 2 mới biết đi mà đã có xe đâu...
Bây giờ con cố gắng thực hiện những điều này: Tự giác tập đàn...tự giác lấy toán ra làm,mỗi ngày viết một bài đẹp,tự luyện TAnh.Không hỗn với bố.Chồng em hiền nên bọn trẻ nhà em hay làm phách với bố...
Không để nhắc lỗi 5 lần là mua xe,mà xe nhiều tiền lắm ...chẳng có mấy ai lớp 1 đã có xe Bơm..bơm. Thế là con em điên cuồng phấn đấu, làm nên 1 thằng bé khác hẳn, với điều kiện các mẹ phải biết bơm cho con ham..chứ học hộ mẹ ,hay vì bố thích là vứt đi.Vài lần treo giải thế con ngoan tự lúc nào vì đã thành thói quen.Hơn nữa giúp con luôn biết mong ước, biết thực hiện kế hoạch để đạt ước mơ ấy...Chết nỗi, có xe đạp rồi lại phải phấn đấu tự giác học ...ngoan ...mới được dắt ra đi ngoài công viên.Thế là dạy con ngoan,tự giác,biết phấn đấu,biết mơ ước lại kết hợp luyện thể lực cho con...Một công bao nhiêu việc..Nó thấy cả bố mẹ vì nó đưa nó sang đường đi xe vui sướng không thể tả được nên răm rắp nghe lời...Đấy lũ con em ngoan ko bao giờ cãi mẹ vì bố mẹ nó luôn hướng nó giỏi hơn các bạn,lúc nào cũng vì nó... Thằng anh ngày bé được rèn luyện kiểu đó nên rất ngoan,nó ham học và luôn đặt các mục tiêu phấn đấu.Luôn có khát vọng.

9. Bác laida lắm chiêu hay thật đấy. Em cũng học tập bác về bơm thằng con em. Thằng cu nhà em thuộc diện vô tâm vô tính, chẳng bao giờ nó buồn vì điểm kém cả. Hôm trước thi giữa học kỳ toán được 9 điểm. Mẹ thì buồn thiu vì con sai mất 1 câu sắp xếp theo trật tự từ lớn đến bé  , và thiếu 2 cái dấu bằng, thế là được 9.25 xuống 9. Con thì bảo "Lo gì mẹ, cuối học kỳ con được 10 là ổn".  . Thôi, mẹ cũng tự an ủi là được cái con lạc quan nên không hay xì trét giống mẹ  .Em bảo nó là "Con có thích thi đỗ vào Am không?". Nó bảo "Thi vào đấy khó lắm mẹ ạ, mà ở đấy có gì hay đâu?". Em bảo nó là " Ở đấy có sân bóng ném rất xịn, có cả sân đá bóng riêng nữa chứ không phải đá trong sân trường cùng các trò chơi khác đâu nhé. Sướng lắm. Giờ ra chơi nào cũng được đá bóng thả phanh hoặc chơi bóng ném trong phòng có sàn gỗ hẳn hoi nhé. Lại có thư viện to đùng, muốn mượn sách gì cũng được. Mà đấy là trường của mẹ ngày xưa nên mẹ rất mong con lại được học ở đó". Cu nhà em thì ghét học, chỉ thích chơi và đọc truyện thôi nên nghe thấy có sân bóng và thư viện thì sáng mắt lên và tối hôm đó chấp nhận làm thêm vài bài toán nâng cao nữa. Em bảo "Con chịu khó học đi, hôm nào mẹ đèo con vào tham quan trường nhé, nhưng nhìn ngoài thì không thích bằng học ở đó đâu vì khi nào là học sinh trong trường thì mới được sử dụng các thiết bị và thư viện của trường". Em phải rào trước vậy vì thằng cu nhà em rất thực tế. Cho nó đi ra bãi ngô, trong khi các bạn xuýt xoa đẹp thế, hái hoa dại tặng mẹ và chạy tung tăng thì nó bảo "Ở đây có cái gì đẹp đâu cơ chứ, chả có gì hay cả". (Hic hic, chắc nó giống em vì bản thân em cũng không thấy có gì đẹp cả nhưng cứ phải giả vờ chỉ cái nọ, cái kia để cho con thấy hấp dẫn  ). Ấy thế mà mấy hôm nay cũng biết chăm chỉ hơn để thực hiện ước mơ đỗ vào trường Am của mẹ. Mọi khi, chẳng bao giờ nó chịu làm bài tập thêm ngoài bài trên lớp hết. Em thì chả mong con đỗ Am hay được một phần của anh cu nhà bác nhưng ít ra con có ý thức học hành hơn là tốt rồi. Cảm ơn bác laida nhiều nhé. 

10. Được coi là những đứa trẻ học giỏi nhất nước Anh, nhưng Wajih và Zohaib không hề 'đầu to mắt cận', có thời gian xem TV, chơi điện tử như thường. Các em được nuôi dạy như thế nào?Wajih, 11 tuổi, đạt điểm A bậc ở cao nhất của Cuộc thi Toán cao cấp (A-level Further Mathematics) ở Anh. Cậu em trai 9 tuổi là Zohaib, còn đặc biệt hơn, cũng đạt điểm A trong kỳ thi toán tương tự, trở thành người trẻ tuổi nhất đạt kỷ lục này. Giống anh trai, Zohaib có kế hoạch tới trường ĐH vào tuổi 14 và học tiến sĩ ở tuổi 17.Ở trường, hai cậu bé tham gia tất cả các tiết học. Nhưng vào giờ toán, chúng ngồi nghiên cứu những bài toán cao cấp. “Khi các bạn bè cùng lớp nhìn qua vai cháu và thấy những trang sách về ma trận, lượng giác học… họ rất “choáng”“Không có năng khiếu tự nhiên, bọn trẻ cũng có thể giỏi giang bằng việc học hành có hệ thống và chăm chỉ", ông Usman Ahmed khẳng định. “Bọn trẻ cần sự hỗ trợ của cha mẹ. Điều đó quan trọng hơn là gửi con tới một trường học đắt đỏ. Tôi thà dành thời gian cho các con, còn hơn là chỉ tiêu tiền cho chúng”, Usman nói.Dưới sự giám sát của bố mẹ, hai cậu học bài ba tiếng mỗi ngày vào buổi tối, 5 tiếng vào thứ 7 và chủ nhật. Chúng làm tất cả bài về nhà giống bạn bè cùng lớp, nhưng làm thêm một số bài tập khó.Usman khẳng định thời gian biểu của bọn trẻ không có gì bất thường. “Chúng còn thừa thì giờ để chơi điện tử, xem ti vi, nhưng điều khác biệt là có những khoảng thời gian tập trung học tập”.Saadia nói thêm: “Chúng tôi không quá nghiêm khắc, nhưng có những quy tắc và hệ thống. Bọn trẻ có thời gian để chơi game, khoảng một tiếng mỗi ngày. Tất nhiên chúng tôi cũng thận trọng với các bộ phim và chương trình TV mà chúng xem. Chúng chủ yếu xem phim tài liệu và game show. Chúng tôi khuyến khích các con xem bản tin lúc 22 h, trước khi đi ngủ, vì muốn chúng hiểu biết về thế giới”.Về nguyên nhân khiến hai đứa trẻ chịu học, ông bố Usman cho biết, trước hết, giải toán không chỉ là bài tập, mà là trò chơi yêu thích của bọn trẻ. Thứ hai, thay vì thỉnh thoảng cho tiền lẻ, các cậu bé được “trả lương” theo số giờ học. Khoảng 25 xu cho một giờ, nhưng tổng số tiền lên tới 10 - 15 bảng một tháng.“Nhiều người khuyên tôi nên để bọn trẻ ra ngoài khám phá thế giới theo cách của chúng và quyết định chúng muốn làm gì, nhưng câu trả lời của tôi là không”, Usman dứt khoát. “Nếu cha mẹ không ảnh hưởng đến chúng, chúng sẽ chịu ảnh hưởng từ bạn bè, hoặc những gì chúng xem trên truyền hình, trên báo chí. Chúng tôi sẽ khuyên bảo chúng một cách chân thành và hướng dẫn chúng theo hướng tốt nhất cho cuộc sống”.

11. Me Laida: Trong khi các bạn khác cõng 1 bao gạo thì con mình cõng 2,3 bao nhưng vẫn cảm thấy nhẹ vẫn ham và muốn cõng thêm....  Để đến khi ra thao trường rõ ràng là thi với đội 1 bao phần thắng dễ dàng hơn. Ở VN gần trăm triệu dân,chen vai hích cánh,mà cáo lại nhiều hơn gà.Nên phải còng lưng tập cõng gạo,thoát được ra ngoài lại chọn nghề Đi học.Có lẽ chỉ có ở nước ta mới có thêm một cái nghề là nghề đi học.Bằng bất cứ mọi giá học lên càng cao càng tốt để câu thời gian  dễ kiếm thẻ xanh ,có cơ hội kiếm tí tiền  
Không cố nhảy ra khỏi dậu,khoảng 15 năm nữa thôi con trai VN ko biết tìm đâu ra vợ. Lớp thằng con em đa phần là trai... Nhiều vấn đề quá  

11. Cám ơn mẹ Banhgao sưu tầm được bài viết về hai cậu bé nước Anh hay quá. Nhìn lịch học của tụi đấy mới thấy con nhà mình vẫn còn nhẹ nhàng chán. Tất nhiên em cũng chẳng kỳ vọng con mình phải thành thần đồng, nhưng nhân đây cũng chỉ cho tụi nhóc nhà em thấy, mỗi tối 1h học, cuối tuần 1 chiều thứ 7 free, sáng CN ngủ nướng, sao mà các con sướng thế!!! HeheEm thấy phương pháp trả tiền giờ học rất hay, cũng là cách dạy con làm ra tiền và tiêu tiền nên đã áp dụng ngay, con bé thi 1 vòng ViOlympic được 5K/vòng, ngay buổi tối con thi 1 phát 2 vòng hết luôn vòng 19 ngon ơ, không còn phải giục giã như trước. Bé nhà em đã thi xong cấp quận vòng 15, đang chờ thi thành phố, chả biết HN có tổ chức không, dạo này vào các trường thấy phong trào thi ViOlympic lẹt đẹt quá, ở trường đã chẳng có mấy bạn thi, con lúc nào cũng là đại diện duy nhất của trường thi lớp 3 thành ra tâm lý cũng có vẻ chán nản, không hứng thú lắm. Với cu con thì em cho thi thử lần đầu tiên 1 đề thi học kỳ 2 năm 2008 trường ACS (Singapore), Primary 6 môn Toán, thời gian 2h15' nhưng con phải mất ~3h do chưa quen và phải dịch tiếng Anh nữa. Thoả thuận 1 tiếng 5K, 1 đề là 11.25K, tính theo điểm số ăn tiền, thí dụ 90/100 thì nhận được 90% số tiền của 1 đề. Con phấn khởi với cách làm việc được trả tiền này quá nên khi mẹ bảo 1 tuần làm 1 đề thì đòi luôn 1 tuần 7 đề. Mẹ cũng hoảng phần mất quá nhiều thời gian buổi tối của con, phần không biết kiếm đâu ra đề nhiều thế mà làm nên nói với con, sợ ko kiếm đủ tiền để trả nên 1 tuần chỉ làm 1 đề thôi, vào dịp cuối tuần. Như vậy con cũng làm quen không phải kiếm việc là dễ dàng đâu nhé, cho dù khả năng mình đủ sức làm được đi chăng nữa. Ngoài ra sẽ phải tập quen với việc hoàn thành việc với chất lượng cao trong một khoảng thời gian nhất định (hiệu quả, năng suất) chứ không phải cứ bôi ra thế nào cũng được, hoặc đúng sai ko quan tâm nhiều. Một lúc rèn được mấy mục tiêu liền hihi.Em định sẽ khống chế dần thời gian, lần đầu để thoải mái, sau đó sẽ siết lại, tuần sau chỉ cho phép làm bài trong 2h45' thôi (+30' hiểu tiếng Anh), các tuần sau tiếp tục rút nữa cho đến khi bằng thời gian chuẩn, ngoài ra còn phải biện luận bằng tiếng Anh nữa (hiện tại chỉ cần viết đáp số rồi giải thích cách làm bằng tiếng Việt). Phải công nhận khối lượng bài trong 1 lần thi vô cùng nhiều, 48 câu, trong đó 10 câu tự luận (viết bằng tiếng Anh), 15 câu trắc nghiệm, còn lại phải tự viết đáp số, nhiều câu còn có 2 phần nhỏ. Thế mới thấy, cứ kêu ca chương trình học của VN nặng, nhòm ra xung quanh mới làm bài lớp 6 áp lực đã nặng nề hơn nhiều. Em nghĩ có khi tại dân nhà mình quen nhàn rồi, từ bố mẹ đi làm công sở nhà nước, 8 tiếng trà cháo nên thấy các con nhỏ đi học còn vất vả hơn mình nên thương. Theo em, có khi phải cải cách tác phong làm việc người lớn trước rồi hẵng cải cách giáo dục sau các mẹ nhỉ.

12. Me Laida: Các mẹ cứ quá lời! Em đã từng thi trượt Đại học,từng gặm nhấm nỗi buồn tê tái nhìn các bạn kéo valy ra đi.Các bạn ấy có hơn mình nhiều đâu,có chăng bố mẹ chúng coi chúng là bạn,quan tâm đến chúng hàng ngày,chúng là vàng ngọc của bố mẹ chúng.Em hồi nhỏ lúc nào cũng nghĩ mình là súc vật vì em đâu có hiểu được câu : Thương cho roi cho vọt.Hơn nửa cuộc đời em mới rút ra được: 30% thành công là do tư chất của con.30% môi trường,còn 40% còn lại là do cha mẹ.Em chỉ có 30% tư chất đủ le lói sáng rồi chìm.
Thấu hiểu nỗi lòng trẻ con nên đối với con,em dốc lòng với chúng.Quả là phi thường các mẹ ạ.Đòi cho con học Pháp,sau lại xui học TAnh,rồi bày trò đi du học...Thằng con em vẫn nghe và làm tới.Chưa bao giờ bướng dù ở tuổi dở ương,Em cam đoan với các mẹ nếu dùng thức mệnh lệnh trẻ. con không nghe đâu.Rất nhiều mẹ tâm sự với em là tính mẹ ấy rất nóng ngồi kèm con học là tạt luôn,con điểm kém là tức ko kiềm chế được.Em hỏi lại: Thế ra đường hàng cá chửi mình tức, mẹ nó có dám xông vào đánh không?Hay chỉ với con mình mới không nhịn được quát nạt nó!
Em nhiều lúc cũng tức hay giả vờ tức bắt con lên giường,nằm úp xuống,em bắt đầu cho con tự kể tội nói đủ ý,nêu được cách sửa chữa thì tha nhưng vẫn giả vờ là tức không thể kiềm chế được,mà đánh thì sót con quá,máu thịt mẹ đẻ ra ...nên mẹ sẽ quất vài phát xuống giường! Văn vở đấy nhưng nó vừa sợ lại vừa yêu mẹ hơn.
Sáng nào đến cổng trường cũng hỏi con : Yêu mẹ thì làm gì? Thằng con em trả lời: ngẩng cao đầu cho khỏi cận. Đấy em cứ kể hết suy nghĩ của em,chuyện trẻ con nhà em để các mẹ thấy dùng bạo lực khó giải quyết tận gốc vấn đề với trẻ con.
Em còn rất nhiều võ phỉnh phờ vờ vịt trẻ con.Lúc nào rảnh em lại kể tiếp. Chỉ muốn nói với các mẹ: Em làm được như vậy,có suy nghĩ như vậy là em phải đánh đổi cả tuổi thơ của mình đấy các mẹ ạ.Chẳng có gì đáng ngưỡng mộ đâu.Nay chỉ muốn chia xẻ giúp các mẹ cùng các con chóng đến đích mà không phải trải qua những nỗi buồn giống em, thế thôi!

13. Bac Songdong: Cảm ơn mẹ Huynh, nhà này vẫn chăm chỉ theo dõi lắm , có điều trong này bàn về du học -- mà có vẻ nghiêng về du học phổ thông , mình không có kinh nghiệm , nên chả giúp được gì.Cứ mỗi lần nhắc tới cải cách giáo dục của VN , mình lại nghĩ tới truyện cậu bé tí hon bị lạc vào trong bụng bò, mới đầu cũng tạm ổn ,càng về sau càng không chiu được phải la toán lên: đừng tuồn cỏ khô vào nữa ..... ---> phải tìm cách thoát nhanh ra khỏi bụng bò trước khi có quá nhiều cỏ.Mình nhận thấy một điều là các mẹ đầu tư rất nhiều cho con khi còn nhỏ và càng lớn thì lại càng ít đi , đáng lý ra thì phải ngược lại . Khi con còn nhỏ , lừa con rất dễ , con lớn hơn - ca một bài hợp tình hợp lý , dẫn chứng sinh động là con sẽ nghe ,tự đi vào đường mình vạch sẵn . Nhưng khi con 18 , 20 tuổi thì không làm thế được , vào tuổi này là lúc con bắt đầu suy nghĩ độc lập , một chút sai lầm là mấy chục năm trở nên vô ích . Làm sao để biết được con nghĩ gì mà không cần con phải kể , làm sao nói được những suy nghĩ của mình cho con mà không cứng nhắc như là sự dạy bảo ....để con vẫn nghĩ là mẹ coi mình lớn rồi , độc lập rồi , tôn trọng mọi thứ riêng tư cá nhân của mình rồi ... khó lắm các bạn trẻ ạ. Việc dậy con thật không đơn giản , không thể vội vàng và kéo dài rất lâu.Đấy mới được khen mấy câu đã lại bi bô lạc đề rồi, ai chả thích khen và động viên ,tại sao một số phụ huynh lại không thích làm điều này với con mình nhỉ ( điển hình là ông xã nhà mình dù rất tự hào về con ). Chúc cả nhà mình nuôi con khỏe , dậy con ngoan , con học được tới đâu , động viên con tới đấy , dù con đạt được thành tích nào cũng vui vẻ .

14. Me Laida: Chị Songdong,chị Edina con đã lớn mà vẫn vào box ta là vẫn còn nặng lòng với GD lắm.Chỉ sợ các chị bận ko vào chứ chúng em lúc nào cũng mong chờ. Hằng ngày cũng chỉ vài mẹ vào đọc xong tự cám ơn nhau,số người quan tâm đến dạy con ít lắm,nhưng 100% cha mẹ đều mong con mình ngoan,chăm học,học giỏi. Nếu các mẹ cứ để con phát triển tự nhiên,sống theo ý thích, ko phải rèn luyện phấn đấu gì hết thì một ngày kia lạc vào topic này nhìn tiêu đề như chuông ngân quay ra trách các mẹ ở đây gây áp lực,tội cho con quá.
Nhưng ngay từ bé ta đã dạy cho con biết:
- Tự hào vì mình là đứa trẻ ngoan.
- Nghĩ đến người khác
- Sống tự lập.
- Phải kiên nhẫn làm cả những gì mình không muốn.
- Tự giác ,biết công việc của mình.
- Tập trung,rồi sau biết cố gắng làm thật tốt việc mình đang làm.
- Luôn có ước mơ,biết lên kế hoạch để thực hiện ước mơ. 
Có đủ những gạch đầu dòng trên thì du học bằng Học Bổng chỉ là chuyến tàu chở tới ước mơ thôi.Không phải là đích, và không thể gọi đấy là thành công của cuộc đời.Tại sao nhiều bạn trẻ mơ ước du học bằng Học Bổng,vì những bạn ấy đã hoàn thành tốt công việc học tập,GD Việt Nam là tấm áo chật đối với các bạn ấy.Các bạn trẻ ấy đủ tự tin để mơ ước bay cao bay xa.Tại sao em phải nói đến tự tin? vì rất nhiều bạn trẻ VN học rất giỏi thiếu thông tin nên không đủ tự tin vào bản thân mình,nghĩ du học là cái gì xa vời lắm,không chuẩn bị trước lúc cơ hội đến không tóm được,vài lần tuột tay là xa mãi.Nay nhờ có nhiều diễn đàn giao lưu nhưng người cùng sở thích với nhau,nên có nhiều thông tin bổ ích giúp các bạn đi sau tới đích nhanh hơn.Em vào diễn đàn buôn dưa thế này cũng để các mẹ biết du học bằng HB chẳng có gì khó khăn nếu ta dạy con chúng ta thật kỹ những gạch đầu dòng kia từ nhỏ,nếu ta quan tâm tới con ta thêm một chút.Nhiều mẹ lạc vào đây thấy chúng ta ấu trĩ :sao lại cứ phải định hướng cho ra NN học,tại sao không dạy con thành công ngay trên mảnh đất này.Lúc nào rảnh em sẽ mở topic cho con phát triển tự nhiên,học bình thường,lớn bộ đội phục viên hay tham gia tích cực các tổ chức Đoàn,Đảng...định hướng cho con làm địa chính xã,sau ngoi lên chủ tịch xã rồi đi học trường Đảng rồi lên tiếp...chỉ cần vài mảnh giãn dân là đủ mỡ nó rán nó,nhanh nhẹn một tẹo là thành công tột đỉnh. Hy vọng các mẹ sẽ ủng hộ em ở topic đó. 
Có những lời hay hơn cả câu cám ơn,ngưỡng mộ... nó làm tớ rất phấn khởi vì đã phần nào giúp được các mẹ có kết quả tốt. Tớ cũng định vào trả lời me2girl từ mấy hôm trước,thông cảm nhé.Con gái đã ý thức được việc học là tốt rồi,phải tính đấy là thành công to lớn và sẽ xắn tay làm tiếp các việc tiếp theo.Đừng nóng vội mẹ nó ạ.Trước đây khi tớ sinh cu thứ 2,tớ có bác giúp việc,nhưng tớ cũng nói ngay với con lớn:"vì hoàn cảnh bác ấy phải bỏ con bác ấy ở quê ra nhà mình bế em,con bác ấy bằng đúng tuổi con.Mẹ yêu cầu con vẫn làm các công việc của con nhé" Thằng cu lớn nghe ngay,rất lễ phép với bác ấy,không bao giờ coi bác ấy là người giúp việc.Ko ỷ lại.Đến hè tớ có đón con trai bác ấy ra nhà tớ ở 1 tuần với thằng lớn nhà tớ...Đấy là dạy con nghĩ đến người khác...Rồi khi bác ấy về,tớ bảo con làm giúp mẹ như lau cầu thang,hút bụi lau nhà... trông rửa cho em khi mẹ đi vắng thì mẹ ko phải chi tiền thuê người làm mẹ sẽ mua cho con thêm sách nhé.Tớ bơm số tiền thuê người lên,con tớ sót quá,đồng ý ngay.Anh cu vẫn chểnh mảng chứ nào đã chăm chỉ ngay,mẹ nhắc thì mới làm ...thế là tốt rồi.Thỉnh thoảng tớ ra vẻ thương nó bận học, làm phần của nó,rồi rên mỏi với nhiều việc..thế là nó giằng lấy làm nốt.Đạt yêu cầu rồi.Tóm lại phải dạy nó thương người,thương mẹ nó bận, em nó bẩn ko ai rửa,thương bố nó chỉ biết kiếm tiền nuôi nó....
Sau đấy tớ bảo: con đã rất cố gắng học,làm việc nhà đỡ mẹ,tiết kiệm được tiền nên mẹ sẽ tìm trại hè đăng kí cho con đi 1 tuần nhé.Nó chưa biết đi trại hè là ntn nhưng sẽ được thay đổi không khí là thích rồi,chỉ mong đến ngày đi vì tớ đóng tiền trước 2 tháng.Bao nhiêu vấn đề khi xa nhà? chẳng có gì hết,con sẽ tự làm mẹ ạ! nói được thế là tốt rồi.Tớ dạy dúng ướt quần áo,rồi hòa xà phòng vào nước nóng đánh tan, vò quần áo,dũ thế là xong.Bọn con nhà giàu không biết giặt sẽ phải thuê 50k/1 cái.Nếu chúng thuê con cứ giặt thu tiền cho mẹ, không có gì là xấu thằng con tớ hớn hở giặt đồ tập dượt..Đấy có động cơ là đi trại hè,sau lại giặt ra tiền nên khoái chí...mơ về ngày đi mà giặt quần áo.Đi trại nó giặt cho con nhà khác thật: con ko thu tiền,bọn đấy bé hơn con mà,nhưng con cho phép mình uống sữa chúng nó mời vì con đã giặt quần áo giúp chúng nó. Rất sòng phẳng.Đỡ tiền mẹ cho mua sữa.Trẻ con ngộ nhỉ.  
15. Me2girl có để ý ở Đà Lạt người ta đặt cái mô đất cao là đồi thông hai mộ,cái hồ như vũng trâu đầm là hồ than thở, trông còn xấu hơn cả hồ Thủ lệ nhà mình...rồi thung lũng Tình Yêu ơ...thêu dệt vào đấy các truyền thuyết,sự tích để bất cứ ai đến đó cũng muốn ghé thăm..Trẻ con nhà mình y như thế,làm có động cơ riêng.Mình cũng gán cho nó mục đích,thổi hồn vào các việc nhà: gói,và pha nước mắm nem rất cần cho buổi liên hoan món Việt.Con tớ sung sướng bóc tỏi pha đường dấm...và rất thạo Học giỏi để được du ăn toàn món Bắp phê,đi sang nước khác cắm trại,được ở kí túc xá...nên cứ phấn đấu..tạm thời thế cái đã sau sẽ chỉnh dần quĩ đạo bay: là sẽ khổ lắm,nhớ nhà lắm...cái đó là công đoạn sau...Còn bây giờ muốn đi thì phải tự lo được cho bản thân mình....giặt quần áo bằng tay...biết tự lên và thực hiện các kế hoạch...Sau quen cháu sẽ không ngại làm nữa.Khi nó về nhà vẫn làm việc nhà lau cầu thang,nhặt rau đặt cơm dù bên kia nó ko phải làm gì hết. Có người làm giúp.Mong rằng phần 2 này mẹ2girl sẽ thành công.

16. Me Laida: Cái này là mẹ phải học rồi,trẻ con giống quả bóng,lúc xịt lại BƠM.Và bơm như thế nào cho hiệu quả thì mẹ phải sáng tác.Hai bạn thấy không,kết quả bao cha mẹ mơ ước là có đứa con ngoan biết nghe lời,yêu mẹ biết việc mình nhẫn nại phải làm để được thành quả ...thì nay đang dần có.Đó là rèn luyện đấy.Mẹ biết chìa khóa rồi thì cứ thế phát huy,cải tiến bước này thành công thì nghĩ sang bước tiếp rèn con cái gì...Khi con hoàn thiện thì mình đánh giá đúng khả năng để định hướng cho con,chỉ cho con tới mơ ước lớn hơn...
Có nhiều mẹ gọi điện tâm sự với em,con học giỏi nhưng chẳng mơ ước gì... Vậy thì khác gì ra đường thấy người ta đi mình cũng đi, còn đi về đâu mình cũng chưa biết. thế có hoài phí không?Khi con em thi đỗ HB nếu như nhà khác em cho con xả hơi,đằng nào chả sang kia học mà...Không đâu,em cho cháu vào ACET lúc 13 tuổi học sinh nhí nhất ở đấy.Học cùng với các anh chị tổng hợp,bách khoa,ngoại thương đang cố cày TA để tìm đường bôn tẩu.
Ở đó cháu thấy toàn những anh chị có thành tích cao phấn đấu cật lực để giành lấy vài chục phần trăm tiền học phí...Nó mới thấy nó may mắn như thế nào khi mẹ nó định hướng sớm cho nó.Và nó cũng thấy nhiều mũi tên cũng chĩa về một hướng ...ra Nội bài.Chứ để phát triển tự nhiên như cây cỏ,đến lúc hết cấp 3 tuy học giỏi nhưng dửng dưng chẳng biết mình muốn gì, mơ ước gì...Em luôn dúi con em vào môi trường hơn hẳn nó,để nó luôn phải đi kiễng chân,luôn đặt mục tiêu đuổi kịp rồi tính vượt...Cái đó cũng là rèn luyện thôi,chứ bố mẹ kém nên cũng ko hướng con làm giàu.Chỉ mong con là người bình thường ,được sống trong môi trường dân chủ văn minh theo đúng nghĩa,được làm người tốt và luôn gặp người tốt.Không dám mong hơn. 

17. Me Laida: Theo dự định của tớ,lúc cấp 1 tớ sẽ dạy con biết nhẫn nại làm tốt những công việc của mình kể cả những việc mình ko thích.Bởi vì cuộc sống đâu có như mình mong muốn.Có nghĩa là luôn hoàn thành đầy đủ bài vở trên lớp hay những môn học mình theo( đàn,sáo...vẽ vời)Ưu tiên hàng đầu môn ngoại ngữ,hết cấp một là phải học thật tốt TAnh để lên cấp 2 dành thời gian cho môn tự nhiên.Chuẩn bị được như vậy thì ung dung vào cấp 2 thôi.Câu bạn hỏi nên học môn gì? thì theo tớ làm sao để em bạn thích học môn toán cho dù toán ko phải là sở trường.Vì toán sẽ theo em ít nhất là hết phổ thông vậy làm chủ tình thế còn hơn phải chống đỡ rất mệt mỏi.Đấy là cái tối thiểu.Còn nếu em học giỏi môn nào thì giúp em phát triển thêm để chọn cấp 3 là môn chủ lực như chuyên.Bạn hỏi luyện kĩ năng gì?
Ở cấp 2 tớ dạy cho con tớ kĩ năng TỰ HỌC, LÀM HẾT KHẢ NĂNG.Tức là hiểu đến đâu làm được hết khả năng đến đấy.ko để rơi vãi điểm vì vài cái lơ đãng,1 học kì là tớ rèn được.
Nhưng quan trọng hơn cả là cái ĐỊNH HƯỚNG.
Các mẹ ơi,các mẹ thắc mắc sao em làm tốt cái việc này cho con đến vậy?
Dạ em nhỏ nhẹ trả lời: để có được kết quả như vậy em phải trả giá bằng cuộc đời em đấy ạ.
Lúc nhỏ em vào loại thông minh,tháo vát.Luôn tìm cách để nhớ thật lâu khi nhận một thông tin nào đó.Nhưng được phát triển tự nhiên như cây cỏ,ko có động lực, ko có ước mơ -theo chân các bạn đến lớp. Không học bài,lườm qua cũng được 7,8 điểm.Hồi đó hầu như chẳng có ai có định hướng,chỉ riêng con GV hay gia đình có nòi học là biết chúng sẽ học tiếp ở đâu.
Thế rồi vào cấp 3 theo đúng tuyến.Nếu bố mẹ có thông tin thì em thừa sức thi vào chuyên ngữ,hay lớp chọn CVA.Mà vào mấy cái đó thì cứ tằng tằng theo các bạn mà học mà kéo va li thôi.Môi trường tốt thày cô tốt,cũng sẽ vươn lên theo chúng bạn.Đằng này rơi vào trường rất tệ hại,em chìm theo bạn,học toàn cái hỗn láo.khi bố mẹ ít gần gũi con cái thì con lại ko mấy khi nghe lời.thường là chống đối,lí sự,làm ngược lại.Trí nhớ tốt nên học NN rất tốt,bố em khuyên thi khối D khi đó rất mới.Mà cái dạng em thi khối đó thì vào Lưu Thanh Xuân trong tầm tay.Toán văn đều tốt.Nhưng không,chẳng biết đứa nào xui khiến rằng học NN chỉ là thông ngôn.Thế là thèm vào.Nhất quyết thi khối A cho Oanh liệt.
Toán gồm 3 môn: Hình Đại Lượng
Lí gồm 2,5 môn:Điện Quang,hạt nhân
Hóa gồm 2 môn: Vô cơ, hữu cơ.
Bây giờ nghĩ lại sao hồi đó mình ngu quá vậy.Không rèn luyện chăm học từ bé,cái gì thích học thì học không thì qua quít.Điểm vẫn khá.Nhưng thi ĐH thì thi trên diện rộng.Nắm lơ mơ là có ba rem chi tiết đến từ 1/4 điểm.Thế nên có giỏi toán mà ko chăm học lí thuyết lí hay hóa thì cũng trượt.Khốn nỗi bé chơi nhiều quá nay ko chịu được áp lực.Thế nên trượt.Vậy sau này khi làm mẹ rút ra KNo từ bản thân mình để dạy con:
-Chăm,đủ bài từ khi còn nhỏ.Học cả những môn mình ko thích.
-Để tiết kiệm thời gian và học có hiệu quả thì phải biết TỰ HỌC.
Và quan trọng hơn cả là nhận được sự quan tâm từ gia đình,uốn nắn,rèn cặp từ bé.Định hướng tốt con đường sẽ qua.Nếu làm được tốt những điều trên thì đích nào cũng ko còn là khó.He he để rút ra được điều đó em khốn khổ đấy,nay tâm sự cho các mẹ khỏi ngưỡng mộ.Mong rằng sau khi đọc bài này các mẹ cũng rút ra đôi điều cho mình 

18. Me Laida: @ Mẹ tombop06 văn em  
Vâng! nhưng em cũng biết rằng chia sẻ lắm sẽ được khen là không khiêm tốn.Mà quả thật có mỗi bài cứ hát đi hát lại mãi.Các mẹ yêu quí ơi! cho dù ai nói thế nào em cứ sống đúng với suy nghĩ của mình: còn giúp được ai là cố hết sức mình.Thỉnh thoảng em vẫn cứ vào đây :
- Bơm được các mẹ con nhỏ tin vào khả năng của các con
-Giúp các mẹ có con lớn chút thông tin của người đã đi qua.
Chỉ cần các mẹ có tí tẹo KQuả là em vui lắm rồi.Mẹ con em còn chặng đường dài phía trước cũng chỉ mong thuận buồm xuôi gió,luôn gặp may.

19. Bé lớn nhà mình năm nay lên lớp 4. Theo Laida mình nên cho con học gì ? ở trung tâm nào? Con em mới học TAnh được hơn năm nên cũng chẳng có KNo gì.Nhưng em có suy nghĩ phải hướng con học để sử dụng tốt TAnh.
Ở mình các mẹ có xu hướng cho con học giao tiếp, rồi ngữ pháp để các bài KTra đạt điểm cao,thi được vào chuyên Anh QGia, hay Ams là thành công-yên tâm coi như được cấp visa vào ĐH trong tầm tay.Em ước mong các cháu nhà em được học- rèn luyện để viết thật tốt Tanh . Để bài viết có chiều sâu đầu tiên phải am hiểu văn hóa,phải có kiến thức lịch sử địa lí cả khoa học, triết học bằng TAnh. Được rèn luyện kĩ năng viết từ nhỏ: trình bày,phân tích,lập luận đánh giá....Hehe cái này em lại rất dốt nên chẳng biết gồm những gì nữa. VN mình ko chú trọng dạy cho các em kĩ năng này. Em nhiều lần nói với con: ở cấp 2 kĩ năng viết của hsinh VN dốt như nhau nên người NN sang VNtuyển đành dựa vào khả năng học các môn tự nhiên.Sau cắp sang kia họ sẽ gọt dũa về TAnh cho các con.Nếu con cứ cắm mặt và tự hào về môn toán lí.. là sai lầm to. Phải thật quan tâm đến TAnh. Tuy mới học, nhưng so với cuộc đời thì 13 tuổi là sớm, hơn nữa lại thuận lợi vì học tại Sing -rất nhiều GV được học bài bản ở Anh về dạy.Chị Ngọc là điển hình,chị nắm được vấn đề đó,ko quá mất thì giờ để cày mấy cái huy chương toán lí quốc gia,hẳn chị ấy phải đọc và ham thích môn văn chương.Con nhà em chỉ phọt phẹt qua là cười sướng rồi (con em học cùng trường với chị Ngọc)
Bài luận của chị Ngọc vượt qua hơn 20 ngàn bài viết khác của các siêu sao trên toàn TG.
Vậy học toán hay học kĩ năng viết hơn. Sau này ra đời người ta đánh giá cao những người ăn nói lưu loát, trình bày thuyết phục các vấn đề. VN mình rồi cũng sẽ tiến tới điều đó, sẽ dần xóa bỏ những bài báo cáo, xã luận chưa nghe đã biết nội dung rồi cắp nhặt vá víu luận văn cũng bớt dần.Không viết được khổ lắm các mẹ ạ.Muốn trình bày ý của mình ko diễn đạt nổi, huống chi viết một bài phóng sự ra tiền.Nên con nhà tombop mà TAnh khá rồi thì cho đọc các kiến thức bằng TAnh,luyện kĩ năng viết thật tốt đừng dừng lại ở ngữ pháp.Nếu viết được tốt là đi tắt đón đầu đấy, học sinh VN mình ở NN rất khổ vì môn này. Bạn nào nắm được chìa khóa này sẽ dễ dàng bước lên bục vinh quang giống như chị Ngọc.

20. Me Laida: @ bác songdong!chúc mừng bác đang được ở bên con gái với niềm vui: hơn cả mong đợi.Thế là Hạnh phúc lắm đấy bác ạ.Mơ ước của em cũng nhỏ nhoi thôi,ko dám tạo áp lực cho con kiếm học bổng toàn phần của một trường danh tiếng đâu.Hơn 20 ngàn đơn người ta xét vào học có 2 ngàn -còn HB toàn phần chắc chỉ vài bàn tay .Để được vào học ko phải là 1 chọi 20 như người Việt mình hay nói đâu mà phải du 18 ngàn bạn khác (cũng cực kì xuất sắc trên khắp TG) ra ngoài cổng trường.Nghĩ đến đoạn này đã thấy sởn hết tóc, thằng cu gày guộc nhà em đọ làm sao? Thôi cháu vào đâu học cũng là chăm chỉ nỗ lực hết khả năng rồi. Học bác, em cũng chỉ dám mong đủ no chứ ko dám nghĩ đến cỗ bàn mà làm gì.Chúc bác luôn hạnh phúc khi nghĩ về con gái nhé.
@Khongtaonickduoc ! Cám ơn mẹ nó nhé!Tớ đã mua được đồ mickey cho trẻ con ở dưới MRT Toa Payoh.Tớ cũng biết thế mạnh của hs Việt ở nước ngoài.Nhưng tớ ngưỡng mộ em Ngọc định hướng ,ko địch toán với những bạn nam có sừng có mỏ, mất thì giờ. Chỉ học tốt A level-Hoạt động tốt còn để thời gian đọc và luyện viết sao cho trong hơn 20 ngàn bài người ta phải nghiền ngẫm bài của mình, phải tìm hiểu mình là ai...Hsinh Việt thông minh, học tự nhiên rất tốt nếu TAnh được học tốt từ nhỏ (em Ngọc cấp 2 học Trưng Vương) chú tâm vào môn văn chương viết lách là rất dễ thành công.Mong mẹ nó vào đây kể chuyện trẻ con học ở Sing nhé.

21. Cảm ơn Laida ,mequynhminh - mẹ xinh xinh , con xinh xinh .
Hôm qua vừa bị họ hàng cho một bài vì tội ước mơ nhỏ bé sẽ làm cho con nhụt ý trí , cản đường tiến của con , không tạo cơ hội cho con ( chỉ muốn con lấy chồng) mình nghĩ con gái vừa học vừa chơi mà luận văn 90/100 -- lại là điểm thật nhé , không phải đi chùa thấy hay đơn kính gửi thì giỏi quá , họ hàng còn muốn gì mình thì quá vừa lòng rồi, học thế thôi, nên ghĩ tới những việc khác nữa chứ  tuy nhiên nếu con không thích mình cũng không ép vì mình luôn nghĩ theo kiểu họ nhà chim đủ lông đủ cánh thì cũng phải tự bay - bay đi đâu thì do đầu ai người ấy quyết .Hay tại mình trình kém nên ước mơ cũng tẹo teo nhỉ? vào đây vừa khoe vừa xả, lại được khen,ai chả thích nhỉ .Mình vẫn nói với con: nếu được làm lại mẹ muốn mình có một cuộc sống hạnh phúc, ai cũng yêu quý ( không muốn thành đạt , có địa vị hay thật nhiều tiền ) , một người chồng có thể buôn dưa , một công việc không quá nhiều áp lực và quan trọng nhất là có vài đứa con để chăm sóc dậy bảo chúng, mà lần này dậy sẽ hay hơn dậy con đấy tại học được rất nhiều chiêu dậy con hay của cô Laida trên WTT ( câu này là vừa nói thật vừa làm con tò mò mà tìm kiếm bài của nhà bác để đọc, sau mà dậy con mình , thỉnh thoảng con lại hô , yêu mẹ thì phải làm gì -yêu mẹ thì phải giảm cân).Mẹ Laida thông minh tỉnh táo thế sao lại tính thế, hay lại thiếu chút tự tin rồi .20 ngàn đơn là thập cẩm toàn thế giới ( trong số đấy có ối người giỏi nhưng không đủ tự tin - giống như hôm nay đọc báo nói 49% học sinh đi thi ĐH ngoại thương khối A --> 59 % kia cũng giỏi khi nộp đơn nhưng chạy đâu mất rồi?) .Mình hiểu như thi ĐH ý bạn nào học ở tổng hợp thì cơ hội đỗ ĐH cao hơn các bạn khác , đã học tổng hợp lại học lớp toán , tin..., cơ hội lại cao hơn nữa . Mà học trong lớp lại ở tốp đầu thì đương nhiên phải là thủ khoa chứ sao lại chỉ là ĐH , đúng không mẹ nó .Vậy nên cơ hội cho anh cu lớn của bác ít nhất là học bổng 100% còn cao hơn nữa thì ngoài sự cố gắng của mình cũng cần cả sự may mắn nữa mẹ nó nhỉ , vậy nên mẹ nó vẫn cứ phải chăm chỉ cày bừa mà để ra một ít tiền cho an toàn .Không ngờ mẹ nó lại hơi thiếu tự tin thế, từ hồi quen biết mẹ nó, giờ mới thấy mẹ nó hơi khuyết một tí ti .Có con trai thì không nên suy nghĩ bảo thủ-chí phèo như nhà mình được.Với lại con trai bác lại có khả năng , nên việc động viên con tiến lên thì tớ luôn ủng hộ .

22. Me Laida: Các chị đừng bơm bong bóng xà phòng .Cầm chắc sẽ vỡ -nhưng hậu quả là ngót 60kg sẽ tan xương nát thịt . Hoàn cảnh của em là chót ngu dại, tính khôn hơn người cho con học Tiếng Pháp...Sau phát hiện ra mình làm khổ thằng bé nên mới tốc lực chuộc lỗi với nó. Hú vía. Bây giờ nó còn ở nhà vẫn học TPháp thì bế tắc quá. Chắc ĐH vẫn cán được thôi nhưng ko ra sao cả. Bây giờ vẫn ân hận mình ko hiểu rõ GD VN cứ nghĩ khôn cho học mấy ngoại ngữ cơ hội hơn nhiều bạn khác. Ôi giời gậy mẹ lại đập lưng con, hậu quả bây giờ TPháp chắc quên gần hết, còn TAnh chỉ nhúc nhắc. Em cũng hối nó chịu khó học văn học, tập viết cho ngon nghẻ để người ta thương tình cấp cho tí tiền học tiếp.Em định tâm sự riêng với chị Songdong he he lại thấy bác edina gõ bài nên lại tâm sự nỗi niềm lên đây.Vừa rồi em sang gặp thằng con. Các chị ơi! nó gày đen, tóc dài hơn mọi khi:
-Mẹ, con có gày đâu ,con vẫn ăn no mà.Vẫn đầy đủ mà mẹ.
-Đen là con tập bóng chày giữa sân vận động.
-Tóc dài nhưng chưa vi phạm.Mấy hôm nữa con sẽ cắt.
-Con bận lắm...
Các chị biết không? nó tiết kiệm quá thể. Bình thường ở nhà bao giờ tóc cũng cắt cao, nay đợi dài gần hết tiêu chuẩn, vì cắt tính ra tiền Việt phải 100k.Ra siêu thị gần trường thì chỉ nhắm những thứ rẻ nhất.Đến chỗ bố mẹ ở thà đi bộ dài hơn chút chứ ko muốn đi 2 tuyến xe buýt mất thêm 45 cen.Đau ruột quá.Cho thêm tiền thì nói mãi mới lấy.Nó bảo các bạn sống được con cũng sống được.Thấy con chỉ vùi đầu vào học với phấn đấu,và rất ngoan.Em có gặp cô giáo thay cha mẹ bảo trợ nó bên đó cũng thấy cô khen.Tuy ở bên đó nhưng chẳng đi đâu ngoài chương trình cả,vì bận với ko thích.Mấy tháng ko hề ra phố.Thương con quá,chỉ biết nhắc con ăn uống đầy đủ.Thích gì cứ mua về mà ăn vì ăn cơm tập thể thì ngon làm sao được.Nó bảo khi nào con hoàn thành kế hoạch mới tự thưởng cho mình... mà chắc chỉ loại KFC chứ ko dám hiệu này nọ đâu .Nếu nó lười học ham chơi điện tử thì em sẽ ra bài GD công dân rồi định hướng này nọ,dọa dẫm...Nay thấy con trưởng thành,miệt mài học em chẳng dám ho he.Chẳng dám đưa định hướng học ĐH Mĩ hay toàn phần gì hết.Kệ nó thôi.Nó tự biết nó phải làm gì...Nó được cái gì em cũng mừng.Thương con,nhiều lúc nghĩ đến lại rơi nước mắt,cứ răn thằng em:Anh con bên kia đói khát mà vẫn chăm chỉ học.Ở nhà con ăn ngập miệng mà chỉ thèm chơi.Đấy con hư thì cũng khổ nhưng ngoan quá chăm học quá lại thương con quay quắt.Hai vợ chồng em lại phải lấy nó làm gương cho mình,mua gì cũng nghĩ có thật cần không khi con là tấm gương sáng. Vậy nó học ở Sing tiếp em cũng vui lắm rồi thỉnh thoảng còn sang dòm được, chứ hối nó cố sang Mĩ tuyết lạnh- xa xôi- đói khát không ai hay chắc em chết.
Em tâm sự thật lòng đấy,xin các mẹ đừng vào chúc mừng.Con ngoan -ai cũng mong ước-em ko phàn nàn gì đâu chỉ có nỗi niềm như thế,nên ko dám ước vọng gì hết.

23. Me Song dong: Rất hiểu và thông cảm với Laida về việc con tiêu tiền , vì mình đã ở đúng tính huống như mẹ nó , dậy con tiết kiệm thì con lại thành kybo keo kiệt quá . 
Vì vây mình cũng từng rất mệt về việc này , ngu ý của tớ là dậy cho con tiết kiệm , nhưng có lẽ chỉ khi con bé tí thôi , khi con bắt đầu vào cấp 2 thì nên dậy cho con biết sử dụng tiền cho hợp lý .Tớ đã từng chữa cháy bằng cách rủ con đi chơi và mua đủ thứ linh tinh , mua cho người này thứ này người kia thứ kia , con rất ngạc nhiên bảo là mẹ lãng phí thế , hôm nay con thấy mẹ chả bình thường ..... Mình bảo là hôm nay mẹ không vui lắm , mất tiền mà mình vui lại làm cho người khác cũng vui thì còn hơn là uống thuốc , tốn tiền hơn mà chưa chắc mình đã vui .Con có thấy cách này của mẹ có kinh tế hơn và nhanh hơn uống thuốc không ? 
Như Laida kể , đứng ở góc độ người mẹ thì ai cũng ước mong có những người con như vậy , nhưng hãy thử tưởng tượng một người đàn ông mà tiết kiệm thế thì có vẻ không ổn lắm (con rể hay chồng mình chẳng hạn) đợi con nghỉ hè, coi con như chàng trai lớn, nói chuyện lại xem thế nào, tớ nghĩ Laida dư sức thuyết phục con, chúc mẹ nó thành công nhé .Trong tất tật mọi lĩnh vực tớ sợ nhất một chữ quá. Có lẽ thế, nên chỉ muốn con là người bình thường thôi, không chìm, không nổi.

24. Me Laida: Bác songdong! nó ko phải ở diện ki bo hà tiện.Thằng này chịu khó đọc sách lắm nên tương đối hiểu biết. Nó rất biết keo kiệt là đáng xấu hổ.Khi còn nhỏ em dắt đi siêu thị: cho con 30k muốn mua gì thì mua mẹ thanh toán.Buồn cười lắm bác ạ nó nhấc cái này lên,đặt cái kia xuống tính toán..làm sao 30k của nó hiệu quả nhất trong con mắt của nó.Cũng phải thôi,mua thoải mái mẹ trả tiền thì việc gì phải nghĩ. Nhưng dạy nó tiêu bằng tiền của nó sẽ khác. Vài lần như thế là tư duy khác ngay.Vài năm sau khôn lớn hơn:Em cho cầm 100k đi cùng ông ngoại ra BigC (mới khai trương).Nó mua cho bố hai cái tạ tay,một gói chè lam (bố nó thích) mua cho em con chó vẫy đuôi(lúc đó em còn rất bé) mua cho mẹ 1 tập 6 cái khăn mặt.mua cho mình cuốn sách.Còn hơn chụck tiền thừa về trả mẹ.Vợ chồng em rất vui vì nó biết nghĩ đến người khác và biết tiêu tiền.Chứ ko phải mẹ cho bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu và chỉ mua cho mỗi bản thân mình.Nó có ý chí và suy nghĩ riêng của nó. Hôm người ta báo kết quả thi học bổng muộn, tưởng rụng nên em có ôm nó bảo:" con đã cố gắng hết sức rồi, tại mẹ cho con học TPháp nên mới ra nông nỗi này. Thôi mẹ sẽ cho tiền đi du học"Nó kiên quyết:bao giờ đỗ con mới đi. mẹ chẳng bảo là còn nhiều kì thi mà. Tận sáng hôm sau, người ta mới tìm được số ĐT để báo đỗ. Nó sung sướng và tự hào, ý chí rằng chỉ dùng tiền người ta cấp cho hàng tháng để tiêu thôi. Ra điều tiền đó là nó làm ra: 200đô Sing.Và bây giờ nó vẫn theo ý chí ấy. Các bạn sống được mình cũng sống được.Em hỏi:- ăn tập thể có ăn được ko?- người ta cho ăn là tốt rồi, các bạn cũng ăn mà mẹ.Tiền em cho ở thẻ ko bao giờ thấy con dùng đến chỉ khi nào đặt vé máy bay mới cần thẻ. Sau này em đưa tiền mặt để trộn lẫn với tiền của nó và phải nói mãi cháu mới cầm.Từ hồi đi đến nay chưa bao giờ xin tiền.
Rất nhiều cháu gia đình khá giả cũng giống nó. Ngoan và chăm học, ý thức tiết kiệm,ý chí phấn đấu.Nó chỉ tiết kiệm với bản thân nó thôi,với người khác nó rất rộng rãi: Mua về cái đồng hồ cắm điện cho ông nội, ko biết mua bị hội chợ giời Sim Lim quát đến hơn triệu nó cũng mua, về nhà em bảo ở mutapha chỉ hơn 200k thôi Còn mua rất nhiều quà, ai cũng có. Em phải nhắc con bé đi học ko phải lo mua quà cho ai cả. Mãi sau này mới thôi, còn em nó thì ko kể đắt rẻ, em nó thích là nó mua.Vậy là nó đã định hướng trong đầu nó rồi.Nên em mới ko dám ho he nhắc nó đạt cái này cái nọ. Đích nọ đích kia chỉ làm nó hăng tiết hơn đâm ra mù quáng.Hồi trước ở nhà nó rất nghe lời em.Lúc đi học em bảo giờ mẹ là ếch ngồi đáy giếng ko biết gì nên ko có ý kiến gì đâu, có vấn đề gì thì mẹ sẽ đi hỏi người khác, mà tốt nhất là nên hỏi thày cô giáo con bên ấy. Tình hình chỉ cần báo cáo theo tuần nếu rảnh...

25. Me Songdong: He he diễn đàn chung mà toàn kể chuyện nhà mình,các mẹ có con lớn đọc cho vui xem có giống nhà mình ko để bàn tán rôm rả.Lần tới quay lại diễn đàn em xin hứa cấp thông tin cho các mẹ,không khoe con mình,thói xấu cần sửa. Thấy cả nhà khen làm tớ cũng hơi ngượng , vì bản thân cũng chả tài giỏi tới như vậy đâu .Con gái xử lý tiền vẫn như con lắc ý , khi táo bón khi táo tỏng , máy móc lắm , đây là một trong những việc rất khó đối với tớ , dậy mãi mới biết mua quà cho mọi người , nhưng tới khi hết tiền lại ngồi thừ ra tiếc ( lúc đấy nhìn con, tớ nghĩ: chắc tại con mình không thuần chủng đây mà . )
Mẹ laida đừng sửa nhé ,thói đấy không xấu đâu -- Mẹ nó về nhà cái là nhà đông vui tấp nập ngay , chỉ thế thôi là đủ biết rằng ai cũng thích nghe chuyện 2 con trai, học từ những sự việc cụ thể thế , hiệu quả mới cao .Các mẹ khác tớ không biết, nhưng tớ rất khoái đọc các bài laida viết về con, bản thân tớ cũng học được rất nhiều .
Cảm ơn mẹ nó nhiều nhiều 

26. Me Laida: Mẹ garfieldgamgu (gagu) ơi,tớ nghĩ rằng muốn cây mướp ra nhiều quả ta sẽ bắc cho nó một cái giàn tốt sao cho diện tích tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời...(chưa bàn đến điều kiện chăm bón môi trường...) khi chiếc tay mướp mới ra ta phải đặt hướng cho nó lên dàn, có thể gió lung lay mai lại chỉnh lại. Rồi tay thứ 2 -3 cứ thế nắn dần tất cả lên giàn. Khi ổn định, ko phải nắn thường xuyên nhưng vẫn phải để mắt tới. Không ưng nắn chỉnh kịp thời.Bạn hàng xóm sang nhà thấy cái giàn lúc lỉu quả điểm hoa vàng có đàn kiến leo ra leo vào đâm nhớ chùm khế ngọt cũng về sửa giàn mướp nhà mình nhưng tớ đoan chắc ko thể được như ý.Cái thân mướp cứng quèo dí nó lên lại truội xuống.
Dông dài mãi..Túm lại dạy con như trồng mướp hay cây cảnh, nắn từng tí một nắn từ lúc còn bé. Chứ lớp 8 là tuổi đã lí sự rất giỏi rồi. Lúc ấy nếu có dạy được cũng rất mệt.

27. Em đánh số câu hỏi và trả lời mẹ Hằng 26011971 luôn 
1-Chẳng hạn khi vào cấp 2 thì nên chú trọng những môn học nào?
2- Phương pháp học thế nào để có hiệu quả cao?
3- Với những con bướng bỉnh thì biện pháp như thế nào thì phù hợp...
-Câu 1: ko có đáp án chung.Như kiểu bác sĩ ơi cháu bị ốm thì cho uống thuốc gì? 
-Câu 2: Vắn tắt-biết tự học, có ý thức phấn đấu he he khô như xã luận điều ai cũng biết tớ đã từng kể chuyện dạy con tớ lúc nhỏ luyện cho con biết việc của mình cho dù không thích cũng phải làm. Hướng cho con ham sách. Mình nhờ sách dạy con. Muốn vậy mình phải biết rất rõ cuốn đó nói cái gì. Hướng dòng sách cho con.Sau dạy ước mơ, luôn có đích. Rồi đến làm thế nào để đạt điểm tuyệt đối.Đó! cả quá trình dài chứ ko thể làm ngay được một lúc.Tớ đã viết rất kĩ, kể lể khoe con rất nhiều. Mẹ cháu cứ tìm đọc lại nhé.
-Câu 3: Các con tớ chưa bao giờ bướng với tớ, vì tớ luôn là bạn thân với con tớ. Con tớ luôn được lựa chọn giữa các khả năng. Khi đã chọn theo ý mình thì còn bướng cái gì nữa.
VD: chọn giữa trông em hay xuống nấu cơm băm thịt, luộc rau để mẹ vừa xem đá bóng vừa trông em?Nếu chỉ bảo nó trông em thì chưa chắc nó nhường nhau, thế là chậm chọ ngay. Nhưng đây mình gài sẵn ko làm được thì xuống nấu cơm...Thế là nó cố tìm cách chiều thằng kia để yên thân ngồi xem bóng đá.   

28. Me Laida: Bạn biết không? trong các câu chuyện cứ nói chung chung rất khó hình dung.Vậy bạn cho biết vài VD và ngữ cảnh cụ thể.Tớ chưa bao giờ bó tay với con tớ kiểu gì tớ cũng điều trị được chúng vì tớ hiểu chúng rất rõ, thích gì... sợ gì...mơ gì. Nhưng với con các bạn thì rất khó. Vì cách nghĩ, cách sống...mỗi gia đình rất khác nhau.Có những điều mà con tớ ước ao thì nhà các bạn lại dửng dưng...dạy trẻ điều bất lực có lẽ là chúng chẳng muốn gì, ko mong gì...ko cảm xúc và đó chính là lỗi của.... cha mẹ.

29. Me Laida Tại nhà Thỏ sợ chứ chị thì không. Chị cứ đi bình thường: con ở nhà một mình sẽ có trộm nếu ko khóa cửa, nên con cứ trong nhà ngoan nhé. Mẹ về sẽ mua quà. Nhưng nhỡ mất điện tối um thì làm thế nào. Cho chọn: 
1- là sang ngồi nhờ nhà tố trưởng dân phố (tất nhiên là nhà mà nó ko quen ai và ko thích)
2- sẽ là ngồi trong nhà chơi chấp nhận mất điện.
Nếu con chọn 
1-Chị nói: sẽ đi lâu khả năng về muộn,nên bố mẹ và chị chưa về con cứ ăn cơm và ngủ ở đấy nhé. Mẹ về sẽ đón sau.
2- chọn ở nhà- gan cóc tía.Chị vẫn đi.Sau đó một lát chị sẽ cắt cầu dao điện ở công tơ ngoài cột điện chỗ ghi số điện ý. Để lúc sau mình giả vờ về lấy ĐT để quên sau lại đi tiếp.Có sợ không.Lì đòn không sợ chị nhờ người gọi điện đến nói: chú thấy bố mẹ với chị cháu đi chơi,thì ra cháu ở nhà mình à, chú muốn mang cháu về nhà nuôi vì chú không có con.Cứ ở đấy nhé,chú sẽ lấy kìm cắt khóa.Vã mồ hôi. Chị dứt khoát ko để con điều khiển bố mẹ.Bé thế này mà thua nó thì coi như thua đến già 

30. Me Laida: Ô bác mebi88 con lớn rồi mà vẫn vào đây động viên chị em chúng em à!
Thật cảm ơn bác!Em nghĩ rất nhiều cháu học giỏi,nhưng cũng nhiều GĐ ko quan tâm dạy con.Thấy con điểm cao là rất tự hào,chết nỗi đứa nào mà chả HSG.Tư cách đạo đức mới quan trọng.Có tài mà ko có đức thì hỏng,hỏng ngay từ nhỏ.
Nhiều người nghĩ rằng con học cho cha mẹ,nên thấy con học giỏi thì muốn gì được nấy,làm cho con ích kỷ,ko nghĩ xa cho người khác ,cho tương lai của chúng.Em vốn kỹ tính nên rất dị ứng với cách suy nghĩ này.Các cháu đỗ HB ra nước ngoài học,ko chỉ giỏi mà còn phải may nữa.May vì sống trong gia đình có cha mẹ quan tâm,cho học theo kịp chương trình bên ngoài.May vì Sing họ để mắt tới mình,chứ hơn trăm cháu toàn xuất sắc mà sau 48h mình là người nhận được thư mời còn 90% bạn về ko.Hồi cháu nhà em mới đỗ vài tháng,thỉnh thoảng em phải cấu vào người xem mình đang mơ hay tinh,cả xã em cũng thế.Khi báo tin cho bà ngoại cháu,bà cháu thốt lên :"Ôi cháu tôi được làm người rồi".Nghe chua xót các bác nhỉ,đi sang đó phải học mà cả nhà đã thấy sướng.Họ ăn đời ở kiếp bên đó,con cái họ chỉ chơi thôi,chỉ hưởng thụ chẳng biết họ có thấy sướng ko?
Chỉ khổ các cháu ở nhà,học hành quay cuồng theo quyết định của bộ,nay đổi mai đổi.Mà mơ ước có cao siêu gì đâu cũng chỉ mong sao học ra kiếm chỗ làm đủ tiền nuôi con cái...sau này.Bi quan quá..Vậy mà nhiều cháu sang được rồi bị đuổi về mới tiếc chứ.
Nhiều cháu mắc lỗi tuy ko bị về nước nhưng cũng là cái để các bác đi sau rút KNo dạy các cháu kỹ hơn:
Có cháu quen miệng nói tục,(tất nhiên lúc phỏng vấn nó ko văng tục)nên khi thầy cô giáo nói gì ko vừa ý nó sử lý luôn bằng tiếng Việt.Họ biết đấy,họ hỏi cặn kẽ mấy đứa khác,đố dám nói sai.Họ sử lý nhẹ nên chưa đuổi. Có cháu sang đó vướng vào chuyện tình cảm,với tuổi các con mới 15,16 nhận HB của họ nên họ ko chấp nhận,nếu ko thay đổi sẽ về.Tai mắt họ có khắp nơi.
Người Việt mình có tính đố kỵ,đứa khác hơn 1 tý là ganh ghét.Nhất là con gái.Có đôi giầy xịn,cái áo hiệu,cái túi mác này..là xì xèo móc máy..Đó là bệnh của những cháu ham ăn diện,quá quan tâm đến hình thức...Giáo viên họ cũng biết thói xấu đó,dẫn đến 1 số cháu gái ko ưa nhau.KO ưa mà ở chung phòng có mà cực hình,nhìn nhau làm sao được.Có nhiều nhà cho con rất nhiều tiền vì thương con xa nhà,vì có mấy đứa học giỏi bằng nó đâu,mình làm ra ko cho con tiêu thì cho ai?....Nên các bạn dậy sớm ăn sáng thì cháu bỏ bữa,ngủ nướng,nhịn sang trường vào căng tin ăn,có cháu chủ yếu là ăn ngoài vì chê ko hợp khẩu vị.Nên tạo sự cách biệt với các bạn khác.Có cháu được cha mẹ khoán 1 tuần phải tiêu hết bao nhiêu....nên cha mẹ đã tạo cho con sự khác biệt,trong khi có bạn chỉ cần số HB trường cấp cũng đủ.
Họ cũng biết đấy,khi sang VN họp phụ huynh họ nhắc nhở cha mẹ các cháu.Họ rất lịch sự,gặp riêng từng gia đình những cháu có khuyết điểm,bố trí phiên dịch riêng.Chứ ko như VN,Alo gọi loa..

31. Mecuson hỏi em hai vấn đề:
Học TAnh cho con ở đâu?
Câu này em ko thể trả lời được vì nó còn tùy thuộc vào đkiện Ktế,chỗ ở của gđình,trình độ của con....Học bổng A*star về các trường THCS của VN. Nhưng Sing họ cũng thay đổi luôn,cách thức tuyển sinh,y/c với h/s...năm nay trường CVA, và NTT ko có cháu nào đỗ.
Hồ sơ của các cháu sẽ được trường gửi sang,Sing họ xem xét lọc lựa rồi công bố những cháu nào sẽ được thi,cái này thì vô tư.Còn làm thế nào để trường cho con trong danh sách của trường thì em ko biết, cái này các bác giỏi hơn em ấy chứ. Con thày hiệu trưởng trường GV cũng thi nhưng ko vào được vòng phỏng vấn, nên vòng thi của Sing thì hoàn toàn yên tâm.
Còn nếu con các bác thực sự là rất OK, có nhiều thành tích, hoạt động.., mà ko học ở trường có form thì cứ viết 1 bài thật hay kể về nỗi niềm ấp ủ bấy lâu,mơ ước vào trường về các thành tích,suy nghĩ,mong muốn..vv..v...gửi cho bà hiệu trưởng trường Sing mà mình đang nhắm đến,hay gọi tay bo vào hẳn máy của bà ấy gây ấn tượng bà ấy cho thi đấy.Chẳng việc gì phải chạy form cả,mà chẳng ai có đâu, các công ty tư vấn lừa đấy,ko công ty nào có form A*star đâu.

32. Me Songdong: Ngày nào cũng vào vì rất ngưỡng mộ Laida , nhưng không có ý kiến gì vì lĩnh vực này chỉ biết ít thôi do con toàn chơi với các bạn đi học ĐH .Rất khâm phục laida vì sự hiểu biết , cởi mở và tận tình.Không biết có giống Laida không nhưng với con thì việc gì chiều được thì rất chiều ,nhưng nghiêm thì nghiêm lắm ( có khi cũng hơi phát xít ) vì mình nghĩ kiến thức là quan trọng nhưng tư cách đạo đức còn quan trọng hơn .Như con bạn mình , con bé tuy học giỏi và cũng có tài nhưng tư cách đạo đức thì không được , việc đầu tiên là toàn gọi chị hơn mình 5 tuổi mày tao , nói dối , việc gì cũng làm theo ý mình ...... nói chung có bao điểm xấu Laida viết ở bài trên thì con bạn mình có đủ nên cô bạn mình lo lắng khi cho đi xa mà để ở nhà thì càng nhanh hư hơn .Nhưng cho đi thì mẹ nó lại sợ nhỡ mà làm sao phải về thì học hành tiếp kiểu gì .Nhưng nếu không cho đi thi thì tiếc vì khả năng đỗ rất cao .( đi thi thì phải học mà học thì tốn nhiều tiền của và thời gian công sức lắm ) Mình cũng nghe nói có một số mẹ có con đi học phổ thông ở S tập hợp nhau lại rồi thuê nhà , các mẹ thay nhau qua ở để chăm sóc và canh các con không biết thực hư thế nào? Nhưng đọc bài của Laida thì mình hiểu rõ hơn về việc bắt buộc học nội trú và kỷ luật thì rất cao , càng đọc bài của bạn càng thấy lo cho con của bạn mình , sẽ tìm cách cho mẹ nó đọc bài của laida (bạn mình ngồi buôn hay lượn ngoài đường cả ngày thì được nhưng chả thích máy tính , hỏi cách dậy bảo con thì chỉ nghe kiểu vào tai phải ra tai trái , nên con bé nó mới thế).Việc to việc nhỏ gì Laida có thời gian thì cứ nói hết nhé , cảm ơn bạn nhiều lắm đấy .

33. Me Laida: Đúng rồi,h/s trường Trưng Vương rất may vì trường Raffles sang tuyển thẳng,nên 1 năm khoảng 10 cháu đi được.Chứ cái trường con em học quái hơn,họ chẳng cố định trường nào cả cứ lượn lấy mỗi trường ngon của VN chỉ 1,2 đứa.Tổng hợp thì được 3,hầu như năm nào cũng thế.Mấy khoa chuyên của TH chỉ có 3,mà trường TV tận 10.thế là rất may.Có lẽ thông tin này loang ra,trường TV lại tăng chân kính.Em phải mang camera đến gạ bán cho bà hiệu trưởngTV,để bà còn nghỉ ngơi đỡ phải tiếp khách...Nhưng các bác lưu ý,năm học của các trường PT của Sing bắt đầu từ ngày 2-tháng 1 hàng năm. Thế có nghĩa là tháng 4 con thi đỗ vẫn học tiếp thi tiếp vào cấp 3,đến tháng 10 bay sang học TAnh 3 tháng rồi mới bắt đầu năm lớp 9 của Sing vào tháng 1 năm mới.
Họ có tổ tiên là người tàu,nên cũng nho nhã,họ tính toán lắm,các con phải vào được cấp 3 ở đây,để nếu có gì còn có đường mà quay về,nhiều cháu về rồi đấy.Học gần hết 4 năm,chỉ vài ngày nữa là ra trường thế mà có đứa vội cong đuôi,bị hoàn lại tiền 4 năm học mà ko có bằng đấy.Vấn đề đặt ra là với các cháu lớp 9 thi đỗ ngay thì sang bên kia học lại lớp 9 của họ,với các cháu lớp 10 TH thì gần hết HK 1 lớp 11 mới đi sang kia học lại lớp 9.... ( con em học sớm nên sang đó đúng lứa tuổi các bạn Sing) Đã thế năm cuối của học bổng lại kết thúc vào tháng 11,nên chưa có điểm A level để đăng ký học ĐH kịp vào đợt tuyển sinh mùa xuân của các nước phương tây,nên các con có khoảng thời gian hoạt động ngoại khóa,chỉnh hồ sơ ngon lành nộp đơn vào các trường lớn vào tháng 9 sang năm.Nên những cháu này lại chậm thêm 1 năm nữa khi các bạn ở nhà đã học hết năm thứ 3 của ĐH trong nước.Em kể sơ qua,các bác biết để tham khảo chọn cho các cháu con đường hợp lý.

34. Me Songdong: Cảm ơn laida , cảm ơn G&B , mình chăm đọc để cô bạn hỏi độp cái còn có thứ mà nói , chứ việc học của các con là việc lớn sao dám nói linh tinh , ảnh hưởng cả tương lai bọn trẻ .Bây giờ thì mình hiểu là có học bổng thì bắt buộc ở nội chú ( ĐH thì chỉ được ở năm đầu thôi , năm kế tiếp mà được ở là phải có nhiều ĐK kèm theo ), còn đi tự túc thì phải tự thuê nhà ở. Laida ơi lý do mà các con phải quay về là gì vậy ?do học tập , đạo đức hay kỷ luật ?Mình muốn biết rõ hơn một chút vì thật lòng thì muốn khuyên bạn cho con đi vì học ở nhà nhiều môn chả để làm gì , mất bao nhiêu thời gian công sức rất mệt mỏi , sau kiếm học bổng ĐH cũng khó hơn . Nhưng tính cách của con nhỏ không ổn lắm ,vì thế nó mà đi được thì cũng không yên tâm , nếu lơ mơ vô kỷ luật nhà trường đuổi về thì hỏng .

35. Me Laida: Bác ơi! tất cả là đạo đức.
Học ở Sing chăm chỉ là ngon rồi ,họ tuyển ko lầm đâu,nếu chưa hiểu họ kèm tận tình,họ yêu và chu đáo với con mình còn hơn mình chăm con ởnhà.Nhưng cái họ ko chấp nhận được là dối trá, là tính trộm cắp ,đố kỵ.Học giỏi mà có tính đó họ đuổi về ,nhưng họ lịch sự ,họ nói lý do là sức khỏe có vấn đề,bố mẹ các cháu đỡ bẽ bàng.Cha mẹ các cháu xin cho con học tại VN,thanh minh là cháu yếu SK,lâu lâu cũng nghĩ con mình yếu sức khỏe thật.Không dưng mà họ cho tiền 4 năm ăn học,họ quyết phải đào tạo ngon lành,họ có chính sách gom người tài rồi mà.Trường hợp con bạn bác ko khéo rèn có thoát được,học tiếp lên thì cũng dễ đeo ba lô ngược về nước.Nghĩ hãi lắm bác ạ!Nên các bác đi sau thương con thì rèn kỹ nhé!Vâng em cũng nghĩ thế !Những cháu đạo đức kém,hoặc nhà quá giàu thì học có giỏi cũng nên nhường cho các bạn khác nỗ lực ,có ý chí kiên cường,mơ ước thực sự đi học.Em xin kể thêm vài chuyện để các bác hình dung ra kỷ luật của các cháu bên đó ntnKhi các cháu sang bên kia,có các cô trong dự án HB đó hướng dẫn rất chi tiết là nên mang những gì,đến lấy vé máy bay ở đâu...Rất cụ thể nên các gia đình rất an tâm.
Không có gia đình nào bay sang cùng các con hết,vì biết sang cũng chẳng làm gì.Ở mình cứ nghĩ mới 14 tuổi chưa làm được gì,còn họ đào tạo con tự lập,mình sang xông vào kéo vali,sắp đặt rồi dạy dỗ chỉ làm con xấu hổ.Họ cười cách quan tâm con của mình.
Các cháu sang, trường cho xe cùng thày cô, các anh chị VN năm trên ra đón.Về KTX nhận phòng ,những tuần đầu bỡ ngỡ có các thày cô phụ trách đưa đi làm thẻ mở tài khoản...có các buổi làm quen...nói chung là rất bận rộn vui,con em ko hề có thời gian để nhớ nhà.
Trước khi cháu đi em chuẩn bị mua đồ dùng hàng ngày,cũng ko nhiều...em cứ tập trung vào 1 góc cháu tự xếp vào vali.Nhưng hôm trước khi đi bố cháu yếu mềm xếp đồ cho con.Hậu quả sang kia cháu ko tìm thấy ảnh chụp sẵn ở nhà,tưởng là quên ko mang,cháu phải đi chụp hết 10$,cháu xót ruột mấy ngày.Đó vấn đề là ở đó,con có tự lập hay ko,có biết lên kế hoạch cho mình hay ko,suy nghĩ về các vấn đề ntn đều do cha mẹ hết.Có thương xót con thì thương bằng cách dạy con chu đáo hơn.Gia đình em sang chơi vào dịp tết dương lịch,xin bà Bvệ cổng KTX cho chúng em đi xem bắn pháo hoa ngoài bờ sông về muộn,bà ấy nói đây là KTX ko phải là khách sạn nên mày thông cảm.Vợ chồng em cùng cháu nhỏ đành ở nhà chờ dịp khác. Các cháu đều đón năm mới ở hội trường KTX rất vui,rất SV.Chúng em ra siêu thị gần trường để xem con hay mua những gì.. bố cháu bỏ mấy lon bia vào xe đẩy bảo cháu lớn ra thanh toán hàng trước bố mẹ còn mải xem mấy thứ,ra sau.Họ ko bán bia cho cháu vì thấy cháu ít tuổi mặc dù nó rất cao (1,77m) Đấy các bác cứ yên tâm cho con đi học ở Sing,cả một xã hội chăm sóc bảo vệ các cháu theo đúng qui định.Rất nghiêm túc.Ko như VN mình có tiền là bán..Em đi chơi vào dịp ngày lễ rất đông,nhà vệ sinh xếp hàng rồng rắn có thứ tự,em thấy có thằng cu bé tầm 2-3 tuổi đứng ôm chim chờ đến lượt,mọi người nhường nó cũng biết cảm ơn,chẳng giống ta thích tè đâu thì tè,chỗ công cộng thoáng mát càng thích.
Nhiều chuyện nữa...Em chỉ biết nói là rất văn minh
Nhiều bác có băn khoăn là cho con học toán và khoa học bằng tiếng Anh mà ko đi du học được thì sao?Học tiếng Anh thật giỏi,học thêm toán và khoa học bằng tiếng Anh là theo kịp chương trình với thế giới bên ngoài ở lứa tuổi THCS.Tại VN chương trình toán phổ thông rất sâu,nên những cháu học TA tốt,chuẩn bị sẵn kiến thức bằng TA khả năng đi du học là rất lớn.Cha mẹ các cháu nên có kế hoạch phân bổ thời gian hợp lý ở các lớp nhỏ chứ đừng nên dồn hết vào năm cuối cấp.Như em đã nói,cứ chuẩn bị hành lý tàu đến là đi,ko kịp tàu này ta lên tàu khác.Có thể may mắn ko đến với các cháu ở kỳ thi đầu nhưng ta coi đó là kỳ thi tập dượt để rút KNo cho lần sau,nhiều cháu vào lớp 10 thi lần 2 mới đỗ.Và nếu ko các cháu cứ học lớp 10 thật tốt chuẩn bị cho kỳ thi vào trường công của Sing học lấy bằng tú tài quốc tế.Có tấm bằng này với kết quả tốt,và điều kiện học tập thuận lợi trong môi trường GD của Sing,khả năng nộp đơn vào các trường ĐH danh tiếng thành công cao.
Em xin giới thiệu 1 trong 16 trường công lập Sing nhận học sinh quốc tế,và đặc biệt trường này có tổ chức thi tuyển tại VN.Các cháu VN đỗ sang học trường này sẽ được giảm học phí 80%,chỉ phải đóng 20%,ăn ở tự túc.Đây chính là đi du học mà bác Mebi88 và bạn G&B nói đến.Các gia đình thay phiên nhau cử người sang thuê nhà,trông nom và chăm sóc các cháu.
Với riêng em đi thế này vẫn ổn hơn đi theo chương trình giao lưu văn hóa Mỹ mà em sẽ đề cập ở các bài viết sau.Em xin trả lời từng phần những điều các bác quan tâm:
Ngô sỹ Liên có trường Hoa-Chông của Sing về tuyển,Trường này chất lượng thuộc vào hàng top của Sing.Rất nhiều h/s VN đang học tại đây theo diện học bổng.
Quần áo 1 tuần các cháu có tiêu chuẩn được giặt 22 thứ,người ta giặt cho mình mang về phơi hoặc ủi,có trang bị bàn làvà cầu là.Nếu mình muốn giặt thêm,thì mang đồ xuống tầng 1 bỏ 50 cen vào máy sẽ được giặt một mẻ.Trước khi tiếp nhận con vào trường,họ khám sức khỏe và thử máu.Cháu nào có bệnh mãn tính...ko đủ tiêu chuẩn sẽ về nước,chính vì vậy họ chắc cú nên yêu cầu con phải thi vào được cấp 3 và bảo lưu KQ.Năm con em đi thì chưa có y/c này.
Bình thường con ốm sẽ có thày cô đưa con đi khám bệnh,vì con có bảo hiểm y tế.Mỗi lần khám con phải trả 5S$.Dịch vụ y tế ở Sing đắt đỏ nên 5$ em nghĩ là rẻ.Năm học của con có hai kỳ nghỉ dài và hai kỳ nghỉ ngắn. còn nghỉ vặt vì ngày lễ hoặc chương trình gì đó một vài ngày thì thường xuyên.Nghỉ hè 4 tuần vào tháng 6,nghỉ hết năm 8 tuần vào tháng 11&12.Chương trình được thông báo trước mấy tháng nên các con có thể đặt vé giá rẻ về nhà.Chưa hẳn nhà chúng nghèo nhưng chúng dứt khoát đi vé rẻ,thậm chí còn hẹn nhau trước vài tháng là đi chung taxi với nhau ra sân bay cho rẻ.Hai kỳ nghỉ giữa học kỳ dài 1 tuần vào tháng 3&9 rất ít đứa về nhà vào dịp này.Thậm chí có đứa bố mẹ thuyết phục hè về nhà nhưng nó ko về dù mới đi được 8 tháng chưa về lần nào.Chúng ở lại tham gia các hoạt đông ngoại khóa chúng thích.Con em báo hè sang năm ko về vì ở lại thi bắn súng giải quốc gia.
Các bác chắc em nói quá:"Họ chăm sóc và dạy các cháu tốt hơn mình".
Chẳng quá đâu ạ!Chúng học có nhiều cái rất hay,chúng có chương trình OBS nôm na là ra đảo làm Robinson 1 tuần.Trong tuần đó chúng tự lo nấu ăn,tự giặt quần áo ko xà phòng...tập cách tồn tại...Em thấy chưa đầy năm chúng về,đứa nào cũng trưởng thành lên rất nhiều,trông rắn rỏi,săn chắc,và suy nghĩ độc lập ,quyết đoán.Các bác hỏi em trả lời,em ko có ý định quảng cáo cho GD Sing.Em cũng sợ trách nhiệm,nhỡ xui Định hướng,rồi các cháu đỗ,đi thấy khổ...,không chịu về..,các bác bắt đền em,lúc ấy em già làm sao đẻ đền các bác.

36. Me Laida: Em nhận ra bác rồi,bác cùng tên với em hiện đang ở SGN đúng ko?Ơ hôm bác nói chuyện với em bác là khách cơ mà,hôm nay bác là thành viên rồi.Em đoán mãi mới ra..Tháng 8,em thấy nói bạn Châu Anh sẽ ra Hà nội,nếu vậy bạn ấy sẽ cầm sách vào và sẽ copy cho bác.Bác lưu ý,con bác đang học trường quốc tế,chắc chắn trong thư viện có rất nhiều sách hay,bác mượn về copy để dành cả các bậc học lớp trên nữa,các môn XH nữa vì nó sẽ giúp con bác theo kịp trình độ bên ngoài.Có gì bác vào đây trao đổi nhé!Em cũng đang gửi mua sách ở nước ngoài.

37. @ bác Sếu và Dim!
Các trường có các yêu cầu khác nhau để cử con trong danh sách xét đăng ký thi.Vì cháu nào được thi là phía Sing xét.Với trường TVương y/c là con phải có tên trong đội tuyển đi thi HSG của trường.Vâng nếu OK trường cho em đăng ký thi HSG môn giáo dục công dân.Người Việt vốn rất thông minh.Giỏi lạng lách.Với trường LOMO con có tên trong đội tuyển đi thi HSG Anh thành phố là được.Với trường AMS có năm trường phải tổ chức thi sơ khảo 1 vòng.Trường AMS có 2 đợt thi,đợt tháng 3 lấy rất ít chỉ 1,2 cháu có nhiều thành tích nổi trội.Đợt tháng 9 dễ hơn.Trường GV y/c con viết bài luận...Trường NTT tổ chức thi và hình thành sẵn danh sách ứng cử thi năm đó..Nói chung là mù mờ,thông tin kiểu nội bộ.Và có cái rất đặc biệt em thấy những cháu đỗ lại là những cháu lẽ ra ko được thi.... còn những cháu trường đặt nhiều hy vọng có khi phải thi mấy lần mới đỗ,có khi ko đỗ.Tiêu chí Sing lấy khác mình.

38. Me Laida: Chúng em sinh ra khi nước còn chia cắt,may mắn em lại ở bờ bắc XHCN,nên thập kỷ 70-80 TK trước gia đình ko bị xáo trộn.Thế hệ chúng em lớn lên ra khỏi hình chữ S cũng chỉ là Đông Âu.Hồi đó em nhất quyết ko chịu làm di cư đời thứ nhất,thế cũng là may nếu có bây giờ cũng thì thọi buôn hàng nhái của Tàu khựa lấy tiền gửi con sang Anh học.
Nhiều bác ở bờ Nam lại còn may mắn hơn có cơ sở vững chắc,có cơ hội di cư đến những miền tư bản.Nên con cái các bác không vất vả khổ sở như con cái chúng em.
Bác Nicholas à,thằng con em ban đầu học Pháp đấy chứ,9 năm học song ngữ TP,để kiếm chắc 1 vé hết 12 sang Pháp quyết định làm di cư đời đầu,Thế quái nào em nghe được cấp 3 có Sing sang trả tiền cho bọn học giỏi thế là nhà em quay ngoắt sang học TA để chọi nhau lên tàu sang Sing chỉ vì nghĩ đi sớm cơ hội lớn hơn, các con tự lập tốt hơn với lại cách quản lý của Sing em rất hài lòng.Cho con nhận tiền của họ có nghĩa là con phải nai lưng ra học,phải học giỏi,đạt yêu cầu người ta đưa ra.Không có tiền cho con khổ thế đấy,cứ như cầm sổ đỏ thế chấp ăn ko nên làm ko ra là mất nhà như chơi.Còn các cháu học ko đạt về bất cứ lúc nào.Phận nghèo khổ thế,nhà em đi học vì tiền,vì tương lai em nó mà nó phải cố.Rồi nó phải cố gửi chân ở lại cho đời con nó đỡ khổ.Em cũng dặn với theo bao giờ con của con trưởng thành thì con có thể về. Nói ra thương con lắm ...
Ước gì em làm quan chức,ước gì em có nhiều tiền cho thằng con em đi học,Em sẽ một đập ăn quan,thằng bé nhà em cứ việc học mà ko phải chịu tý áp lực nào.Sinh ra đã hèn lại ở nước nghèo nên thằng con em phải cố làm di cư đời thứ nhất.Vất vả vô cùng....Em xin tiếp tục sìpam bà con thông cảm nhé!Vì đây là mục tìm HB mà chúng em lại bày tỏ chuyện đi hay về xin lỗi bà con lần nữa.
Tối nay ngồi ăn cơm Ti vi nói về thầy Đỗ việt Khoa,em nói thêm chuyện bố ông Obama người Kênia.Ông này đi du học ở Mỹ.Học xong ở Hawaii ông ta lại kiếm được HB sau DH về Kinh tế ở Havard.
Học xong ông ta về nước mang cái văn minh dân chủ về Kênia chống lại tham nhũng bè cánh. Bạn bè chung đường với ông ta người bị ám sát người bị bắt giam,ông ta uất khí rượu bê tha và rốt cục chết vì rượu.(tai nạn khi đang lái xe 1982)Đấy đấy hai nhân vật chống lại bánh xe của chính quyền....Thêm nữa em chỉ vào đĩa rau,thằng con em thèm rau mà:"biết con thích ăn rau,mẹ mua mà ko thể biết nó có đảm bảo ko chất độc hại ko?,cắt cho con miếng cam cứ phân vân liệu miếng cam này có chất nào gây ung thư ko?"Con có biết khi nuôi các con mẹ luôn có mớ tiền mệnh giá 1-2 chục, giá trị vài trăm nghìn để làm gì ko? Để có ốm đau đi viện có tiền bỏ vào túi áo bác sĩ họ mới cứu kịp thời,họ mới lấy ven nhẹ tay mà ko đâm sựt một phát vào tay em con mà lại rút ra lấy lại ven lần nữa....
Nhiều ...nhiều lắm nói ko thể hết nên sau cùng em nói với cháu rằng cố học đi rồi tìm việc làm,giúp mẹ lo cho em....rồi lấy vợ rồi đừng về vội con cái con lớn thì con có thể về.Dồi ôi có mẹ nào lại xui con đi đừng về vội ko? nói với con đến đoạn này em bật khóc ..Đau lòng lắm,nếu ko cùng chung ý tưởng cũng mong các bác thông cảm nhé!Con bác Songdong mà tìm được ý trung nhân là con bộ trưởng,phó thủ tướng..thì nên về...về khẩn trương... còn nếu là dân đen như gd em thì chưa nên về vội,tìm tiếp cái hB ở nước dễ sống để học sau ĐH rồi mon men gửi cái chân  tìm đường cứu các cháu mìnhEm cũng đang nghĩ đến việc này.
Hôm nay em đi chợ mà một bà bảo: Tôi trồng rau rồi tôi biết, không cái gì là không có thuốc sâu, chỉ có điều người ta có nghĩ đến người tiêu dùng không mà dùng trước khi thu hoạch 1 tuần; bây giờ cà chua người ta bôi thuốc sâu vào hoa để quả không bị sâu  .
Việt Nam là nước đông dân nhưng xếp hạng về sức khoẻ của lực lượng lao động đứng thứ 87 trên thế giới  .Khéo em cũng phải mon men tìm chỗ cho sói gửi chân  .

39. Me Songdong: Laida ơi , sao lại có người suy nghĩ giống nhau thế !Ngày trưóc cũng có thời kỳ dậy con kiểu Laida , con đâm thù hận linh tinh cả ,mẹ hãi quá .Lại phải dậy cho con lương thiện , nhưng bây giờ thấy dở , vì con đi làm đến nơi rồi và nó lại muốn về VN , nó đâu có biết rằng các cơ quan , toàn nhân viên kính gửi , toàn thành phần 5C .Thế nên có lo làm việc và học hỏi để nâng cao kiến thức đâu , chỉ toàn lo đi đút lót sếp .Con về có xin việc , đi làm được tháng , chắc lại tự xin thôi việc , khi ấy muốn ra NN làm đâu có dễ .Vấn đề này đang làm mẹ tóc dựng lên đây . Bản thân chỉ muốn con ở nơi nào đấy có môi trường sống tốt , có thể đi đường không phải bịt kín mặt mũi chân tay , đi dạo có thể nhìn ngắm thoải mái không sợ giẫm phải kim tiêm hay phân chó , phân người , không lo ăn cắp ,chấn lột , hãm hiếp ...... mua đố ăn không phải lo có chất độc ? Nhà không phải làm cửa có song sắt to như nhà tù ..... . Đi làm không lo sếp lạm dụng tình dục , không phải chịu cảnh ấm ức vì bè phái .... Không bị phân biệt chủng tộc .
Về hay ở , rất cấn sự quyết định sáng suốt , chả có ngưòi mẹ nào muốn con mình lại xa mình cả , chả muốn con bơ vơ nơi đất khách quê người , một mình phải tự lo rất nhiều thứ ... chỉ nghĩ thế thôi ,bà mẹ nào không rơi nước mắt thì quả là sắt đá .Ai chả muốn ở quê hương mình , đất nước mình , nhưng mà ... nói nữa thì ra vấn đề chính trị Laida nghĩ là có con ông bộ hay ông gì gì thi cháu bác đồng ý ngay sao ? thử nó rồi , nó bảo con có định lấy bố anh ý đâu . Vấn đề này khó hơn đi học đấy Laida thân mến à . Có khi làm theo cao kiến của Laida --học tiếp !Cả nhà giải lao một chút nhé , sau lại học nó mới vào . Hôm nay đọc lại thấy hơi vớ vẩn , nhưng không sửa được nên cải chính tí tẹo nhé , để không ai hiểu lầm .Mình nói dậy con lương thiện ---> mình lại phải nói cho con là xh tốt đẹp lắm, người lớn hay ho lắm , nghĩa là không dám nói thật những mặt trái ( mặt thật ) của XH cho con nghe ---> thế là con yêu nước kinh , lúc nào cũng chỉ thích ở VN . ( đúng là mình lại hại mình )

40. Me Laida: Học giỏi là một chuyện- cuộc sống thực là chuyện khác.Hiện tại em cứ chăm và động viên con cháy hết để sau này khi nghĩ về tuổi nhỏ ko có điều gì tiếc nuối.Chứ mưu sự tại nhân -thành việc tại thiên.Mẹ con em sẽ cố gắng biện luận các ngả. 
Ngày trước ở nhà nó chỉ chăm học,chứ ko thích học,lần này nó về chẳng hiểu bên kia dạy dỗ kiểu gì đâm ra thích học,tiếc thời gian.Chẳng muốn đi đâu,chỉ muốn học những môn nó thích.Bên kia dạy nó trưởng thành lên rất nhiều!Hôm qua hai mẹ con ngồi ăn trưa nó tự thốt lên : Làm sao để lấy được vợ biết dạy và chăm các con của con như mẹ?Đấy đấy! ra vấn đề rồi đấy,dạy cho nó biết nhận ra cái đẹp thì nó sẽ biết vẽ bức tranh đẹp!Đó là chủ đề chính các bác trên này quan tâm:
Làm sao để con chúng ta vớ được con cá rán (em dựa vào tích Mèo mù vớ cá rán)
Đề nghị mẹ Huynh mở topic mới với chủ đề trên mọi người cùng thảo luận chứ thân em còn chưa lo xong,dám dạy dỗ ai  
41. @ Lucky4u ! lâu lắm mới gặp đồng hương,giới thiệu với cả nhà bạn này đồng hương Đông Anh với chồng em  tuy con còn bé nhưng tham phết,hở ra cái gì là down lấy down để.Nói chung là ham hiểu biết!Lucky4u à chị ko hạnh phúc vì câu vớ vẩn đó đâu nhé  Chỉ thực sự vui và sung sướng bao giờ ko còn phải lo cho nó nữa  hiện tại thì rất ổn,ngoan chăm học,trưởng thành hơn nhiều... nhưng còn phải cày tiếp ...rồi tìm học bổng ĐH ,cái đó ko lo lắm ! lo nhất là phát....lấy vợ. Nhiều người đàn ông tan tàn cả đời vì vợ  nói chung phụ nữ mình lo hết một kiếp .

42. Bác Songdong Em cũng thỉnh thoảng bóc trần cái sự thật diễn ra hàng ngày trên chương trình thời sự cho thằng con nghe, nhưng nó ko tin lắm vì nó thấy em quá thành kiến với XH mà nó đang thấy là rất đẹp  bé mà ,có biết cái gì đâu! Nói thế nhưng ko phải thế!Hồi đầu cấp 2 em bảo nó phải trang bị cho mình tính hài hước,nên em xui nó đọc tuổi trẻ cười,sau nó nghiện,em vẫn gửi cho nó đều đấy.Hồi đó chỉ nghĩ đơn giản là tính hài hước sẽ giúp nó trên đường đời...thoát hiểm lúc gặp câu hỏi khó...Chứ nay mới thấy Tuổi trẻ cười cho nó một góc nhìn không phải của mẹ nó,toàn thứ khôi hài ở VN  Qua đó nó biết rất nhiều thứ : Dự án 135...sau dư luận bỉ bôi là dự án 531  Ha ha hay bác gửi sách cho chị ấy đi! ở VN đọc thấy đương nhiên như chuyện thường ngày phố huyện, nhưng ra ngoài rồi ,hiểu biết hơn sẽ thấy đớn đau,lúc ấy bác mới BƠM.Em sẽ mail cho bác sau.

43. Me Songdong: Tuhoaichi nhanh thế , mình mà có con gái nhỏ nhỏ thì cũng phải cố mà tóm lấy laida , chỉ cần bác ý duyệt là thành công 90% rồi .Các mẹ ở đây đừng giận nhé ,nhưng trước khi có ý định cho con đi du hoc thì hãy dậy con được như mẹ laida đã , nếu không tất tật cũng chỉ là công cốc thôi.Các mẹ cố lên , muốn đọc thì đầu tiên phải biết mặt chữ rồi từ từ mới đọc được , mặt khác con cũng phải bình thường nữa , chứ có đứa thần kinh mỏng manh , mình cứ ép quá , nó mà đứt phựt một cái thì lại khổ .Mình già rồi chả biết có lạc đề hay không ? các mẹ đừng có xua đuổi nhé . Không biết mẹ laida còn kinh nghiêm du học gì nữa không ? chứ họ nhà em mà còn các cháu nhỡ nhỡ ,em đọc hết ngần ấy trang là dư kiến thức ,kinh nghiệm để cho cả họ nhà em đi rồi .
Lemonkey tôi nghĩ quan trọng là ngưòi yêu của con là ngưòi thế nào , và con yêu theo tốc độ bao nhiêu ? chứ đâu phải là con yêu ở tuổi nào .Con nhà này 20 nhưng nếu có anh nào hay hay mà muốn cưói thì cũng đồng ý , lấy xong lại học tiếp -- có dở hơi không nhỉ ?

44. Me Laida: Cám ơn các mẹ đã quan tâm!
Đặc biệt là Tranhonggiang và lucky4you hai bạn này con còn nhỏ nhưng toàn lặn ngụp trong mục GD Đáng ra 2 mẹ này phải ở mục ăn gì, chơi ở đâu mới đúng   Trước tớ cũng giống các bạn đấy! Đầu óc lúc nào cũng nghĩ đến con,chồng cứ rủ gửi con, mình đi xem tí! Tớ dứt khoát ko vì cứ nghĩ con khóc sòi bong bóng thì còn hay cái nỗi gì? Tớ luôn nghĩ cách mang lại niềm vui cho con,bất ngờ càng thú vị.Thế nên chúng ko nỡ bướng với tớ.Mà lũ trẻ con nhà tớ biết đùa lắm,biết ám chỉ nói bóng nói gió..... thằng bé còn nhận nick Ngại văn Đu ( Đại văn Ngu) hay nịck Bò tót để nó cố phấn đấu.Tớ bảo mình kém thì mình là rùa cứ miệt mài bò sẽ đến đích- nó rất thích thú, vui vẻ học.Túm lại đáng yêu lắm.Tớ thấy thế này: càng chơi với con càng yêu con hơn,chúng cũng ngoan hơn,thương mình hơn và rất nghe lời.Nên tớ động viên các mẹ,các mẹ sẽ luôn có nhiều niềm vui do bọn trẻ mang đến!

45. Me2girls !Quả thật những câu mẹ hỏi tớ chưa biết trả lời thế nào?
Tớ cũng chỉ nói những điều cũ mèm: cứ chuẩn bị hành trang,ko kịp tàu này ta lên tàu khác.Cái quan trọng là con bạn có mơ ước ko?Có lên kế hoạch để thực hiện ko?Còn cha mẹ chỉ giúp đỡ được phần nào thôi chứ ko học giúp con được.Cha mẹ mong muốn con bớt khổ nhưng phải huấn luyện được chúng luôn biết mơ ước,đặt các mục tiêu gần,xa,lên kế hoạch thật chi tiết để chắc chắn đạt được.
Cha mẹ chỉ là HLV ngồi quan sát nhắc con đường còn dài bao xa,gặp những chướng ngại gì,cách tháo gỡ ntn...nếu làm được những điều đó tớ chắc chắn con nhà Me2girls sẽ thành công.
Đoạn tiếp theo ở bên kia cũng sẽ ko gặp khó khăn,mà chúng biết chủ động thu xếp thời gian,lên KH,tự vẽ con đường sẽ qua.Hôm qua tớ đọc bài của Tranhonggiang bên mục học thêm tớ ngạc nhiên và rất xúc động.. đậy  Tơ cứ nghĩ tớ vào topic định hướng này để cấp thêm thông tin cho các mẹ về HB toàn phần của Sing .Hoàn toàn bất ngờ khi thấy các mẹ kỳ công lưu lại nhất là các mẹ con còn rất nhỏ.Yêu quí và kính nể các mẹ lắm.Tớ xin hứa sẽ ra vào đây thường xuyên,trao đổi với các mẹ về những suy nghĩ về cách dạy và định hướng cho con.Các mẹ nghĩ đúng lắm, dạy con phải từ rất nhỏ mới có chiều sâu.Trước đây tớ cũng ngại vì một năm có gần trăm em được Sing cấp học bổng toàn phần cho ăn học,vậy mà chỉ thấy có mình tớ ba hoa chích choè ở đây  Mà đó cũng chỉ là bước khởi đầu của con thôi.Hôm qua đọc bài của Giang tớ xúc động thật sự,nếu các bài viết,những suy nghĩ của tớ mà giúp được chút ít cho các mẹ,tớ xin làm hết khả năng.
Chỉ biết nói rằng yêu quí các mẹ nhiều lắm.

46. Me Laida: “Suy nghĩ của cha mẹ trên này đều giống nhau: Nó học cũng tạm được nhưng ko hiểu sao ko có niềm đam mê”. Em đã nói rồi mà, bây giờ có thằng nào thích học đâu.Học suốt ngày, tối cũng phải học.Sáng mai mở mắt ra về với hiện tại là đến trường.... HỌC.Các bác suốt ngày bị ăn Yến,sau chỉ nghĩ đến là ọe   Các bác hãy nghĩ thật thực tế vào:
-Anh lính trẻ chẳng muốn xông pha ra trận vì ba cái hão đâu,chỉ muốn chiến tranh kết thúc để về với... giậu mồng tơi,anh chính trị viên miệng leo lẻo là thế cũng chỉ mong sớm về chăn ngựa thả dê với bu nó ở nhà.Mặc kệ cho các bác Lý Thông có lý tưởng cao đẹp hát bài chiến thắng.
- Vậy các bác nhắc con phải đam mê học .... sau đỡ khổ....Chúng nó không nghe cũng dễ hiểu  
Đặt ngược lại, đi chơi giao du với bạn hay làm báo cáo nộp sếp đang thúc thì bác mê cái nào hơn.Đấy! em nói thế để bây giờ chúng ta phải nhận ra việc con chúng ta chưa như mong muốn là do chúng ta.Anh lính chiến phải nhận ra rằng mình phải bọp nó trước khi nó bọp mình Còn trẻ con nhà ta phải nhận ra việc của mình là cày xong được lên bờ.Việc của bố mẹ chúng là làm thế nào để chúng vui vẻ cày,cày nhanh,cày có hiệu quả.Và nhớ đừng tham làm chúng chán cày 
Em chỉ nghĩ được có thế, nên lúc con mới cày em cùng ngồi,hướng dẫn để thời gian sau cậu biết việc cứ nhẫn nại làm.Mẹ cũng nghĩ đối phó với môn này,dối giá-qua quít môn kia.Mục đích chính đạt được là OK.Làm sao cho con được chơi nhiều hơn.Chồng em có thói quen rất đáng yêu là cứ thấy con chơi là nhắc con học.Ko thể sửa được.Sau này con ở nhà chờ 6 tháng bay sang trường mới, nhiều lúc theo quán tính vẫn giục con học.Đấy ! nhiều bố mẹ thấy con chơi là ...sốt ruột.Góp phần làm con sợ học.Chồng em cũng ko ngoại lệ  Còn làm sao để con thích học cũng do cha mẹ thôi,con học giỏi sẽ thích học hơn.Có bố mẹ cùng đi thì đường xa ko mỏi.Đồng hành cùng con ntn em sẽ quay trở lại ở bài sau nhé!
47. Me Laida: Em kể cho các mẹ chuyện em định hướng giúp con một đồng nghiệp nha:Cháu này là liên đội trưởng trường tiểu học Thượng Cát ( xã cuối của H.Từ Liêm giáp với Đan Phượng HN mới) Là con gái chăm chỉ,học trong môi trường rất bình thường, ko học thêm. Năm năm là học sinh giỏi.Bố cháu làm cùng CQ em.Vì cô bé đó học cùng lứa với cu lớn nhà em,nên năm thi vào cấp 2 em rủ cùng thi vào Bán công chuyên ngữ cấp 2(nay là LOMO) lúc đó thi ko dễ như bây giờ,lấy ít mà chủ yếu là ĐTĐ lên.Em mua một cuốn đề cương ôn thi: 3K,copy cho cháu gái một bản,cháu này học văn rất tốt nên chỉ lo toán.Em dặn cháu nếu toán khó gọi điện cho thằng cu nhà cô, nó sẽ hướng dẫn.
Tiếng Anh cháu gái này chỉ học ở mỗi trường ở Thượng Cát,em bảo ko sợ, ta ko thi vào lớp tiếng Anh mà thi vào lớp tiếng Trung.(thi Toán-Tiếng Anh-Văn)Bấy giờ chẳng mấy ai quan tâm đến tiếng Trung,em bảo cứ học tiếng Trung tốt sau học thêm TAnh là OK dễ kiếm xiền.Vì em biết GV dạy tiếng Trung ở trường này là của ĐHQG sang.Dạy rất tốt.Cứ thế hai đứa chẳng đi học thêm đâu cả, cứ cày ở cái cuốn 3k cưa đôi kia rồi thi.  Quả nhiên cả hai đứa cùng đỗ.Thằng con em học tiếp tiếng Pháp,cô cháu kia đỗ tiếng Trung.Nếu thi vào tiếng Anh là trượt nhăn. Đỗ rồi, bố mẹ cháu lại ko muốn cho con đi học vì lẽ học bán công phải mất tiền,cả học và bán trú khoảng 500k/tháng.Nhà này ko quen đầu tư vào học vì rất cổ hủ kiểu nông dân : con gái học rồi cũng là con người ta.Tốn kém.Trong khi đó học tiếp cấp 2 ở Thượng Cát thì chỉ phải đóng theo qui định của sở vài chục...
 Cả CQ em lại phải làm cuộc Cách mạng cho ông bố,nhẹ có nặng có...không phải là ko có tiền đâu! đầy đất ở Thượng Cát và lương tháng thì số tiền đóng học cho con nhẹ hều...
Em bảo: nếu ko muốn con lấy chồng lái công nông thì đầu tư cho con học,con người ta ko học được thì phải chịu,đằng này học được ko cho con học sau sẽ bị... cắn rứt cho xem...Bố nó nộp tiền cho con vào buổi cuối cùng,con gái vẫn phát huy làm lớp trưởng và 4 năm tiếp theo đều HSG.Hết cấp 2 cháu nộp đơn thi vào Ams 3 môn văn và chuyên ngữ của ĐHQG môn tiếng Trung.Cả hai trường đều đỗ,cháu chọn học tiếp tiếng Trung,hiện nay đang là lớp trưởng lớp 11 Trung trong Chuyên ngữ.Con đường cứ thế mà tiến thôi,đương nhiên là vào ĐHQG học tiếp ĐH. Nếu gia đình chịu đầu tư thêm thì năm cuối cho sang Trung Quốc với tranh thủ học thêm tiếng Anh là OK rồi. Các mẹ thấy ko,cây uốn từ lúc còn non thì dễ.Chứ học cấp 2 Thượng Cát mà cấp 3 vào chuyên ngữ thật khó.Mà 4 năm học tiếng Trung từ cấp 2 thì bên ngoài ai mà đuổi kịp nữa...
Em kể chuyện đây để nói với các mẹ rằng tác động của cha mẹ là rất lớn,cháu còn bé có biết gì đâu.Bây giờ con ung dung ngồi thuyền lớn rồi,trong khi bao nhiêu bạn giỏi, bơi rất vất vả cũng chưa chắc lên được Đại Học.Góp vui giúp các mẹ định hướng tốt cho con.

48. MeNoitro: Chào các mẹ trên diễn đàn, em cảm phục và hâm mộ các mẹ lắm lắm.
Tiện đây em cũng bon chen tí, chia sẻ kinh nghiệm của 1 mẹ nội trợ như em trong cách hướng con cái mấy vụ học hành. Cu con nhà em từ học sinh trường làng, chẳng học thêm ở đâu cũng đỗ vào Ams 2, còn con bé nhát như thỏ đế, sức học rất tầm thường nhưng nay đã sắp được cử đi thi ViOlympic Toán cấp quận ạ.Chả là "lão" nhà em trước đây cũng có dịp bươn chải mấy năm ở Đông Âu, buôn bán chạy chợ chứ chả phải học hành gì. Nhưng ra ngoài rồi thì cũng mở mang đầu óc. Lão ấy cứ nhất định với em phải "nông thôn hoá thành thị" thì trẻ con mới khá được. Vì nghiệm ra chúng em thấy những học sinh ngoại tỉnh chẳng tốn đồng xu nào mà vẫn học giỏi, chẳng học thêm lò luyện gì. Đến khi ra ngoài đi làm thì cũng bản lĩnh, nghị lực hơn hẳn dân thành phố. Rõ vô duyên vợ chồng nhà em, chẳng ai có kinh nghiệm gì học hành và sinh sống ở quê cả, thế là bước đầu tiên chúng em làm một cuộc cách mạng, chuyển nhà ra ngoại ô sống. Trẻ con nhà em từ 1 tuổi đã lăn lê bò toài ở nhà trẻ làng, mẫu giáo làng. Đến khi tiểu học thì cũng cứ trường làng thẳng tiến. Được mỗi cái không gian thoáng đãng, cây cối chim chóc véo von. Lão nhà em cứ khẳng định tuổi thơ phải cho con cái hòa nhập với thiên nhiên, nó mới có nghị lực sống.Em thì thấy may ở chỗ, vì trường làng, giáo làng nên các cô tốt bụng chất phác. Cấm có mấy cái vụ tiêu cực như trong phố. Quan tâm tí ti tới các cô, lễ tết có cái khăn mỏng biếu là các cô cảm động lắm rồi.Trường làng thì còn được cái mức cạnh tranh không cao. Trẻ con nhà nào cũng như nhau. Con mình chỉ chỉnh đúng hướng, quan tâm thêm tí ti đã được nhất trường chẳng phải gắng sức mấy.Cu nhà em nhanh nhẹn, nhưng không tập trung. Chữ viết xấu lắm. Đến bây giờ cô nào cũng kêu. Chúng em xác định chẳng có thêm nếm gì, cứ bán trú cả ngày đã đủ mệt. Tối tập viết đến 10h chưa xong bài cũng mời các vị đi ngủ, cô mắng chấp nhận để nâng tốc độ lên. Tiếng Anh cũng chẳng có gì, vì tiếng Việt còn chưa ăn ai, để cấp 2 tính sau. Nhưng riêng vụ tiếng Anh thì cũng thiếu thông tin, nhất là khi đã nhập học Ams, để sau em sẽ kể chi tiết.Con bé thứ 2 nhà em thì quả là đặc biệt. Cô giáo nhận xét quá nhát nên ảnh hưởng đến tiếp thu, chậm chạp... túm lại là dự báo trước việc học hành chẳng ra gì từ mẫu giáo. Có lúc cứ tưởng con bị tự kỷ hay bệnh lý nào, chúng em còn phải đưa cả đến khoa tâm thần Bạch Mai để nhờ bác sĩ tư vấn.Bác nào quan tâm thì mai rảnh, em lại tiếp tục. Em cũng mong cho con cái nhà em kiếm được suất học bổng nhưng em khác bác "Cuoc song cua me" ở chỗ em có niềm tin là ko chỉ con sinh ra xuất sắc bẩm sinh mới rèn luyện thành giỏi giang được, kiểu gì cũng có cách miễn là bố mẹ phải tâm huyết và nỗ lực cho con. Có thể đấy chỉ là quyết tâm của Mẹ ở nhà nội trợ như em các bác nhỉ. Không ngờ cũng được các mẹ quan tâm cổ vũ nên em xin tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm nhỏ của em.Em thấy rất nhiều mẹ đầu tư tiếng Anh cho con từ nhỏ, có mẹ 2-3 tuổi đã cho con đi học, nghe băng, nghe đĩa... Không thể phủ nhận rằng các con được tiếp cận tiếng Anh từ nhỏ sẽ phát âm chuẩn hơn các con học muộn, nhưng thời gian, tâm sức các con cũng có giới hạn. Tập trung được môn này sẽ khó có thời gian đầu tư vào môn khác.
Em thì định hướng môn Toán ngay từ nhỏ, vì em hóng hớt thấy trẻ con có tư duy toán khi học các môn khác rất dễ dàng, không như các mẹ cứ tưởng cho con học toán thì vất vả, đau đầu. Với lại kèm con học toán lớp 1,2 dễ bằng mấy khi để muộn hơn, lên lớp 6,7 bây giờ nhiều mẹ bạc mặt chẳng giải được bài cho con.Như em đã nói, cu nhà em nhanh nhẹn hoạt bát nhưng chẳng có gì nổi trội. Công bằng mà nói, khi vào lớp 1,2 cu cậu thuộc loại xoàng trong lớp, tuy cũng được học sinh giỏi nhưng chắc loại vớt. Đại để lớp có 17-20 học sinh giỏi thì con đứng thứ 15 vì chữ quá xấu.Nhưng em chẳng yêu cầu con phải cố viết đẹp vì mất rất nhiều công. Sau này xã hội dùng toàn máy tính, có ai phải viết tay mấy đâu, cùng lắm phải ký mà để ký chữ xấu lại hay vì khó có thằng nào mạo được hehe. Đấy tính em cứ hay AQ, con kém thì cũng cứ hay tìm cách lý giải cho con đỡ tự ti.Nhưng riêng môn toán thì khác. Ngay từ lớp 1 em đã phải để ý xem có bài nào vướng con ko giải được. Thỉnh thoảng cho thêm 1 vài bài nâng cao. Trường làng có cái hay là tuân thủ rất nghiêm ngặt qui định của bộ về việc ko giao thêm bài buổi tối và ngày nghỉ nên mẹ con em có nhiều thời gian rảnh. Em thấy con hay bị khó hiểu các bài toán đố, lằng nhằng, ko biết giải thế nào vì không hiểu đề bài. Sau này khi con bé nhà em vào tiểu học cũng gặp vấn đề y như thế nên em nghĩ có lẽ trẻ con nào cũng vậy. Có bài phải giải thích cả buổi tối, mang đủ thí dụ thực tế vào như qui đổi thành bánh, thành kẹo... cho con thấy quen thuộc.
Em mô tả rông dài tí vì giai đoạn này rất quan trọng với bọn trẻ con nhà em. Khi con quen thuộc với các loại toán thì giải bài trên lớp trở nên rất dễ dàng. Đôi khi cô cho bài nâng cao cũng giải được thì hệ quả là trở thành "cây toán" của lớp ngay. Trẻ con được hích 1 cú là cứ thế chạy bon bon các mẹ ạ, đã thành "cây toán" thì cũng thấy xấu hổ nếu có bài mình ko giải được mà bạn giải được.
Đã giỏi toán thì đúng như em nhận định, con học tất cả các môn đều nhẹ nhàng, kể cả môn tiếng Việt, mất rất ít thời gian. Cuối năm học lớp 3, cu nhà em bắt đầu thi học sinh giỏi cấp trường, đạt giải nhất, từ đó về sau cu cậu nghiễm nhiên đứng đầu khối. Em cũng biết đứng đầu trường làng chả là gì so với các bạn trong phố nhưng tâm lý trẻ con lại rất khác, đó là sự tự tin. Con nhà em quen được cử đi thi các loại học sinh giỏi nên chả còn sợ hay lo lắng gì mấy.
Đó là bước chuẩn bị để con vào cấp 2. Riêng cấp 2 nhà em xác định phải cố gắng vào trường tốt để con có môi trường phát triển. Lão nhà em thì cứ thích Trưng Vương còn em thì muốn con thi vào Ams. Đấy lại là cả một câu chuyện dài, em sẽ kể tiếp nếu các mẹ quan tâm.

49. Me Laida: Em cũng chung suy nghĩ với menôitro,ban đầu con em đi học cũng chẳng giỏi giang gì,được mỗi cái là tiếp thu được,thế là tốt rồi. Sau đó hướng cho con thích toán giống y chang nhà Menoitro.Nhưng em khác Menoitro là em ưu tiên ngoại ngữ nên em chọn Chuyên ngữ từ nhỏ để con có môi trường học bài bản, còn toán thì phụ đạo thêm dễ hơn.Ở ta bây giờ có dốt tý nhưng ngoại ngữ giỏi vẫn kiếm tiền dễ.Chính vì vậy hết cấp 1 con em ko vào Ams vì phải theo tiếp ngoại ngữ.Học giỏi ngoại ngữ ở cấp 1 thì lên cấp 2 chỉ cần phát huy tiếp và tăng cường thêm môn toán.Lúc này toán mới bắt đầu khó dần.Thậm chí em còn kịp nhồi thêm tiếng Anh cho con thành 2 ngoại ngữ,cơ hội kiếm tiền rộng đường hơn. Tóm lại theo em cấp 1 thật quan tâm đến ngoại ngữ,hướng con ham thích môn toán,đến lớp 4 toán mới khó lên chút thì ngoại ngữ chỉ còn bon bon chạy theo đà thôi.  
Đấy định hướng nhà em là thế! Em vừa được ông bố tuyệt vời của diễn đàn tặng một bộ đĩa học TAnh.Bộ này gần 200 đĩa bác ấy nén vào 20 đĩa tặng cho cu nhà em,bác ấy nhắc nếu bắt đầu học bây giờ là hơi muộn..Em chung quan điểm với bác ấy bán bưu ảnh mà ngoại ngữ giỏi thì cũng kiếm được nhiều tiền hơn bạn khác Mẹ nào cũng ước mơ con mình có bộ đĩa đó.Bác ấy động viên em tích cực chia sẻ cho các mẹ!Vâng! có được bộ đĩa ấy bảo em kể gì em cũng kể.

50. MeNoitro: Em rất vui thấy các mẹ quan tâm, không biết có giúp ích được cho mẹ nào không.
Lại quay về việc xác định vào Trưng Vương hay Ams. Thế mới biết cuộc chiến giữa các nền văn hóa khốc liệt thế nào. Trong nhà có 2 vợ chồng mà đã trục trặc, chung qui ai cũng chỉ muốn điều tốt đẹp nhất cho con. Nói rộng ra thì cả xã hội, muôn hình vạn trạng. Bố mẹ nào cũng muốn con mình thành siêu nhân, đàn giỏi hát hay, vi tính tanh tách, tiếng Anh nói như tiếng mẹ đẻ, toán giải như thần đồng.... mà ít người biết quĩ thời gian có ngần đấy, sức lực có ngần đấy. Thức khuya thêm tí thì con giảm bớt chiều cao đi (xương nó chỉ dài ra lúc ngủ mà), dán mắt vào sách nhiều quá thì cận lòi ra. Em vẫn tự hào cu nhà em là đứa duy nhất trong 2 đứa lớp hiện nay ko cận. Cu kia mới kiểm tra cũng chỉ còn mắt 6 mắt 7, vấn đề đeo kính chỉ còn là thời gian.Em lan man quá các mẹ ạ. Sở dĩ phải tính vì Trưng Vương không phải ai muốn thi cũng được thi như Ams. Lão nhà em thấy có người quen học Trưng Vương con đỗ học bổng ASIAN thì máu lắm, cứ nhất quyết phải đi đúng con đường ấy. Trước đây Trưng Vương là 1 trong những trường hàng đầu dạy chuyên toán cấp 2, nhận các con học quận Hoàn Kiếm thi tuyển. Lớp chuyên toán H1 truyền thống lâu đời lắm rồi ạ.
Đến bây giờ bỏ lớp chuyên chọn, nhưng vẫn thầy giáo thế, truyền thống thế nên rượu cũ bình mới, Trưng Vương vẫn còn lớp H1 rất nổi tiếng, ngoài ra còn có H2, chuyên Anh, lớp chọn.Em thấy cái vụ bỏ lớp chuyên là cải lùi, trước đây chí ít các con trong quận đều được nộp đơn thi công khai, bây giờ chỉ những học sinh đúng tuyến hoặc được trường nhận học mới được thi.Thế là cuộc chạy đua suất vào học diễn ra khốc liệt ngay từ năm học trước. Đến hè thì mọi sự đã đâu vào đấy cả rồi. Lão nhà em cũng chạy vạy moi ra người đỡ đầu để người ta cho suất, có đứa quen em thông qua 1 tay công an chạy vào mất tất cả 2000USD đấy ạ.Ngoài ra chạy suất vào học cũng ko bảo đảm con đỗ chuyên toán đâu các mẹ nhé. Nhập học rồi mới thi phân lớp, thường phải đến tháng 8.
Em thì cứ thích thi cử công khai minh bạch chỉ cần có môi trường tốt cho con học. Ams cấp 2 thực ra chưa chia chuyên ngay, phải đợi hết lớp 7 nên lão nhà em mới máu Trưng Vương vì có chuyên toán hẳn hoi.Cuối cùng thì cũng thoả thuận được là cứ thi cả 2. Ams trước vì chả mất gì, đóng mỗi 20K lệ phí, xem kết quả ra sao rồi tính tiếp.
Nhưng đã đưa con đi thi thì cũng phải nghiên cứu xem thi cử thế nào, đề ra sao. Em thấy nhiều bố mẹ đưa con đến lò luyện là yên tâm, chẳng dự đoán được con mình đứng ở vị trí nào, liệu có đỗ được không. Vì thế mới có hiện tượng >2400 hồ sơ nộp vào mà lấy có 180 cháu, những con thi điểm thấp rất đông. Con em mà làm đề thi thử ko có khả năng đỗ hay hi vọng đỗ em giải tán luôn, cho đỡ tạo áp lực lên con, còn bao đường khác để đi mà.Năm lớp 5 bị vướng thi học sinh giỏi quận nên cu nhà em khá bận, ngoài bài vở ở trường về nhà cô cũng bắt làm thêm nên ko còn nhiều thời gian. Em lên mạng tìm đề Ams chỗ CLB gia sư Ams, các bạn ở đấy rất nhiệt tình. Em down về khoảng 70 đề toán và tiếng Việt, đề luyện là chính nhưng theo kiểu thi AMs.Riêng cuộc thi chuyên toán Trưng Vương rất tù mù, ko xin được ở đâu dạng đề để ôn cả. Lão nhà em ra cả Lý Thường Kiệt, đặt hàng tụi bán sách để kiếm mà ko được. Riêng đề Ams thì tụi đấy 1 tuần sau cũng kiếm được gọi đến lấy. (Lúc đó em đã down từ mạng rồi).Thôi chết lan man một hồi lại làm loãng chủ đề của diễn đàn các mẹ ạ. Nhưng thực ra thì đều liên quan cả đấy vì nhà em xác định rõ phải cố gắng để kiếm học bổng, vấn đề là khi nào và đi đâu thôi. Lúc khác rảnh em lại 8 tiếp các mẹ nhé.

51. Me Laida: Em nghĩ đây là phần thưởng bác dành cho em sau một thời gian tích cực.... buôn dưa..   Nhắc nhở các bố mẹ quan tâm đến con mình hơn,đừng phó mặc cho các thày cô giáo,đừng thấy điểm con chưa cao lại bảo rằng con mình.... kém  Trước đây em cũng rất cố gắng san xẻ bộ ABC English giúp nhiều mẹ rồi,và cũng động viên các mẹ hãy là thành viên tích cực giúp đỡ nhau cùng vượt qua biển GDVN.Rất nhiều các mẹ ko lập nick vào đọc,ko muốn đóng góp giúp đỡ cộng đồng.Ở XH văn minh người ta đánh giá cao những người tham gia các hoạt động tích cực vì cộng đồng,Xã hội họ lại ngày càng văn minh hơn,thế hệ này đứng trên vai thế hệ khác...Ở ta gọi là vác tù và...
Đây là topic định hướng du học tức là có chút gì hướng tới nền văn minh hơn để học hỏi nên em nghĩ chính cha mẹ các em phải làm tốt và giáo dục cho các em biết sống cho cộng đồng.Đó là tiêu chí chính để người ta quyết định trao HỌC BỔNG cho các em.Còn các thành tích cá nhân,bảng điểm ,TAnh... là đương nhiên.Vậy các mẹ hãy là thành viên tích cực nhé,lúc đó sẽ có rất nhiều niềm vui và chắc chắn sẽ được bác Ciup tặng quà.Trời ơi! bộ đĩa quí giá đó ai cũng mơ sở hữu nó,các mẹ hãy tham khảo list bên Học TA sớm ý.
Em làm sao mà copy giúp các mẹ được.200 đĩa tuyệt hay cop đến bao giờ,nén rồi cũng 20 đĩa DVD.Em cũng ko dám cho mượn đĩa đâu,đừng nhắn tin cho em nữa,mấy lần trước em cho mượn có mẹ ngại đã trả em đâu ..  Hôm qua sướng quá em khoe rối rít trên này,thế là điện thoại cứ rung suốt vì tin nhắn mượn đĩa.
Thông cảm cho em nhé,nếu các mẹ thực sự mong muốn hãy liên hệ với bác Ciup.Em ko thể cho mượn được đâu.Hết Hết sức thông cảm nha!

52.Menoitro: Được mẹ Laida cổ động em thấy vinh dự quá. Em ngưỡng mộ bác nhất đấy ạ. Lý do khiến em nhào vào diễn đàn vì sợ có mẹ mất lòng tin nơi con mình mà buông súng, khiến con trẻ thiệt thòi, chứ kinh nghiệm của em thì cũng chả ăn thua gì.Hôm nay em sẽ trả lời kỹ hơn bác “cuoc song cua me” làm thế nào để con trở thành cây toán của lớp. Lần này em sẽ tả lại quá trình cùng học với con bé nhà em, năm nay mới lớp 3 vì mỗi đứa trẻ mỗi khác, sức học, tính cách rất đặc thù nên ko có công thức chung mà mỗi bố mẹ nếu quyết tâm vì con phải tự tìm ra cách đi của riêng mình.
Như lần trước em đã kể, con bé nhà em nhút nhát một cách bệnh lý, không chịu giao lưu, tiếp xúc với ai vì thế khả năng phát triển ngôn ngữ kém, chậm chạp, lúc nào cũng căng thẳng, cô giáo cảnh báo sẽ học kém, tiếp thu yếu ngay từ mẫu giáo.Khi con sợ thì mọi tinh thần, đầu óc của con chỉ tập trung vào đối phó với môi trường xung quanh, chẳng còn tâm trí đâu mà nghe giảng bài nữa. Lúc đấy em chỉ ước làm sao cho con thành người bình thường như các bạn, chứ chả dám mơ sẽ thành thế này thế nọ, các mẹ ạ.Năm trước khi vào lớp 1, lão nhà em dứt khoát bắt nghỉ mẫu giáo, xin cho học bà giáo về hưu ở làng gần đó. Bà giáo dạy chữ cho tụi trẻ con trong làng chuẩn bị vào lớp 1, do làng đấy xa mẫu giáo quá, người ta cũng chả biết gửi con đi đâu. Còn mục đích nhà em là để con học chữ trước, chuẩn bị đến khi đi học thật, tinh thần con còn phải dốc ra chiến đấu với các bạn mới cô giáo mới thì cũng ko đến nỗi điểm kém thành ra tâm lý lại càng hoang mang.Đấy các mẹ cứ so con mình với con em thời điểm đó, tâm lý đi học bình thường vui vẻ đã hơn đứt rồi.
Đầu năm học phải đến tận nhà cô trình bày hoàn cảnh, cô biết con mình đặc biệt thế nên cũng lưu tâm hơn cách đối xử với con, không ép, không mắng. Con nhà em chưa cần quát, giọng nói chỉ hơi khác tí nước mắt đã rưng rưng rồi.
Bạn bè thì chẳng chơi với ai, lúc nào cũng lủi thủi một mình. Mẹ phải “mua” các bạn cho con bằng cách thỉnh thoảng mang 1 bịch bánh bao chiên đến lớp chia. Các mẹ cứ tưởng tượng cảnh các bạn của con đứa kéo tay, nắm áo, tranh nhau bám xung quanh em tíu tít còn riêng con mình tách ra 1 góc xa, cúi gằm mặt thì em khổ tâm thế nào. Nhưng chơi với các bạn con cũng để con khỏi bị bắt nạt, các bạn ko trêu vì nhát quá.Tính cách đấy đúng là ảnh hưởng rất nhiều đến học. Nhiều câu con chả hiểu gì, nói đơn giản cũng khó hiểu. Vì thế khi cho con làm toán phải giải thích rất kỹ, chỉ dùng trong vốn từ ít ỏi của con thôi, dần dần mới mở ra. Nói chung vất vả vô cùng. Quyển đầu tiên em dùng là “Toán rèn trí thông minh” có các lớp 1,2,3… chia thành 50 đề, ko có chữ mấy, chắc dịch lại của nước ngoài, chủ yếu luyện tư duy (Em thấy hiệu sách nào cũng bán). Sau đó có 1 hai quyển toán nâng cao lớp 1, lấy các bài toán đố để giải thích cho con hiểu đề bài. Cùng 1 bài thay đổi số nhiều lần xem con có hiểu chắc hay không mới chuyển sang bài khác.
Em thì dùng ít sách thôi ạ, nhưng dùng quyển nào thì cũng nát bét. Buổi tối cùng con có khi chỉ tập trung giải 1 bài toán đố hay 1 đề luyện trí thông minh là tối đa. Con mệt hay ko có hứng thì thôi, ko ép. Nhưng đứa trẻ nào cũng có ưu nhược điểm riêng. Con bé nhà em nhút nhát, chậm chạp nhưng lại có ý thức học tốt. Em cũng luôn lấy đó để động viên con, còn so sánh với anh cháu là với tính cách đấy chắc chắn sẽ vượt anh để con thêm quyết tâm.Hè năm lớp 2, con nhất định ko chịu đi học thêm hè (bắt đầu từ tháng 8), vì vẫn sợ đến trường như cũ. Nó sẵn sàng học bao nhiêu ở nhà cũng được miễn không phải đến trường. Thế là em đồng ý, tranh thủ khí thế của con, thoả thuận mỗi ngày làm 10 trang bài tập toán lớp 3 sẽ cho ở nhà. Lớp 3 toán SGK rất dễ, con cứ điền phép tính vào là xong nên cháu nhất trí ngay.Các mẹ ạ, thú thật, giao hẹn với con cho vui chứ em cũng ko ngờ con tự giác thế. Ngày nào cũng hì hụi làm bài, đưa cho mẹ chấm điểm. Chỗ nào ko hiểu thì lấy sách giáo khoa ra tra, vẫn ko hiểu mới hỏi mẹ. Khi bắt đầu khai giảng lớp 3 thì con cũng vừa hoàn thành cả 2 quyển bài tập cho cả 2 học kỳ. Đấy mỗi đứa trẻ được bố mẹ hiểu rõ, quan tâm và khích lệ đúng đều có những khả năng tiềm tàng không ngờ.Thế là năm lớp 3 môn toán trên lớp của con nhẹ tênh. Cuối tháng 12 vừa rồi có website ViOlympic ra đời, em cũng động viên con tham gia. Con làm bài rất chăm chỉ, tuy thời gian ko nhanh nhưng giải đúng. Tính con lại cầu toàn, chẳng may lỡ bị trừ 10 điểm thôi (sai 1 câu nhỏ) cũng đăng ký nick mới thi lại. Website này cũng nhiều lỗi, đôi khi đề bài sai, nộp bài ko được, con rất bực mình, phí công làm bài nhưng chỉ đến hôm sau lại vào để thi. Cuối tháng 2 vừa rồi, trường tổ chức thi tại trường, mỗi mình con đủ điều kiện đại diện cho khối đi thi. Kết quả 290/300 điểm, đủ điều kiện đại diện cho trường đi thi cấp quận. Một con khác cùng lớp cũng rất giỏi, nhưng ko có nhiều thời gian luyện tập nên cũng chỉ vượt qua đến vòng 5, sau ko thể lên được nữa. Cuối cùng thì lượng đổi thành chất, con nhà em chăm chỉ, chịu khó rèn luyện qua các vòng thi, bây giờ cô còn khen đã giải những bài * mà cả lớp chẳng ai giải được.
Khi đã giỏi thì ko những bạn trong lớp nể, bạn cùng khối cũng tới hỏi thăm. Con tự tin hẳn lên và tính nhát cũng cải thiện được rõ rệt. Đúng là em phải cảm ơn trời phật, chỉ mong con thoát khỏi tự ti, nhưng trên cả mong đợi con còn trở nên học giỏi nữa. Bây giờ vợ chồng em lại đầy khí thế và niềm tin, chẳng có lý do gì con sẽ thua kém anh cháu nữa.
Em lan man quá, làm tốn cả đất diễn đàn. Em chỉ mong các mẹ đừng nản lòng thì kiểu gì cũng tìm được ưu điểm của con mình để phát huy, mà cũng chẳng ai thay thế được vai trò đó, mình còn chẳng hiểu con làm sao có người khác tìm hiểu thay cho được.

53. MeNoitro: Các mẹ yêu quí, em rất hãnh diện vì được các mẹ cổ vũ mặc dù chỉ là những suy nghĩ chia sẻ của một người mẹ ngắn học như em.Em cảm ơn bác deuxfils vì những lăn tăn của bác. Việc cho học trước chương trình em chỉ áp dụng riêng cho con bé nhà em, với lý do cháu quá nhát, sợ ko tập trung học tốt được trên lớp. Hè năm nay em định cho cháu tiếp tục phát huy học nốt luôn chương trình lớp 4,5 nhưng em sẽ cân nhắc lại cẩn thận hơn. Em cũng rất mong được nghe những lời phản biện trong các chia sẻ của mình để điều chỉnh phương pháp giáo dục con cho hoàn thiện hơn.Nhà em hộ khẩu Hoàn Kiếm, không phải người ngoại tỉnh, em chỉ đưa các con về ngoại ô sống cho gần thiên nhiên thôi, chắc bác chưa đọc kỹ bài viết trước của em.
@Các mẹ: Em không phải nhà giáo, càng không phải nhà sư phạm. Em chia sẻ với các mẹ kinh nghiệm của 1 bà mẹ đơn thuần mong muốn những điều tốt nhất cho con, nhưng phương pháp chưa hẳn đã đúng và cũng ko nhất thiết nên dùng để áp dụng cho các con khác. Em rất mong các mẹ là chuyên gia trong lĩnh vực sư phạm hỗ trợ trao đổi thêm với các mẹ đang gặp khó khăn trong việc dạy con môn Toán.Hôm nay em hơi mệt vì đêm qua cu con nhà em dậy lúc 12h đêm thi Olympic tiếng Anh của trường Ams, (lúc đó mạng mới nhanh) nên không viết nhiều được. Các mẹ có con học cấp 2, 3 quan tâm nên động viên các con mình thi Olympic tại website www.hocmai.vn có rất nhiều môn để các con thử sức.Lần trước em có nói đến việc học tiếng Anh của cu con và vướng mắc khi bắt đầu vào trường Ams, mai rảnh em sẽ lên tám tiếp với các mẹ về chủ đề này nhé.
Quan điểm của vợ chồng em như đã chia sẻ với các mẹ, không học tiếng Anh sớm. Thực ra không phải ko muốn, con cứ biết thêm được cái gì là tốt cái đấy chứ, nhưng vì thời gian của con có hạn nên em chỉ tập trung vào mục tiêu bồi dưỡng tư duy toán thôi.Các mẹ đã quan tâm đến tìm kiếm học bổng cho con thì đương nhiên ai cũng biết tiêu chuẩn tối thiểu để được chọn lựa là TOEFL iBT >100+, SAT I >2200+, SAT II mỗi môn gần tuyệt đối ~800. Các con phải vượt qua các kỳ thi này tốt nhất cuối năm lớp 11 để có thể nộp hồ sơ trước học kỳ 2 năm lớp 12. (Đấy là với các con du học Mỹ, em cứ lấy tiêu chuẩn cao nhất để phấn đấu, các nước khác có thể dễ hơn)
Đấy cứ tính ngược trở lại thì “mọi ngả đường đều tiến đến” các cuộc thi này, dù học toán trước hay tiếng Anh trước. Tuỳ khả năng của mỗi con, nhưng đây là cả một chặng đường dài và vai trò của “các quân sư quạt mo” là bố mẹ như chúng mình phải vạch ra cho con những mục tiêu ngắn hạn để con phấn đấu, và lập kế hoạch thì chả bao giờ là muộn các mẹ ạ.Em rất tâm đắc với khẩu hiệu của mẹ Laida, người này đứng trên vai người khác mà tiến. Em hay sưu tập các kinh nghiệm mà quan tâm hơn cả là những bài học của những người đi trước để cố gắng khắc phục cho con mình. Hôm nay em sẽ chia sẻ với các mẹ khó khăn của cu lớn nhà em trong việc học tiếng Anh khi bắt đầu vào Ams.Cuộc thi đầu vào Ams 2 chỉ có 2 môn Toán và tiếng Việt, không có tiếng Anh. Bản thân môn tiếng Anh tại các trường tiểu học cũng không bắt buộc nên vợ chồng nhà em yên tâm lắm vì Ams 2 là học Toán và Tiếng Anh nâng cao, đúng nguyện vọng 2 trong 1 đối với mục tiêu du học.
Nhưng ngay tuần đầu đi học, cu nhà em mặt tái dại về nói với mẹ, giờ học tiếng Anh trên lớp cô chỉ toàn nói tiếng Anh, các bạn cũng nhao nhao nói chuyện trả lời cô bình thường. Giáo trình cô không dạy theo sách lớp 6 mà các bài tập soạn riêng, con mù tịt chẳng hiểu gì. Hoá ra lớp con em vào học toàn những “siêu nhân” thật các mẹ ạ. Trừ việc AQ con mình không bị cận chứ phải công nhận sao các nhà đào tạo con siêu thế. Tiếng Anh mấy con đạt giải thành phố, ngoài 3-4 con học Đoàn Thị Điểm, các trường khác thì bố mẹ đều cho học từ 5-6 tuổi ở hội đồng Anh, Appolo…
Em cũng tá hỏa nhưng quan trọng nhất vẫn phải giữ tinh thần cho con, tránh con thấy nản. Em cũng xác định với con tiếng Anh cần phải có thời gian dài tích luỹ, ngay lập tức con chưa thể bằng các bạn nhưng nếu quyết tâm và kiên trì thì không vấn đề gì. Trước mắt hai mẹ con tập trung hoàn thành chương trình lớp 6 để có thi hay kiểm tra, chắc trường cũng sẽ dựa vào đó ra đề, có thể nâng cao nhưng từ vựng thì hy vọng không vượt ra ngoài.
Con cũng nhất trí và hai mẹ con lao vào học. Mỗi ngày 1h buổi tối, riêng thứ 7, chủ nhật 2h/ngày, tổng cộng 9h/tuần. Sách tiếng Anh lớp 6 có 16 bài tất cả, mỗi tuần 2 mẹ con xào được 2 bài, trong 2 tháng 9, 10 thì hoàn thành xong chương trình lớp 6.
Được cái tư duy con tốt nên học cũng rất nhanh, cứ sau 2 bài có test trắc nghiệm kiểm tra em thấy con đều đạt tuyệt đối, kể cả các bài nghe. Nói và hội thoại thì cứ 2 mẹ con với nhau chiến đấu Phùuu.
Tuy vậy điểm các bài tập trên lớp có cải thiện nhưng vẫn không cao, có bài chỉ khoảng 6,2-6,5. Các bài vướng đều do từ con chưa được học hay ngữ pháp vượt chương trình. May đến khi thi học kỳ, đúng như em dự đoán đề nâng cao và khó nhưng từ vựng nằm trong khuôn khổ lớp 6 nên con vẫn được 8.5, đúng là hết hồn.
Học toán em thấy có vai trò rất quan trọng kể cả đối với môn tiếng Anh, đó là khả năng ngốn được kiến thức lớn trong 1 thời gian ngắn. Bây giờ thì hai mẹ con đang gần kết thúc chương trình tiếng Anh lớp 7, hy vọng trong hè sẽ xong chương trình lớp 9 để con có thể rảnh rang tập trung luyện TOEFL. Em nghe nói để đạt TOEFL cao, tối thiểu phải mất 3 năm.
Trong lớp thì môn tiếng Anh con vẫn đứng dưới, xếp khoảng 4X/52 (gần bét) nhưng em vẫn luôn động viên con quan trọng nhất phải vượt qua chính mình, nghĩa là ngày hôm nay hơn ngày hôm qua, không nản chí thì kiểu gì mục tiêu cũng đạt được. 
Hôm trước con cũng đăng ký thi Olympic tiếng Anh của Ams, mẹ không bắt đâu mà cu cậu tự nguyện đấy. Buổi tối thì mạng đông nên khó truy cập, con phải đi ngủ sớm đợi đến 12h đêm mới dậy thi. Thấy con chịu khó thế, mẹ cũng phải cố động viên tinh thần, dậy loăng quăng, lấy cho con cốc sữa… để con hăng hái làm bài.
Nhiều người hỏi em, sao không cho con đi học thêm tiếng Anh. Chắc sau này thể nào cũng phải thế, nhất là luyện nói, nhưng trước mắt con cứ tự học được ở nhà em vẫn để nguyên vì thương lắm cơ, cứ nghĩ con đã vất vả cả ngày ở trường, tối lại lang thang đi học thì mệt quá. Ở nhà dẫu sao nếu có hôm mệt mỏi, ốm đau thì nghỉ thoải mái, giờ học linh động, nghe đĩa hay hội thoại con cứ nằm trên giường thư giãn được. Không biết em có lẩm cẩm không, các mẹ nhỉ.

54. Menoitro: Các mẹ yêu quí, khi đang gõ những dòng tâm sự này với các mẹ ở đây thì em đã nhận được những thông tin tốt lành từ cu con, đạt 100/100 Olympic Toán Ams, và ngạc nhiên hơn 160/160 môn tiếng Anh. Thế là cũng bõ công 2 mẹ con cày cuốc. Cuộc thi với em không hẳn quan trọng ở kết quả, mà ở tính phong trào, thế là con lại có thêm động lực để chiến đấu cho vòng chung kết vào cuối tháng 3 này.Một niềm vui nữa em muốn chia sẻ cùng các mẹ là cu con thừa điểm vượt qua vòng thi loại chọn đội tuyển thi Toán Singapore mở rộng khối Primary School (h/s lớp 6,7) nhưng do cháu thiếu tuổi nên ko được đi đợt này. Trường có 20 cháu cử đi Sing tham dự cuộc thi, ko biết các trường khác có tham gia không, các mẹ nhớ kiểm tra nhé.Em ko có ý định khoe con ở đây mà thực ra có một vài cách đơn giản em đã áp dụng trong việc hướng dẫn con thấy khá hiệu quả, hy vọng có thể chia sẻ cùng các mẹ trong việc giúp con vượt qua tâm lý sợ hãi cũng như học tiếng Anh trong môn Toán.Em để ý rất nhiều lần khi trao đổi với các phụ huynh nên cho con tham gia thi ViOlympic Toán trên mạng hay cuộc thi Olympic trường Ams, dường như có phản ứng ngay tức thì là “ôi trời, các loại Olympic thì con tôi (con mình) ko thi được đâu”. Dường như bản thân từ Olympic khiến mọi người rụt lại ngay mà ko cần tham khảo xem nó là cái gì, khó hay dễ, có mục đích gì không, có lợi ích cho con mình hay không. Khi bố mẹ đã có tâm lý e ngại thì con lại càng dè dặt hơn. Trong thực tế, nếu bố mẹ nào thực sự cùng con giải các bài tập trên ViOlympic sẽ thấy đấy là một công cụ rất hữu hiệu giúp con học chứ không phải đơn thuần chỉ là thi.
Với cu con nhà em, khi em yêu cầu giải 1 bài toán trong tập các đề thi quốc gia THCS là cậu ta co vòi ngay. “Mẹ ơi chịu mẹ ơi, con làm sao mà giải được đề thi quốc gia”. Nhiều khi em cảm tưởng nó chẳng thèm đọc đề bài cho đàng hoàng mà đã hét toáng lên không làm được.
Vậy là em đổi chiến thuật, đưa 1 bài cho cu cậu nói đây là bài tập cấp xã, còn thua thi quận ở đây, con làm thử xem sao. Quả nhiên con chăm chú đọc đề bài rồi 1 lúc thì giải ngon ơ. Sau khi con đã giải xong em mới chìa cho con bài thuộc đề thi quốc gia năm bao nhiêu…, và cu cậu giải toả được hoàn toàn việc mình ko thể làm được. Sau này con còn phát hiện có những bài thi quốc gia số học đã làm từ lớp 5, khá đơn giản. Như vậy vấn đề tâm lý rất quan trọng. Em nghĩ, khi con hay bố mẹ không tin khả năng làm được thì đã thực sự giảm đi đến 70% cơ hội sẽ giải được bài rồi.Vấn đề thứ hai là giúp con học tiếng Anh cho môn Toán. Sở dĩ em ko dùng Toán tiếng Anh vì em thấy 2 khái niệm này không giống nhau lắm. Với con em khi đã học tốt môn toán bằng tiếng Việt, chỉ cần ít buổi thông qua các đề thi Toán bằng tiếng Anh, con có thể làm quen ngay với các thuật ngữ toán học, vì thực sự lượng từ vựng rất ít.Với mục tiêu giúp con khắc phục tâm lý sợ các kỳ thi nghe có vẻ ghê gớm, em lên mạng tìm hiểu 1 số cuộc thi Toán của Mỹ, phù hợp với lứa tuổi của con. Có 1 số trang khá hay:
1. Trang web Math contest của trường Columbus State University, có các đề bài ra hàng tuần theo các cấp học, có cả các bài tập cũ để tham khảo:
http://www.colstate.edu/mathcontest/ 
2. Cuộc thi toán hàng năm từ lớp 7-12 của trường Waterloo Canada http://cemc.uwaterloo.ca/contests/contests.html
3. Math League Contest của Mỹ từ lớp 4-8. 
http://www.mathleague.com/contests.htm
Em download được phần mềm Mathcontest grades 4-8 có khá nhiều đề, 2 mẹ con thỉnh thoảng giải trí vào xem. Trước tiên em cho con làm các đề lớp 4,5 trước, chủ yếu để quen từ vựng, ko bị ảnh hưởng bởi kiến thức toán, sau đó mới làm đề lớp 6. Nói chung trong khoảng 1 tuần thì con có thể tự dịch được các bài tập vì họ cho rất đơn giản. Các bài toán đa số dễ hơn VN nhiều, nên các mẹ cứ yên tâm cho con làm bài, củng cố lòng tin của các con. Tuy toán dễ nhưng cũng có bài khá thú vị vì tụi Mỹ đặt nặng phần giải quyết 1 vấn đề thực tế bằng toán học thay vì giải quyết bài toán rắc rối, mẹo mực của VN.Mà bọn đấy rất tâm lý với trẻ con. Giải được 18-20/40 bài đã là good student (học sinh khá); 21-23/40 là học sinh xuất sắc, 24-26: nhất lớp, 27-29 là vô địch khối học 30-32 là nhất trường, 33-35 là Phù thuỷ Toán học, và 36-40: Một Anhstanh mới xuất hiện! Các con làm bài chắc sẽ thấy rất hứng khởi vì khoái trí với danh hiệu mình đạt được.u con nhà em học tiếng Anh cho môn Toán đơn giản như thế thôi và đi thi chọn đội tuyển đi Sing, đề ra toàn bằng tiếng Anh, con hoàn toàn ko bị vướng mắc về việc hiểu đề. Vấn đề cuối cùng không phải nằm ở tiếng Anh mà ở bản thân bài toán có thực sự giải được hay không. (Đề Sing em thấy khó hơn hẳn tụi Mỹ). Tất nhiên đấy là làm bài trắc nghiệm hay chỉ viết đáp số, còn giải bài toán bằng viết luận chắc chắn công phu và phức tạp hơn nhiều. Việc này thì chắc mẹ con em phải cắp sách học hỏi từ kinh nghiệm các mẹ đi trước.

55. Me Laida: Ơ thế mợ cứ nghĩ khó nên ko làm được thôi! Thằng con bé bỏng của mình thì mình đòi nó làm được nhưng bản thân mình cứ thấy khó   và ko muốn làm.Tớ dạy con là không có gì khó cả,người ta làm được thì mình cũng làm được,muốn thành công thì phải cố làm tốt hơn người ta. Vậy mẹ mà thấy khó rồi chùn thì con làm sao tiến.Bạn Mẹ nội trợ thành công là do bạn ấy nhìn ra vấn đề để bơm con bạn ấy vượt lên chính bản thân cháu.Dần cháu có động lực và ý chí rõ ràng.Em nghĩ với những cháu ấy, con của bố mẹ ấy thì du học chỉ là bước khởi đầu của thành công thôi,cháu còn tiến xa.Nhưng các mẹ vào đọc cố để ý : học chính Mẹ nội trợ, chứ nhìn thành tích con bạn ấy sẽ CHOÁNG!sau lại phát biểu con nhà ấy siêu với có tư chất... rồi so với con mình là nản.
Đừng! trong diễn đàn này người học chính là ông bố bà mẹ,con mình có thể ko bay cao bay xa,nhưng các cháu sẽ bay được rất tốt nếu có cha mẹ quan tâm đúng cách.

56. Menoitro: Ôi, mẹ Laida và các mẹ cứ bốc em lên tận mây xanh, mẹ con em xách dép còn lâu lắm chưa chắc đã đuổi kịp mẹ con chị Laida. Vả lại việc học cũng mới chỉ là điều kiện cần, chưa phải là đủ để trang bị cho con, ngoài ra em thấy con tiến bộ vượt lên so với chính bản thân con thì em tự hào chứ so với mặt bằng chung, con em cũng chả là gì.
@Mẹ Bitun: Em biết ngay là bác không vào thử xem ViOlympic là gì và bản thân bác bị choáng ngợp bởi chính từ đó. Nó chỉ là công cụ thay SGK để các con luyện tập làm bài, hàng nghìn các em nhỏ khắp mọi miền quê, vùng núi đều tham gia mà mẹ tốt nghiệp đại học như bác chỉ vì tâm lý ko dám cho con vào khám phá do sợ không kèm nổi con thì em cũng ko dám đưa ra ý kiến thêm.Còn mình thua kém con thì em phát hiện ra từ lâu lắm rồi ạ, từ khi con mới 2 tuổi. Mà chẳng phải riêng con nhà em, các mẹ cứ để ý bọn trẻ con chơi games mà xem, chúng nó chơi được trên mọi ngôn ngữ, tiếng Nhật, Trung Quốc, Anh, Việt… từ khi chưa hề biết chữ. Có cho em tiền bây giờ em cũng chịu, không thể biết nhấn vào đâu mà chơi bởi vì đầu óc người lớn chỉ dám làm những gì mình biết, hiểu rõ, được hướng dẫn đâu vào đấy. Thế nên sức khám phá và sáng tạo của trẻ con là vô biên, các mẹ nhé.
@Phanh Linh Mom: Không biết con bạn học trường nào. Nếu Ams thì các con thi từ trưa hôm thứ 7. Mỗi lớp cử ra 15 con tham gia vòng loại, 2 khối 6,7 tổng cộng 8 lớp, 120 con, sau khi có kết quả lấy 20 con vào đội tuyển sang Singapore thi hình như cuối tháng 4. Chỉ những con sinh trước 6/1997 mới đủ điều kiện, cu nhà minh sinh tháng 8 nên không được chọn đi.
@Hà Nội ơi: Cảm ơn mẹ Hà Nội ơi đã động viên mẹ con em. 160 là điểm trong tài khoản, nhưng công bố là 100 thì phải vì qui đổi theo thang điểm chung. Đây cũng chỉ là kết quả vòng loại thôi, vào chung kết các con giỏi thật sự mới có đất thể hiện. Với cu nhà em, trong cả một nỗ lực mong đuổi kịp trình độ chung của lớp thì được kết quả thế là đáng khích lệ để con vững tin vào bản thân mình và có nghị lực vượt qua thử thách chứ em cũng chẳng hề kỳ vọng con sẽ đạt giải cao trong cuộc thi này.Các mẹ ạ, giấc mơ con đạt học bổng du học là một giấc mơ đẹp để theo đuổi, để em luôn tự nhủ với mình phải nỗ lực hết sức cho con, để con luôn có mục tiêu phấn đấu. Cũng như trong một cuộc thi, người đạt giải không nhiều, nhưng em tâm niệm rằng mọi người tham gia đều thắng cuộc, bởi vì mình đã cố gắng thì kết quả bao giờ cũng tốt hơn là không. Nên dù con em cuối cùng không được học bổng đi nữa, mẹ con em vẫn thấy vui vì đã dấn thân vào cuộc chơi này.

57. Me Laida: Em xin vén cái ri đô cũ của thi SMO open tại VN nhé!Kì thi SMO là kì thi học sinh giỏi toán quốc gia Singapore.Nghe QG thấy to phành nhưng nước này bé tý,cũng là một nước châu Á nên sự học ở đây cũng điên cuồng lắm,cũng có trường chuyên cũng chọn lọc ươm từ lúc mới lớn.
Họ nhìn sang mình thấy dân ta học toán khiếp quá nên họ rủ thi chung để có đối tượng so sánh.Cuộc thi này tổ chức vào cuối tháng 5 hàng năm.Thi tại Sing thì gọi là SMO,còn cũng đề thi ấy thi tại Việt nam và các nước được rủ thi gọi là SMO open. Ở tại Sing thằng nào muốn thi đóng 8 đô Sing là có tên,quân VN giỏi toán tại Sing cũng ham cái này lắm vì đối với chúng ngon ăn,kiếm cái huy chương dắt vào người.Với các cháu giỏi toán tại VN kiến thức thi ko khó, nhưng vì đề và bài làm bằng tiếng Anh tốc độ nhanh nên những cháu mải đi học thêm mà ko có thời gian làm quen toán bằng TAnh thì chào cờ.Cô bạn em đã được em nhắc vở từ đầu năm con học lớp 8 là khoảng cuối tháng 2 sẽ lên danh sách thi vòng loại của SMO open đấy.Mợ đấy làm trưởng ban PH luôn nên yên tâm lớn.
Thế rồi mợ ta gọi điện phàn nàn:
-Nào ai ngờ,lúc trống hết tiết cả lớp nháo nhào chuẩn bị chạy rồi cô (CN dạy toán) mới hỏi lớp mình ai khá TAnh nhỉ? có 5 bạn giơ tay thế là cô bảo cho đi thi toán bằng TAnh.Mợ kia tức lắm sau tìm hiểu mới biết cô đã phím trước đội kia,mai cô hỏi thì cứ việc giơ tay là có tên.Lớp chuyên toán trường mà các mẹ mơ ngày mơ đêm đấy ạ.Các trường khác cũng thế thôi.
Phụ huynh phải thức thời một chút cho con làm quen với toán TA trước,rồi phải năng động một chút con mới có tên trong vòng loại giữa tháng tư của VN tổ chức chọn sẵn, cốt để kì thi open kia mở ra vào cuối tháng 5 là VN đoạt giải cao   
Thi tại VN chứ ai cho tiền sang Sing hả giời! bọn lớn junior và senior cũng tại VN tất.
Chẳng ai biết cái giải kia để làm gì? nên ko mấy ai quan tâm.
Nhưng sau này thi HB Sing xòe ra thì đó là cái mộc đỏ chói. Nhiều người biết thì đã muộn,chứ biết cho con thi thì bóp ngon.Em nhớ là đúng 20/35 bài đã huy chương vàng rồi mà.Cái học bổng 4 năm tái Sing kia nó có hạn chế số lượng đâu,cứ thích mắt,đạt tiêu chí của nó là nó rủ sang. Thế sao cái ông Việt Nam cứ lôi chân nhau thế nhỉ!
Đấy! trong vụ này phụ huynh lại phải học rồi   
Em xin nói tiếp về cuộc thi SMO.
Đây là cuộc thi do hội toán học Singapore mời.Hội toán học Hà nội chủ trì thi tại hội trường ĐHQG Lê thánh Tông HN. Còn đia phương nào có h/s tham gia sẽ tài trợ.
Đây là kì thi năm 2007:
Độ tuổi junior có 22 trường của 7 quốc gia và vùng lãnh thổ... tham gia giải open.
( Như vậy HN chỉ có vài trường thôi)
Giải vàng được trao cho các em làm đúng 20 câu trở lên.
Giải bạc trao cho những em đúng từ 14 -19 câu.
Giải đồng được trao cho các em đúng từ 11- 13 câu.
Giải khuyến khích là những em làm đúng 10 câu.
Điểm bình quân tất cả các nước là 8,8 còn của VN là 20,5 ( vì đã đá loại một vòng trước rồi)
Em ko nói về senior chỉ đưa VD junior để các mẹ tham khảo.
Em chưa thấy VN tổ chức kì thi của primary bao giờ.
Ở Sing có một cơ quan nghiên cứu và phát triển GD:A*Star.Họ khuyến khích các trường tham gia đổi mới GD,nhiều chương trình dự án mới,họ vẽ ra là làm ngay, ko giống ta.
Năm rồi một số các trường PT của Sing sang kết nghĩa với các trường có tên tuổi của VN.Các cháu h/s của những trường VN này có cơ hội sang thăm quan,cắm trại và có cơ hội được thi lấy HB toàn phần A*Star tại những trường này.Năm ngoái thằng con em hớn hở báo về: mẹ ơi trường con có chương trình mới: cấp học bổng bắt đầu từ lớp 7 của VN.Nó dặn cho em nó học giỏi TAnh để em nó có cơ hội sang Sing giống nó.Cũng năm ngoái em tận mắt nhìn thấy các cháu đầu cấp 2 ở trong KTX của trường Hwa-Chong chúng dạy sớm xuống nhà ăn rồi ra xe buyt đến trường từ lúc trời còn tối.Thằng con em nó giải thích các em ấy học ở trường ko có KTX nên phải ở đây,trường xa nên phải dạy sớm.Mà Sing lấy giờ theo Bắc-kinh với Hồng kông nhưng thực tế tự nhiên thì múi giờ của họ giống mình.Nên 7h sáng của họ chỉ là 6h sáng .Các con dạy từ 5h30 để ăn và đi xe đến trường thì chỉ là 4h30 của mình (Choáng)Chồng em bảo cái loại kin kin thế kia chẳng dám cho đi  
Vậy cái kì thi mà các mẹ trường Ams 2 đang bàn có lẽ là chương trình của một trường nào đó muốn đón các con giỏi sang giao lưu,rồi thi SMO tại Sing của Sing.Họ nhắm thằng nào giỏi trong số đó sẽ gạ cho đi từ lứa nhỏ cũng nên.
Sing có chiến lược săn H/s VN đấy.Các mẹ cảnh giác cao độ ko họ đón hết thì ôm ai bây giờ  
Mẹ nào có thông tin về trường này thì viết cụ thể một chút đi,năm nay ngỡ ngàng quá.Năm sau đảm bảo các phụ huynh thuộc như lòng bàn tay  

58. Me Laida: Hay quá!Tức quá! Cóc làm gì được thì cho con tiền đi du học.
Các mẹ xem bác này định hướng cho con và cho cả bác ấy luôn: kiếm tiền .
http://www.vnexpress.net/GL/Ban-doc-...9/03/3BA0CD10/Học, học và học... một điệp khúc bất tận với cô con gái mới học lớp 2 của tôi. (gia đình cháu Hiếu - HN)
Mới học lớp 2 và cũng như các học sinh có bố mẹ làm công chức khác ở Hà Nội, sáng dậy từ 6h30 chuẩn bị đi học để tránh tắc đường, ăn vội miếng bánh, tu vội hộp sữa rồi lê cái cặp nặng nề theo bố mẹ đèo đến trường.Học ở trường cả ngày, 4h30 tan học, giờ đó bố mẹ chưa đi làm về, ông bà ngoại đón hộ đến 5h30 bố mẹ đón về nhà. Tắc đường, căng thẳng với cái hệ thống giao thông tồi tệ, vật vã mãi mới lê được đại gia đình về nhà cũng phải đến gần 6h30. Cuống lên làm cơm trong khi cô con gái phải tự tắm rửa, vệ sinh sau một ngày lăn lộn với cái chữ ở trường. Cả nhà ăn cơm xong, ngẩng lên nhìn đồng hồ thì cũng đã đến 8h, buông bát xuống là bố mẹ dặn: Nghỉ một lúc rồi làm bài tập về nhà nhé con.
Nghỉ được 1 lúc chưa kịp tiêu hóa thức ăn thì cháu bắt đầu mở sách vở cho bố mẹ kiểm tra và bài tập về nhà. Hôm nào kết thúc nhanh cũng là 10h mà hôm nào cháu nó học không tập trung, viết sai, viết xấu thì là đến 11h mới có thể kết thúc.Học xong thì đã quá muộn phải đi ngủ, kết thúc một ngày để mai còn đi học sớm...Vâng đó là thời gian biểu của một cô bé mới học lớp 2 thôi ạ nhưng còn quay cuồng hơn cả một công chức nhà nước chuyên trà chén vỉa vè và đọc báo, buôn dưa lê trong cái 8 tiếng vàng ngọc nơi công sở.
Là người cha, người mẹ chúng tôi chợt cảm thấy xót xa cho chính tuổi thơ của con mình giường như nó đang bị vô tình đánh cắp và không chỉ mất tuổi thơ, nó còn liên đới xấu đến vô vàn những mắt xích khác của cuộc sống...Tôi chẳng hiểu sao đã giao cháu cho nhà trường cả một ngày trời rồi (9 tiếng đồng hồ) mà vẫn phải có bài tập về nhà để nuốt nốt 1-2 tiếng hiếm hoi buổi tối của tuổi thơ các cháu.Thời gian buổi tối với gia đình là thời gian cả nhà có thể quây quần bên nhau hạnh phúc. Là khoảng thời gian bố mẹ các cháu thư giãn nghỉ ngơi sau cả ngày làm việc căng thẳng với sức ép của cuộc sống ngày càng cao. Thời gian đó là thời gian để mọi người tái tạo năng lượng, trao gửi yêu thương cùng quây quần chơi với con cái...Nhưng điều đó chỉ có trong mơ và thay vào là dành hết thời gian còn lại của ngày để kèm các cháu học. Cháu nào chăm ngoan thì chẳng sao, nhưng trẻ con vốn không tập trung hay viết sai, viết ẩu thành ra lại bị la mắng. Đáng ra nếu có la thì bố (hoặc mẹ) chỉ nhẹ nhàng thôi nhưng cuộc sống không đơn giản như vậy, cuộc sống là một chuỗi các sự kiện móc vào với nhau như hôm nay đi làm có chuyện bực mình với sếp, với nhân viên hay một cái hợp đồng bị đổ bể... và lúc dạy con là đúng lúc cái giọt nước cuối cùng nó tràn xuống... Thật đáng tiếc là nó lại tràn vào đúng con cái trong nhà, vô tình một cách độc ác. Rồi không khí mỗi tối trong gia đình như cái hàn thử biểu của cuộc sống của xã hội vậy, tuy nhỏ nhưng khá chính xác, chẳng mấy khi được ấm êm, hạnh phúc...Nói đến đây tôi tự hỏi, phải chăng có mỗi nhà tôi như vậy? Mọi nhà khác không thế đâu? Tôi tin câu trả lời là sẽ phần nhiều gia đình cũng lâm vào tình cảnh như nhà tôi, chúng tôi là những gia đình trẻ, có con cái học gần bằng tuổi nhau khi nhắc đến những chuyện thế này, ai cũng nói: Nhà nào chẳng thế.
Trao đổi với bạn bè đang có con học ở nưới ngoài, mọi người đều nói, ở bên này, trẻ con nó học nhẹ lắm, hầu như về nhà không thấy các cháu phải học gì cả, được chơi, không khí gia đình nhẹ nhàng hơn nhiều lắm.Tôi tự hỏi, không hiểu những người làm giáo dục Việt Nam có con cái không nhỉ, con cái họ có đi học không nhỉ? Có rơi vào tình cảnh như chúng tôi không nhỉ?Chắc là không rồi vì có thể con cái họ không phải học chương trình cải cách, hoặc là phải chăng họ đến cấp 2, cấp 3 hay đại học họ sẽ bố trí con họ đi du học theo tiêu chuẩn của nhà nước, bay xa và tạm biệt cái hệ thống giáo dục do chính họ tạo dựng?Vậy là chẳng còn gì để nói nữa. Tóm lại, con mình đấy, mình phải tự cứu lấy nó, đôi khi trộm nghĩ: Cho cháu nó tự do với tuổi thơ của mình, điểm số chẳng quá quan trọng, chữ xấu chút cũng chẳng chết ai... chỉ cần cháu nó được vui cười, chơi với cha mẹ, ông bà... Tập trung giáo dục nhân cách của chúng, dạy chúng là người biết yêu thiên nhiên, cuộc sống qua sự giao lưu với bố mẹ, với cộng đồng... rồi vợ chồng tích cóp tiền, tập trung tài chính cho con học ngoại ngữ và chuẩn bị đi du học!

59. Me Laida: Định hướng nhà em là cho con làm quen,và học thật tốt Tiếng Anh từ tiểu học.
Sau lên cấp 2 vốn từ nhiều rồi thì tập trung vào các kỹ năng viết đọc hiểu...Lúc đó tiếng Anh với con tự nhiên như cuộc sống thường ngày thì quay sang học toán.Tận dụng ngay GD Việt Nam có lợi thế :Giỏi Toán.Kết hợp với khả năng sử dụng TAnh thật tốt trong các bài viết có suy nghĩ sâu hơn xa hơn những suy nghĩ thông thường thì cơ hội nhận học bổng mới cao.
Vậy làm quen và học Tiếng Anh như thế nào?
Dạ! Em cứ học các cách ngon bổ rẻ của các bác đi trước trong diễn đàn.
Cho nghe theo phương pháp tắm.Em đặc biệt thích phim ABC English của Disney.Cả nhà em cùng thích! Chồng em sử dụng TA thường xuyên mà vẫn thích tắm cái đĩa ấy.Để tắm hiệu quả cao thì bố hoặc mẹ cùng tắm với con, cao hứng thì nhắc lại.Làm toán,tập viết TV em vẫn cho tắm vì em đã luyện được cho cháu cách tập trung học.Sáng mai dậy đánh răng rửa mặt đã thấy Micky nói sang sảng ở tầng dưới rồi.  Công đoạn làm quen này rất quan trọng,thằng con em rất thích học TA thấy bố rỗi cứ năn nỉ bố dạy Thế mới sướng.Nghe tốt thì nó lại bật ra một cách tự nhiên.Đơn giản.Một cách học NGON-BỔ- RẺ.Sau lớn hơn chút nữa em sẽ tìm GV tốt người nước ngoài thường trú tại VN dạy TA.Trả cho họ bằng tiền với các trung tâm trả họ là họ dạy rồi.Thế là mình ko mất tiên nuôi bộ máy nhân sự và tiền nhà rất đắt của các trung tâm,tìm được GV ưng ý ko phải anh hái táo bỏ quê thế là lại NGON-BỔ-RẺ lần nữa  
Nhiều bác cứ lăn tăn cái ngữ pháp em xin nói thế này:
Một anh mũi lõ sang ta yêu cầu em dạy TViệt nhưng anh ta cứ khăng khăng bắt em dạy ngữ pháp -cách nói đúng! đã biết nói đâu mà đòi nói đúng. Nên em sẽ lôi ra chợ đi buôn dưa với em một thời gian,nói thạo,vốn từ tương đối em mới bảo anh ta nói này thế này mới đúng thì sẽ nhớ ngay,sau thạo rồi em lại bảo: nói đúng nhưng chưa đẹp vì chỉ có bọn ba bị mới nói thế, còn người tử tế phải thế này cơ....Anh Joe là VD điển hình.Bây giờ anh ta còn giỏi TV hơn mình,biết nói lắt léo ví von...văn vở  Vậy cái ngữ pháp đi sau một chút.Thằng lớn nhà em học Tiếng Anh tay trái chỉ năm rưỡi vì mẹ nó không câu nệ ngữ pháp cùng với chương trình TA dẩm dít của H/s phổ thông VN.
Tóm lại ở cấp 1 TA cứ học theo cách NGON BỔ RẺ kia cũng chẳng nên học trường Quốc tế nhiều tiền để cấp 2 tận dụng được khả năng học toán của người Việt mình.

60. Mình tán thành ý kiến của U.F.O : Nếu các bạn không nhiều tiền, đừng cho con học các trung tâm (ít uy tín). Con mà phát âm sai thì sửa kiểu gì cũng không nổi. Nếu có nhiều tiền, cho học GV bản ngữ hay trường Q.tế thì khỏi nói! Nếu để tiết kiệm $ và thời gian của mẹ, cứ mua đĩa ABC, Go go...cho con "tắm". Rất ổn! Phát âm, ngữ điệu và ngữ pháp cũng chuẩn luôn! Vì các bé cứ "thuộc như cháo" các mẫu câu, không cần biết chủ ngữ, tân ngữ, danh-tính-động từ gì cả.Âm nhạc và hình ảnh sinh động, phù hợp với lứa tuổi, phát âm của người bản ngữ... là cách học tương tác tốt nhất ở Việt nam hiện nay.Năm nay, sở giáo dục và đào tạo HN có 1 dự án thì điểm về về phương pháp dạy TA thế này, áp dụng chỉ ở 10 trường TH điểm trên địa bàn Hà Nội.
@U.F.O Trước cô cũng đi học ở một trường Quốc tế, GV đến từ khắp mọi nơi: Anh, Bỉ, Brazil, Ấn độ....Người Ấn mà nói tiếng Anh thì thôi rồi, vừa khó nghe (âm,ngữ điệu), vừa nhanh. Chỉ có cách là chơi với bọn sinh viên Ấn để quen dần thôi. Tuy nhiên, trong môi trường như vậy, mình chỉ có cách là chăm học hơn, chỗ nào chưa hiểu thì hỏi bạn đồng học và tra từ điển kịch liệt thôi. Mất khoảng 2-3 tháng đầu rồi sẽ quen. Chị Laida có con đang học bên Sing đấy.
Chúc U.F.O học vui nhé!

61. Me Laida: Chào các mẹ có con sắp thi HB!
Bây giờ là tháng 3 nhiều trường phổ thông và ĐH của Sing bay qua tuyển sinh .Nhưng danh sách thi đã có từ trước lâu rồi.Em nhớ là cuối tháng 12 sau khi có điểm HK1, trường con em lên danh sách gửi bảng điểm sang Sing.Tùy theo tên trường mà họ cho bao nhiêu suất thi.Nhiều nhất là ĐHTN rồi Giảng Võ các trường còn lại NTTộ hay CVA LOMO cũng thi vào NJC nhưng đựoc ít hơn.Nên nhiều mẹ ung dung có tên con mình được trường gửi đi thi,nhưng sát đến ngày thi thì lại ko có tên con vì NJC họ loại hồ sơ mà trường phổ thông con học chẳng có quyền quyết gì hết.Tiêu chí chọn lựa của họ cũng khác mình lắm.Vòng đầu họ dựa vào bảng điểm nhà trường gửi sang và bài luận nếu có.Nhiều trường mấy năm đầu ngây thơ chưa biết cứ chọn những cháu có điểm phảy cao TAnh nên hầu như ko đỗ.Kể cả giải nhất tAnh thành phố năm lớp 9.Sing học thích học sinh có quá trình học nghiêm túc qua bảng điểm nhất là Toán Lý Hóa Sinh và điểm TBMôn trên 8.0.
Nhưng cũng tùy,vì năm đó nhiều học sinh điểm cao thì họ cũng chỉ chọn ra vài bạn cao nhất.
Em viết tiếp sau nhé!

62. Muathu ơi! tớ sẽ tặng con cuốn từ điển toán A-V và V-A.
Hồi con tớ trong nước thì chưa bao giờ phải đi học thêm toán lý hóa,chỉ có lớp 8 mới bắt đầu đi học thêm tiếng Anh thôi.Nói như vậy để bạn hoàn toàn yên tâm về địa lý là Quảng nam với các thành phố lớn có khác nhau nhưng có thể tự học được những môn đó.Về toán tớ cho con làm ở cuốn Nâng cao và phát triển toán của thày Vũ Hữu Bình,chuyên đề về hình học của thày Vũ dương Thụy.Nên xem thêm một số sách phía Nam vì có lẽ trong đó học theo típ phía nam.Cháu nhà bạn thế là có tư chất đấy,bây giờ cần người lớn giúp đỡ bơm ước mơ,định hướng sớm thì khả năng thành công sẽ rất cao.Sau HB lớp 9 thì lớp 11 và 12 với đang học ĐH vẫn có rất nhiều cơ hội thi các HB khác.Có lẽ cháu nhà ấy thiệt thòi về tiếng Anh,đó chỉ là khó khăn nhỏ,nhiều bạn vẫn thoát ra được.Lần tới tớ sẽ chia sẻ cách dạy con làm thế nào để có được điểm tuyệt đối.Có ý chí như cháu bạn tớ tin hướng dẫn là cháu làm được.Tớ phải làm xong cái dự án bán sách này rồi mới quay lại kể chuyện tiếp được.
Mẹ nào quan tâm thì nhắn cho tớ đợt này tớ mua toàn sách hay khó kiếm thôi mà vẫn giá cũ nên rẻ. Thôi nhé! các mẹ cứ thảo luận xong việc tớ lại vào.

63. Menoitro: Xúc động quá các mẹ ạ, em có cô bạn, con vẫn còn nhỏ mà nhiệt tình, còn theo dõi cả các bài trên blog nhà em để sưu tập kinh nghiệm. Em cũng rất thích viết lại quá trình cùng học với con, quan sát đặc điểm và sự phát triển của từng đứa, sau này lớn lên sẽ là những kỷ niệm sống động. Nay chia sẻ trao đổi với các mẹ trên diễn đàn, mình còn học hỏi được thêm nhiều điều. Thực ra nghĩ thì rất nhanh, nhưng sắp xếp để viết thành bài lại rất ngại. Em đang đặt hàng cu nhà em phát minh ra máy mà nghĩ đến đâu, trên màn hình hiện ra chữ đến đấy, hì.Hôm nay em viết tặng bạn em và mẹ nào quan tâm cách em đã áp dụng với bọn trẻ khắc phục việc thiếu tập trung khi học.
Cả 2 nhóc nhà em chưa đứa nào ham thích học hành, mà em nghĩ chắc cũng hiếm trẻ con nào sinh ra đã ham học. Cu lớn thì rất mất tập trung nên thời gian học thường kéo dài, đứa nhỏ thì bao giờ cũng để bài đến lúc cuối cùng buộc phải học mới học.Lúc cu nhà em học lớp 1,2 thường cô không giao bài tập thêm, mà chỉ có bài luyện chữ. Lúc đầu em cũng bức xúc lắm vì tội buổi tối con vẫn phải làm bài, giống hệt mẹ có bài viết phàn nàn ở trên. Nhưng quan sát cụ thể thì hóa ra cu con viết 1 chữ rồi lại chẳng làm gì nữa, kêu mỏi lưng, 15-20’ sau mới viết thêm chữ nữa. Thôi thì đủ mọi loại lý do trên đời, rồi chạy đi chạy lại, không ngồi im được tại bàn học liên tục. Đến hỏi cô thì cô bảo không hề có ý định giao bài thêm, chỉ bạn nào chưa viết xong trên lớp về mới phải viết nốt, đa số các bạn cũng hòan thành xong luôn trên lớp rồi. Vậy vấn đề nằm ngay tại cu nhà mình, mất tập trung cả trên lớp mới không làm xong được.
Thường thì trẻ con nhà em 10h đi ngủ, nay chưa làm xong bài tập, cu cậu sợ cô nên cứ lấn bấn, mấy hôm đầu để cho con tự làm phải đến 11h, nhưng sau khi đã biết nguyên nhân, em ra kỷ luật luôn, chính xác 10h tắt đèn đi ngủ, bất kể bài trên lớp đã làm xong hay chưa. Thời gian đầu chấp nhận để cô mắng, phải làm kiểm điểm do chưa hoàn thành bài nhưng em thấy rèn ý thức tập trung quan trọng hơn nên mẹ cũng vui vẻ ký sổ liên lạc để con cố gắng. Ngoài ra chữ đẹp hay điểm số cũng không thay được sức khoẻ của con nên em cũng chẳng phải lăn tăn gì.Nhà em thường lu bu, tắm rửa, ăn uống cũng lâu nên buổi tối 9h mới xong xuôi mọi việc. Con chỉ có 1h học buổi tối, từ 9-10h. Nếu làm bài xong xuôi thì 1h đấy là của con, muốn làm gì thì làm, xem TV, đọc truyện, chơi games… Trẻ con chưa ý thức được thời gian nhưng cứ cụ thể hóa như thế rất hiệu quả. Cu cậu hiểu rằng nếu viết xong bài từ ở lớp thì buổi tối sẽ được chơi thoải mái.Em cũng không tham, mỗi lúc chỉ ưu tiên giải quyết 1 vấn đề thôi. Chấp nhận con chơi chứ nếu lại tiếc rẻ nhồi thêm Toán nâng cao vào 1h đấy của con thì con cũng mất hứng, chẳng cố gắng hoàn thành bài trên lớp làm gì nữa. Sau này khi đã khắc phục được hoàn toàn việc làm bài trên lớp mới bổ sung làm thêm gì khác vào 1h đấy. Ngoài ra cũng không cầu toàn, nếu đã hoàn thành bài nhưng chữ chưa được đẹp thì mẹ cũng không bắt phải viết đi viết lại làm gì.Sau này, luyện làm bài chính xác cũng thế. Khi em bấm giờ làm đề thi vào Ams, trừ những bài không giải được, nhưng nếu nghĩ ra mà sai đáp số do tính tóan, do không đọc kỹ đề bài, cứ 1 bài như thế em thoả thuận với con phải làm thêm 1 đề nữa. Như vậy nếu làm chính xác ngay thì 1 ngày chỉ cần giải 1 đề thôi, con vẫn còn thời gian chơi games thoải mái, mà thời gian làm bài chỉ 30’, không hề nhiều.
Cho đến bây giờ, mặc dù học trường Ams khá nặng nhưng em thấy con vẫn giữ được tác phong cũ, hoàn thành xong hết bài vở ngay vào buổi chiều trên lớp, thỉnh thoảng lắm mới có bài về nhà làm như chuyên đề phải tra cứu trên mạng, bài tập nhóm hay ôn miệng chuẩn bị kiểm tra… Thi Olympic Ams cũng phải xin phép mẹ hẳn hoi, đi ngủ sớm từ 9h để 12h dậy làm bài vì giờ ngủ em vẫn kiên quyết giữ 10h, không cho phép ngủ muộn hơn. Nghe con kể các bạn trên lớp sau giờ học còn tua thêm mấy ca học thêm, tối làm bài đến 1-2h đêm, có khi sáng lại dậy làm bài tiếp mà cũng thấy hoảng, chẳng biết tại sao lại phải ép con đến thế.

64. Menoitro: Các mẹ ạ, mấy ngày vừa rồi em nhận được 1 đề nghị khá đặc biệt, hỗ trợ tìm kiếm trên mạng các tài nguyên hay phương thức nào để giúp cháu em, con cô em chồng đang ở Canada, cố thi được TOEFL speaking đạt 25. Trường hợp này có nhiều chi tiết liên quan đến việc định hướng du học nên em mô tả lại để các mẹ cùng tham khảo.Cô em chồng gia đình khá giả, làm ăn rất giỏi nên có quan điểm thế này, thà bố mẹ dành công sức kiếm tiền đủ cho con du học còn hơn để con lặn ngụp với hệ thống giáo dục rất hình thức của mình. Tuy thế nhưng cháu em vẫn được học ở những trường có tiếng nhất VN. Cấp 1 học Trưng Vương, cấp 2 vào Sài gòn là Nguyễn Du, cấp 3 Lê Quí Đôn. Tiếng Anh cho vào trung tâm xịn từ nhỏ, trong SG thì học hoàn toàn ở Việt Mỹ mấy năm trời, hè lớp 10 cho sang Canada học tiếng Anh hè để tăng cường khả năng nói và tìm hiểu du học luôn. Hè lớp 11 gửi hẳn sang 1 trường nội trú có tiếng ở Canada học lớp 12 để chuẩn bị vào đại học. Cháu không cần săn học bổng, chỉ cần đỗ vào trường là bố mẹ sẵn sàng đóng tiền cho học, chỉ có yêu cầu không được vào trường vớ vẩn, phải học trường đàng hoàng. (Kể cả nếu trúng vào MIT, >45K USD/năm cũng OK). Nói chung điều kiện của cháu em là mơ ước của nhiều gia đình.Tuy giàu có, nhưng mẹ cháu rất sát sao đến việc học, và là mẹ rất cá tính trong việc dạy con. Học ở Trưng Vương nhưng ko cho đi học thêm cô để con khỏi khổ, thay vào đó thuê gia sư kèm riêng, kết quả là học sinh tiên tiến do bị cô trù. Vào SG, các môn phụ như khoa sử địa, thấy nội dung toàn học vẹt, con khổ sở quá thì cũng chấp nhận bỏ qua, không cần thành tích. Tuy nhiên cháu có sở thích riêng về tin học thì mẹ cũng đóng tiền cho học 1 khóa 1 năm trời ở APTECH ngay từ đầu cấp 3.Cháu nhà em rất tự tin, bản lĩnh, nghe chương trình CNN, phim Mỹ thoải mái, giao tiếp tiếng Anh rất đàng hoàng. Về đạo đức cũng được giáo dục tử tế, không phải đứa trẻ vô ý thức, ra nước ngoài rất biết tiết kiệm tiền cho gia đình, tóm lại là một đứa trẻ ngoan.Tuy nhiên vấn đề ở đây là khi cháu xin học vào Waterloo, một trường khá nổi tiếng của Canada, yêu cầu phải được TOEFL>90, riêng điểm speaking >=25 thì cháu thi đi thi lại 3-4 lần vẫn không qua được, điểm speaking chỉ có 19 qua cả 3 lần thi.Em lục lọi trên mạng cũng kiếm được 3 cuốn luyện thi TOEFL gửi link cho cháu, nhưng vấn đề không còn nhiều thời gian và quan trọng hơn cháu cũng ko cố được nữa vì cường độ học tập và áp lực thi cử quá nặng.Thế nên qua câu chuyện này em suy nghĩ rất nhiều và trăn trở với mấy câu hỏi:
1. Tại sao các bạn ở VN, không có điều kiện như thế vẫn có thể thi TOEFL >100 để xin học bổng (chưa chắc đã có HB vì rất khó xin nhưng thi TOEFL>100 thì rất nhiều) và học tiếng Anh ở các trung tâm xịn đã là đủ chưa?
2. Khả năng quen với cường độ học cao và áp lực thi cử rõ ràng cháu nhà em không thể bằng các bạn học ở nhà. Vào forum Ams hay Vietabroader thấy các cháu ở VN ôn thi TOEFL hay SAT cũng chỉ 3-4 tháng mà vẫn đạt điểm cao.
3. Nếu nghĩ rằng có tiền sang nước ngoài học là nhàn, để tránh áp lực ở VN thì em nghĩ là hoàn toàn sai lầm. Thậm chí để vào trường ĐH của Tây còn khó hơn thi ĐH của VN (tất nhiên với những trường ko quá tệ).Các mẹ có thể bổ sung thêm ý kiến của mình qua câu chuyện này và rút kinh nghiệm trong việc định hướng con em mình nhé. Quan trọng là làm sao rèn luyện để con vẫn có thời gian chơi nhưng lại học hiệu quả và tiêu hóa được lượng kiến thức lớn, cũng như chịu đựng được áp lực cao. Và cũng không phải cứ tích đủ tiền là con đạt được ước mơ đâu các mẹ nhé.

65. Me Laida: Trước đây tớ cũng từng buôn liên thôn nhưng sau tìm lại bài mình viết rất khó nên tớ rút KNo chỉ chọn 1-2 địa chỉ ruột nơi các mẹ đã thuộc mặt quen tên.Có hẳn một topic Tự kèm con học....thế mà có lúc tìm lại tớ chẳng thấy đâu,nên chính ở nơi này tớ cũng phải tiết kiệm đất chứ 100 trang rồi là chìm...Thế này nhé để tiết kiệm thời gian ta phải xác định được mình muốn gì.Đúng nghĩa chữ ĐỊNH HƯỚNG.
Muốn đến được đích nhanh nhất thì cần phải làm gì,lên kế hoạch phân chia thời gian.Và tất nhiên không phải thấy người ta có thì mình cũng phải có.Mà việc mình thì mình làm.Thế thôi.Thằng con tớ vừa học cả ngày trên trường,học song ngữ đầy đủ các môn bằng 2 thứ tiếng P-V.Nhưng vì anh cu thích sang Sing nên phải gặm luôn toán bằng TAnh và Tanh cùng luận văn...Nếu chểnh mảng bài vở trên lớp là tạch luôn cái học bạ.Vậy phải lên KHoạch và phải tìm đủ mọi cách để thực hiện tốt cái KH ấy.Nó cũng muốn thi HSG thành phố môn nọ môn kia,cũng thích vào chuyên hóa ĐHTN lắm,tớ cũng đã từng copy tài liệu thày Văn dạy chuyên hóa về sẵn.Nhưng con ơi hãy chọn đi,chứ cứ dềnh dang bao mơ ước cũng như thấy cô nào xinh cũng muốn lấy làm vợ là xôi hỏng thịt thiu.Khi lên quyết tâm đi học ở Sing thì cậu ta vẫn phải chiến sao cho cái học bạ Hành Tráng để được Sing chấp nhận cho thi.Nhưng làm thế nào để thi tốt vòng viết? Vậy phải tranh thủ cày nội dung sẽ thi.
Cày vào lúc nào? Tự mình ước mơ,khác hẳn mẹ mong muốn,nên các giờ trống anh giở bài chuẩn bị sẵn ra làm.Thậm chí các giờ học chẳng có nội dung gì anh cu cũng cắm cúi làm.Tớ thấy nó về quê hôm Tết cũng cầm một tập nhỏ.Lúc chờ ăn cỗ nó chui vào một góc để làm.Tại nó cứ mơ thấy ngày được sang kia ăn bắp phê,mơ thấy cắm trại ở Mã lai hay đi pic nic ở Úc mà cày miết.
Đấy cái định hướng nó quan trọng thế đấy.Không có ý định học TAnh tốt thì người ta chia sẻ sách vở bằng TAnh cũng chẳng nên đọc làm gì.Túm lại là phải có một định hướng tốt và anh thực sự đam mê nó anh mới sả thân vì nó.Đến lúc ấy thì vài phút đối với anh cũng tiếc.
Ai làm chủ được quĩ thời gian của mình người ấy thắng.

66. Me Laida: Dạo trước em có post lên đây cái thư nói về bên kia thằng con em phải học như thế nào,thì hôm nay em lại post tiếp cái thư kể về họ rèn luyện các cháu.
Mỗi năm các cháu phải đi ra đảo làm Rô bin sơn 1 tuần để học cách tồn tại.
Các mẹ có con sắp đi đọc để biết nhé ! còn con mẹ nào thấy sợ thì ở nhà cho đỡ khổ 
Con chào Mẹ,
Mấy ngày hôm nay con bận quá, con phải đi với CCA của con cả ngày. Hôm qua và hôm kia bọn con có mấy trận đấu mà. Hôm thứ bảy thi đấu dưới nắng, chủ nhật thì đấu dưới mưa khổ ơi là khổ, lại còn bị dính rất nhiều bùn đất nữa chứ. Con cũng được vào thi đấu một lúc, tại con là người mới mà. Tuần này con được nghỉ cả tuần ở nhà, nghỉ hết học kỳ ấy. Nhưng con phải đi trình bày cái dự án SMP con làm cả năm qua với bạn con. Còn ngày mai thì phải đi diễn tập với bạn con và ông Loh. Mấy ngày còn lại con chắc nghỉ ngơi, đi đặt vé máy bay và làm bài tập thôi
Con đi OBS vui lắm, nó vui giống cái trại hè lần trước mẹ cho con đi ấy, có điều lần này có nhiều hoạt động hơn và khó khăn hơn thôi. Ăn uống khá là khổ, ngủ cũng khá ít. Hầu hết sáng nào con cũng phải dậy từ lúc 5h30, con đến nơi là ngày thứ hai thì cũng chẳng làm gì mấy, chiều ra biển người ta dạy cách đi cái kayak. Nó là một dạng thuyền mà mình phải chèo lấy, con chèo với hai đứa cùng lớp, cái thuyền bé lắm. Rồi phải học cách lật thuyền dưới nước, rồi làm thế nào để lên thuyền lại được. Đại khái là học các kỹ năng đi cái Kyak đấy. Sáng thứ ba bọn con có mấy cái hoạt động leo trèo. Có mấy cái cầu treo tít lên cao rồi bọn con phải bước qua cái cầu ấy. Con chọn cái khó nhất và con vượt qua được đấy 
Chiều thứ ba bọn con học cách sử dụng la bàn, sau đấy họ cho bọn con một cái bản đồ để vào rừng tìm kiếm các địa điểm được đánh dấu. Trong rừng nhiều nhện và côn trùng nên bọn con phải mặc quần dài Tối về bọn con lại học lái thuyền buồm. 
Sáng ngày thứ tư con chất đồ đạc lên thuyền buồm rồi nhổ neo buổi chiều. Bọn con học cách điều chỉnh buồm làm thế nào để cho no gió. Rồi học cách đối phó với các tình huống gió đổi hướng, bão biển. Vui lắm mẹ ạ. Ngay hôm đầu tiên ra biển vừa ra khơi được tầm nửa tiếng thì gặp ngay một cơn bão.Không phải bão to như ở Việt Nam nhưng mà gió giật đùng đùng cũng khá ghê.Bọn con phải đổi hướng và đi ra một khu vực khác trên đảo để cắm trại, con gái đi nấu cơm. Bọn con để một đứa Trung Quốc nấu cơm, nó nấu cho một nồi ở dưới thì cháy ở trên thì là cháo, mà gạo sống không nhai được. Khổ lắm hôm đó bọn con đói meo… tối ngủ trong lều thì mưa to nên cũng lạnh phết.
Sáng hôm sau bọn con nhổ neo đi thụyền buồm về một chỗ ở Singapore. Cũng khá vui, đi đường gió thuận buồm xuôi, gần đến nơi thì bọn con gặp một cơn bão thứ hai,. Cơn bão này mạnh hơn hôm trước, bọn con tí nữa thì bị lật thuyền. gió giật đùng đùng, mà sóng thì to vô cùng. Thuyền lắc lư rất ghê, nhưng mà trong đoàn thì con cũng là đứa vào dạng vững chắc nhất. Bon kia thì tòan say sóng rồi sợ này sợ nọ.Bọn con cũng phải tạm dừng trên biển hạ buồm đợi cho qua cơn bão. Đến năm giờ chiều thì tới nơi. Bọn con thả neo cách bờ tầm 200m, thế là con với một bạn nữa phải chèo xuồng đưa cả đoàn vào đất liền, một chuyến chỉ chở được hai người, nên phải đi gần chục chuyến. Vào bờ bọn con nấu mỳ ăn xong thì chơi tới chín giờ tối lại chèo thuyền đưa bọn nó ra lại thuyển để ngủ đêm trên thuyền. Thuyền thì bé nên chỗ ngủ khá chật, đêm hôm ấy cũng chẳng được yên mẹ ạ, có một cơn mưa to lúc đầu làm sàn thuyền ướt sạch hết. Rồi sau đấy lại có một cơn bão. Con cũng chẳng biết Singapore nó định nghĩa bão thế nào nhưng chắc không to như ở Việt Nam. Thấy ông Instructor nhóm con bảo là đấy là cơn bão to nhất ông ấy từng trải qua trong đời ông ấy, nên bọn con khá là không may. Bọn con phải đắp áo mưa, co ro trong thuyền, gió lạnh ơi là lạnh, mưa táp vào mặt, đêm hôm ấy gần như không ai ngủ được, phải nói là một đêm đáng nhớ. Mưa to đến sáng hôm sau, 7h30 con khởi hành. Hôm đấy con là thuyền trưởng, mỗi ngày có một đứa làm leader mà. Thế là con chỉ huy thuyền về đến nơi an toàn, khởi hành sau mà đến trước
Về đến nơi bọn con rửa thuyền rồi ăn tối. Tối hôm ấy bọn con lại vào rừng với nhau. Đến một chỗ thì ông Instructor cho dừng lại và bắt từng đứa một đi bộ về trại một mình Thực ra cũng chỉ đi bộ có 10 phút là về đến trại thôi, kiểu như thử lòng dũng cảm của mình ấy mà  . 
Sáng thứ bảy bọn con kayak một lượt vòng quanh đảo rồi quay về. Bọn con vào một khu vực đầm lầy rồi phải bê thuyền đi qua chỗ bùn tại hôm trước vừa mưa to xong nên bùn nhão nhoét bẩn hết cả quần áo. Kayak từ 9h sang tới 3h30 chiều về lại bị lạc vài chỗ trong đầm lầy ấy nữa. Nó kiểu như mấy cái đầm ở miền Nam ấy, rừng ngập mặn ấy. Về đến nơi là bọn con mừng lắm rồi, dù mệt ơi là mệt. Chủ nhật cũng chẳng làm gì nữa, chỉ dọn dẹp rồi về thôi.
Con mua được mấy cái aó phông làm kỷ niệm khá đẹp. Để hôm nào con về con kể cho bố mẹ cụ thể hơn chứ viết ra dài lắm. Đúng là một kỷ niệm rât vui với các bạn con.
Bây giờ con đi ngủ một giấc rồi con vào trường. Con chào bố mẹ nhé , anh chào em An. Anh yêu em An lắm. Con

67. Me Laida: Mẹ cháu khâm phục nhầm đối tượng rồi  
Đứa nào bên đó cũng thế, con tớ khác hơn một chút là nó luôn tràn ngập niềm vui. Nó thấy là được trải nghiệm... chứ nhiều bạn rất sợ phải đi OBS như thế này.Theo tớ biết thì Sing hầu như ko có bão,nên những cơn bão thằng con tớ kể chắc chỉ là những cơn giông,nhưng dù sao giông ngoài biển,sóng to cũng đáng sợ.Đi cùng có ông instructor cơ mà,năm đầu chúng phải học bơi thật giỏi,sau đó mới ra đảo.
Tớ đọc thấy: để đào tạo một chú phi công của Mĩ tốn rất nhiều tiền nên ko thể để chú phi công đó chết một cách lãng xẹt, vậy chương trình đào tạo phi công đưa ra là phải bỏ các chú này vào rừng tự tồn tại trong 6 tháng,tự kiếm đồ ăn nếu ko còn gì thì phải ăn giun đất sống...Hoàn thành rồi mới được bay,nếu có bị bắn rơi cũng phải cố... sống chờ bằng được máy bay trực thăng đến cứu  
Nên tớ hiểu chương trình đào tạo học sinh phổ thông của bên đó dạy chúng học nhiều kĩ năng để tồn tại trong cuộc sống.

68. Ciup: Họ dạy trẻ con thích nghi với cuộc sống nên chương trình của họ rất thực tế. Học để áp dụng ngay vào cuộc sống.Còn chương trình học của mình cực kỳ nặng lý thuyết . Mấy hôm nay ngồi xem bộ sách của họ mà thấy thèm , ngay sách toán của họ cũng rất thực tế, đơn giản , dễ hiểu.Học hình trụ thì họ lấy ngay thùng sơn để dạy tính thể tích , ước lượng để HS nhìn qua là có thể biết được thùng sơn đó là bao nhiêu lít.Còn toán của mình thì than ôi không tả xiết. Con học toán ở trường về mình còn phải giảng lại bao nhiêu thời gian mới hiểu kỹ được. Mà từ nhỏ tới lớn con mình học chưa lớp nào sỹ số tới 45 , vậy mà những lớp sỹ số tới 70 như ở HN thì thầy cô dạy kiểu gì không biết, HS làm sao nắm kỹ được bài.
Mà qui trình kèm con của mẹ Laida là học tiếng anh muộn. Thế mà vừa phải học chương trình nặng thế này , vừa tích cực học tiếng anh để đi du học thì thật sự đáng nể. Như vậy mình phục nhất mẹ Lai da ở cái chỗ làm chủ được quĩ thời gian.
Trước đây mình đã tính cho con làm quen tiếng anh từ mẫu giáo để đến cấp 2 nhàn đi, thế mà bây giờ thấy quĩ thời gian còn không đủ. Không hiểu các bé học tiếng anh muộn thì học thế nào.
Vào cấp 2 , phần tiếng anh của con mình kể như là không học, giờ học tiếng anh ở trường là ngồi cho có sĩ số điểm danh. Nếu thời gian này được học cái khác thì thích biết bao. Thế mới thấy kiểu học lấy tín chỉ của họ cũng hay.
Đi học thêm ở trung tâm tiếng anh họ cho những đề tài thấy khó nhưng cháu rất thích, vì làm những đề tài đó phải tham khảo rất nhiều , mở mang tầm hiểu biết. Như vậy mới thấy đúng là họ dạy cách tự học. Còn chương trình của mình thì càng học càng thấy nản. Thời gian này con mình được học 2 kiểu dạy ở 2 nơi nên mình thấy rõ sự khác biệt trong tâm lý của con, mặc dù học tiếng anh chỉ có 2 buổi / tuần , mà phải đi xa , chỉ cực bố  .
Xem lại quá trình kèm con của mẹ Laida từ nhỏ tới hết cấp 2 được như vậy thì thật sự "kính nể".
Con của mẹ Laida đang học ở chương trình như ở VN nhảy sang chương trình như vậy thì cháu học cũng sẽ hứng thú lên rất nhiều, mình cũng hiểu điều đó như thế nào. Con một người bạn khi đang học ở VN rồi cũng sang du học ,cháu nói một câu mà mình không dám viết lên diễn đàn .

69. Me Laida: ShakNatru ạ ! 
Khi dứt ruột sinh ra những đứa con yêu ,cha mẹ nào cũng mong con nên người và chuẩn bị cho con một hành trang tốt để con tự đứng vững bằng chính đôi chân của mình.Hành trang đó là những gì ? là: tư cách đạo đức, thể lực và học vấn...Không phải ngẫu nhiên mà chị để tư cách đạo đức lên đầu đâu em, còn nhiều nhà cứ nghĩ học vấn là đầu bảng ...Cái hành trang đó nếu được chuẩn bị tốt thì chính nó cũng là hành lí cùng con nhảy khi tàu đến. Điều này chị cũng đã nói kĩ ngay từ trang đầu tiên khi topic này mới ra đời.Vậy làm tốt hành trang cuộc đời cho con thì chỉ cần thêm cái định hướng là du thì sẽ du thôi em.Nhưng định hướng sớm thì thuận lợi hơn rất nhiều ví như sẽ cho học ngoại ngữ tốt ngay từ cấp 1 để dãn thời giãn cấp 2 cho con, và nếu chuẩn bị được tư cách đạo đức tốt thì du học bằng học bổng toàn phần ở cấp 3 dễ hơn nhiều so với HB toàn phần của ĐH.Càng lên cao thì cơ hội càng khép lại.
Các mẹ có nghe thấy em Shak ghen tị với các bé con nhà mình không? em ấy đang mong có một sự quan tâm,định hướng,dắt con vươn tới ước mơ ...em ấy thèm sự giúp đỡ của cha mẹ đấy.Nên các mẹ cũng suy nghĩ nhé.
Shak ạ! với em 2 hành trang đầu chị ko bàn đến,nhưng cái học vấn bây giờ là do em quyết định. Đừng đổ tại hoàn cảnh em ạ! Em thấy đấy rất nhiều bạn thủ khoa ĐH không có tiền đi học thêm, có bạn gia đình lần hồi rau cháo nói gì đến chuyện tiền học hả em?Nói đến đây có thể em sẽ nghĩ ngay đến ngoại ngữ phải có tiền học mới giỏi ? Không đâu em.Em chỉ may mắn hơn các bạn ấy là lớn lên ở thành phố lớn, nên học NN trở thành điều kiện cần,và em thấy đã rõ ràng học ngoại ngữ cần thiết như thế nào...Còn các bạn ở nông thôn thì có lẽ chưa thấy cấp bách lắm.
Chị cũng đã nhiều lần nói với con chị :" Các bạn thủ khoa kia mà giỏi ngoại ngữ thì ..thôi rồi " Nói thế để nhắc nó tranh thủ học NN mà giật lấy cái HB sớm, chứ để lớn thêm chút thì cơ hội khó hơn ngàn lần. Học NN hoàn toàn có thể tự học, nhất là TAnh .Chị nghĩ nếu có tiền ra trung tâm cũng chỉ cải thiện phản xạ phát âm còn từ vựng,ngữ pháp ,đọc hiểu đều tự học được.Đọc nhiều, vốn từ tốt em cầm cuốn hướng dẫn viết là em có thể tập viết tốt.
Hì hì 4 cái kĩ năng chị nói tự học kia chính là TAnh học thuật mà bài thi HB nào cũng cần, còn cái kĩ năng mà trung tâm giúp được mình thì có thể khắc phục sau cũng No vấn đề.Vậy bản thân ta phải cố hết sức đi rồi mới cầu viện đến người khác.Con trai chị từ lúc học bắt đầu học TAnh đến lúc thi HB có một năm rưỡi.Nhưng một năm rưỡi đấy vẫn phải học ngày 8 tiếng trên lớp với 2 ngôn ngữ khác.
Nó phải tự học và tranh thủ học những lúc có thể sau có lưng vốn TAnh chị mới cho nó ra trung tâm học để ko đọc TAnh theo kiểu oong đơ của TPháp chứ học từ đầu ngoài trung tâm thì họ ấn ngay xuống lớp bét và thời gian đâu mà theo họ.Trường hợp của em chị nghĩ em nên tự học đến trình gần cuối mới vào trung tâm để luyện kĩ năng thi em ạ.
Câu em hỏi:Trích: Tự học có thể thi Toefle được điểm cao ko?
Có em ạ ,số đó ko ít đâu em.
Em đừng vào diễn đàn này nữa mà theo bạn Hàmãhámiệng sang SVduhoc.org hay Vietabroader.org để hỏi các bạn đi trước học như thế nào.Phải mai phục em ạ,như chị nói cứ chuẩn bị hành lý tàu đến là đi chứ thấy còi toe mới giật nảy người là có tàu đến thì tàu đã xa.
Nhiều bạn cứ băn khoăn con bạn ấy có xin được form để còn học,hay có chắc có học bổng ko để còn ôn luyện ? thì chị trả lời rằng chỉ sợ không giỏi, chứ còn giỏi thì trường này ko lấy ta vào trường khác cho nó biết mặt . 
70. Menoitro: Rất cảm ơn các mẹ OcHe, NgocTri va deufilxe đã chia sẻ quan điểm. Em cố gắng post bài ở đây không nhằm mục đích để được các mẹ trên diễn đàn cổ vũ (mặc dù rất xúc động vì thấy các mẹ quan tâm) mà thực sự muốn được nghe các quan điểm khác nhau của các mẹ để từ đó nhìn lại mình mà điều chỉnh những sai sót trong cách dạy con (nếu có). Nhà ai cũng ít con, kinh nghiệm không nhiều, sai một ly đi một dặm, có khi bố mẹ làm hỏng cả đời con mà thời gian qua đi không chữa lại được.
Về định hướng việc học em thấy thế này, trẻ con nghe đến mục tiêu thì rất thích như có học bổng đi Mỹ này, sang Singapore thi toán này… nhưng để thực hiện thì rất khó tự ép mình vào qui củ, hoặc tự giác tìm hiểu xem phải làm gì để đạt mục tiêu đó.
Em tham khảo trên các diễn đàn, thấy rất nhiều con đáng thương, lớp 11,12 bắt đầu hạ quyết tâm săn học bổng du học, học ngày học đêm và cứ tiếc hùi hụi là không có nhiều thời gian hơn để học sớm hơn môn này, môn khác. Hay giá như có đủ thời gian sẽ thi thêm được SAT II physics, cơ hội học bổng cao hơn rất nhiều, nghề nghiệp cũng rộng mở hơn….
Vì thế em không muốn thấy con em đến ngày đẹp giời nào đó thốt lên giá mà thế nọ thế kia rồi học dồn học ép trong khi ước mơ đã được con xây dựng từ nhỏ. Để tự con cũng được thôi nhưng với mục đích xa xôi thế làm sao con nhận thức được phải giảm tải cho 3 năm cấp 3 bằng cách chuẩn bị trước ngay từ bây giờ? 
Cu nhà em vẫn trẻ con lắm, bảo mẹ: Mẹ ơi, con không quan tâm đến việc có đạt giải gì không, con chỉ muốn được sang Singapore để xem nó thế nào, miễn phí mẹ ạ. Còn mẹ thì nghĩ ngay trong đầu, mẹ cũng không yêu cầu con nhất định phải đạt giải, may quá, con ko đủ tuổi thi năm nay, thế là mẹ con mình có mục tiêu cho 1 năm học toán tiếng Anh, cả trình bày bằng tiếng Anh nữa, lên cấp 3 đỡ được phần từ vựng toán SAT1, và SAT II Math, nếu cố gắng đạt giải thì cũng làm đẹp được hồ sơ sau này… 
Còn xác định việc học là của con chứ không phải của bố mẹ thì em cố gắng thực hiện từ rất nhỏ. 2 đứa nhà em chênh nhau không nhiều (2.5 tuổi), đứa mẫu giáo đứa lớp 1, việc cho ăn còn rất khó khăn. Em lúc đó đi làm nên phải có thêm 2 Osin giúp, mỗi người chăm cho 1 đứa ăn uống. Buổi sáng cả nhà như chợ vỡ, bố mẹ, người giúp việc hò hét để chúng nó ăn cho đúng giờ kịp đi học, nói chung căng thẳng lắm. Thế là 1 hôm, em nói thế này:
-Việc học là việc của con, mẹ không có nhu cầu đi làm sớm, vì đưa con đi học nên mẹ phải dạy sớm, nên bao giờ con ăn xong mà con cần đi học thì nói mẹ đưa đi. Mẹ sẽ không giục con nữa, trong nhà cũng ko ai mắng con ăn chậm nữa. 
-Thế con nghỉ luôn khỏi đi học mẹ nhé? Nó vặn ngay.
-OK, nếu con muốn. Chỉ có điều nếu ko học hành, sau này con ko làm được nghề nghiệp lương cao, chỉ có thể … đi đánh giày chẳng hạn. Đánh giày cũng không phải là nghề xấu, chỉ có điều ko có nhiều tiền. 
-Con ko lo, bố mẹ sẽ nuôi. 
-Có thể, cho đến khi bố mẹ chết, mà bố mẹ sẽ chết trước con, vì già hơn con. 
Cu cậu suy nghĩ nhưng vẫn bướng lắm, nắn gân mẹ: Thế hôm nay con ở nhà luôn nhé?! OK, tuỳ con quyết định.
Em cũng xác định rồi, để dạy con, chấp nhận nếu con nghỉ 1 vài ngày sẽ cho nghỉ luôn để con suy nghĩ (mình tính kế khác sau). May quá, cu con không dám nghỉ, tự giác xách cặp đi học. Sau này trong bài văn còn tả thế này “Mẹ em tuy rất bận rộn nhưng hôm nào cũng dậy sớm và đi làm về sớm để đưa đón em đi học nên buổi tối mẹ phải làm việc thêm ở nhà” 
Khi thi vào Ams cũng thế, con thỉnh thoảng cứ phải giục làm bài, em nói thế này: “Bố mẹ không ép con phải thi vào Ams, vì vào được cũng phải ôn tập vất vả, trúng rồi cũng học vất vả hơn các bạn bên ngoài. Nếu con cứ học lên như các bạn trường con, con vẫn có thể nhất lớp, mà nhàn nữa, bố mẹ cũng nhàn. Nhưng nhất trường đấy thì con sẽ ko bao giờ giỏi được, vì ko cần cố gắng, tất nhiên con sẽ thua các bạn vừa giỏi lại cộng thêm cố gắng nữa. Quyết định là ở con, tuỳ con chọn lựa”. 
Hôm qua em cũng tham khảo ý kiến con thế này: “ Có nhiều phụ huynh ko đồng tình quan điểm trả tiền để khuyến khích học như bài báo viết, hay cách mẹ áp dụng để trả con, vì việc học là của con, ko phải của bố mẹ. Con thấy thế nào? Con bảo “ Tất nhiên con trả lời thì con thấy rất thích nhận tiền, có hứng thú làm bài hơn, nhưng như thế không khách quan mẹ ạ. Tốt nhất mẹ hỏi 2 anh người Anh trong ảnh ấy, mẹ tìm cách hỏi trực tiếp xem thế nào”. (Cả nhà cùng xem bài viết này mà). Híc, ko biết 2 đứa trẻ đấy nghĩ thế nào nhỉ, các mẹ có đoán được ko?
Ôi hôm nay em rông dài quá, em còn muốn chia sẻ về quan điểm đồng tiền và cách tiêu tiền nữa, chắc phải để lúc khác. Rất mong các mẹ tiếp tục mổ xẻ, phản biện giúp em nhé.
71. Me Bitun: Trước đây em cũng nghĩ như một số mẹ, việc học là việc của con nên không ủng hộ việc thưởng tiền cho con lắm. Thế nhưng hôm trước em học được một chiêu của bác Laida là thưởng điểm cho con, mỗi điểm 1000, quy ra quà bằng đúng số tiền ấy. Ngoài ra, con không được phép mua đồ chơi bằng tiền khác, chỉ được mua đồ chơi bằng tiền kiếm được do thưởng điểm thôi (không chỉ học tốt mà ngoan cũng được thưởng điểm nữa). Lúc đầu, con rất hào hứng và em đã phải xuất quỹ 1 lần 50k để mua quà con muốn. Con đòi mua quả trứng khủng long 10k/quả, mua 4 quả để cho 3 bạn khác nữa. Chỗ em không có, con bảo chỉ trong trường mới có thôi. Vậy là sáng hôm đó em phải xin đến muộn để đưa con vào trường mua mấy quả trứng. Mẹ chồng em bảo em quá chiều con nhưng em lại nghĩ vì mình đã hứa với con và chưa bao giờ sai lời hứa hết. Hơn nữa em không muốn cho con tiền tự ra cantin mua nên phải kèm nó đến trường để mua quà.
Hết lượt một, hai mẹ con tiếp tục chơi lượt hai. Mấy hôm trước trước tự nhiên con bảo. "Mẹ ơi, con không thích chơi thưởng điểm đổi quà nữa đâu, chỉ chơi thưởng điểm thôi nhé". Em hơi ngạc nhiên nhưng lúc đó quá muộn, muốn con ngủ luôn nên không hỏi nữa. Sáng hôm sau, hỏi con tại sao không thích đổi quà? Mọi khi con rất thích đồ chơi cơ mà. Con bảo: "Con không thích quà nữa vì phải tiết kiệm tiền để trả nợ mẹ ạ". Hì hì hì, hoá ra là thế. Mấy hôm trước mua đàn cho con, em bảo, mẹ còn nợ ngân hàng nhiều tiền lắm. Con bị mất kính, em bảo, mẹ phải vay tiền để trả nợ tiền mua kính nữa đấy. Bây giờ mẹ phải nhịn ăn sáng thôi. Chắc là con không muốn mẹ phải nhịn ăn sáng để mua quà cho con nên tình nguyện nhịn món quà.
Thỉnh thoảng em cũng nhắc con là thực ra việc con ngoan hay chăm học là con phải thế rồi. Nhưng đôi khi con chưa đạt được điều ấy nên mẹ giúp con bằng việc thưởng điểm đổi quà thôi chứ cái này không phải là mẹ bắt buộc phải làm và một lúc nào đấy, khi con đã ngoan rồi thì mẹ không cần áp dụng trò chơi này nữa đâu. Con cũng có vẻ hiểu ra. (Em hay nói nhiều chuyện với con như một người lớn, nhiều khi cũng không biết con có hiểu không nhưng để con thấy mẹ luôn tôn trọng con và lắng nghe ý kiến của con).
Con nhà em thì vô cùng bướng bỉnh và chăm học thì còn lâu mới bằng con các bác ở đây. Thế nhưng từ khi áp dụng biên pháp này thì em thấy con cũng đã biết nghĩ đến mẹ rồi và có tiến bộ hơn. Em rất muốn nghe thêm nhiều ý kiến của các mẹ khác để cùng rút ra phương pháp dạy con mình vì thực sự mỗi trẻ một cá tính khác nhau, nhiều khi biện pháp rất hiệu quả với bé này nhưng lại có tác dụng ngược với trẻ khác. Vì vậy, rất mong thật nhiều bố mẹ cùng chia sẻ quan điểm.
72. Me Comaybk: Em thì em lại nghĩ ngược lại với chị, em thấy bản thân em có định hướng rõ ràng và cụ thể, có thể gọi là học theo chiến lược. Ngoài việc học thì gđ cũng quan tâm rất nhiều chuyện liên quan, em cũng tự tin khi bước ra khỏi môi trường gia đình. Em thấy nhiều bạn khi ở quê rất hiền và lành nhưng sau một thời gian ra HN hư đi rất nhiều, em là con gái thì còn thấy ít còn em em là con trai có hôm nó kể là nó gặp lại thằng hàng xóm mà ngồi quán nước hút thuốc lào để tóc râu lợm xợm nó ngạc nhiên vô cùng vì ở nhà thằng đó thuộc dạng ngoan và quá lành. Chị em em thì thuộc dạng hay chơi quan hệ giao tiếp làng trên xã dưới ai cũng biết (ở quên nó thế) chả phải kiểu lơ ngơ chỉ biết học đâu. Còn bạn em cũng có nhưng chỉ một trường hợp thôi hư chút thôi nhưng vẫn tốt nghiệp được ĐH. Ở tuổi con bây giờ chưa hiểu hết được là học là học cho mình sau này mình sướng mình khổ đâu. Nên em thấy bố mẹ có định hướng kéo con ra những trò chơi, những suy nghĩ chưa đúng thì vẫn hơn, để con đến đích dễ dàng hơn. Còn về lâu về dài cũng không sao, nuôi dưỡng một con người thì bao gồm nhiều mặt. Em nghĩ lại hồi C2 em học xong em chẳng biết để làm gì cơ, nhưng mà học giỏi thì vẫn thích vì được bố mẹ vui, phấn khởi. Rồi sang nhà hàng xóm được nêu gương cái abc vừa làm nhiều việc vừa học giỏi cũng sướng. Đơn giản hồi đó em chưa nghĩ được học để làm gì đâu. Còn giáo dục con em nghĩ đâu phải mỗi việc học đâu, còn công việc nhà, cảm nhận cuộc sống, biết đánh giá người xấu người tốt …. Nhiều thứ loanh quanh việc học con lớn dần theo năm tháng, rồi sẽ tự lập được, mà có khi ở những nơi chỉ có một mình, mình làm cái gì không phải luôn luôn nhớ tới bố mẹ mình đã từng chỉ cho mình từng li từng tí, từng tâm sự với mình nhiều điều, nhiều mong ước, đặt kỳ vọng vào mình sao mình lại làm họ thất vọng.
73. Me Cuoc song cua me: Một thực tế đời thường đáng phải suy nghĩ !!!
Khi trong nhà có một đứa trẻ...
Cái khẩu hiệu “Ba mẹ ơi con yêu ba mẹ lắm!” chỉ được hô vang lên (giả dối sáo rỗng) trước công chúng, khi con thành đạt, thành danh, thành người mẫu sáng giá hoa hậu đình đám… Nếu muốn con thật sự biết yêu bố (mẹ) thì trước hết, bố (mẹ) phải cố gắng mà bớt chút thời gian (thường dùng yêu chính mình) để có thể thật sự yêu con. 
Những ngày đầu tuần, thường là căng thẳng với bất cứ công chức nào. Đúng 6 giờ, phải gọi con cái rời khỏi chăn ấm đệm êm, ép chúng rửa mặt đánh răng thật sạch với P/S Trà xanh hoặc là Colgate chắc khỏe, “nhét” cho chúng được một bữa sáng (vào… miệng, vào ba-lô, cặp sách hay túi ni lông siêu sạch mua ở siêu thị), rồi tèng tèng leo lên sau xe gắn máy, ôm chặt lấy bố (mẹ) nhé. Phổ biến nhất là bố mẹ chia nhau mỗi người một đứa. 
Đưa con đến trường xong rồi mới đến lượt bố (mẹ) tới cơ quan. Khởi đầu ngày mới (tuần mới) thường là “súc miệng” một lô những cuộc họp, chỉ thị, mệnh lệnh, bản kế hoạch, sơ đồ tác chiến, hướng cải tiến kinh doanh… Đầu óc mất dần tỉnh táo. Mọi việc từ từ rối lên như canh hẹ. Dù thường khi là phải “giãn tiến độ” bằng đôi ba chục phút cà phê sáng với anh bạn (cô bạn) cùng phòng (cùng cấp bậc, cùng sở thích) ngõ hầu refresh lại hệ thần kinh trung ương, tăng cường nhịp tim, cộng điểm phấn chấn. Buổi trưa văn phòng mệt mỏi trôi với tiết tấu chậm của thời gian nghỉ giữa giờ kèm theo tắt điện tắt máy tính (cho dễ ngủ hoặc không thì cũng tiết kiệm điện). Trong sự uể oải và nóng nực chưa bao giờ buông tha các văn phòng, giới công chức có muốn thông minh, năng động, sáng tạo, kể cũng… khó. Thời tiết công sở thì muôn đời nóng nực, bất kể mùa (xuân, hạ, thu, đông), bất kể gió trời hay điều hòa mát lạnh; bởi sự gia tăng chóng mặt của thủ phạm có tên gọi P.C – công cụ không thể thiếu đối với mỗi nhân viên công sở thời nay. Cho nên, cách tốt nhất (để đối đầu và chung sống với buổi trưa) là gục đầu xuống bàn hoặc co ro còng queo một xó trong giấc ngủ ngắn ngủi chập chờn mệt mỏi. Tư thế ngủ này sẽ khiến dân văn phòng đau đốt sống cổ và các đốt sống lưng, dù muốn hay không. Buổi chiều đầu tuần cũng chẳng khá khẩm gì hơn. Bởi công việc nào cũng yêu cầu gắt gao về chất lượng, nhất là trong thời buổi cạnh tranh cực cao, cho nên đầu tuần sẽ là khoảng thời gian hợp lý để tiến hành những cuộc họp “triển khai”, nối dài đời sống văn phòng từ các cuộc họp “tổng kết” cuối tuần trước. Căng thẳng thuyết trình, bảo vệ kế hoạch trước các luồng phản biện dữ dội, các phép thử trăm màu. 
Chiều tối, lại xuất hiện một vấn đề to đùng ngã ngửa. Hai bố mẹ, hai cơ quan ở hai đầu thành phố, hai ngôi trường phải đón con đúng giờ. Sau khi các cô đã trả trò ngoài cổng thì có nghĩa là nhà trường hết trách nhiệm. Gia đình không đón đúng giờ (và địa điểm quy định) mà các cháu gặp chuyện gì thì phải tự chịu trách nhiệm, bởi vì trường học không phải nhà trẻ (mẫu giáo sau giờ quy định có thể trả thêm tiền cho cô trông nom trẻ là ổn, nhưng trường học không có “dịch vụ ngoài giờ” này). 
Con cái là niềm hạnh phúc, là nỗi lo bất tận của cha mẹ... (Ảnh minh họa)
Phương án A mà nhiều gia đình (buộc phải) lựa chọn là thuê xe ôm tháng (gần gũi, tin cậy) để đón con về nhà. Thế nhưng, chỉ có thể giải quyết như thế nếu thằng bé (con bé) đã tương đối lớn để có thể giao chìa khóa nhà cho nó, học lớp 4-5 chẳng hạn. Trẻ mới lớp 1-2 thì ai dám đưa giữ chìa khóa, ai dám để ở nhà một mình? Thế nên, phương án B là bố (mẹ) cứ nai lưng ra mà thay nhau đưa đón. Phương án C dành cho những hôm cả chồng cả vợ cùng họp (liên hoan cơ quan mừng ngày quốc tế phụ nữ 8-3, trưởng phòng mới, giám đốc mới nhậm chức, gặp mặt đồng nghiệp mới, chia tay đồng nghiệp cũ…) thì sau khi hớn hở “bóp nặn” ra những nụ cười cùng dăm câu chúc tụng là hùng hục lao (vượt vài cái đèn đỏ), về được đến trường học của con…
Một là, thằng bé (con bé) đang gục đầu trên gối, cạnh bác bảo vệ và cái trống to đùng, sân trường vắng ngắt chả còn ai. Hai là: trời mưa và nước mắt thằng bé (con bé) chạy xuống má nhanh hơn mưa, thút thít: “Con tưởng bố (mẹ) quên con rồi”. Ba là: Không thấy con đâu. Hú hồn. Chạy xộc vào giữa sân, thấy một phòng còn sáng đèn. Thì ra thằng bé (con bé) đang ngồi trong phòng giám hiệu, với cô hiệu trưởng (nghiêm trang), cô chủ nhiệm (bối rối). Thằng bé (con bé) không khóc, nhưng mặt cứ ngơ ngơ. 
Cô hiệu trưởng gọi riêng bố (mẹ) sang một phòng khác, trao đổi rằng thằng bé (con bé) bị trầm cảm hay sao, không biết gia đình có chuyện gì mà chiều nay cháu trèo ra cái mi cửa tầng ba (bé tí, có 40cm) ngồi thu lu ở đấy suốt từ lúc mới tan học. May, đến 17h30 thì bác bảo vệ đi khóa cửa lớp (ngó nghiêng mỗi nơi một tí) phát hiện ra. May, bác ấy cũng hiểu biết nên không gọi toáng lên mà nhẹ nhàng từ tốn dỗ dành cháu đưa tay cho bác đỡ, bác dắt vào. Xuống đến phòng bảo vệ, bác ấy mới lập cập gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm, cho cô hiệu trưởng. Cô chủ nhiệm đang phải làm bản kiểm điểm. Nhưng, còn trách nhiệm của gia đình trong chuyện này… !? Trên quãng đường (không xa nhưng cứ dài ra thăm thẳm) chở con về nhà. Nhớ lại tối cuối tuần không mấy vui vẻ. Khi con “tường thuật” lại kết quả học tập trong tuần, chưa nhiều điểm 9-10 mà lại lắm 7-6-5. “Ấn tượng” nhất là một điểm 3 môn toán cho ngày thứ sáu, “tình cờ” trùng hợp đó lại là điểm thi giữa học kỳ. Bài tập cuối tuần làm ẩu, chữ xấu, bẩn, kết quả sai đến quá nửa. Thế là bố (mẹ) đỏ mặt tía tai quát mắng rầm rĩ, rút phắt cái roi to. Thằng bé (con bé) lì đòn rồi, không khóc, cũng chẳng van xin, chỉ cúi gằm, cắm mặt xuống chân. Khi những đòn đầu tiên vút xuống mông, thằng bé (con bé) mới gào lên thảm thiết: “Bố (mẹ) làm con sợ quá. Con biết là bố (mẹ) muốn tốt cho con nhưng bố (mẹ) đánh con thế này, con sợ quá rồi, con chẳng tốt lên được tí nào đâu…!!!” Tối cuối tuần, bố (mẹ) đã bất lực khoanh tay nhìn thằng bé (con bé) lủi thủi gạt nước mắt, sõng sượt bảo: “Thôi được, tạm dừng chuyện này ở đây!” Tối đầu tuần, liệu còn có thể tiếp tục trốn chạy, loanh quanh?Dừng hẳn xe lại, đối diện với thằng bé (con bé), nhìn vào mắt nó, mạnh dạn nói: Bố (mẹ) xin lỗi con! Bố (mẹ) sai rồi. Chúng mình bắt đầu lại mọi thứ nhé! 
Thằng bé (con bé) khóc. Lúc này mới khóc. Và, anh (chị) công chức văn phòng lúc này hóa ra cũng giấu con gạt đi những giọt nước mắt (có lăn ra hay âm thầm chảy ngược vào trong?). 
Nếu không muốn cái khẩu hiệu “Ba mẹ ơi con yêu ba mẹ lắm!” chỉ được hô vang lên (giả dối sáo rỗng) trước công chúng, khi con thành đạt, thành danh, thành người mẫu sáng giá hoa hậu đình đám… Nếu muốn con thật sự biết yêu bố (mẹ) thì trước hết, bố (mẹ) phải cố gắng mà bớt chút thời gian (thường dùng yêu chính mình) để có thể thật sự yêu con. 
Đầu tiên là yêu và quan tâm đơn thuần. Trẻ con cần lắm tình yêu ấy, dù thằng bé (con bé) sẽ tỏa sáng rực rỡ hay vấp ngã thất bát trên những con đường. Sau nữa mới là tìm giải pháp cho mỗi khó khăn, học lấy những gì có thể, để cùng con đồng hành trên mỗi bài học, trong mỗi tâm sự, mỗi chặng đời… Các cụ có câu: “Sinh con rồi mới sinh cha. Sinh cháu giữa nhà rồi mới sinh ông…”, thật là ngàn đời chẳng sai.
74 . Me Ocnhim: “ Các bác đọc bài này xong xem có thấy hình ảnh trường con mình trong đó không nhé!”
Tôi có một cậu con trai đang học tiểu học. Những gì diễn ra trong quá trình học tập của con tôi cũng như các bạn cùng lớp khiến tôi hết sức lo lắng, hoang mang. Đôi khi tôi còn cảm thấy thật đau lòng. Với kiểu giáo dục như thế này, thế hệ các con cháu của chúng ta, tương lai của nền giáo dục nước ta rồi sẽ đi về đâu?Những câu chuyện mà tôi kể sau đây, chắc sẽ không lạ lẫm với nhiều bậc phụ huynh đã và đang có con theo học tiểu học. Tuy nhiên, với nhiều người, đó có thể là những câu chuyện tưởng như không hề có thật.
Bệnh thành tích từ Vở sạch chữ đẹp.Năm lớp 1, tôi hoàn toàn yên tâm trao gửi con cho một cô giáo trẻ tâm huyết với nghề. Cháu vui vẻ, hoạt bát và học hành sôi nổi. Tuy nhiên, đến năm lớp 2, khi cháu được chọn vào “lớp A” của trường, mọi chuyện bắt đầu khác đi.Theo quy định, tất cả sách vở của các cháu học hàng ngày thì cuối buổi đều mang về nhà. Tuy nhiên, có một quyển vở bao giờ cũng để lại lớp, đó là vở chính tả. Cô giáo giải thích rằng, đây là quyển vở để trình với ban giám hiệu và các đoàn kiểm tra. 
Hàng ngày, khi viết vào quyển vở này, nếu cháu nào chẳng may viết sai, viết bẩn, cô giáo lập tức “nổi cơn tam bành” xé toạc trước mặt tất cả các bạn trong lớp để “phi tang”. Sau đó, cô yêu cầu học sinh này phải viết lại đến bao giờ đạt yêu cầu mới thôi. Thường thì các tiết học đã kín, nên việc viết lại được thực hiện vào giờ ngủ trưa. Tôi đã chứng kiến cảnh cả lớp đã kê ghép bàn đi ngủ, chỉ còn lại khoảng 4-5 cháu ngồi xổm, kê vở lên một chiếc ghế ở góc lớp để viết.
Mỗi kỳ họp phụ huynh, cô giáo chủ nhiệm mang quyển vở này “khoe” với các bố, các mẹ. Ai nấy sung sướng tự hào khi thấy chữ con mình thật đẹp, vở con mình thật sạch, không hề có một nét gạch xóa, không hề có một vết mực lem nhem như chúng ta vẫn thấy ở các quyển vở khác. Những điểm 9, điểm 10 ngạo nghễ trên vở cùng với nét mặt kiêu hãnh trên gương mặt cô giáo được phân công dạy “lớp A”. Còn học sinh thì sao? Các cháu còn quá bé để có thể hiểu và đánh giá được ý nghĩa của những việc làm như thế này.
Càng ngày, tôi thấy bệnh thành tích càng thể hiện rõ, hay nói đúng hơn, vì con tôi đã lớn hơn và hiểu vấn đề nên tôi cũng được thông tin chính xác hơn về “căn bệnh hiểm nghèo” này.
Đến những điểm văn 9, 10. Nghiêm trọng nhất có lẽ là bệnh thành tích trong cách dạy môn văn. Trong các giờ học, cô giáo yêu cầu mỗi học sinh có một cuốn sổ nhỏ để ghi chép những “câu văn hay, ý văn đẹp” để “lắp” vào các bài văn của mình. Gần đến kỳ thi, cô giáo cho học sinh khoảng 4 đến 5 đề. Lúc đầu các cháu tự làm, sau đó bố mẹ đọc và sửa lại rồi chuyển cho cô giáo (bắt buộc phải có chữ ký của phụ huynh chứng tỏ đã đọc sửa). Lúc này, cô giáo lần lượt đọc, sửa, rồi trả lại cho học sinh. Các em bắt buộc phải học thuộc lòng những bài văn này và đến các kỳ kiểm tra giữa kỳ hoặc các kỳ thi (là những kỳ sẽ tính điểm vào kết quả đánh giá), các em chỉ còn mỗi một việc là chép bài văn này ra. Qua 4 năm học của con tôi, chưa khi nào đề thi lại không trùng với một trong các đề mà cháu đã chuẩn bị. Có lẽ chính vì thế mà kết quả thi môn văn rất cao. Hồi còn đi học, những bài văn khá nhất của lớp tôi cũng chỉ có thể được chấm đến điểm 7 hoặc điểm 8 là cùng. Điểm 9 văn có lẽ sẽ trở thành hiện tượng đặc biệt. Còn bây giờ, có vô số những bài văn được điểm 9, 10. Tất nhiên, đó là những bài “văn của bố, mẹ”, “văn mẫu” hoặc đôi khi, đó là văn của các cô giáo dạy thêm ngoài giờ. Có một câu chuyện cười ra nước mắt, đó là trường hợp của cậu bạn học cùng lớp con tôi. Cậu bé này rất có cá tính nên năm học lớp 2, cậu nhất định không chịu làm văn giống như cô yêu cầu, cũng không chịu chép bài của mẹ. Kết quả là cậu được có 6 điểm rưỡi văn và học kỳ đó không đạt danh hiệu học sinh giỏi. Lý do cậu bị điểm thấp là vì khi tả con rùa ở hồ gươm, cậu không chịu chép vào bài cái ý “đầu nó tròn như quả bưởi” - bởi cậu bảo “con có thấy đầu con rùa giống quả bưởi đâu?!”, cùng một số “áng văn hay” như kiểu “mặt trời đỏ như một quả cầu lửa” hay “rặng thông gió thổi vi vu như một điệu đàn bất tuyệt”… mà hầu hết các bạn cậu đều đưa vào bài. Cậu bé sau đó khóc rất nhiều, “ân hận” vì đã không nghe theo cô giáo và mẹ mà “dám” tự làm văn theo ý mình. Sau đó, cả nhà cậu đã ngồi cùng nhau để “nghiêm túc kiểm điểm”. Kỳ thi sau, rút kinh nghiệm, bố cậu, một vụ phó vụ đối ngoại của một Bộ đã đích thân làm sẵn cho con mấy bài văn hay “long lanh”, cậu bé ngoan ngoãn chép vào bài thi và được điểm 10. Cuối năm, cậu đã đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Đến năm lớp 5 thì hầu như cả phụ huynh lẫn học sinh đều đã có đủ kinh nghiệm về việc “phối hợp nhuần nhuyễn” với cô giáo, môn văn không còn là điều đáng lo ngại của giáo viên nữa. Theo cậu con trai tôi, vì cả lớp được cô giáo yêu cầu phải đưa các ý văn, lời văn mà cô đọc cho chép trước vào bài nên lúc thi, rất nhiều bài văn giống nhau. Chưa kể một số bài văn chép 100% trong sách văn mẫu vẫn được điểm 10. “Vì có hàng trăm cuốn sách văn mẫu, cô làm sao mà đọc hết được. Cứ thấy hay là cho 10 thôi” - con tôi nói.Và không thể ngoại trừ môn toán
Ở tiểu học, nhà trường vẫn có quy định hàng tháng phải có sự xáo trộn các vị trí ngồi học để đảm bảo mắt của các cháu nhìn đều, không bị lệch do ngồi quá lâu ở một vị trí. Lợi dụng quy định này, cứ đến gần kỳ thi, giáo viên bắt đầu trộn những học sinh kém ngồi xen giữa các học sinh giỏi. “Làm như thế để lúc thi, các bạn ấy còn nhìn bài của bạn bên cạnh” – con tôi giải thích. “Thế cô có dặn như thế không?” – Tôi hỏi. “Không ạ, nhưng cả lớp con, ai mà chả hiểu điều ấy”. 
Nhưng thực tế có lẽ còn kinh khủng hơn. Kỳ kiểm tra vừa rồi, không hiểu lý do vì sao mà rất nhiều học sinh của lớp làm bài không tốt. Để “khắc phục tình trạng”, cô giáo đã cho những học sinh có sai sót ít sửa luôn trên giấy thi. Còn đối với những bài quá kém, cô giáo thậm chí còn cho mượn một bài tốt để “chép lại”. Các phụ huynh khi biết chuyện, dù lo lắng nhưng vẫn hết sức ủng hộ, bởi nếu con họ không đạt học sinh giỏi liên tục trong 5 năm cấp I, việc xin vào các trường chuyên, lớp chọn của cấp II là vô cùng khó khăn. 
Thường ngày nghe con và các bạn kể những chuyện như vậy, tôi đã hết sức hoang mang. Sự lo lắng như thành “bệnh”, tôi thường xuyên căn vặn con: Thế ở lớp, con có nhìn bài của bạn không? Có hỏi bạn không? Có làm sai để cô phải cho sửa lại không? Thực sự là bài điểm 10 này có phải con tự làm không?...“Phong phú” thêm bởi “điểm thi đua”Đơn giản nhất và cũng điển hình nhất chính là bệnh thành tích trong việc tính điểm thi đua. Mỗi thứ hai hàng tuần, trong buổi chào cờ, nhà trường sẽ nêu gương những lớp có điểm thi đua tốt và phê bình những lớp có nhiều học sinh vi phạm. Để không ảnh hưởng đến thành tích của lớp, trong buổi họp phụ huynh, cô giáo “tâm sự” về những khó khăn của lớp và mong các bố mẹ ủng hộ bằng cách giục các con đi học đúng giờ. Tuy nhiên, cô cũng nhắc nhở các phụ rằng, nếu cháu nào đi muộn, bố mẹ chịu khó cho con đứng ngoài, hoặc đi lang thang ăn uống… chờ đến qua giờ kiểm tra nội quy mới cho cháu vào lớp để tránh bị phát hiện lỗi. Chuyện này dẫn đến trường hợp nếu bố mẹ không muốn muộn giờ làm thì đành để con tự đứng ngoài cổng trường một mình cho đến khi được vào.
Về đồng phục, lúc nào lớp cũng có một, hai bộ “sơ cua” để lỡ học sinh nào quên không mặc (hoặc do hôm trước tiết trời ẩm ướt chưa kịp khô), sẽ thay. Cô giáo cho biết, vì những bộ quần áo này để lâu không giặt nên có thể “hơi hôi một tí” nhưng các cháu cố chịu vậy. Trong thực tế, nhiều gia đình rất khó khăn trong việc mua đồng phục, vì giá cả tương đối đắt, chất lượng không thật tốt mà các cháu lại nghịch ngợm nên rất dễ rách. Mua nhiều để thay đổi thì tốn, mà mua ít thì không giặt kịp. 
Ngoài ra, cô giáo cũng có một vài chiếc khăn quàng đỏ (thực ra chỉ là một mảnh khăn đỏ nhỏ do một chiếc được cắt làm đôi cho đỡ tốn) để cho các em đeo tạm khi trót quên. Cứ như vậy, trong suốt mấy năm liền, lớp của con tôi luôn có tỷ lệ học sinh giỏi đạt trên 90%, và lớp của cháu cũng luôn là “lá cờ đầu” của toàn trường.
Lúc đầu, tôi cứ tưởng chỉ có lớp của con tôi xảy ra tình trạng này. Tôi hoang mang, lo lắng tâm sự với một số phụ huynh có con học ở các trường khác. Thật bất ngờ, họ cho biết con họ cũng đang học trong tình trạng như vậy và mặc dù ai cũng lo lắng, nhưng không biết làm thế nào. Ngay cả cô bạn tôi là giáo viên cấp I của một trường ở Hà Tây (cũ) cũng khẳng định: Ở đâu mà chẳng thế? Lớp nào, cô giáo nào không làm thế mà để ảnh hưởng đến thành tích của trường là bị phê bình ngay.
Chỉ còn mấy tháng nữa, con tôi sẽ tốt nghiệp tiểu học. Đến giờ phút này, tôi vẫn còn hoang mang không biết kiến thức thật sự mà con tôi có được trong những năm học tiểu học là gì? Liệu cháu có đủ hành trang để bước vào cấp II hay chưa? Nhưng điều tôi thực sự lo lắng, là việc học ở các lớp cấp II thực sự là như thế nào? Liệu bệnh thành tích trong các trường tiểu học có diễn ra ở các cấp học khác hay không? Và tôi sẽ phải làm gì để giúp con mình?
75. Me Laida: Ngày trước em đi học,thấy các bạn có bố mẹ là giáo viên được quan tâm,tôn trọng,định hướng rất tốt.Nên chỉ tâm đắc sau này có con sẽ dành thời gian chơi với con,dạy con nhiều hơn để con không phải nhìn bố mẹ bạn khác mà ao ước như hồi mình còn bé...Em xin giới thiệu với các mẹ một cô giáo, hiện đã có hai con đỗ học bổng Singapore, hiện hai chị em đang học cùng trường với thằng lớn nhà em.Cô giáo sẽ vào đây chia sẻ với chúng ta cách nuôi dạy con ntn để các con cô đều ngoan,tự lập và được chính phủ Sing trả tiền nuôi ăn học..Thật ngưỡng mộ phải không các mẹ.
Các mẹ bàn tán về dạy con rôm rả quá! 
Em cũng xin kể chuyện dạy con dùng tiền.
Con em ngay từ bé đã nghe câu:"Ếch nào chẳng là thịt" có nghĩa là tiền của bố mẹ cũng là tiền của nó,nên việc thưởng tiền theo điểm hay theo giờ con tự học thì vô nghĩa đối với nó.
Vợ chồng em luôn sống dưới mức thu nhập,chỉ đáp ứng cho con các nhu cầu thật cần thiết còn các thứ khác thì con phải tự phấn đấu.VD em rèn cho con được ham đọc sách rồi,em kể có cuốn kia hay này nọ và phải phấn đấu... để có được cuốn sách đó.
Đi chơi,hay nghỉ mát dịp hè hay cho con tự đi cắm trại ...là do con rất cố gắng nghe lời chăm học hiện lên thành tích... còn phần bố mẹ cố gắng kiếm tiền để thưởng các kì nghỉ hay để tặng niềm vui cho con.Hai thằng nhà em đều thích được tiền mừng tuổi,nhưng chúng chỉ thích của ông bà chú bác họ hàng thân thiết...và có tiền cũng chỉ để vào ví riêng cất đi.
Còn tiền của khách của bố mẹ là chúng cũng biết ngại.Nhà em bình thường có khách của bố mẹ đến chơi thì các con bao giờ cũng xuống chào dù đang bận gì đó xong lên ngay,nhưng Tết em cho miễn lễ vì sợ phiền khách.Tết vừa rồi tiền mừng tuổi của thằng anh được họ hàng gửi thằng em cầm.Thằng em thì thọi đếm của anh để riêng khi nào anh về thì trả.Còn thằng anh chat là tặng em đấy,thằng bé từ chối dù rất thích tiền của riêng nó.Vậy hai thằng nhà em ngay từ bé đã hiểu tiền là phương tiện như oto tàu hỏa...còn tất cả là phụ thuộc vào người điểu khiển nó.
Nên dỗ cho nó tiền để làm này làm nọ là vô nghĩa đối với chúng, vì mẹ dạy oto giúp mình đi nhanh nhưng nếu ko biết điều khiển tốt nó sẽ gây tai nạn (2 mặt).
Khi lớn hơn chút, em nói với thằng anh:"Bố mẹ dành dụm mua cho con mảnh đất,bây giờ con cố học,thi được học bổng thì mảnh đất ấy sau này sẽ là vốn để con làm ăn hay cũng là chỗ ở nếu con về nước,còn không cố được thì sẽ bán lo nộp tiền đi du học"
Nói thế để con nó hiểu là bố mẹ nó có thể sống thoải mái chơi bời hưởng thụ nhưng vì anh em nó bố mẹ nó nhịn tất để mua cho mỗi thằng một mảnh lo giúp đỡ chúng lúc khó khăn.Biện luận hết khả năng trên đường đời.Vậy nếu có trái tim nó có dám không nghe lời bố mẹ chúng không?Chính do suy nghĩ vì các con của vợ chồng em mà trẻ con nhà em rất ngoan.Sợ chúng tiết kiệm quá, lại phải phân tích: đầu tư đúng lúc đúng chỗ mới đạt kết quả tối ưu.Ví như mẹ cho con 25 triệu để học tiếng Anh và đi trại hè tiếng Anh con mới giỏi và thi đỗ sang Sing, nhưng mẹ lại cho thêm 25 triệu sau khi đỗ học ở Acet để sang đó con học được giỏi hơn nữa.Chứ sau này lớn cho 50 triệu chỉ để mua xe máy thì muộn hết cả rồi.
Cũng giống như bây giờ đang tuổi lớn mua sữa uống và tập luyện chứ sau này có uống hàng vại cũng không cao được nữa.Tiêu tiền không hợp lý sẽ mất rất nhiều cơ hội.Thằng con em hiểu ra nên tuy ở xa nhưng vợ chồng em rất yên tâm về cháu.
Đấy là ý kiến của em về dạy con suy nghĩ và sử dụng tiền.

76. Me Ngoc suong: Các Mẹ trong topic yêu quý!
Đọc bài của các Mẹ, nhất là các Mẹ Laida, Menoitro, Mẹ Banhgao và nhiều các Mẹ khác nữa mà em không nhớ hết tên, em rất tâm đắc. Khâm phục các mẹ đã dành thời gian, tâm huyết, sức lực để lo cho con một tương lai rạng rỡ. Em cũng mong sau này mình noi gương các Mẹ, áp dụng các kinh nghiệm quý báo của các Mẹ để lo cho con của em. Nhưng sau khi đọc cũng phần lớn các bài của các Mẹ em mới nhận ra rằng, các Mẹ lo cho con được như vậy, theo sát chương trình nâng cao của con được vì các Mẹ ngày xưa cũng giỏi (ví dụ như giỏi tiếng Anh, giỏi toán) nên mới bám sát được chương trình của con và có những quyết định đúng đắn trong quá trình học. (Em cảm nhận như vậy có đúng k?). Và cũng vì giỏi nên các Mẹ cũng giỏi kiếm tiền, không bị việc chạy cơm áo gạo tiền hàng ngày chi phối nên các Mẹ tòan tâm lo cho con (Như Mẹ Laida trong một bài viết có cho biết là Mẹ chỉ sử dụng thu nhập của Mẹ là lo được cho cả GĐ rồi, không cần xin tiền của chồng). Em nghĩ vậy có đúng k?Em đang lo cho khả năng của mình, nếu em có được sự tâm huyết và kinh nghiệm như các Mẹ lo cho con nhưng trình độ em có hạn thì em cũng không thể trợ giúp con học được (mà thực sự em học tiếng Anh từ cấp 2 lên ĐH mà vẫn không sử dụng được, tóan thì ngày xưa em chỉ làm bài bình thường để lấy 8,9 thôi. Còn bài nâng cao để lấy điểm 10 thì em thua). 
Em biết sẽ có Mẹ khuyên em là chọn nơi học tốt để gưỉ gắm con (vì em không đủ trình độ để theo chương trình của con), nhưng với kinh tế nhàn nhàn như thế này, em vẫn còn lo cơm áo gạo tiền cho con lắm, thì việc gửi con vào các trung tâm tốt cũng tốn một khỏang tiền khá cao mà lúc đó không biết em có khả năng lo cho con không. 
Không biết em có lo xa quá không, chứ như em thấy thì tương lai em không thể lo cho con được như các Mẹ. Và em ở SG, chương trình học khác Hà Nội (trong khi các Mẹ tòan ở HN thôi), nên cũng khó áp dụng quy trình học của các Mẹ. Em cũng để ý tìm xem mà không thấy mẹ nào ở SG có những chia sẻ tương tự.Em lâu nay cũng chịu khó học hỏi các Mẹ lắm, nhưng nghiền ngẫm bài các Mẹ thì em vướng phải 2 vấn đề này. Các mẹ có thể tháo gỡ vướng mắc này giúp em k?

77. Me Haicongchua: Bạn ạ, mình nghĩ nhận xét của bạn có phần nào đúng với trường hợp các mẹ Mẹ Laida, Menoitro, Mẹ Banhgao,... nhưng cũng không hẳn đúng với tất cả các trường hợp khác.Mình nghĩ quan trọng nhất là mình có thật sự mong muốn con mình học giỏi và có định hướng tốt như vậy hay không mà thôi. Nếu phần nào mình chưa tự tin là giỏi, mình vẫn có thể bám sát chương trình các con ngay từ lớp 1, cùng học và ôn luyện cùng các con hoặc đơn giản hơn chỉ là cung cấp sách vở hỗ trợ con khi con cần tìm hiểu. Mà sách vở thì các mẹ đã cung cấp rồi. Kinh nghiệm định hướng các mẹ cũng đã cung cấp rồi.
Nếu mình chưa giỏi (hoặc do bạn tự nghĩ vây) thì bây giờ mình cùng đồng hành cùng con bằng những bài học kinh nghiệm quý báu mà các mẹ đã nêu ra, rút cho mình cách nào là phù hợp với mình nhất. và những bài học kinh nghiệm đã có ở đây chính là cẩm nang để bạn hoặc những người giống bạn có thể bỏ qua một số giai đoạn (tư đúc kết) mà tiếng thẳng vào giai đoạn áp dụng.Như trong thời sự vẫn hay nói là cần biết "đi tắt đón đầu" thì mới nhanh phát triển.Vậy thì việc dạy dỗ con cũng vậy, nếu bạn thật sự mong muốn con cũng giỏi như con các chị trên này hoặc gần giỏi bằng thôi thì bạn hãy đừng băn khoăn nữa mà hãy chủ động tìm kiếm kinh nghiệm nào mình có thể áp dụng ngay, kinh nghiệm nào mình để giai đoạn nào áp dụng.
Mình nghĩ điều quan trọng nhất đối với người làm cha làm mẹ là cần chủ động mong muốn con mình sẽ trở thành ai trong tương lai (mong muốn chứ không phải áp đặt) thì tự khắc sẽ biết tìm con đường đi phù hợp với con mình.Mình nghĩ bạn ko ở HN, bạn ở SG đã là một lợi thế hơn rất nhiều bạn ở các thành phố nhỏ, thị xã ... khác. Bạn lại có thời gian vào internet thì là một lợi thế quá lớn với nhiều mẹ thỉnh thoảng mới có cơ hội vào internet.Vậy thì có gì mà là trở ngại với bạn nữa đâu trong công cuộc định hướng và đồng hành cùng con.Về ý kiến bạn cho rằng những mẹ kia đã giỏi thì mẹ ý kiếm tiền giỏi và không lo lắng về tiền bạc cũng không hoàn toàn đúng. Giá trị tiền bạc các mẹ ý nhận được tương đương với công sức, thời gian mà các mẹ ý bỏ ra chứ. Làm sao bạn biết được rằng các mẹ ý nhiều tiền mà lại rảnh được. (Mình nghĩ muốn có nhiều tiền thì rất rất ít người không cần mất thời gian).Thế nên, mình vẫn cho rằng quan trọng nhất vẫn phụ thuộc chính là tư duy của người làm cha làm mẹ: có quan tâm đến các con hay không, có mong muốn con thành đạt không. Và trên hết, quan trọng nhất là kiến thức các con thu nhận được chính là nền tảng giúp các con dễ dàng hòa nhập cuộc sống hơn. Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không giúp các con có được điều đó.
Hy vọng bạn không nghĩ mình đang rao giảng gì. Đơn giản chỉ là điều mình cảm nhận từ những chia sẻ của các mẹ và môth vài cảm nhận của chính mình trong việc định hướng cho con từ thủa bé.
78. Me Laida: Em rất đồng ý với Mẹhaicôngchúa là bạn Ngoc sương không có đủ tự tin, nên còn chần chừ.Em dạy con thế này: người ta làm được thì mình cũng làm được và muốn thành công phải cố làm tốt hơn người ta.
Việt Nam mình nghèo tấc sắt ko có trong tay sao dám đánh Mĩ và cả đám đông xung quanh ta cho mượn đất để Mĩ làm căn cứ,tất cả là do ý chí: còn cái lai quần cũng đánh.Lúc nào em sẽ mượn chiến tranh để phân tích về chiến lược chiến thuật chiến đấu với giáo dục Việt Nam  
Còn bây giừo vui mừng báo tin với Ngọc Sương cô giáo sắp vào diễn đàn chia sẻ về GD con cái với chúng ta đang ở Sài gòn nhé.Mà theo em ở Sài gòn lợi thế hơn ngoài Bắc nhiều lắm không giống như mẹ Ngọc sương nghĩ đâu.Sài gòn luôn đi trước Hà nội vài chục năm.Thời gian trên cả tiền bạc cơ mà
79. Kimanhnhitu: Mình là cô giáo đây nhưng mói vào DĐ viết hì hục được 1 khúc rồi bấm vào gửi đi mà hình như nó chạy đi mất đâu rồi ấy. Hi vọng nó chạy đến đúng chỗ rồi. Xin kể ra là mình có 3 con cơ đấy, con gái đầu có HB AuSAD về Kiến trúc, nói ra để chia vui và cổ vũ các mẹ và các con thân yêu, để tin tưởng chúng ta có nhiều hi vọng vì có những HB minh bạch và công bằng của chính các Tổ chức, chính phủ như Sing, Nhật, Uc đấy. 
Mẹ Lai da và menoitro thật tuyệt, mình thì chưa làm được nhiều như vậy nhưng nếu chia sẻ được gì sẽ hết mình luôn. Làm sao để gửi nhiều hoa hồng cho mọi người thế,chỉ giúp mình nhé mới vào ko biết mà. Gửi mẹ laida:mình có vào Blog của lớp Phú Lâm, thấy anh chàng đang ôm ghita có phải ko đấy. Hỏi con gái mình nó bảo em ấy ngoan lắm sinh hoạt trong Hội thiên văn với con. Thế ra các con trong Hội Thiên văn là có đi dă ngoại ngắm sao nhiều lắm rối đấy Xin kể 1 chuyện đọc được trên báo đã lâu: PV phỏng vấn bà Thái thị Liên, mẹ NSND Đặng Thái Sơn: " Bà là nhà giáo, nghệ sĩ piano, trong cuộc đời bà chắc đã đạt nhiều danh hiệu, giải thưởng,vậy bà thích danh hiệu nào nhất". Bà trả lời: " tôi thích nhất danh hiệu được bà con ở tổ dân phố bầu là " Nuôi con khỏe, dạy con ngoan". Các mẹ ơi mình thích quá đi mất thế nên mình bầu cho me laida và menoitro là "nuôi con khỏe dạy con ngoan" và luôn cả " con khôn tại mẹ cháu ngoan nhờ bà" nữa nhé. Mình thấy các mẹ ở đây còn trẻ lắm và các con còn nhỏ nên mình thấy là các con cần phải được "tắm" rất nhiều yêu thương, để thời gian chơi, kể chuyện,hát ru... thật nhiều. Ông BS Nguyễn Khắc Viện bảo là ngày xưa các mẹ ko phải đi làm công chức nên trẻ con suốt ngày bám gấu váy mẹ, cứ quanh quẩn suốt ngày theo mẹ thế mà học được nhiều hơn, tốt hơn từ cô mẫu giáo bây giờ. Mình từng mơ là con mình không phải đi nhà trẻ, được ở nhà với mẹ và chỉ đi mẫu giáo buổi sáng thôi.Chúng mình giúp con chuẩn bị hành trang cuộc đời mà du học là 1 chuyến tàu ngắn thôi phải ko các mẹ. Mình rất nhất trí với Me lai da và menoitro là phải tự dạy con mình học, nhất là bước đầu, sau đó nó biết cách tự học rồi mình đâu có phải kèm mãi và thêm 1 cái nữa, theo Bill Gate " Đọc là một kĩ năng quan trọng". Trẻ con đứa nào thích đọc sách thì dễ dạy lắm. Với lại phải cho các con mình chơi nhiều, như Me laida đấy dạy con làm việc hiệu quả rồi để thời gian mà chơi. Các mẹ có đọc" Hãy cười lên các con" hay xem phim " Một tá, thế là đủ" chưa? Chuyện về cái nhà có 1 tá con ấy, ông bố là 1 chuyên gia suốt đời nghiên cứu rút ngắn qui trình trong tất tật mọi thứ mà như thế là để tiết kiệm thời gian "để chơi bi" thôi đấy. Nhà ấy cũng "tắm" ngoại ngữ nhưng mà là Tiếng Pháp, đấy là những chuyện có thật của 1 gia đình Mỹ ở những năm đầu thế kỉ 20. Riêng về việc học ngoại ngữ KN qua 3 đứa con mình thống nhất với các mẹ là càng sớm càng tốt, nhưng bắt đầu lúc nào? con mình còn phải nói và viết tốt tiếng mẹ đẻ đã chứ.Mình nghĩ có lẽ bắt đầu từ lớp 3,học ngay ở TT có GV bản ngữ, học liên tục không được dừng lại vì dừng là lại về chỗ cũ ( luôn có 300 USD cho mỗi 8 tuần cho 1 con yêu của mình đấy nhé.Thinking: ). Đó là theo mình nghĩ vì cân đối với khả năng tài chính và thời gian, nếu các con mà chưa du học thì ko biết là học đến bao giờ mới được dừng lại, đương nhiên là phải học liên tục mà tiền thì...   Còn bây giờ có thể cho con học sớm hơn với phương pháp " tắm" với các thứ ngon bổ rẻ thì sẽ nhanh hơn, độ lớp 7,8 thì TA ổn rồi có thể sang cái thứ 2...hay để các con chơi nhiều hơn nữa. Mình ko có đk để áp dụng cho con vì 3 đứa đã qua tuổi đó rồi(mà quên chưa hỏi Bố Ngỗng nhà mình xem có còn ở đâu ko nữa  ). Mới nghe cô em mình nó bảo thời này TA ko phải là ngoại ngữ nữa, TA là đương nhiên, thời các con mình chúng nó phải nói được 3,4 thứ tiếng ấy. Con cô ấy sinh ở SG, rồi ra HN, đã biết TA, tiếng Nga, giờ đi làm công dân quốc tế, học trường nói TA,kèm theo 1 ngoại ngữ theo yêu cầu của trường là tiếng Đức hoặc 1 cái gì đó tự chọn. Thế nên thỉnh thoảng mình phải nhắc mấy đứa con cháu là TA ko phải là ngoại ngữ nhé.
Nếu mẹ nào cần thông tin về A*Star ở SNG thì mình sẵn sàng chia sẻ mặc dù thông tin mình có được cũng rất hạn chế vì cũng do cứ chắp nối dần và qua thực tế của con mình thôi, nhưng rất vui nếu giúp được mọi người. Xin tặng tất cả các mẹ       
Mình cũng sẽ giới thiệu với các mẹ 2 cô bạn của mình và 1 PHHS đã nuôi dạy con rất giỏi, mình thỉnh thoảng vẫn xin tư vấn các bạn ấy trong nhiều chuyện của trẻ con thời nay mà mình tự thấy mình kém cập nhật quá. Hãy chờ nhé. Ở VN gần trăm triệu dân,chen vai hích cánh,mà cáo lại nhiều hơn gà.Nên phải còng lưng tập cõng gạo,thoát được ra ngoài lại chọn nghề Đi học.Có lẽ chỉ có ở nước ta mới có thêm một cái nghề là nghề đi học.Bằng bất cứ mọi giá học lên càng cao càng tốt để câu thời gian dễ kiếm thẻ xanh ,có cơ hội kiếm tí tiền

80. Me Bibau: “Hãy cười lên các con” mà cô kimanhnhitu giới thiệu.
Truyện này mình đọc đã lâu do hnm giới thiệu, truyện rất hay và rất đáng yêu. Ông bố là người chuyên nghiên cứu xây dựng các quy trình ISO do đó ông luôn chú trọng làm mọi thứ theo quy trình ngắn gọn, đầy đủ, từ đó ông áp dụng cho việc dạy các con đánh máy, học ngoại ngữ… Ông phát hiện cách làm nhanh nhất mọi thứ bằng cách nghiên cứu cách làm của những người lười nhất trong nhà máy – vì lười nên luôn rút gọn quy trình mà vẫn có được kết quả cuối cùng. Nhà có 12 người con, đến khi bé cuối ra đời ít lâu thì ông bố mất.
Hãy cười lên các con - F.E. Gilbreth 
LỜI GIỚI THIỆU
Bạn đang cầm trên tay tập sách “Hãy cười lên các con”. Hai tác giả: Frank và Ernestine chính là hai trong số mười hai người con của gia đình Gilbreth được kể trong câu chuyện này. Cha mẹ các tác giả là những chuyên gia về công nghệ và đi tiên phong trong ngành khoa học nhắm vào cái thiện chất lượng lao động: ngành Nghiên cứu về hiệu năng.
Tập sách được hai tác giả thể hiện bằng lối văn tự sự, vừa sinh động, pha lẫn chút hài hước, vừa thấm đẫm tình cảm yêu thương của các thành viên trong gia đình. Truyện cho thấy tình thương của cha mẹ có thể chan hòa cho mười hai đứa con y như đối với con một vậy. Truyện cũng cho thấy tình yêu thương của con cái dành cho cha mẹ có thể khá… dân chủ nhưng vẫn tràn đầy sự kính trọng và ngưỡng mộ, bởi cha mẹ luôn dạy con có cách sống độc lập, sáng tạo, ham học và luôn gắng sức đạt hiệu quả tối đa trong khoảng thời gian ít nhất.
Truyện đã được chuyển thành phim và được đón nhận nồng nhiệt ở nhiều nước trên thế giới bởi nó vẫn rất gần gũi và hữu ích về phương pháp giáo dục và sự gắn kết, yêu thương giữa các thành viên trong mỗi gia đình chúng ta ngày nay.
Làm cha mẹ ai cũng muốn cho con mình thành đạt, chỉ khác nhau về định nghĩa thế nào là thành đạt và về cách dạy con mà thôi. Đó là điều mà các tác giả tập sách này muốn chuyển đến bạn đọc gần xa, ở mọi lứa tuổi.
Xin cảm ơn sự đón nhận nhiệt tình của bạn đọc với tập sách này.
Được sự "ủy quyền" của Bim_HF, mình xin giới thiệu ebook này đến mọi người, một cuốn sách rất hay nói về tình cảm gia đình. Đây là món quà Valentine sớm của nhóm thực hiện ebook mong muốn gửi tới tất cả mọi người.
http://thuvien-ebook.com/forums/showthread.php?t=22510
http://thuvien-ebook.com/forums/atta...1&d=1234453607
Download: Log in
Username: Dạ hợp
Password: 52448752
Ai down xong up lên rapidshare nhé, để mình lấy lại username và password của mình, cảm ơn nhiều. Link down day, xin moi cac me , tra lai username va pass cho bac BiBau, cam on Bac     
http://www.mediafire.com/download.php?gymz1io5vki

81. Me hai cong chua: Mẹ ngocsuong à, mình cũng chia sẻ thêm là khi con mình bắt đầu vào học lớp 1, vì con gái yêu thích môn toán nên mình cũng phải tìm hiểu các dạng bài, các kiến thức liên quan đến Toán dù hồi bé mình học Toán cũng bình thường, chẳng chuyên Toán gì cả. Những bài nào khó không hiểu mình đọc để hiểu, hoặc lên diễn đàn hỏi các mẹ. Mình thấy có nhiều điều mà mình không biết vô cùng. Hoặc như bây giờ vẫn đang mày mò cách dạy con học ngoại ngữ. Cho nên không sợ mình dốt hay kém, tất cả đều có thay đổi bằng cách học và học mà thôi. Cũng coi như là bổ sung thêm kiến thức cho mình ý mà.Chẳng đi đâu mà thiệt. 
Và thêm một điều nữa. Đã định hướng thì cũng giống như mơ ước ý. Định hướng thật hoành tráng vào, tiếc gì đâu, có ai cấm đâu. Hoành tráng rồi đến khi thực hiện rơi rụng bớt là vừa. Cuộc sống đâu có dài, mọi thứ cứ mơ ước thật nhiều. Đừng tiết kiệm cả ước mơ, nhé  .
82. Me Be Vi Khanh:  Hôm trước tình cờ em mò được topic này nên vội vào đọc, càng đọc càng say sưa thấm thía. Cảm ơn các mẹ rất nhiều, những người đã thành công trong giáo dục con trẻ và giờ đây, sẵn sàng chia xẻ kinh nghiệm để cùng giúp thế hệ các cháu vững bước, giúp các bà mẹ trẻ yêu con hơn và có thêm bản lĩnh trong bước đường giáo dục con trẻ. Trước khi có bầu em cũng vào đây tham khảo và luôn coi phương pháp giáo dục trẻ từ sớm làm kim chỉ nam. Em thấy rất có hiệu quả. Bé đầu tiên nhà em 6 tháng tuổi đã biết các đồ vật trong nhà, 14 tháng đã thuộc thơ Kiều, đọc vanh vách....hiện tại bé gần 3 tuổi và em quyết tâm theo con đường của các bác. Tuy bé nhưng mọi vấn đề bé đểu hiểu và nhận thức được. Dù bất cứ chuyện gì, bé đều đựơc giải thích do vậy bé hầu như tự nguyện làm mọi việc. Lúc nào em cũng nhồi vào đầu câu - Sau này lớn lên con sẽ đi Mỹ học. Dù uông sữa, uổng thuốc hay làm gì bé đều nhận thức được và nói ra mục đích. Chỉ thấy 1 vết xước măng rô trên tay là yêu cầu mẹ mua C cho con uống, con uống sữa để cao lớn, khoẻ mạnh...hôm nào bị bố đánh đòn dù khóc nhưng cũng biết nói lý do bị tét đít và biết sau này nó phải làm gì nên hầu như em không bị stress vì nó bao giờ...Em thấy thật hạnh phúc vì ban đầu mình đã đi đúng hướng. Và mục tiêu của em là giúp con biết ước mơ và sẽ biến ước mơ thành hiện thực. Em rất cảm ơn mọi người trong topic này, nếu không đọc topic này, có lẽ em cũng không có được thông tin quý giá như vậy. Rất mong nhận được chia sẻ từ các mẹ, từ cô giáo. Em tặng mọi người hoa này         :R ose:    
83. Me Laida:
Trích: “sau khi đọc cũng phần lớn các bài của các Mẹ em mới nhận ra rằng, các Mẹ lo cho con được như vậy, theo sát chương trình nâng cao của con”
Trả lời: Cái này đúng,em luôn nói chuyện và xem qua bài vở của con.Trích:” vì các Mẹ ngày xưa cũng giỏi (ví dụ như giỏi tiếng Anh, giỏi toán) nên mới bám sát được chương trình của con”
Trả lời: “Cái này sai, em ko hề giỏi nhưng thương con,cái đầu non nớt của nó bị nhồi lắm quá.Không học chỉ có nước đi đánh giày.Vậy chẳng có đường nào khác.Học như thế nào cho nhàn là điều em luôn suy nghĩ cho con.Giống cái ông tiết kiệm thời gian cho con chơi bi  mà chị KimAnh nói.Muốn thế mình phải xem qua nắm được bài nếu con ko hiểu thì tìm cách dễ hiểu nhất để giảng cho con,xui học khẩn trương để còn chơi  .Ai cũng biết cuối cấp 1 toán cho trẻ con mình áp đại số đặt x,y là ra ngay. Nhưng các con làm bằng sơ đồ vẽ đúng nhìn sơ đồ hiện ra đáp số ngay.Các kiểu sơ đồ.Bố mẹ nào ngại thì chở con đi học thêm,phó mặc cho cô.Phụ thuộc vào trình độ,và tâm huyết của cô,hay gia sư.Mà sách toán nâng cao bán đầy ngoài đường.Hơn trămk là ôm hết toán chuyên của lớp 4 và 5.Chở con đi học,1lần- mất thì giờ của con,con ngồi chép bài cô ra ở cái cuốn em nói ấy,rồi nghe cô đọc để chép bài vào vở,2 lần- mất thì giờ,đón con về cho ăn uống nghỉ ngơi,3 lần-mất thì giờ.Tối lôi cái bài ấy ra làm theo cách cô rất bị động,mất tính tự học như kiểu bị đầu tàu lôi đến đâu thì đến.Còn mình xem qua bài mẫu ở các dạng chuyên đề,hướng dẫn rồi động viên con tự làm nhanh: tích đáp số.Nên não cày đi cày lại thành rãnh.Chỉ có luyện tập nhiều mới giỏi.Vâng con nhà em là thợ làm toán.Em dám đảm bảo rất nhiều GV dạy toán ko cày bừa ôn luyện gí cho cái đề toán thi trường AMS2 với 30' làm 15 bài sẽ trượt chỏng gọng. .Ôn luyện nhiều thì sẽ thành thạo trong cách nghĩ,làm thuận mãi thì sẽ làm được nghịch.Trong toán bao giờ nghịch. cũng khó hơn thuận.
Trường hợp em kô giỏi nhưng em biết quán xuyến,KTra giao bài,biết dùng sách.Biết mục đích,tính thực dụng,nên nhàn.Tiết kiệm được nhiều thời gian,tạo cho thằng bé cách tự học.Đến lớp luôn làm được bài khó (vì đã làm mãi ở nhà) thành ra giỏi lại ham học hơn bạn khác.”
Trích: “các Mẹ cũng giỏi kiếm tiền, không bị việc chạy cơm áo gạo tiền hàng ngày chi phối”Trả lời: “Cái này sai, em giỏi bóp mồm .Cái gì ko thiết thực vứt đi luôn.Các ngày lế tết thiên hạ kéo nhau ra đường xem người, xiết cổ nhau, và xả rác ra đường thì em tranh thủ cho con nghỉ ngơi vì con em học vất vả quá,Ko ra đường thì ko tốn tiền  em sẽ con đi chơi vào lúc khác.Người ta mua sữa đắt tiền,của ngoại thì em bổ xung canxi cho con bằng sữa Mộc Châu hơn 15 năm rồi lúc ấy em đã biết nước ngoài có nhiều loại sữa bột rẻ tiền,Việt nam tha gì mà ko mua về cho hương liệu hóa chất vào mà bán cho trẻ con cơ chứ.Mua tôm bé tý rán bánh xèo để ăn được nhiều canxi,ăn trứng gà.Không học thêm thì cũng đỡ 1 khoản nữa,con ko sành điệu nên tiền quần áo ko tốn vì cứ áo trắng quần tím than mà giã.Đấy nhiều thứ cộng vào to ra phết.Túm lại bao lâu nay em ko hỏi chồng tiền là có thật.Nhưng chồng em cũng thế thôi,chỉ có mỗi nhu cầu ăn cơm trưa ở VP thôi.Ở với nhau lâu rồi-giống nhau hết.Gần mực thì đen  .Học thì toàn chọn kiểu ngon- bổ- rẻ.Mãi đến lớp 8 mới học thêm tiếng Anh.Đằng nào chả cho nó tiền mua cái xe thì cho trước hiệu quả hơn,học ra thành kiến thức thì tự mua mấy xe sau này cũng được.
Tóm lại em ko giỏi kiếm tiền giống như các mẹ nghĩ,nếu nói con số ra thì phải xách guốc cho tất cả các mẹ trên này.   .Vào topic định hướng này các mẹ sẽ thấy rằng tiền bạc không thể thay thế bằng sự quan tâm của bố mẹ dành cho con.Nếu có sự quan tâm gần gũi với con mình sẽ ko bao giờ các mẹ phải mở topic con bỏ nhà đi tìm ở đâu bây giờ  ”
84. Kimanhnhitu: Sao mẹ Lai da giống mình thế, cứ như chị em 1 nhà ấy, mẹ nó láu thật đấy. Mà mình cũng biết từ 15 năm trước bác Mai Kiều Liên cũng chẳng cho con bác ấy uống Vinamilk đâu, giờ 2 con bác ấy TN ĐH ở Mỹ hết rồi. Mình ở SGN thì dùng sữa thanh trùng Lothamilk của nông trường Long thành, mua bơ tươi Mộc châu ở siêu thị Hànội ấy, các mẹ cũg nên uống sữa đó luôn cho đẹp khỏi dùng mỹ phẩm tốn tiền mất thời gian. Ngoài ra món cá hầm nồi áp suất cho con ăn vừa thêm canxi lại khỏi bị hóc xương. Các mẹ cũng nhớ là các bé còn 1 cơ hội cuối cùng để cao là giai đoạn tiền dậy thì (9-12 tuối), rất cần cho bé ngủ trước 10h, đi bơi nhiều vào (HN mà rét thì cho chơi môn thể thao nào đó,VD bóng rổ, nhìn TT Barac Obama coi,mê luôn...). Ở nhà mình có vạch 1 cái thước lên tường, đo con và bạn nó liên tục( hôm nào triều cường là tăng thêm 1-1,5 cm đấy, nhớ (+) (-)  Con mình lúc tròn 15 tuổi cao 1m79 rồi, trông cứ như cái thang ấy, sau béo ra 1 tí là vừa. Các mẹ ạ, đầu tiên 
là phải lo cho con mình cao lớn khỏe mạnh đã, rồi nó mới tự tin và có sức khỏe để học tốt. Mình dạy học mà được lớp học trò cao lớn khỏe mạnh xinh đẹp là cứ vui hớn hở giùm bố mẹ chúng luôn ấy.
Trích:
"Trường hợp em kô giỏi nhưng em biết quán xuyến,KTra giao bài,biết dùng sách.Biết mục đích,tính thực dụng,nên nhàn.Tiết kiệm được nhiều thời gian,tạo cho thằng bé cách tự học."
Không nhiều người biết và làm được như Me Laida. Ở lớp học thêm thường là học trước, học trò chỉ chép bài giải, mất khả năng tự học, chỗ học chật chội nóng bức mà có khi ko an toàn...mất nhiều thứ nữa như thời gian sức khỏe và tiền bạc.Mẹ Lai da đã nói rất kĩ và sinh động trong các bài trước, chúng mình cùng nhắc lại để nhận thức thật sâu sắc và thực hiện nhé. MÌnh cũng đã 2 lần đóng tiền học Toán cho 2 đứa con ở TT Thăng Long (SGN) nhưng lần nào cũng như lần nào, cho con học hết buổi thứ 2 là nghỉ vì kinh hãi quá: chật, nóng, kéo dài 3 h liền, ngôi nhà thì là nhà dân,bịt lồng sắt kín mít... xảy ra cháy thì ko có đường mà thoát ( hồi đó lại mới cháy tòa nhà ITC nữa chứ). Thế là thôi con cứ ở nhà làm hết BT trong SGK và sách BT. Lúc học thi A*Star thì mượn tài liệu photo của bạn nó đi học VN Hợp điểm về tự làm cũng chưa hết 1 lượt. Vào vòng phỏng vấn cô hỏi tại sao điểm này điểm kia trong học bạ ko cao như các bạn nó bảo vì con tự học ở nhà, đấy là điểm của con...Nghe Me Lai da kể cách học của con mình hiểu được là Ban tuyển chọn HB đánh giá cao khả năng tự học, bài Toán A*Star ko giống Toán chuyên của mình-là toán luyện gà, một cô bạn mình dạy toán bảo học thế thì chết hết nơron thần kinh, nên 2 mẹ thống nhất nếu phải chọn đội tuyển thì cứ chọn vào TAnh vì ngoại ngữ học nhiều cũng ko sao( trường con mình chọn đội tuyển HSG lớp 9 để phát đơn A*Star).
Me Lai da nhiều chuyện vui thật đấy, nhớ ngày nào cũng lên để các mẹ học tập nhé. Tặng tất cả các mẹ       
Mà mình sẽ đổi ID chứ ko con mình mà nó đọc được thì gay vì hồi trước nó bảo kể gì cho mẹ là mẹ cứ đem kể hết cho các cô.
85. Me Laida: Chị KA ơi, hè 2005 lúc con gái chị đã nhận được thư mời sang Sing học thì ngoài này chồng em copy được thư mời của cháu Minh Trang học cùng khóa con chị.Lúc bấy giờ con em sắp vào lớp 8,đọc thư mời ấy em mới quyết tâm cho con học TAnh chứ lúc trước cũng muốn nhưng thấy con học vất quá cứ lần lữa...Lúc đó em đến CQ toàn vào trang diễn đàn VA với AMS chứ ko vào wtt, vào đấy xem tư tưởng nguyện vọng của trẻ con đi du học về kể cho con nghe,bổ ích lắm chị.Lúc bé con em thích sau này đi bán sách để được đọc nhiều, sau này khi đỗ HB rồi em có bảo cháu sang đó rảnh thì tham gia các diễn đàn như VA để giúp thông tin cho các bạn khác là kiếm HB du học ko phải là quá khó...Nay chính em lại làm hai việc đó: Bán sách và giúp các mẹ trên diễn đàn có nhiều thông tin...Em chọn WTT vì chỉ có những bố mẹ thực sự quan tâm đến GD mới đủ kiên nhẫn chui vào mục GD này đọc.
Thật buồn số này không nhiều...Qua đợt bán sách vừa rồi,em gặp rất nhiều mẹ hiểu được trăn trở của các mẹ, con nhỏ thì lo chọn trường,chương trình học nặng...con lớn thì lo tìm lớp học thêm, nhưng kẹt nhất là ko thu xếp đựơc cho con học thêm vào lúc nào vì trùng giờ,trùng buổi...Em tiếp xúc được nhiều mẹ đáng quí lắm,hết lòng vì con chỉ loay hoay ko biết đi hướng nào,lối này có đúng ko? Với những mẹ ấy em ko tiếc công sức và nhiệt huyết.Nhưng cũng có mẹ gọi điện cho em hỏi cho nhanh vì ko có thời gian...hay ngại đọc nữa  Buồn thật! Topic này khác với những topic khác ở chỗ xin địa chỉ uốn tóc đẹp thì chỉ cần đọc 1 bài thôi cũng được còn topic này đọc vài trang cũng chưa nắm hết vấn đề.Em văn vẻ kém,kỳ cạch gõ bài ở CQ,cố sắp xếp trình tự cho các mẹ dễ hiểu dễ đọc, nghe mẹ ấy nói thế em chỉ biết  
Bây giờ có chị vào đây,củng cố niềm tin cho các mẹ yên tâm: không nhất thiết phải có nhiều tiền,phải cho con vào trường chuẩn,trường nổi tiếng mà có bố mẹ quan tâm con vẫn ngoan,chăm học vẫn lên tàu giống nhiều bạn khác.
86. Kimanhnhitu: Em tiếp xúc được nhiều mẹ đáng quí lắm,hết lòng vì con chỉ loay hoay ko biết đi hướng nào,lối này có đúng ko? Với những mẹ ấy em ko tiếc công sức và nhiệt huyết.
Nhưng cũng có mẹ gọi điện cho em hỏi cho nhanh vì ko có thời gian...hay ngại đọc nữa  Buồn thật! 
Me Lai da đừng có buồn, chắc vì các mẹ con còn nhỏ có ít thời gian, như mình đây là vì giờ các con đi học hết, bố Ngỗng nhà nó đi Ct, thế nên mấy hôm nay ko được ăn tí rau nào vì ko đi chợ, đọc hết 37 trang DĐ định hướng và 40 trang dạy con lớp 1, thức đến 1 h sáng ... Mình chắc chắn là nhiều thành viên và khách đọc lắm và thấy vô cùng bổ ích. Sẽ có mấy thành viên mới nữa sắp tham gia toàn là những mẹ giỏi giang và rất tâm huyết chắc chắn cùng với các mẹ ở đây phát triển DĐ này.
NJC năm nay tuyển được 9 HN + 3 SGN. Có một cái mới là họp PH và HS trước vòng phỏng vấn, họ luôn soi các con rất kĩ trong mọi tình huống để tuyển chính xác nhất.
Chúc 1 tuần mới vui khỏe hăng hái cho tất cả các mẹ và các con nhé. Tặng nhiều
87. Me Laida: Trích “Chị Laida: em rất thich kiểu hành văn của chị. Đơn giản, dễ hiểu, nhưng đầy quyền uy và một chút "ghê gớm".
Chào hàng xóm nhé! giới thiệu với cả nhà bạn này là hàng xóm cách nhà em chưa đầy 200m nhưng chưa gặp mặt nhau... Cụ nội em là Thày đồ Nho học,nên bố và các chú em sống nguyên tắc nề nếp và rất khó tính.Ai cũng rất cẩn thận,đã làm cái gì là tìm hiểu làm thật tốt.Nhưng có mặt trái là yêu các con theo kiểu yêu cho roi cho vọt,hơn nữa thời đó lo ăn đã mệt nên so sánh: bây giờ chúng mày sướng chán với hồi bố được cụ nội cho đôi dép với cái quần mới rời nhà từ 14 tuổi lên chiến khu...
Với kiểu yêu con cho roi vọt bây giờ sẽ đẩy con ra xa bố mẹ hơn,với lại bố mẹ thời nay phải hết sức thông thái và uyển chuyển mới có thể giúp con thoát áp lực của sự học như mê cung của mình.Tức là phải thức thời,thay đổi theo thời cuộc,ko thể thả con đến trường rồi yên tâm như hồi mới giải phóng ....Nhiều cha mẹ trong đó có bố mẹ em, chỉ mong muốn con mình giỏi hơn con nhà khác nhưng ko chỉ ra được làm như thế nào,học ở đâu,làm ở sách gì..kiểm tra vài lần cho con vào quĩ đạo...Trẻ con thì làm sao mà biết được,Khi biết thì đã muộn rồi...
Vậy bạn Bupchoi nhận xét đúng,em có sự ảnh hưởng của bố là rất cẩn thận,nghiêm túc,rất kỹ tính,nhìn các vấn đề rất sâu, nhưng rút kinh nghiệm từ chính bản thân mình nên rất gần với con,nghiêm khắc nhưng phân tích bằng những chuyện thật giản dị thật thường ngày để các con thấy đúng sai,hay đặt VD người khác làm thế con có chịu được không? con em ko suy nghĩ trả lời ngay: KHÔNG! Thế là đạt yêu cầu rồi  Chỉ dọa không phải đánh.
Quyền uy,ghê gớm nên chỉ cần nói nhỏ đã phải nghe,nhưng ngược lại chồng em cứ gầm lên như hổ hay lấy roi ra trẻ nhà em vẫn không phục.Bố chúng thì chúng đành nghe nhưng vẫn ấm ức lắm.
Còn em chúng nghe xong vui vẻ và có phần yêu mẹ hơn.
88. Comaybk : Các mẹ ơi! Em thấy các mẹ phủ nhận việc học thêm. Riêng em, em thấy việc học thêm nếu chọn đúng, không quá tải thì đêm lại hiệu quả rất lớn. Như em đã kể các trang trước, cậu em tuy có định hướng tốt , nói chuyện và tìm hiểu được tâm tư nguyện vọng và biết cách động viên cho em học hành. Nhưng về kiến thức chuyên môn học gì, học như thế nào là cậu em chịu chết. Những năm nay đổi đề thi ĐH rồi, chứ những năm trước nếu không đi học thêm chỉ làm bài tập trong SGK thì thi ĐH điểm không thể cao được. Em học trường huyện nên 3 năm cấp 3 học chính & học thêm luôn một thầy và học luôn bộ 3 đó trong 3 năm. Học thêm học nâng cao mục đích để thi ĐH, học chính học sách giáo khoa. Hồi đó lớp em học không quá nhiều như các em bây giờ. lớp 10,11 học 1 tuần /4 buổi. Lớp 12 1tuần/6buổi. Một ngày gần như em đi học thêm một buổi. Lớp em đi học cả lớp em thấy tần suất như thế không nhiều, thời gian còn lại tự học ở nhà. Các mẹ cho con học thêm cũng được nhưng cái quan trọng là có thời gian ở nhà tự học, lúc tự học đó mới chính là biến kiến thức học chính, học thêm thành của mình được. còn cứ đi học thêm suốt ngày rồi về nhà mệt lừ ra thì em nghĩ không ổn. Em viết bài này để các mẹ thấy rằng nếu cha mẹ không đủ khả năng để hướng dẫn con thì có thể cho con đi học thêm, nhưng học như thế nào để hợp lý thì cần cân nhắc. Giờ đây lớp em đã ra TN C3 12 năm rồi, nhưng chúng em luôn nhớ công lao các thầy dạy mình hồi C3, thân thiết với các thầy lắm các mẹ ạh, con các thầy ra đây học ĐH nếu bạn nào giúp đỡ được gì cũng luôn sẵn sàng, các thầy ra đây khám chữa bệnh cả lớp cũng tụ tập hỏi thăm thầy.
89. Me Laida: Trích” Nhưng về kiến thức chuyên môn học gì, học như thế nào là cậu em chịu chết. .”Trả lời: Em cũng thế chẳng biết gì hết,nhưng em biết huấn luyện cho con tự học từ bé.Khi thấy con người ta kiếm được học bổng thoát ra ngoài thì em lân la tìm đủ mọi cách để có số ĐT,rồi biết giọng mình khàn khó nghe phải tập và chọn giờ nào người ta dễ tính nhất rảnh rỗi để người ta chịu nói với mình vài câu.Định hỏi người ta cái gì phải soạn ra trước, khi người ta nói mình phải ghi tốc ký.Sau mới phân tích đánh giá...Em phát hiện ra thi có 3 môn viết Toán bằng TA,IQ và TA.Khó hơn cả là phỏng vấn.Lúc nào có thời gian em và chị KA sẽ nói kỹ vấn đề này.IQ thi trong vòng 20' nhưng tận 60 câu.Em xin nói thật nếu lần đầu nhìn thấy, thì vài tiếng cũng chẳng làm xong 60 câu ấy đâu ạ.Biết vậy thì có cách giải quyết rồi.Mà em phỏng vấn rất nhiều phụ huynh,nhiều học sinh lắm nhé.Em hỏi toàn những câu ra vấn đề chứ ko giống như các MC trên tv hỏi những câu dồn người trả lời vào 1 đáp án đâu.Đánh giá của nhiều phụ huynh cũng khác nhau do nhận thức của mỗi người khác nhau.Mình đưa ra đánh giá đúng thì đến đích nhanh.
Vậy em ko cần tìm hiểu chuyên môn để dạy con mà em phải tìm hiểu địch và đưa ra được chiến lược,kế hoạch hành động,Con em còn bé đã được huấn luyện các kỹ năng tự học,chịu áp lực..đã bị lên dây cót là các bạn Nghệ An Hà Tĩnh ngoi ra ngoài này, còn mình ngoài này sẵn lợi thế được học ngoại ngữ tốt, không vượt rào sớm thì sau này rất khó vượt...đấy là cái ý chí.
Trích “học chính & học thêm luôn một thầy”
Trả lời: “Cái này vô lý.Sáng thày dạy cơ bản ,các sách bán đầy đọc là hiểu ,Nhưng ko rèn kỹ năng tự học từ bé thì không làm được .Đầu lúc nào cũng có tảng đá là chưa dạy thì chưa biết...
Chiều vẫn các thày ấy dạy có gì mới hơn,có chăng là thày học hộ còn mình cứ bị động,giao bài thì làm.Con em chỉ học tiếng ANH có hơn 1 năm mà ra trung tâm học, vẫn biết kiến thức ko có nhiều nhưng phải học Tây để gặp họ ko ngọng,còn về nhà phải rất nỗ lực biết yếu đâu thì phải vá chỗ đó vào.Nếu các mẹ ko thay đổi cách nghĩ,phụ thuộc vào GV quá nhiều con các mẹ sẽ rất khổ ko chịu được,rối như canh hẹ là chìm.Các thày cô giáo chỉ là người đi trước hướng dẫn thôi, vướng mắc mà được giải đáp thì nhanh hơn.Nhưng học sinh ta có đọc trước đâu nên có biết gì để hỏi đâu.Thày cô giao bài tập tối thiểu cũng có làm đâu.Vậy đã học hết sách chưa mà đi học thêm.Thi ĐH bao năm nay vẫn trên nền ấy thay đổi có đáng gì đâu?Con em học chương trình của Việt Nam thêm một chương trình của Pháp nhưng thi Học bổng bằng các môn rất mới của TAnh vậy như các mẹ nghĩ là phải đi học thêm mới làm được có đúng ko? Vậy nó học gấp 3 thằng khác rồi học vào lúc nào đây. Đừng nghĩ em khoe con em giỏi,mà hãy nghĩ em đang thuyết phục các mẹ thay đổi ý nghĩ đúng về học thêm.Giỏi ở đây là mẹ nó giỏi,dắt nó chiến đấu thoát ra khỏi vòng vây, nay chỉ lối cho các mẹ dắt các con thoát ra.

90. Comay bk: Em đồng ý nếu làm được như chị Laida, chi Noitro là tốt nhất rồi em gọi điện cho cậu em cũng kể chuyện linh tinh kể chuyên các chị cậu em cũng phục các chị lắm ạh vừa kiếm tiền giỏi vùa có kiến thức chuyên môn tốt vừa người rấytâm lý nói chung là toàn diện nhiều bông hoa tặng các chị. 
Nhưng vì nhiều mẹ không thể nào làm dạy được con, định hướng môn học được cho con thì tìm được thầy tốt, học không quá nhiều và quan tâm đến con. Cậu em mà cầm cái đề thi Toán lý Hoá lớp 9 lên lớp 10 thì quả thật không hiểu, nói đến a2, em còn phải giải thích là = a * a đấy để hiểu được chi tiết từng bài toán, từng dạng toán đối với cậu em không thế - đấy em nghĩ thế. Nhưng cậu lắng nghe em, đi học về kể cho cậu nghe cách thầy dạy, cái mình học, làm được bài nọ bài kia. Nói chung là chỉ hiểu Overview về cháu mình, vì có trao đổi nên có thêm thông tin về các bạn lực học của các bạn qua lăng kính của cháu mình, sau đó có thể phân tích tính bạn này bạn khác giúp cháu nhìn các tính cách của con người, con người này thì nên chơi thế nào, người kia chơi thế kia. Còn ở Hà Tĩnh - Nghệ an về học thêm, thực ra học rất nhiều đấy chị ạh. Quê em ở một huyện thuộc tỉnh NA mà cuộc chiến vào trường chuyên lớp chọn cũng kinh khủng lắm, mỗi lần về quê thấy cũng thương các em ghê lắm í. Còn về học thêm em nghĩ chị nghĩ thế là hơi phiến diện! Em xin kể các chị nghe kinh nghiệm của bản thân em: 
Lần đầu tiên em đi học thêm là lớp 9, thực ra không phải đi học thêm mà gọi là học bồi dưỡng để đi thi tỉnh. Em C2 học trường làng (mỗi xã có một trường), nhưng vì may mắn lọt vào đội tuyển thi tỉnh nên được tập trung vào trường chuyên của Huyện. Học chính vẫn học trường làng, 2 tuần/1buổi gọi là đi luyện thi tỉnh. Môn Hoá học học Từ lớp 8, đến giữa lớp 9 thì em cũng chưa có hiểu biết rõ về môn Hoá đâu. Sau khi học thêm cô giáo này dậy rất hay: từng dạng từng dạng một đầu tiên phân biệt các nguyên tố hoá học chia thành mấy loại, rồi các loại kết hoạch với nhau. Nói chung là rất dễ hiểu và logic, sau đó dạy nâng cao gì phán ứng cái gì có bao nhiêu trường hợp có khả năng xẩy ra, thế là đấy môn Hoá lằng nhiều hoá trị linh tinh thành như toán học vậy. Kết quả sau 3 tháng 9 đứa tụi em đứa nào lên C3 học cũng rất tốt Hoá đấy, và cảm thấy môn Hoá thật là đơn giản dễ hiểu chỉ cần ghi chú những trường hợp đặc biệt. Sau này em đọc nhiều sách về Hóa nhưng em mãi nhớ cách cô giáo đó dậy. Chị bảo sáng và chiêu học ko có gì mới. Cực kỳ nhiều cái mới học thêm mang lại chứ. Buổi sáng chỉ học cơ bản, buổi chiều học thêm các dạng các dạng nâng cao, rồi thầy tổng hợp các sách các bài toán cùng dạng ra bài tập về nhà - về nhà làm những bài tập đó thì cũng nhớ mãi nhớ mãi dạng đó rồi mà. Với học thêm như thế em thấy cũng không có gì là không nên cả, trong trường hợp bố mẹ tìm được sách, các con có vướng mắc gì thì giải đáp. Nhưng những mẹ không thể làm được điều đó thì học thêm cũng không sao. Môi trường trong lớp học thêm cũng không phải làm xấu, mình được thể hiện mình trước tập thể cũng kích thích sự tìm tòi học hỏi để bằng các bạn vượt các bạn. Cá nhân em, em tự nhận là lớn lên bằng con đường học thêm. Học như thế mấy năm trời dạy các dạng chịu khó về nhà biến các dạng thành của mình thì đên thi ĐH không có gì quá nặng nề. Nhưng đên khi học ĐH một lượng kiên thức lớn lúc đó đòi hỏi khả năng tự đọc, tự học thì cũng sẽ tìm được phương pháp thích hợp thôi mà.
91. Me Laida: Bố em cứ khen mãi cụ nội em thức thời.Cụ là thày đồ nho học nhưng cho các cháu mình đi học chữ quốc ngữ và pháp văn(Trước CMT8) nên sau CMT8 bố và các chú em học tiếp lên rất nhanh.Đến thời em cho con học tốt ngoại ngữ từ lúc rất bé ,tìm hiểu chương trình thế giới bên ngoài,lúc nhỏ cháu đã học toán ,lý,khoa học bằng tiếng Pháp.Sau lên lớp 8 học song song các môn ấy bằng Việt Pháp Anh.Mà em Pháp và Anh ko biết lấy 1 cắc.Nên em cũng giống cậu bạn cỏ may
Trích “Cậu em mà cầm cái đề thi Toán lý Hoá lớp 9 lên lớp 10 thì quả thật không hiểu, nói đến a2, em còn phải giải thích là = a * a đấy để hiểu được chi tiết từng bài toán, từng dạng toán đối với cậu em không thế - đấy em nghĩ thế.”
Trả lời: Nhưng em ko cố tìm hiểu kiến thức làm gì,mà em cố tìm hiểu con đường con em sẽ đi...
Em không bảo học thêm là xấu,đứng ở góc độ nào đó là tốt như cải thiện kinh tế cho thày cô..  hay để bố mẹ yên tâm là con mình ngồi học suốt ngày  
Nhưng muốn vượt lên,bứt phá thì phải thật tiết kiệm thời gian.
Trong tiêu chí chọn học sinh để nuôi ăn học của các nước em đã viết. Vậy ở đây ta đang nhìn cái đích xa hơn, chứ chỉ để cầm cái giấy gọi Đại học của ta thì học thêm giúp được rất nhiều người.
Em không dám bàn đến du học tốt hơn hay ĐH trong nước tốt hơn vì cô giáo có 3 con du học cũng đã từng nói: du học chỉ là chuyến tàu ngắn.
Thời nay ko nhận được giấy gọi ĐH cũng đừng buồn vì vài năm sau học tại chức, chuyên tu lại có tiềm năng hơn ấy chứ    
* Thật khó khi các mẹ chỉ nhìn vào cái trước mắt.
-Thằng con đầu nhà em năm 98 thi vào tiếng Pháp DTD được 8,25/10 điểm chuẩn là 8,5.Thi vào lớp TAnh được 17,5/20 thì đỗ, Pháp trượt chỏng gọng.Bố phải nhờ bạn đồng nghiệp mới ấn con vào lớp Pháp.Vào mới té ngửa ra bạn 7 điểm cũng vào,không thi cũng vào  
-Thằng con thứ 2 nhà em:5h sáng ngày 12-4- 08 em đã chầu ở cổng trường thực nghiệm.Dạ cái danh sách ghi tên mua đơn chính là chữ em đấy ạ. Thi trượt , nhà em cũng biết, ko cần đi xem vì con về bảo là nhầm mấy chỗ. Vui vẻ cắp nhau về học Dịch vọng.
-Thằng cháu cô bạn em thi vào DTD năm 2000 cũng trượt em phải ra tay,thằng này em định hướng từ đầu đến chân luôn.Tháng tư vừa rồi đỗ học bổng Sing trường: con nhà em và con cô giáo đấy.Trường này thi vào vô cùng khó.
-Cũng một chị trên con em 1 khóa học ở Sing,hồi bé thi DTD cũng trượt ạ.
Em cho VD thế để các mẹ đừng đưa ra tiêu chí gì khi con mới vào lớp 1,là tờ giấy trắng tinh thì thi cái gì,người lớn làm xiếc thôi.
Những đứa ko có tư chất em nói ở trên bố mẹ nó biết con mình dốt nên phải năng động hơn thức thời hơn đấy ạ.Còn bố mẹ sống bằng niềm tin thì cho con vào lò học thêm từ 5 tuổi  

92. Primary Education: Mình xin chia sẻ với các bố mẹ trẻ trong topic này mấy câu ngắn gọn để bớt cái nhiệt chọn trường chọn lớp tốt cho con như sau nhé. 
Nhà mình 3 anh em trai, chả có ai được đặt chân vào trường chuyên lớp chọn mặc dù nhà chỉ cách Ams có 7 Km, đơn giản là vì bố mình sợ các con đi học xa mệt, không tự đi bộ đến trường-cả bố mẹ đều phải đi làm rất sớm. Bố chọn cho cả 3 anh em vào trường nho nhỏ, gần nhà. Thế mà cả 3 anh em chả có thằng nào thoát được việc đi du học bằng học bổng nước ngoài, tất cả là do bố mình có tầm chiến lược đi trước thời đại. 
Cụ thể là ông chỉ cho 3 con đi học buổi sáng, chiều tự về nhà ăn uống chơi với nhau và tự dạy nhau học theo chương trình bố vạch ra mỗi ngày; cuối năm học ai giỏi hơn sẽ được bố mẹ nâng cấp cho chiếc xe đạp. Ông đánh giá xem ai giỏi hơn bằng cách lập ra 100 câu hỏi /môn học chính/người và bắt làm trong 1 khoảng thời gian nhất định, ông coi thi nghiêm túc. Cả 3 anh em ai cũng nhớ như in cái khung cảnh 3 anh em ngồi thi bài của bố trên bộ bàn ghế cũ trong bếp ăn của mẹ. Về sau lớn lên hỏi ra mới biết là bố mình lấy 100 câu hỏi bài tập cho từng con bằng cách túm ngẫu nhiên trong các sách nâng cao dịch từ tiếng Liên Xô cho từng lớp học, từ đầu sách cho đến cuối sách. Thằng nào làm chưa được 80 câu thì nhất định hè năm đó phải HỌC THÊM-buổi tối không được chơi mà bị bố kèm học, bố nóng tình và nghiêm khắc lắm. Thế nên 3 anh em mình đứa nào mà bị HỌC THÊM thì coi như tiêu đời với bố hè năm đó. Giờ cả 3 anh em đã lớn, người trong nước người ngoài nước nhưng luôn coi bố mình là một người thầy đáng kính nhất. 
Trẻ con giờ đi học thêm nhiều, học trường chuyên lớp chọn nhiều nên thầy cô học hộ các con là chính vì có để học sinh đào sâu suy nghĩ, tự nhận biết vấn đề và học cách giải quyết vấn đề đâu mà giỏi được. Bố mình đã thành công vì ông luôn dạy cho con cách tự học và cách nhận biết vấn đề, ông luôn có câu cửa miệng bằng tiếng Nga đại loại là A problem cannot be solved untill it is seen, mình chả nhớ tiếng Nga nguyen gốc thế nào nữa. Ôi các anh chị đừng bấm cám ơn em vội, đang định thêm chút mà mạng bị out. Em thêm thế này nhé.
Bây giời thời thế đã thay đổi, chả còn có như ngày 3 anh em nhà em nữa. Ngày đó cái gì cũng bao cấp, bố mẹ em chỉ phải đi làm đủ giờ tối và thứ 7 chủ nhật ở nhà giúp con học bài. Giờ thì cả 2 vợ chồng em phải đầu tắt mặt tối, sáng từ 7 giờ đến 10 giờ PM, không thứ 7 không chủ nhật. Hỏi còn thời gian đâu mà dạy con như bố em dạy em ngày xưa nữa? Bà xã thì còn ham kiêm tiền hơn em!!!! Cân nhắc giữa kiếm tiền và dạy con thì cái việc đầu tiên nó hấp dẫn hơn, nên đành phải xin lỗi con yêu, trăm sự bố lại nhờ người giúp việc và thầy dạy thêm ở nhà. Nhiều lúc thấy tội con lắm, thôi để bố mẹ kiếm hết 5 năm nữa sẽ dạy con như ông dạy bố ngày xưa nhé. Sorry con.
93. xxx:  Các bác tranh luận rất thu hút, em không thể không tham gia được. Phải nói rõ, lúc còn nhỏ em đã từng nghĩ không học thêm thì không thể khá được, tóm lại em đã từng nghĩ học thêm là một trong những phương tiện giúp ta thành công.
Rồi em có gia đình, có con, ngay từ lúc sinh con em đã nghĩ mình phải nuôi dạy thế nào đây? Em thấy người ta đề cập đến cách giáo dục con từ sớm trong “Em phải đến Havard học kinh tế” nhưng em thích nhất cái cách mà con người ta có thể trưởng thành trong “Hai số phận” v.v…
Đấy là trong sách. Còn những người sống quanh em thì thế nào? Đầu tiên em điểm lại những người họ hàng thành đạt, sau nữa là những đứa bạn học thành đạt của em. Các bác ạ, họ có một điểm chung là tính tự học rất cao mà đức tính đó ở đâu mà có? Em tìm hiểu tiếp thì thấy chỉ có 2 cách, một là do cha mẹ rèn cho khi còn bé tí hoặc do “Giàng” ban.
VD1: Cậu em, học chưa hết cấp 1, hiện có hai đứa con đang học theo HB tiến sĩ ở Úc, có tư tưởng rèn con hơi giống chị Laida (nói thì dài dòng lắm các mẹ cứ đọc các post của chị ấy từ đầu sẽ thấy bác Laida có 1 chiến lược cho con rất mạch lạc và linh họat theo tình hình thực tế). Hai đứa em của em không giỏi lắm đâu cũng từng thi rớt đại học 1 lần. Tốt nghiệp đại học xong tiếng Anh còn ấm ớ (Cậu em ở quê và tụi em là thế hệ 7X mà). Nhưng cái em muốn nói là nhờ có tính tự học nên chúng nó luôn có ý thức thu nhặt hành trang để khi “Tàu đến” là lên đường. Còn em “thông minh” không kém, nhưng em ỷ lại,em cà kê nên em tèo.
VD2: Mấy đứa bạn học, thành công nhất là anh bạn làm giám đốc cho INTEL, còn mấy đứa nữa không du học bằng HB 100% thì cũng học trong nước, rồi ra nước ngòai học thêm sau đó lại trở về mở doanh nghiệp riêng họat động rất hiệu quả. Hồi nhỏ chúng nó là những đứa hiếm hoi hầu như không đi học thêm các bác ạ.
Em nói dài dòng vậy, vì em thấy hình như các mẹ chưa chú ý xem tại sao con bác Laida không phải đi học thêm? Và tại sao bác ấy xem trọng vấn đề này đến vậy? Theo em là vì bác ấy thực hiện được một việc tưởng chừng rất đơn giản “Vừa làm bạn, vừa làm cô giáo” của con ngay khi con còn măng sữa. Bắt đầu từ việc dễ nhất. Cho em hỏi có bác nào ở đây quên luôn được cái tivi như bác Laida không đã? Theo em dễ mà không dễ đâu nhé. Em phải cố lắm mới cai được 2 năm nay.Lại quay về việc làm sao giúp con không phải đi học thêm mà vẫn có kết quả. Thôi em phải phóng về nhà chăm con đã mai em sẽ phát biểu cảm nghĩ tiếp

94. Edina: [quote=edina;5304871]Xin giới thiệu với các mẹ 1 thành viên mới sắp vào, mẹ này rất giống mẹ Lai da, có 2 con trai rất thân thiết với mẹ. Anh Ku bé cứ miệt mài thi hòai vì HB 100% học phí thì vẫn cứ chưa đi được. Anh Ku này đã giành được giải thưởng về tìm hiểu thiên nhiên hoang dã, được đi trại hè ở Châu Phi. Nay mới giành HB 40.000 bảng Anh để học 2 năm A Lever của HĐ Anh năm vừa rồi, hiện đang học ở Anh. Phấn khởi quá các me ạ.Chào mừng thanh viên mới trước nhé.[/QUOTE.
Anh chàng đó đây này
link: http://www.hoahoctro.vn/vuongquocanh/24130.hht
Một chương trình học bổng cực kỳ “hoành tráng” của trường Ruthin, 7 suất học bổng với giá trị 100% (tương đương 40.000 bảng Anh/mỗi suất) sẽ được trao cho những bạn học sinh Việt Nam xuất sắc nhất vượt qua cuộc thi học bổng do Hội đồng Anh phối hợp tổ chức với trường Ruthin vào thứ Bảy 25.4 và Chủ Nhật 26.4 này (2008)
Vậy các bạn đó có bí quyết gì để giành được suất học bổng to đùng như vậy. Hãy nghe các bạn ấy bật mí những tips riêng của mình, và xem xem các bạn ấy đã và đang học tập thú vị như thế nào ở Anh nhé.
Bạn Nguyễn Hà Việt:
Profile: 
- Cựu học sinh trường PT chuyên ngoại ngữ Hà Nội
- Học bổng 100% khoá học A-level của trường Ruthin năm học 2008 - 2010
Bí quyết của mình là:
- Nên chuẩn bị học tiếng Anh từ sớm (mình bắt đầu học tiếng Anh ở Hội đồng Anh từ năm 7 tuổi đấy, bây giờ mình 17 tuổi rồi)
- Đọc thật nhiều sách viết bằng tiếng Anh để tăng vốn từ và kỹ năng viết, có kiến thức nền vận dụng cho việc viết essays hoặc trả lời phỏng vấn
- Xem bất cứ chương trình gì bằng tiếng Anh trên tivi mà bạn thích, không nhất thiết phải là CNN hay BBC (bản thân mình hay xem Star Sports, MTV, HBO, thấy thú vị hơn nhiều)
- Hài hước và độc đáo, kể cả khi bạn viết bài luận hay trả lời phỏng vấn, một tip rất quan trọng nếu bạn muốn làm mình nổi bật để được chọn.

95. Me Laida: Em cop thư của con trai cho các mẹ đọc nhé,cháu viết rất vội nên ko chịu gõ dấu.Dòng in đậm là con gái cô giáo đấy ạ.
Nếu bây giờ cháu đang học cấp 3 ở nhà chắc đờ đẫn vì học thêm... 
“Con chao bo me!
Con xin lỗi mấy ngày hôm nay không ngày nào con rảnh để trả lời bố me ca. Con co doc thu cua bo me toi thu sau, nhung ma toi hom ay bon con len chuan bi cho mot bai thuyet trinh nen con khong co thoi gian tra loi. Ca ngay thu bay con thi, ca ngay chu nhat con lam bu bai tap cho tuan truoc, hom nay nop gan het bai roi con moi co thoi gian.
Cuoc thi cua bon con la ve Thien Van, mac du con moi hoc thien van co 3 tuan it oi thoi, nhung chi An president cua cau lac bo thien van truong con, bao bon con di thi de biet, biet xem mot cuoc thi no nhu the nao, thi de lam quen hon voi mon Thien Van, va hon nua la de mo rong quan he xe hoi nua. Cuoc thi day bao gom nam vong, vong thu nhat la trac nghiem ve kien thuc thien van. De chuan bi cho phan nay, con da hoc nhung kien thuc ve quang pho, thuyet tuong doi, dai khai la vat ly nang cao de giai thich duoc tai sao nguoi ta tinh toan duoc cac con so ve cac vi sao. The ma luc no ra cau hoi no toan hoi ve lich su thien van, con gan nhu chết ngắc.  Vong thu hai la ca nhom lam voi nhau, mot vai cau toan-ly thien van tuong doi kho. Het hai vong bon con nghi mot tuan, vong thu ba la nguoi ta dua cho con cac thuat ngu thien van, con phai giai thich cho nhung dua khac de no doan ra xem tu day la tu gi. Vong nay con mau mieng giai thich cho bon no, vui oi la vui  Vong thu tu bon con phai lam mot project. De la gia su ngay 25 thang 4 se co mot thien thach 1000 km duong kinh dam vao Trai Dat, bon con bie tin mot thang truoc, hoi bon con lam gi de cuu Trai Dat.
Sau cuoc thi nay con phai ve nha lam bai tap bu cho tuan truoc, vi tuan truoc con bo kha nhieu thoi gian de lam cai project thien van. Con phai doc mot quyen sach 200 trang noi ve Myanmar, nhu kieu "Tat den" cua Ngo Tat To ay, no noi ve xa hoi Myanmar duoi thoi thuoc dia Anh. Sau do con phai tom tat lai quyen sach, danh gia su chinh xac ve cac khia canh chinh tri kinh te va xa hoi cua quyen sach so sanh voi cac su kien dien ra trong thuc te. Va cuoi cung la danh gia su khach quan cua tac gia. Kha kho vi con chi co mot ngay de lam, ma mon Su ben nay hoc quai hon Viet Nam, Viet nam chi co hoc thuoc su kien thoi. 
Tuan vua roi cua con rat ban, tuan nay cung nhieu bai nhung it hon mot chut roi. Ngay mai con di giup do cca guitar thi national. Ve nha con di SMP nua toi lam mot doan phim ve mon MI cua ba Tan. Con noi me nghe chac me se thay chuong trinh day ben nay co nhieu cai hay lam, mon lich su da the roi nhe, mon MI con quai hon. Bon con bi dat vao hoan canh truoc mat co nam nguoi dung tren duong ray tau hoa, va mot doan tau dang lao den. Truoc mat con co mot cai cong tac, neu ma bat cong tac thi tau hoa se di vao mot duong ray khac, tren duong ray ay chi co mot nguoi thoi. Nhu vay se cuu duoc nam nguoi va giet mot nguoi tren duong ray ay. Nhiem vu cua bon con la ly luan de lam sao chon ra mot trong hai phuong an, giet mot nguoi hay de nam nguoi chet. Ngoai ra con phai bieu dien suy luan cua minh bang cach dong mot doan phim. Cac mon o day deu khac xa Viet Nam, mon MI no khong day dao duc nhu o Viet Nam ma no day bon con cac dieu co ban de ung xu, lua chon va quyet dinh tot hon trong cuoc song.  
Nghe me ke thi em An con rat ngoan dung khong? Con se mua cho no cai gi hay hay o ben nay roi hom toi no sang con se dan no di choi neu con co thoi gian. Ma bo me oi, tam 15 thang sau con co mot cuoc thi mon Thien Van nua, nen con se di buoi sang, buoi chieu thi con ve choi voi bo me va em. Con cung se di tim sach cho em va cho me, nhung de sau cai dot bai tap tui bui nay da me nhe.Me hoi em An la no thich cai gi, con se kiem cho no, con yeu va nho em nhieu lam.
Me giup con mua cho con mot doi giay da bong nhe. A hom nay con di cai giay ma me dua con len Ton Duc Thang doi truoc khi con di ay, moi ngay dau tien ma lop ngoai cua no da bong roi, hang kem chat luong  . Me mua cho con vai cai ao cau lac bo nua, re re thoi dung mua hang hieu, con thich mac may cai ao day de da bong ay ma. Va luc sang day me mang cho con that nhieu mứt và C sủi vào, con thich lam.Con cam on bo me nhieu. Bay gio con khong the nho het duoc nhung gi xay ra vua qua, nen co gi con se viet them gui bo me sau nhe. Bo me cho con gui loi hoi tham ong ba noi va ong ba ngoai nhe. Ca nha giu gin suc khoe. Con yeu bo me, anh yeu em An lam, co gang hoc ngoan ngoan em nhe, hoc gioi vao, dac biet mon Toan ay, roi sang day anh dat di choi nhe. 
A me cu yen tam, con an uong day du moi thu, me dung lo qua nhe, con tieu hau het tien cua con vao viec an ma.Con chao bo me, chuc ca nha ngu ngon!!!”

96. Primary Education: Xin cha sẻ với các bác một topic này trên diễn đàn làm cha mẹ do ông bạn lâu năm của em post lên để các bác chú ý khi chọn sách cho con đọc nhé. Nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề loại sách đọc cho con, nhưn em thì đồng ý với quan điểm cho rằng Sách cho trẻ con phỉa được chọn lọc kĩ lưỡng, vì trẻ chưa là independent thinker như người lớn được. Biết thế nhưng đi cả ngày có lúc nào dạy con được đâu, đành phải định hướng các loại sách và nhờ giáo viên dạy thêm vậy. Các bác chia sẻ đi để em bắt bx đọc nhiều hơn nhé. 
http://www.lamchame.com/forum/showthread.php?t=42458
97. Edina: " Cái chú ranh này mới thật là kỳ tài..." các mẹ có nhớ là cái ông nhạc sĩ Epinatxu ông ấy hét lên vì gặp cậu bé Matchia đấy chứ ( Truyện Không gia đình ấy). Tớ đọc thư của anh Ku này cũng phải hét lên vì thích quá. Me Lai da ơi sao lại đẻ có 2 con thế, đẻ thêm nữa đi được ko...   Xin nói thêm là về Hội Thiên văn học ấy ko phải là môn học bắt buộc trong chương trình đâu, nó chỉ là 1 trong khoảng 50 cái hoạt động ngoại khóa của trường thôi đấy, do các GV hướng dẫn. Thế mà cũng hoành tráng gớm. Hội có Chủ tỉch, Thư kí...từng nhiệm kì các cấp, bầu bán cũng nghiêm trang phải trình bày kế hoạch hành động, thuyết trình vận động tranh cử quyết liệt mấy vòng cứ như bầu Tổng thống... Mong là anh Ku tham gia Hội Thiên văn tích cực để chị An có 1 President kế nhiệm xuất sắc. Có những triển lãm, hội thảo chỉ toàn bọn trẻ tổ chức cứ như Hội nghị KH quốc tế ấy, mà các ông Thủ tướng Lý Hiển Long, cựu Thủ tướng Go Chok Tong đến tham dự ,nghe các con thuyết trình rất chăm chú, xem ảnh mình cứ tự hỏi tại sao mà họ quan tâm đến lớp trẻ được đến thế, rồi lại tự trả lời là vì họ ráo riết tìm và đào tạo nhân tài cho đất nước họ...A*Star cấp HB cho các cấp từ Trung học, Đại học,lên đến Tiến sĩ, nguồn tiền là do các doanh nghiệp của Sing đóng góp thông qua Bộ KH và Công nghệ Singapore, mục đích là chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho tương lai. Cứ như mấy con bây giờ mới học Trung học, để học cho xong ĐH, thạc sĩ, Tiến sĩ mà ra đi làm được thì cứ là ít nhất 10 năm...Đóng góp tiền để đào tạo mà hơn 10 năm sau mới dụng được ,có bao giờ 1 ông giám đốc hay chủ doanh nghiệp nhà nước nào ở VN nghĩ và làm thế ko nhỉ, hay là vội vàng vơ vét càng nhanh càng nhiều càng tốt rồi hạ cánh, nghĩ gì đến đất nước của mình.
Cứ phi từ Google Earth xuống thấy chỗ nào lấp lánh xanh hồ bơi và có sân vận động như sân Mỹ đình thì thế nào cũng có thể là 1 cái trường học của nó đấy.Thật sự đi từ Sing về mình cứ nghĩ làm sao cho VN mình cũng phải được như nó chứ. Mới nghe tin là đang xây truòng Ams đạt chuẩn QTvà sẽ hoàn thành vào dịp 1000 năm Thăng long, nhìn thấy phối cảnh rồi, tin vui cho các mẹ trẻ của DĐ nhé.Học thì thích vậy đấy, tuy nhiên khi các cô có con A*Star lứa sau thường hỏi con mình là học có khó không thì nó trầm giọng bảo là " Khó lắm, học cũng khó mà sống cũng khó". Mình sẽ nói kĩ vấn đề này sau. Thế mới phải dạy con mình rất kĩ đấy các mẹ ạ, nên chúng mình mới gặp nhau ở DĐ rất bổ ích này để học hỏi lẫn nhau.Gửi các mẹ    
Ngưỡng mộ ông cụ quá. Có phải 3 anh em bạn du học vào thời gian khoảng những năm 70-85 ở Nga và Đông Âu ko, hồi đó ở HN mà 3 anh em du học liên tiếp như vậy thì điểm thi ĐH cứ là trên điểm chuẩn lần lượt em 1 tăng 3,em 2 tăng 6...đến người thứ 3 là 28-29 đ ấy, mà dạo ấy điểm cao vậy ít lắm. Lại nhớ đến bố mình, ông giống với thầy Hiệu trưởng trường Tô-mo-e của Tốt-tô-chan. Ông cũng kèm mấy anh em chúng mình học, những bài toán Hình học của mấy chương đầu tiên là hai bố con thi nhau giải,khéo ông có chiêu như Mẹ Laida. Tối mấy anh em học bài bên 1 cái bàn ở giữa nhà, anh em chỉ bảo nhau học.Sau thì mình thích học Hình, thế là tìm bạn để học chung, thi nhau giải toán. Bố mình đã dành cả đời mình và dạy cho các con được nhiều lắm. 
Mình quan sát và thấy là:
- Biết tự học thì thi kiểu gì cũng đỗ, học gì cũng được (nếu cha mẹ dạy ở nhà nhưng dạy để đào sâu suy nghĩ, tự nhận biết vấn đề và học cách giải quyết vấn đề, tức là dạy con tự học). Nếu tìm GV dạy được như thế thì OK quá, nhưng có ai dạy được như dạy chính con mình ko. 
- Nếu học thêm chỉ để luyện thi, giải bài mẫu...thì cứ phải học thêm mãi, rời thầy ra là ko biết học,thi ĐH chưa chắc đậu, mà lỡ đậu rồi có khi lại tìm thầy để kèm ( thấy rồi vì có lần có người nhờ tìm thầy kèm vì học ĐH khó quá   )Bạn ơi sao bạn lại ko cho con mình có được hạnh phúc như chính bạn vì có được 1 người bố như thế nhỉ???
98. Primary Education: [quote=Akai-ringo;5385637]Bác ơi bác có ông Bố tuyệt vời quá. Sao bác không bớt thời gian để trở thành ông bố tuyệt vời bằng 2/3 của ông nội các cháu nhỉ (Vì em đoán bác có 2 con thôi ).
Bác này chắc cũng dân Japanese, akai-ringo, ringo đã ngon rùi akai-ringo ngon phải biết!!? . Ở trên tôi đã chia sẻ rùi, cái thời tôi nó khác, lí tưởng sống là Du học Đông Âu và LX, thời nay là USA, Châu Âu hay tối thiểu là Úc, Sing,... là khối tiếng Anh vf phải là tiếng Anh gần như bản xứ mới thi thố được; gia đình tôi thống nhất chỉ cho con đến trường công của làng để nó vui chơi-học cách chung sống với nhiều type người còn việc học các môn khoa học của con chỉ diễn ra chính thức tại nhà và hoàn toàn bằng TA-tôi nói TA ngọng nên phải thuê người giỏi hơn tôi dạy con tôi. Tôi ít khi để í đến tình hình học các môn của con ở trường mà chỉ quan sát sự phát triển nhân cách của nó có đúng hướng chưa, phần vì không có thời gian phần vì nghĩ chả cần thiết lắm. Tôi thuê người giỏi hơn tôi dạy con tôi nhưng theo tinh thần và sự chỉ đạo phương hướng là của tôi. Cách tự học và cách kiểm tra sự tự học của con thì tôi bắt trước bố tôi hồi xưa.
Tôi nghĩ nếu con bạn thật sự thấy chương trình học ở TT Kumon là quá thấp so với trình độ của con rồi và cháu đã học được cách tự học rồi thì tốt nhất cho cháu NGHỈ hẳn TT đi, đỡ tốn tiền vừa tốn công gửi con!!. TT Kumon đã cung cấp cho cháu cách tự học rồi, bây giờ ở nhà chị nên giúp cháu phát huy tối đa sự tự học đó; chú ý là phải có chiến lược kiểm tra định kì để xem tiến độ của cháu có bám sát kì vọng của mình không. Tự học ở nhà có điểm yếu là cháu sẽ ít tập trung và không có sức ép mạnh; nhưng tùy thôi, vì trước đây 3 anh em tôi lúc nào cũng chạy đua với chương trình của bố đề ra cho mỗi ngày. Chuẩn bị ôn thi bài của bố còn lo mất ăn mất ngủ đấy chứ, trong khi bài học trên lớp chả là cái gì. Vấn đề là cho con tự học ở nàh thì ta phải có chiến lược quản lí-kiểm tra tiến độ, hành vi của con.Chắc trong Sài Gòn chỗ bạn chỉ dạy các cháu theo pp Kumon bằng tiếng Việt thôi, nếu mọi thứ đã ổn rồi thì chị nên cho cháu học hoàn toàn bằng tiếng Anh-rất có lợi cho tương lai của cháu; nhưng tôi nghĩ học hoàn toàn bằng TA thì phải có người dạy, cái này là nan giải vì người dạy được thì nhiều nhưng dạy tốt thì đếm trên ngón tay.Cái Kumon nó giống với người Nhật lắm-làm đi làm lại, đơn điệu,... nhưng mình cứ học rồi học nữa, học nữa, rồi học lại cái gì vừa học hôm qua, hôm kia xong vẫn cứ thấy mình chưa hiểu hết cái vấn đề tưởng như đơn giản; càng đào sâu vào 1 vấn đề càng thấy nó không dễ như mình tưởng. Các cháu học sinh nhà mình hay ngộ nhận đã hiểu vấn đề vì giải được đầy đủ bài tập rồi, nhưng nếu từ chính vấn đề đó chị biến tấu hay cải tiến lên chút thì chưa chắc cháu đã tự nhìn ra vấn đề mới và giải quyết nó được. Cuộc sống này cũng vậy thôi, ta phải đương đầu với hàng loạt vấn đề mỗi ngày, sẽ chẳng có ai giúp ta phát hiện vấn đề và giải quyết hộ ta mãi cả, mà chính ta phải giải quyết vấn đề của ta lí do là chả ai hiểu rõ vấn đề của ta hơn ta!!!. Làm đi làm lại các dạng bài thuộc cùng 1 vấn đề không hẳn là phí thời gian vì cháu có đk để khắc sâu suy nghĩ về vấn đề đó và đến 1 mức cao hơn đó là Cháu tự phát triển vấn đề đó theo các hướng khác nhau và tự đào sâu suy nghĩ hướng giải quyết vấn đề đó theo các cách khác nhau, tự đánh giá cách nào là hay nhất, là đáng nhớ nhất. Còn nhớ bố tôi nhiều khi dạy 3 anh em chung 1 bài toán, mà 3 anh em tôi cách ít nhất 1 lớp nhé, ông yêu cầu cả 3 cùng tự giải quyết vấn đề rồi trình bày bằng lời về vấn đề cốt lõi trong bài toán đó là chỗ nào, ứng với nó thì hướng giải quyết gồm các cách nào, con đường cụ thể ra sao; vẽ sơ đồ phương hướng giải quyết ... cuối cùng ông cho 3 anh em tranh luận cách nào và cách của ai là hay nhất? vì sao? Tổng kết vấn đề luôn bằng 1 bài toán mới của bố mà chính ông phát triển dựa trên bài toán vừa giải quyết xong. Tôi còn nhớ là nhiều khi bài toán phát triển dựa trên bài toán trước còn khoai hơn bài toán trước nhiều nhé, nên lúc nào 3 anh em cũng trong trạng thái bị kích động khi học với bố, làm đi làm lại 1 dạng toán tưởng giống nhau mà vẫn bị kích động lắm. Có khi 3 anh em đang học lớp thấp nhất là lớp 7 thì ông lại túm cuốn Toán của Liên Xô mà đã dùng để dạy cho con từ hồi lớp 4 ra thách đố các con theo kiểu như trên, không phải lúc nào chúng tôi cũng giải quyết ngon nghẻ các bài toán lặp lại theo thời gian thế này đâu nhé.
Ui, dài dòng linh tinh quá rồi, có gì khó hiểu và đọc thấy tức thì bỏ qua cho tôi nhé vì tôi viết theo dòng trí nhớ
99. Menoitro: Được cô giáo ưu ái tặng danh hiệu “nuôi con khoẻ, dạy con ngoan” em tự cảm thấy thật xấu hổ, chưa xứng đáng chút nào. So với các mẹ trên diễn đàn chăm con từng ly từng tí từ lúc lọt lòng, em biết rằng mình đã thật có lỗi với các con.
“Sinh con rồi mới sinh cha” đúng là câu nói từ người xưa để lại chẳng bao giờ sai. Để dành thời gian tâm sức dạy dỗ các con là cả một quá trình nhận thức lâu dài, không phải ngay lập tức khi đẻ con ra em đã có được ngay.Việc nuôi con em tuân thủ theo sách, không phụ thuộc vào các quan niệm truyền thống chút nào: Đóng bỉm ngay từ nhỏ 24/24, mẹ đẻ xong tắm rửa vệ sinh ngay vì nhà kín gió, ko phải kiêng khem gì. Nói chung mọi sự đều theo cẩm nang của Tây, con được ngủ riêng trong nôi gần bố mẹ, nhưng ko nằm cùng giường để tránh bện hơi mẹ.Đêm con khóc thì có bác dậy pha sữa, mẹ ko thức để bảo đảm ko mất sữa. Con bú bị sặc thì mẹ vắt ra bình rồi để tủ lạnh, cứ đúng giờ bác lại hâm nóng đúng liều lượng, đúng nhiệt độ cho con. Ốm đau đã có cậu ruột là bác sĩ chuyên khoa nhi chăm sóc, nặng thì cậu sang tận nơi ngủ lại để canh chừng.
Dinh dưỡng theo đúng hàm lượng, thịt cá nhiều hơn tinh bột, nhiều rau củ, hoa quả. Sữa uống thay nước... Nhà tuy ở trung tâm nhưng chật chội, thiếu ánh sáng, vì thế tụi em mua đất ở xa thành phố, gần thiên nhiên cho các con lớn lên khoẻ mạnh. Hàng ngày mẹ phải chấp nhận đi làm xa, cách 14-15km.Lúc đó em quan niệm rằng cần hợp lý hóa phân công lao động, mình đi làm sẽ thuê người chăm sóc các con, có lúc cần đến 2 người, việc của các bác chỉ tập trung làm sao chăm sóc các con thật tốt.Nhưng dường như sự lo toan chăm sóc đó không đủ, nói đúng hơn mới đủ về mặc vật chất, điều kiện sống của các con mà chăm lo về tinh thần, tình cảm vẫn có nhiều khiếm khuyết.
Sai lầm có lẽ do em đã quan tâm, chăm sóc các con theo nhận thức chủ quan của mình, nghĩ rằng mẹ hy sinh, cố gắng mang lại điều kiện sống tốt nhất cho con, nhưng thực tế chưa chắc đó là điều các con cần nhất ở mẹ. Cái các con cần hơn cả là sự gần gũi với mẹ hay nói cách khác các con cần thời gian của mẹ nhiều hơn.
Có lần khi con ốm, sốt cao sình sịch, người con cần là bác GV. Mẹ ôm con mà con cứ khóc ngằn ngặt đòi bác, bác thương con cũng khóc theo đòi đưa con về giường bác ngủ cùng, còn mẹ thì cũng tủi thân, nước mắt chan hòa vì con mình đẻ ra mà không theo mình nữa.Tới khi có đứa thứ hai, do rất sát nhau, em khoán cho 2 dì cháu bác GV, đưa cu lớn lên ngủ cùng. Nhiều khi đi làm về muộn, bé lại ở luôn cùng phòng bác nên thời gian chơi với con rất ít, có khi về con đã ngủ rồi. Em vẫn ân hận đến tận bây giờ, không biết tính nhút nhát của con có phải do mẹ đã coi thường, nghĩ lúc nhỏ con ko biết gì nên chưa quan tâm đầy đủ đến tình cảm mẹ con hay không.May quá, cuối cùng thời gian cũng làm em kịp tỉnh ngộ ra, nhất là từ lúc phải tìm mọi phương thức giúp con gái hòa nhập với bạn bè, cải thiện tính nhút nhát.Chơi với các con mới thấy, mong muốn của các con thật giản dị. Khi ốm, con mãn nguyện nhất khi được mẹ nằm bên cạnh, đọc cho nghe truyện Sherlock Homes, mặc dù tất cả các truyện con đã đọc hết rồi.
Trẻ con luôn tìm cách mở rộng cánh cửa tâm hồn, nhất là với bố mẹ chúng, nhưng không phải bố mẹ nào cũng chịu đón nhận cơ hội ấy. Các con luôn cố thuyết phục mẹ cùng chơi một trò gì đó, đọc 1 chuyện nào đó, thậm chí còn cố gắng tìm những chuyện mà con tin là mẹ sẽ thích thay vì ý thích của các con, miễn được nghe giọng đọc của mẹ, có thể cái các con cần là một thông điệp "Mẹ thực sự đã hiểu và chia sẻ cùng con".Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh các mẹ ạ, em chia sẻ để các mẹ thấy, để nhận thức đúng, đôi khi phải trả giá bằng cả quãng thời gian dài, mà nhiều khi cơ hội qua đi, ko lấy lại được, thế mới đau…
100. Menoitro: Em đang đọc một cuốn hay quá: Những vấn đề giáo dục hiện nay – quan điểm và giải pháp – NXB Tri thức 2008. Trích ra một ý trong bài em đang đọc:
Châm ngôn của giáo dục Nho học (Nho học nguyên thuỷ chứ không phải nền khoa cử hủ bại về sau) thật đơn giản mà thâm thuý: “Hưng ư Thi, lập ư Lễ, thành ư Nhạc”. Hiểu theo nghĩa hẹp, đó là ba bước học vấn: hưng khởi tâm hồn nhờ Kinh Thi, vững vàng khuôn phép nhờ Kinh Lễ, thành tựu nhờ Kinh Nhạc. Hiểu theo nghĩa rộng có lẽ ý vị hơn: trước hết phải yêu thích, rồi mới chịu khó rèn luyện, sau cùng mới đến chỗ hài hoà, sáng tạo.
(Bùi Văn Nam Sơn)
Maria Montessori nêu ý tưởng về “những giai đoạn nhạy cảm” của tuổi thiếu niên là những giai đoạn con người có khả năng tiếp thu cao nhất: “Óc biết tiếp thu vừa có nghĩa là năng lực học, vừa có nghĩa là tinh thần sẵn sàng học hỏi. Nếu không tận dụng được những cơ hội này, chúng sẽ mất đi mà không thể khôi phục lại được”. Sau giai đoạn “hưng ư Thi” ấy (“những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với những con người đầy say mê – thày cô giỏi – quan trọng hơn việc tham khảo những lý thuyết có sẵn”) mới là giai đoạn “định hình tinh thần trách nhiệm khoa học” (“lập ư Lễ”), nhưng đó cũng không phải là một “quá trình tuyến tính mà rất linh hoạt, phức tạp, đầy những bước đột phá, bùng nổ, thức tỉnh, những phát hiện mới, những biến đổi và tổng hợp. Tất cả sẽ đưa mỗi con người đến với đỉnh cao của quá trình tiến hoá, một quá trình thậm chí ta không thể đưa ra bất kỳ sự dự đoán nào về nó”. Bà viết tiếp về giai đoạn “thành ư Nhạc” này: “Phát triển sáng tạo kà một chuỗi nối tiếp, sự ra đời này tiếp nối sự ra đời khác. Nếu mục tiêu của loài người là tìm kiếm sự tiếp nối thực sự, thì nhiệm vụ của giáo dục phải là sự phát triển tiềm năng của con người”.Trở lại với chúng ta, thử tự hỏi ta đã và đang làm gì để “hưng ư Thi”? Bằng cách chôn chân học sinh trong bốn bức tường ngột ngạt với gánh nặng sách vở và thi cử hay dành nhiều dịp cho các bạn trẻ ấy tung tăng nơi đồng nội để biết yêu thương và biết học hỏi thiên nhiên? Bằng những đáp án “dọn sẵn” có tham vọng tát cạn hết mọi tầng ý nghĩa của tác phẩm văn chương (vốn không bao giờ tát cạn được) hay chỉ “vén một góc” và dành ba góc còn lại cho chân trời cảm thụ và khai phá của người học? Có chỗ chăng cho những thày giáo đầy cá tính, là tượng đài hiện thân cho sự say mê chứ không chỉ là kẻ truyền đạt kiến thức, như một Bùi Giáng giảng Kiều: nổi giận đùng đùng trước âm mưu gian tà của Hồ Tôn Hiến, nức nở, uất nghẹn trước cái chết của Từ Hải và thảm nạn của nàng Kiều đến nỗi “nhảy cửa sổ” ra đi vì không còn lòng dạ nào mà tiếp tục “giảng giải” trước cảnh trái ngang như thế? Các cô cậu học sinh có may mắn dự giờ giảng văn dị thường ấy, khi trưởng thành, chưa chắc còn nhớ trong đầu bao nhiêu kiến thức về truyện Kiều nhưng chắc sẽ ghi mãi trong tim một tình yêu bất diệt với văn chương.
Sorry mọi người vì spam do ko sửa được bài cũ  .

101. Me Bi bau: Cũng trong tập trên, em cũng thấy rất hay, và có liên quan đến bài mehaicongchua nói: Để Việt Nam có thể tiếp cận nhanh với tri thức nhân loại cần phải dịch các tác phẩm kinh điển ra tiếng Việt.
Tự đóng cửa là tự hại mình
Dịch giả, nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn:
Nhiều năm qua, dịch giả Bùi Văn Nam Sơn dày công dịch và chú giải ba quyển Phê phán nổi tiếng của nhà triết học Đức I. Kant: "Phê phán lý tính thuần túy" (2004, tái bản 2007), "Phê phán năng lực phán đoán", "Phê phán lý tính thực hành" (2007) và "Hiện tượng học Tinh thần" của G.W.F. Hegel (2006). 
Ông sắp cho ra mắt "Khoa học lôgíc" (Hegel), tác phẩm nền tảng về phép biện chứng. Để có các bản dịch chính xác, ông đã đối chiếu nhiều bản dịch tiếng Anh, Pháp, Trung, và có công chú giải tác phẩm một cách kỹ lưỡng, khoa học, một việc lâu nay chưa ai làm được. Đặc biệt, bản dịch "Phê phán lý tính thuần túy" (dày 1.300 trang) đã được Quỹ Dịch thuật Phan Châu Trinh và Đại học Quốc gia Hà Nội trao tặng giải thưởng Tinh hoa giáo dục quốc tế 1.2007.
Ông nói: "Đối với nước ta, công cuộc tu thư ngày càng bức thiết để nhanh chóng lấp khoảng trống về học thuật, bù lại những quãng thời gian và cơ hội đã bị bỏ lỡ, nhằm tiếp cận một cách toàn diện hơn, chính xác hơn các trào lưu tư tưởng và thành tựu khoa học trên thế giới. Việc dịch sách kinh điển là con đường ngắn nhất trong việc tiếp phát văn hóa".
+ Sau giải thưởng Tinh hoa giáo dục quốc tế, ông tiếp tục dịch tác phẩm của I. Kant và Hegel cho liên mạch, hay dịch một tác giả nào khác? Ông nghĩ gì về tình hình dịch thuật chung hiện nay?
Nhà nghiên cứu, dịch giả Bùi Văn Nam Sơn học triết học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn trước đây (1964-1968), sang Đức du học từ năm 1968, đã dịch và hiệu đính nhiều tác phẩm triết học và khoa học xã hội.
- Hiện nay dịch thuật có 3 mảng: Văn học, thông tin giải trí và khoa học. Tuy chất lượng dịch không đều, nhưng phải nhìn nhận có những khởi sắc đáng mừng. Có lẽ, do nhu cầu thị trường mà mảng giải trí được dịch khá nhiều, trong khi sách khoa học còn ít; thậm chí quá ít, không tương xứng với một đất nước 80 triệu dân, với khoảng hơn chục triệu sinh viên, học sinh. 
Ở nước ngoài, ngay học sinh lớp 6 đã không thụ động nghe thầy giảng, mà bắt đầu tự đọc các tác phẩm do thầy chỉ dẫn. Nếu ta cũng thay đổi theo cách đó thì số lượng sách sẽ không chỉ dừng ở 1.000 bản mà tăng gấp trăm lần, với giá rẻ.
Tuy nhiên, ở ta vẫn chưa có thói quen tập cho sinh viên (nói gì đến học sinh) làm việc khoa học, trên cơ sở tiếp cận trực tiếp với văn bản như thế. Cách học gián tiếp khiến người học VN không tự tin.
Đơn cử, một trong các cuốn sách quan trọng vào bậc nhất về chính trị học tại Mỹ hiện nay là "Một lý thuyết về sự công bằng" (A Theory of Justice) của John Rawls đã có hơn 3.000 bài nghiên cứu viết về nó.Làm sao đọc hết, mà có đọc hết cũng không biết đúng sai thế nào và nhất là không thể tham gia thảo luận nếu không trực tiếp biết ông Rawls nói gì. May mắn là tác phẩm ấy đang được Tủ sách Tinh hoa của NXB Tri thức tổ chức dịch và hy vọng sớm ra mắt.
Tóm lại, người học cần tiếp xúc với tác phẩm đầu nguồn của khoa học thế giới. Đây là điểm yếu của nền học thuật VN, vì ta đang thiếu nhiều công cụ cơ sở cho người học. Phần tôi, vẫn tiếp tục cố gắng đóng góp một phần nhỏ vào tủ sách cùng với nhiều người khác.
+ Với tư cách là một trong các nhà giáo dục lớn của mọi thời đại, Kant còn đóng vai trò "khai sáng" như thế nào trong đời sống xã hội hiện nay, theo ông?
- Tôi xin phép đổi chữ "Khai sáng" quen thuộc thành chữ "Khai minh" theo đúng ngữ pháp Hán Việt. Kant viết: "Khai minh là việc con người đi ra khỏi sự không trưởng thành do chính mình tự chuốc lấy". Không trưởng thành là sự bất lực không biết dùng đầu óc của mình mà không có sự hướng dẫn của người khác.
Vì thế, ông bảo: khẩu hiệu của sự Khai minh là: "Sapere aude!" (Latin: "Hãy dám biết!"), hãy có gan dùng đầu óc của mình. Con người rất thích ở yên trong tình trạng không trưởng thành, vì mọi việc đã có người khác chỉ dẫn, sắp đặt, lo liệu. Thoát khỏi "xiềng xích êm ái" ấy, con người thấy bơ vơ, lúng túng, vì không quen suy nghĩ và vận động tự do. Một cuộc cách mạng có thể lật đổ kẻ độc tài nhưng không phải dễ dàng mang lại sự cải cách đích thực về lề lối tư duy.
Theo nghĩa đó, khai minh là một tiến trình tất yếu, bất tận. Vận dụng vào lĩnh vực giáo dục, nó mãi mãi có ý nghĩa thiết thực: khuyến khích, bảo vệ quyền tự do nghiên cứu của nhà khoa học, vun bồi tinh thần phê phán và khả năng tự đề kháng của người học.
+ Ông từng nói dịch sớm và dịch cái đáng dịch là cách nhanh nhất để bắt kịp thiên hạ. Phải chăng cũng là một cách "đi tắt đón đầu"?
- Đúng và không. Theo tôi, "đi tắt đón đầu" có thể đúng ở một lĩnh vực công nghệ cục bộ hay mánh lới làm ăn nào đó, hiểu như là sự nắm bắt thời cơ và có cách làm thông minh, tiết kiệm, còn học thuật và dân trí thì phải theo một tuần tự chứ không thể chờ có phép lạ.
Muốn tiếp thu những giá trị vĩnh cửu và tiên tiến đích thực, phải có nền tảng, phải cần thời gian, chỉ đừng để mất thời gian vì đi đường vòng. Những giá trị ấy độc lập với dân tộc, chính trị. Tự mình đóng cửa thì hạn chế tầm nhìn, chỉ có hại cho mình thôi. Bởi lẽ, mình không đọc sách thì sách đâu có chết! Niềm tin được củng cố thực sự khi được so sánh và thử thách với các tư tưởng khác. Nói như Hegel, tin là phải hiểu cái mình tin.
+ Nước ta chưa có một truyền thống nghiên cứu khoa học lâu đời. Việc tiếp thu từ bên ngoài cũng còn lỗ mỗ, thiếu hệ thống. Thêm vào đó, lối giảng dạy ở nhà trường, nhất là ngành triết và các ngành khoa học xã hội-nhân văn còn nhiều lỗ hổng và thiên lệch. Ông nghĩ sao về điều này?
- Năm nay chúng ta kỷ niệm 100 năm phong trào Duy tân và Đông Kinh Nghĩa Thục. Đã lần lượt có các buổi hội thảo nhân dịp này ở Hà Nội, Hội An, và vào ngày 21.9. tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, kết hợp với lễ ra mắt ở phía nam của Quỹ Dịch thuật Phan Châu Trinh. Theo tôi nhận xét, đó là các dịp rất tốt để anh chị em tri thức tâm huyết cùng nhau suy nghĩ và cố gắng làm những gì chưa làm được. Thật ra, là phải làm nốt những gì các cụ chưa thể làm do hoàn cảnh lịch sử khắc nghiệt và hãy làm những gì lẽ ra chúng ta đã phải làm. Chúng ta đã mất quá nhiều thời gian và thời cơ!
+ Nhất là trong bối cảnh hội nhập và giao lưu quốc tế dồn dập với số lượng kiến thức khổng lồ như ngày nay?
- Trong thời hội nhập, vẫn không thể giao lưu nếu không hiểu nhau và không hiểu nhau ở cùng một trình độ. Việc hiểu quan trọng nhất phải thông qua học thuật. Trước đây loài người thấy thế giới tự nhiên rất khó hiểu. Sang thế kỷ 21, do sự phát triển vượt bậc của khoa học và kỹ thuật, việc tìm hiểu tự nhiên có khi không khó khăn bằng hiểu cái thế giới tự nhiên thứ hai do con người tạo ra (tức khối lượng tri thức khổng lồ của nhân loại).
Không biết chọn lọc tinh hoa, người học rất có thể lạc vào khu rừng rậm, không tiếp cận nổi. Đây là việc làm rất quy mô và đòi hỏi sự kiên trì. Để làm được công việc to lớn là đưa tri thức thế giới vào VN một cách hệ thống, lẽ ra phải có một đội ngũ hùng hậu những dịch giả - học giả chuyên sâu về một ngành, một lĩnh vực, một tác giả, thậm chí một tác phẩm. Mình đụng đâu làm đó, chỉ dựa vào người biết ngoại ngữ chứ chưa phải những người chuẩn bị dày công cho việc dịch sách khoa học. Đó là chưa nói thù lao không đủ sống!
+ Đội ngũ dịch giả, như ông nói, đã thiếu lại yếu, giải quyết vấn đề này thế nào, thưa ông?
- Có lẽ chúng ta nên học kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốc. Họ biết rằng công cuộc cải cách giáo dục phải bắt rễ từ nền móng khoa học. Do đó, bên cạnh việc đào tạo chuyên gia ở ngoài nước, họ chủ yếu dựa vào lực lượng hùng hậu tại chỗ là sinh viên, nếu không, chẳng biết lấy đâu ra.
Giáo sư hướng dẫn sinh viên làm luận án thạc sĩ, tiến sĩ, bằng cách cho họ dịch, chú giải, bình luận những tác phẩm kinh điển trên thế giới. Đây là nguồn lực vô tận, lại không tốn kém nhiều mà dễ tổ chức có hệ thống. Nhìn phương Tây mà xem.
Trong thời gian tương đối ngắn, họ đã có trong tay hầu hết những bản dịch đáng tin cậy về văn hóa và văn minh phương Đông. Họ đã làm theo cách ấy, và còn có thuận lợi là dựa vào nguồn du học sinh Châu AÁ ở nước họ để dịch kinh điển phương Đông, có sự thẩm định của ban giám khảo. Hai bên cùng có lợi, và người tốt nghiệp thực sự có được kiến thức vững vàng.
+ Ông thường nói: "Học triết thì nên đến thẳng với "Phật" chứ không thông qua "các nhà sư". Để học và dịch những tác phẩm đồ sộ, ông có phải đi đường vòng không?
- Đi đường vòng nhiều chứ. Mất thì giờ vô cùng. Mất sức nữa. Đơn giản vì tôi không có được các bản dịch giúp cho mình tham khảo khi còn trẻ. ẹt được thụ hưởng công trình của đồng hương mình. Những sinh viên đi du học như tôi đều gặp những trở ngại lớn như thế. Tôi có bạn học là một sinh viên người Hàn cùng cặp tình nhân người Nhật. Lúc sang Tây Đức, tôi đã có bằng cử nhân, còn cặp tình nhân kia thì chưa, và còn rất trẻ.
Thế nhưng, tôi và ông bạn người Hàn hết sức ngạc nhiên trước trình độ của họ. Hỏi ra mới hay, họ có trong tay cả hai bản dịch toàn tập bằng tiếng Nhật, cùng sách tham khảo, từ điển. Vào năm 1970, Hàn Quốc cũng như mình.Nhưng gần đây, ông bạn Hàn Quốc viết thư khoe với tôi, sau khi về nước, thế hệ của ông và trước ông một ít đã dịch những bộ toàn tập các tác giả lớn nhất qua tiếng Hàn. Ông còn nói đùa: "Bảo đảm chất lượng Đức quốc!". Từ chỗ tay trắng, sau 30 năm, Hàn Quốc đã có một kho tàng kinh điển. Tôi hết sức kinh ngạc vì điều này.
+ Nâng cấp đại học VN nên bắt đầu từ việc trùng tu nền học thuật. Liệu một thế hệ đã có thể lấp đầy những lỗ hổng này?
- Chúng ta đã có một nền học thuật bình thường như các nước khác hay chưa mới là vấn đề. Muốn cải cách giáo dục, xây dựng đại học có đẳng cấp khu vực thì trước hết phải làm những công việc bình thường như người ta đã làm. Nhìn vào thư viện sẽ thấy ngay nền học thuật, dịch thuật của một đất nước đến đâu.
Vậy phải làm ngay kẻo không kịp. Không có phép lạ nào ngoài việc có biện pháp hợp lý, rồi làm việc kiên trì và lâu dài. Không ai dám chắc, nhưng nếu làm tận lực, một thế hệ vẫn có thể khắc phục được lỗ hổng ấy. Quan trọng là phải thấy việc tiếp cận tinh hoa thế giới một cách có hệ thống là cần thiết. Sau đó mới đến việc sử dụng chất xám của sinh viên cao học.
http://vietbao.vn/Van-hoa/Tu-dong-cu.../40221225/181/
Sorry vì spam nhưng em thấy những bài này rất hay và rất có liên quan đến topic này ạ  .
Luyện gà nòi hay nuôi chim đại bàng?
Bài báo của TS Vũ Quang Việt trên TS thứ ba 18-9-2007 về mô hình Trường Bronx High School of Science đã mở một "ý tưởng mới" cho VN: đào tạo khoa học gia giải Nobel là việc có thể làm được! Ít ra ở nước người. Nhưng đồng thời cũng cho thấy VN từ trước đến nay chỉ mới luyện gà nòi, trong khi tại Hoa Kỳ người ta luyện chim đại bàng! Chỉ luyện hoài gà nòi thì có thể chẳng bao giờ có được đại bàng.Giống như Thomas Edison nói: "Người ta chẳng bao giờ phát minh được đèn điện nếu chỉ luôn cải thiện đèn dầu".Câu hỏi quan trọng mà bài báo của TS Vũ Quang Việt nêu lên để mọi người suy nghĩ là: VN tự sức mình có khả năng nuôi dưỡng các khoa học gia để có được những công trình đáng được thế giới đề nghị giải Nobel hay không? Trong môi trường nào thì những hạt giống tài năng có thể nảy nở và phát triển thành những nhà khoa học tài năng của thế giới?
Nhà đại văn hào Đức Goethe nói rằng: "Tùy thuộc vào một quốc gia có nhiều chất liệu trí tuệ và giáo dục tốt mà một tài năng trẻ có phát triển được nhanh chóng và thuận lợi hay không". Hay nói cách khác, sự phát triển các tài năng trẻ có thuận lợi hay không là tùy thuộc vào nền văn hóa và giáo dục của quốc gia đó. VN chưa có hai điều kiện đó.
Giáo dục chúng ta chưa tốt, ai cũng thấy. Tinh thần học thuật nghiêm chỉnh, khách quan trong giáo dục chưa có. Một nền văn hóa dồi dào chất liệu trí tuệ, bao gồm hạ tầng tri thức như hệ thống thư viện, tạp chí nước ngoài đầy đủ, sách vở khoa học nước ngoài hay được dịch thuật, các phòng thí nghiệm hiện đại cũng chưa có. Thêm vào đó, điều này rất sinh tử, tài năng và sự đam mê khoa học chưa có được bệ phóng của xã hội.Năm 2002 tôi có viết một bài báo đề nghị TP xây dựng một viện bảo tàng khoa học kỹ thuật để góp phần giáo dục TS khoa học kỹ thuật. Một viện bảo tàng như thế có thể phục vụ các vùng xa bằng những chiếc xe cơ động. Tương tự một đại thư viện cũng thế. Phải "đại chúng hóa" khoa học kỹ thuật, bằng nhiều cách, bằng sách vở, nguyệt san, phim ảnh... Phải xây dựng các đại thư viện như phương Tây. Chúng ta chưa có gì hết. Dân không thể giàu, nước không thể mạnh, và đất nước không thể văn minh nếu không có khoa học kỹ thuật xuyên suốt ngự trị trong đời sống kinh tế và xã hội như một nền tảng tri thức vững chắc. Lại càng không thể nuôi dưỡng và đào tạo "chim đại bàng", hay mơ ước đến giải Nobel.Ngài tổng lãnh sự Đức lúc bấy giờ đã vận động một số công ty Đức, và họ đã hứa trang bị cho một góc về sự phát triển của họ, như Siemens, Mercedes-Benz. Chắc chắn nếu phía VN nghiêm túc sẽ có thể tranh thủ nhiều công ty nước ngoài như thế, hoặc tranh thủ các tổ chức quốc tế ủng hộ đề án này. Nhưng đến nay vẫn chưa có một đề án như thế trong qui hoạch tổng thể của TP (cũng như chưa có đề án một nhà đại giao hưởng). Tôi xin mượn câu nói của nhà vật lý học Niels Bohr nói về cơ học lượng tử để nói một cách tương tự rằng: "Ai chưa thấy thất kinh trước sức mạnh của khoa học kỹ thuật, người đó chưa hiểu khoa học kỹ thuật là gì trong việc xây dựng và giữ nước".Và đất nước sẽ phải trả giá rất đắt cho sự không hiểu biết đó. Hãy nhìn các nước Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc. Rồi nhìn lại chính mình!http://vietbao.vn/Xa-hoi/Luyen-ga-no.../40221069/124/
Không biết bao giờ Việt Nam mới có một cuộc chấn hưng nền khoa học nước nhà. Một tiềm năng trí tuệ lớn lao của đất nước không được phát triển và bị phung phí. Trong khi giáo dục và khoa học của các nước khác trong khu vực đã được định hướng và đặt trên hệ thống đường ray hiện đại để thẳng tiến về những mục tiêu thế kỷ thì Việt Nam đang phải vật lộn với những vấn nạn giáo dục, đại học, khoa học, tham nhũng, những vấn đề “ảo” đáng lẽ không có, đáng lẽ không làm tiêu hao biết bao thì giờ và tâm trí của dân tộc. Đáng lẽ một đất nước nhỏ hơn lại càng phải trông cậy nhiều hơn vào việc phát triển vốn quý chất xám của dân tộc xem đó là sức mạnh nội lực của mình.
* Mình xem xong cuốn sách đó rồi, post lên đây đâm ra có động lực để đọc  . Cảm ơn mọi người đã hưởng ứng. Thêm 2 bài mình thấy hay nữa nhé:
Mục tiêu và nội dung giáo dục của thế kỷ XXI
Thế kỷ 20 vừa đi qua đã là một thế kỷ của nhiều đổi thay to lớn trong cuộc sống của loài người, từ những đổi thay trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội,... cho đến những đổi thay trong tư tưởng và nhận thức của con người về chính cái thế giới đang liên tục đổi thay đó. Và, loài người chúng ta, bước sang thế kỷ 21, đã mang theo mình gần như nguyên vẹn mọi thứ đang thay đổi dở dang hoặc đang đòi được thay đổi đó, trong thế giới cũng như trong chính đầu óc của mình. 
Vậy thì, để sống được trong thế giới ở cái thế kỷ 21 này, con người cần có những hiểu biết gì, những năng lực gì? Đó phải là những câu hỏi đặt ra cho chúng ta khi xác định mục tiêu và nội dung cho giáo dục của thế kỷ 21. 
Mục tiêu của việc học, hay mục tiêu của nền giáo dục mà ta đang hướng tới, phải là (hay nên là) hình thành và phát triển con người Việt Nam trong thế kỷ 21 có các phẩm chất chủ yếu:
a. Có những hiểu biết cơ bản về tri thức của thời đại, đồng thời có những cảm thụ sâu sắc đối với tinh hoa của truyền thống văn hóa dân tộc, trên cơ sở đó thường xuyên rèn luyện một năng lực tư duy độc lập, cụ thể hơn là một tư duy phê phán và tư duy sáng tạo, cơ sở của một năng lực thích nghi và sáng tạo trong môi trường mới luôn biến động của cuộc sống;
b. Có ý thức trách nhiệm trong cuộc sống và một đạo đức cộng đồng, cụ thể hơn là có ý thức trách nhiệm của một con người và một công dân (đối với gia đình, với cộng đồng, với đất nước, với thế giới, với thiên nhiên...). 
Nội dung và chương trình giáo dục: Phải thừa nhận rằng trong thế kỷ 20 vừa qua trong hầu khắp mọi lĩnh vực nhận thức của loài người đã có những biến đổi to lớn, những biến đổi đó đang làm nên những thay đổi căn bản trong cách nhìn, cách hiểu, và cả cách sống của con người trong thế giới hiện tại. Mặt khác, càng hướng đến tương lai, ta lại càng tiếc nuối nhìn về quá khứ, mới thấy rằng ngày trước khi mê say “tân học” ta đã vô tình vứt bỏ luôn nhiều di sản quí báu của các thế hệ cha ông; để rồi đến nay, mới chợt hiểu ra để trở thành con người “Việt Nam hiện đại” không thể không có những tố chất nào đó của một nền văn hoá truyền thống của dân tộc.
Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng trong công cuộc cải cách và đổi mới giáo dục hiện nay của chúng ta, ta cần đầu tư nghiên cứu một cách thấu đáo để xây dựng chương trình và nội dung dạy học trên cơ sở ba nguồn tri thức chủ yếu:
1. nguồn tri thức từ trong các triết thuyết cổ phương Đông cùng với những tinh hoa trong văn hoá và giáo dục truyền thống của dân tộc,
2. nguồn tri thức khoa học của nền văn minh công nghiệp, vốn là phần chủ yếu trong chương trình hiện hành của nền giáo dục nước ta, và
3. nguồn tri thức từ các lý thuyết “khoa học mới” đang và sẽ có tác động lớn đến cuộc sống con người trong thế kỷ mới và tương lai. 
Tất nhiên, các nguồn tri thức đó không phải được dạy và học một cách riêng rẽ, mà cần được kết hợp một cách nhuần nhuyễn để tạo nên nội dung của một chương trình giáo dục thống nhất phù hợp với các quan điểm mới về tư duy và nhận thức hiện nay. 
Cần dựa trên cơ sở chương trình giáo dục và hệ thống sách giáo khoa hiện có vốn đã được biên soạn rất công phu mà tiến hành việc cải cách từng bước một cách thận trọng, được nghiên cứu và trù tính công phu trên một quan điểm hệ thống và hiện đại về sự phát triển của con đường nhận thức, sự liên kết của các ngành kiến thức và những hiểu biết mới về vị trí và tác động của tri thức nói chung, và của khoa học nói riêng trong thời đại ngày nay.
(Tia sáng)
Giáo dục tư duy độc lập
ALBERT EINSTEIN
Tổng hợp từ một bài trả lời phỏng vấn của Einstein trên tờ "New York Times", mùa thu năm 1952.
Dạy cho con người một chuyên ngành thì chưa đủ. Bởi bằng cách đó, anh ta tuy có thể trở thành một cái máy khả dụng nhưng không thể trở thành một con người với đầy đủ phẩm giá. Điều quan trọng là anh ta phải được dạy để có một cảm thức sống động về cái gì là đáng để phấn đấu trong cuộc đời. 
Anh ta phải được dạy để có một ý thức sống động về cái gì là đẹp và cái gì là thiện. Nếu không, với kiến thức được chuyên môn hóa của mình, anh ta chỉ giống như một con chó được huấn luyện tốt hơn là một con người được phát triển hài hòa. Anh ta cần phải học để hiểu những động cơ của con người, hiểu những ảo tưởng và những nỗi thống khổ của họ để tìm được một thái độ ứng xử đúng đắn với từng con người đồng loại của mình cũng như với cộng đồng.
Những điều trân quý đó được truyền cho thế hệ trẻ nhờ quan hệ trực tiếp với người thầy, chứ không phải - hoặc không phải chính yếu - qua sách vở. Đó là cái trước tiên làm nên văn hóa và bảo tồn văn hóa. Tôi luôn nghĩ tới điều đó khi tôi khuyến cáo rằng những "humanities" (chỉ các môn học “nhân văn” như văn học, nghệ thuật Hy – La…) là quan trọng chứ không phải kiến thức chuyên ngành khô khan trong lĩnh vực lịch sử và triết học.
Quá nhấn mạnh đến hệ thống ganh đua cũng như chuyên ngành hóa quá sớm vì tính hữu dụng trực tiếp sẽ giết chết tinh thần. Trong khi đó, tất cả đời sống văn hóa và rốt cục, cả những tinh hoa của các ngành khoa học chuyên biệt cũng lại phụ thuộc vào tinh thần ấy.
Ngoài ra, một điều nữa cũng thuộc về bản chất của một nền giáo dục có giá trị là lối tư duy phê phán độc lập phải được phát triển ở những người trẻ tuổi - một sự phát triển đang bị đe dọa trầm trọng bởi sự nhồi nhét (hệ thống điểm số). Giáo dục nhồi nhét tất yếu dẫn tới sự nông cạn và vô văn hóa. Cần có cách dạy làm sao để học sinh cảm thấy những điều họ được học là một quà tặng quý giá chứ không phải là một nhiệm vụ ngán ngẩm.

102. Mezoom: Mơ ước đi học nước ngoài là mơ ước của bố mẹ, ko phải là mơ ước của con cái. Mà đã gọi mơ thì mơ cái gì nó xa 1 chút, đừng mơ tivi, tủ lạnh. Mơ tivi, mơ tủ lạnh như kiểu thời bao cấp thì cũng hay đấy, cũng cần đấy nhưng tivi, tủ lạnh vẫn ko giải quyết được cái vấn đề quan trọng nhất là cái dạ dày, có tivi có tủ lạnh nhưng vẫn đói rài đói rạc và tại sao lại phải mơ cụ thể tủ lạnh, tivi, đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương? Quan tâm sâu sát và thấu đáo đến con thì đương nhiên đi nước ngoài là chuyện nhỏ, cơ bản là sau khi đi nước ngoài về được cái gì kia, và liệu có phải bất cứ trường hợp nào đi nước ngoài cũng là tốt nhất ko? Khó nhất là làm người, ko phải là học. Còn đã có tiền thì mua gì chẳng được, sao cứ phải mua tivi hay tủ lạnh, cơ bản là làm sao có tiền chứ ko phải là làm sao có tủ lạnh, tivi và sau đó thì nhẵn túi. Mơ ước đi nước ngoài bây h lỗi thời rồi, em cam đoan với các mẹ là con các mẹ đi nước ngoài có học bổng ko khó, ko học bổng nhà nước thì học bổng tổ chức, bây h rất nhiều dạng học bổng và xin ko hề khó, tất nhiên là cũng ko phải là dễ nhưng bảo nó là mơ ước thì hoàn toàn ko phải. Bây h để đi nc ngoài(em nói bây h nhé chứ đến thời con cái thì chắc là còn dễ hơn nhiều), cái cần tất nhiên là ngoại ngữ(cái này thì cam đoan con cái chúng ta bây h hơn chúng ta ngày xưa rất nhiều, chỉ cần chúng ta quan tâm đúng đắn thì ko có gì phải ngại món này), còn lại các môn khác ko hề cần đến mức phải siêu sao, cái cần là khả năng sống và tư duy độc lập, bởi vì qua kinh nghiệm của bản thân và qua trao đổi với rất nhiều người khác đã từng học ở nc ngoài em rút ra được kinh nghiệm là học ở nước ngoài có cái còn khó hơn học rất nhiều đó là phải hòa nhập được với môi trường sống ở nc ngoài và có bản lĩnh sống độc lập mà cái này thì ko hề có tên trong bất cứ một quyển sách nào trong nền GD của VN. Các mẹ mong muốn con mình có được nền GD tốt nhất nhưng nền GD nào thì bố mẹ vẫn cứ là nền GD quan trọng nhất đối với con cái chứ đừng mơ cho con cái đi học nước ngoài, trang bị cho con những kiến thức tốt nhất còn có đi hay ko thì tùy thuộc vào nó chứ ko phụ thuộc vào mơ ước hay định hướng của bố mẹ từ lúc nó còn lẫm chẫm trong khi XH thì thay đổi từng ngày.
103. Me Laida: Du học giống như chén mắm tôm,người yêu thích món bún đậu thì mơ có chén mắm tôm,còn nhiều người khác cứ nghĩ đến đã rùng mình  Và mắm tôm cũng có nhiều loại có lọai rất thơm,có loại mùi rất khủng khiếp.Em vừa đi Đà nẵng chơi,mua được lọ mắm ngon nên cho VD thế cho dễ hiểu   Vậy mẹ nào thích thì vào chia sẻ,mẹ nào dị ứng thì đi có vấn đề gì đâu? nhưng dù sao thì cũng phải cám ơn tất cả vì đã bỏ thời gian đọc qua mới hiểu sơ sơ cái topic này.Tiêu đề hơi thánh thót nhưng lúc nào cũng sáng đèn ....Mong mọi người vui vẻ,thỉnh thoảng có bác nào cựu du học spam thì cũng mong cả nhà cho bác ấy cơ hội thể hiện tí  Sân nhà mình thêm vui.
Rất cám ơn các mẹ! Hôm rồi em đang cho con tham quan ở Cổ viện Chàm,có mẹ gọi điện hỏi em thích loại C sủi nào bác ấy gửi cho thằng lớn nhà em.Xúc động quá trời luôn, tình cảm các mẹ dành cho em quá nhiều,em vui lắm.Biết thế cop thật nhiều thư của con lên đây...để được thêm nhiều thứ nữa   
Em copy thư của cu lớn để hâm nóng ước mơ cho các cháu bé,các cháu biết ở bên đó các anh chị học như thế nào,lúc nào cũng bận.Nhưng Nhà trường coi việc học là của cá nhân học sinh,học vào lúc nào ko cần biết...Họ coi trọng các hoạt động XH,hay các môn ngoại khóa.Còn các mẹ đọc sẽ thấy tinh thần thằng con em,rất tươi ko phàn nàn gì hết,tràn ngập niềm vui.Lúc nào cũng: vui lắm mẹ ạ,thích lắm mẹ ạ,bận lắm mẹ ạ...Để các mẹ thấy thật yên tâm nếu chuẩn bị cho con tốt, chứ ko phải là nhỏ quá,yếu đuối quá,tội nghiệp quá...
Chị Edina còn có 2 cháu đang học cùng trường bên đó.Cô chị đang học IP4 cậu em IP1.Thấy các con ngoan và trưởng thành như thế thì xin chị Edina cho ý kiến....phát biểu.Trước đây khi chưa giải phóng nhiều gia đình ở MNam cũng cố cho con đi du học để tránh quân dịch,để tìm nơi yên ổn.Nay em cũng động viên con cố đi du học để như kiểu đi sơ tán cái GDViệt mình cải tới cải lui với bao nhiêu dự án làm các con quay cuồng như mê cung.
Nhà chị Songdong có duy nhất một cô cũng phải dứt áo cho đi.Nhà chị Edina có 3 con cho đi hết.Thằng lớn nhà em bao năm ôm ấp cũng phải thả cho đi,để mong từng ngày tin nhắn với mail đọc xong lại khóc...vì thương nhớ.Mà thôi ủy mị quá,bạn em vừa gọi điện mua vé rẻ đi Sing cả đi về có 1,3M thôi.Thích là sang ngay các bác ạ?
Các mẹ cứ quá lời! Em đã từng thi trượt Đại học,từng gặm nhấm nỗi buồn tê tái nhìn các bạn kéo valy ra đi.Các bạn ấy có hơn mình nhiều đâu,có chăng bố mẹ chúng coi chúng là bạn,quan tâm đến chúng hàng ngày,chúng là vàng ngọc của bố mẹ chúng.Em hồi nhỏ lúc nào cũng nghĩ mình là súc vật vì em đâu có hiểu được câu : Thương cho roi cho vọt.Hơn nửa cuộc đời em mới rút ra được: 30% thành công là do tư chất của con.30% môi trường,còn 40% còn lại là do cha mẹ.Em chỉ có 30% tư chất đủ le lói sáng rồi chìm.Thấu hiểu nỗi lòng trẻ con nên đối với con,em dốc lòng với chúng.Quả là phi thường các mẹ ạ.Đòi cho con học Pháp,sau lại xui học TAnh,rồi bày trò đi du học...Thằng con em vẫn nghe và làm tới.Chưa bao giờ bướng dù ở tuổi dở ương,Em cam đoan với các mẹ nếu dùng thức mệnh lệnh trẻ. con không nghe đâu.Rất nhiều mẹ tâm sự với em là tính mẹ ấy rất nóng ngồi kèm con học là tạt luôn,con điểm kém là tức ko kiềm chế được.Em hỏi lại: Thế ra đường hàng cá chửi mình tức, mẹ nó có dám xông vào đánh không? Hay chỉ với con mình mới không nhịn được quát nạt nó!Em nhiều lúc cũng tức hay giả vờ tức bắt con lên giường,nằm úp xuống,em bắt đầu cho con tự kể tội nói đủ ý,nêu được cách sửa chữa thì tha nhưng vẫn giả vờ là tức không thể kiềm chế được,mà đánh thì sót con quá,máu thịt mẹ đẻ ra ...nên mẹ sẽ quất vài phát xuống giường! Văn vở đấy nhưng nó vừa sợ lại vừa yêu mẹ hơn.Sáng nào đến cổng trường cũng hỏi con : Yêu mẹ thì làm gì? Thằng con em trả lời: ngẩng cao đầu cho khỏi cận Đấy em cứ kể hết suy nghĩ của em,chuyện trẻ con nhà em để các mẹ thấy dùng bạo lực khó giải quyết tận gốc vấn đề với trẻ con.Em còn rất nhiều võ phỉnh phờ vờ vịt trẻ con.Lúc nào rảnh em lại kể tiếp.Chỉ muốn nói với các mẹ : Em làm được như vậy,có suy nghĩ như vậy là em phải đánh đổi cả tuổi thơ của mình đấy các mẹ ạ.Chẳng có gì đáng ngưỡng mộ đâu.Nay chỉ muốn chia xẻ giúp các mẹ cùng các con chóng đến đích mà không phải trải qua những nỗi buồn giống em, thế thôi!

104. Me songdong: Cảm ơn một vài mẹ vẫn còn nhớ tới mình , mình có một ý kiến nhỏ mong rằng không làm nhụt tinh thần của các mẹ .Các mẹ mà toàn tâm toàn ý dậy được con như mẹ Laida thì cứ yên tâm là con dù có ở trong nước hay NN cũng thành công .Tuy nhiên cũng nên lắng nghe tâm tư , nguyện vọng của con trẻ , đừng tạo áp lực cho con , bởi vì không phải đứa trẻ nào cũng thích ra NN học đâu , ít nhất thì trong đám bạn bè thân quen của nhà mình cũng có khá nhiều cháu không thích đi, dù học giỏi , ngoan , gia đình có điều kiện , cơ hội.Còn có cháu thì gia đình kỳ vọng quá , cứ nhất quyết là phải học giỏi để du học mỹ , nhật , thế là thần kinh , thật đáng tiếc .Con nhà mình đúng là đi NN vì hãi giáo dục của VN - ví như mẹ Laida là tránh quân dịch ý .Chứ thực sự thì mình cũng không có định hướng cho con đi học NN từ khi còn nhỏ .Cứ nghĩ nhà Laida vừa rồi qua thăm con trai , hóa ra mình dự đoán nhầm . Chúc mừng bác có 2 cậu con trai thật tuyệt với , hôm nào phải mang sách bút qua học thêm bác .
105. Edina: quote=Sếu&Dim;5548403]Để được lựa chọn trao học bổng du học thì con phải là người vừa học tốt vừa có chí hướng và nhiều phẩm chất tốt đẹp khác nữa... đó chẳng lẽ không phải là mục đích hướng tới của việc dạy dỗ con cái hay sao?[/QUOTE
Rất tán thành. Du học vừa là cơ hội tốt cho bản thân du học sinh và ngược lại du học sinh cũng có nghĩa vụ thực hiện một mục đích phát triển cộng đồng của Học bổng đó. 
Mình nghĩ thế hệ nào hay đất nước nào cũng cần mở rộng hiểu biết của mình ra thế giới. Mình cho rằng du học là kết quả đồng thời là 1 cơ hội tốt cho quá trình hoàn thiện nhân cách và khả năng cho mỗi người. Du học Học bổng mình cho là khó đấy vì phải đạt yêu cầu và vượt qua nhiều ứng viên rất xuất sắc khác cơ mà. Như mình đây cùng thời vói 3 anh em bác Primary Education, cũng thích du học quá mà có được đâu.
QUOTE=songdong;5549597]
Các mẹ mà toàn tâm toàn ý dậy được con như mẹ Laida thì cứ yên tâm là con dù có ở trong nước hay NN cũng thành công .Tuy nhiên cũng nên lắng nghe tâm tư , nguyện vọng của con trẻ , đừng tạo áp lực cho con , bởi vì không phải đứa trẻ nào cũng thích ra NN học đâu , ít nhất thì trong đám bạn bè thân quen của nhà mình cũng có khá nhiều cháu không thích đi , dù học giỏi , ngoan , gia đình có điều kiện , cơ hội . Còn có cháu thì gia đình kỳ vọng quá , cứ nhất quyết là phải học giỏi để du học mỹ , nhật , thế là thần kinh , thật đáng tiếc . 
Mình cũng tâm đắc với ý kiến của Me Songdong. Vợ chồng mình có ông bạn Nhật có 2 đứa con ko dám cho học ở Nhật vì sợ áp lực học tập quá nặng nề, cho đi học ở nước khác. Nghĩa là tùy khả năng mọi mặt của mỗi gia đình và mỗi đứa trẻ, sao cho chính nó được sống hạnh phúc nhất. GD Việt nam đang làm khổ trẻ con và cùng với trẻ con là các bố mẹ ông bà cô bác anh chị chúng ...có nghĩa là làm khổ cả toàn dân. Nhà trường là thành trì đạo đức cuối cùng mà nay đã đến lúc hỏng rồi là xuống đáy rồi đấy. Cũng trên diễn đàn này giới thiệu Blog của nhà bé Bống, trẻ con cần phải được sống hạnh phúc như thế chứ.Với các con mình thì du học với chúng là tốt. Chúng có môi trường tốt về bạn bè, các đk học tốt, ăn uống hít thở chắc ko ô nhiễm độc hại ...(hàng ngày ăn gì mình cũng hay nghĩ ko biết họ tẩm ướp cái gì đây nhưng cũng phải ăn thôi ). Ngoài ra du học học bổng còn rất khỏe cho mình về tài chính Diễn đàn này vô cùng bố ích làm mình say mê luôn vì trúng tâm tưởng của mình và cũng muốn học tập,chia sẻ KN giúp bạn bè, nuôi 3 đứa con qua các "trào lưu" của GD VN cận đại và lại còn dạy học hơn chừng ấy năm, đúng là có nhiều KN và cả sai lầm nữa chứ. Công việc nuôi dạy con cái là việc của cả đời ấy nên cần thời gian để có trải nghiệm, ngay cả đọc cũng từ từ mới ngấm.Vậy nên các bạn mình có người ko có thời gian, có người cũng lười đọc nữa nên mình lại "soạn bài" tức là ghi lại bài nào, trang nào...cho các bạn ấy tìm cho nhanh   
Xung quanh chuyện du học ko phải là ko nan giải, ý kiến của Me Zoom khơi gợi nhiều suy nghĩ lắm, nhưng dạo này mình đang bận quá nên hẹn các mẹ sau sẽ lên tâm sự tiếp. Gửi   :Rose
106. Me Songdong: Cảm ơn mẹ Huynh , nhà này vẫn chăm chỉ theo dõi lắm , có điều trong này bàn về du học -- mà có vẻ nghiêng về du học phổ thông , mình không có kinh nghiệm , nên chả giúp được gì . Cứ mỗi lần nhắc tới cải cách giáo dục của VN , mình lại nghĩ tới truyện cậu bé tí hon bị lạc vào trong bụng bò , mới đầu cũng tạm ổn ,càng về sau càng không chiu được phải la toán lên : đừng tuồn cỏ khô vào nữa ..... ---> phải tìm cách thoát nhanh ra khỏi bụng bò trước khi có quá nhiều cỏ.Mình nhận thấy một điều là các mẹ đầu tư rất nhiều cho con khi còn nhỏ và càng lớn thì lại càng ít đi , đáng lý ra thì phải ngược lại . Khi con còn nhỏ , lừa con rất dễ , con lớn hơn - ca một bài hợp tình hợp lý , dẫn chứng sinh động là con sẽ nghe ,tự đi vào đường mình vạch sẵn .Nhưng khi con 18 , 20 tuổi thì không làm thế được , vào tuổi này là lúc con bắt đầu suy nghĩ độc lập , một chút sai lầm là mấy chục năm trở nên vô ích .Làm sao để biết được con nghĩ gì mà không cần con phải kể , làm sao nói được những suy nghĩ của mình cho con mà không cứng nhắc như là sự dạy bảo ....để con vẫn nghĩ là mẹ coi mình lớn rồi , độc lập rồi , tôn trọng mọi thứ riêng tư cá nhân của mình rồi ... khó lắm các bạn trẻ ạ .Việc dậy con thật không đơn giản , không thể vội vàng và kéo dài rất lâu .Đấy mới được khen mấy câu đã lại bi bô lạc đề rồi , ai chả thích khen và động viên ,tại sao một số phụ huynh lại không thích làm điều này với con mình nhỉ ( điển hình là ông xã nhà mình  dù rất tự hào về con ).Chúc cả nhà mình nuôi con khỏe , dậy con ngoan , con học được tới đâu , động viên con tới đấy , dù con đạt được thành tích nào cũng vui vẻ .

107. Me Laida: Chị Songdong,chị Edina con đã lớn mà vẫn vào box ta là vẫn còn nặng lòng với GD lắm.Chỉ sợ các chị bận ko vào chứ chúng em lúc nào cũng mong chờ.Hằng ngày cũng chỉ vài mẹ vào đọc xong tự cám ơn nhau,số người quan tâm đến dạy con ít lắm,nhưng 100% cha mẹ đều mong con mình ngoan,chăm học,học giỏi.  Nếu các mẹ cứ để con phát triển tự nhiên,sống theo ý thích, ko phải rèn luyện phấn đấu gì hết thì một ngày kia lạc vào topic này nhìn tiêu đề như chuông ngân quay ra trách các mẹ ở đây gây áp lực,tội cho con quá.
Nhưng ngay từ bé ta đã dạy cho con biết:
- Tự hào vì mình là đứa trẻ ngoan.
-Nghĩ đến người khác
-Sống tự lập.
-Phải kiên nhẫn làm cả những gì mình không muốn.
-Tự giác ,biết công việc của mình.
-Tập trung,rồi sau biết cố gắng làm thật tốt việc mình đang làm.
-Luôn có ước mơ,biết lên kế hoạch để thực hiện ước mơ. 
Có đủ những gạch đầu dòng trên thì du học bằng Học Bổng chỉ là chuyến tàu chở tới ước mơ thôi.Không phải là đích, và không thể gọi đấy là thành công của cuộc đời.Tại sao nhiều bạn trẻ mơ ước du học bằng Học Bổng,vì những bạn ấy đã hoàn thành tốt công việc học tập,GD Việt Nam là tấm áo chật đối với các bạn ấy.Các bạn trẻ ấy đủ tự tin để mơ ước bay cao bay xa.Tại sao em phải nói đến tự tin? vì rất nhiều bạn trẻ VN học rất giỏi thiếu thông tin nên không đủ tự tin vào bản thân mình,nghĩ du học là cái gì xa vời lắm,không chuẩn bị trước lúc cơ hội đến không tóm được,vài lần tuột tay là xa mãi.Nay nhờ có nhiều diễn đàn giao lưu nhưng người cùng sở thích với nhau,nên có nhiều thông tin bổ ích giúp các bạn đi sau tới đích nhanh hơn.Em vào diễn đàn buôn dưa thế này cũng để các mẹ biết du học bằng HB chẳng có gì khó khăn nếu ta dạy con chúng ta thật kỹ những gạch đầu dòng kia từ nhỏ,nếu ta quan tâm tới con ta thêm một chút.Nhiều mẹ lạc vào đây thấy chúng ta ấu trĩ :sao lại cứ phải định hướng cho ra NN học,tại sao không dạy con thành công ngay trên mảnh đất này.Lúc nào rảnh em sẽ mở topic cho con phát triển tự nhiên,học bình thường,lớn bộ đội phục viên hay tham gia tích cực các tổ chức Đoàn,Đảng...định hướng cho con làm địa chính xã,sau ngoi lên chủ tịch xã rồi đi học trường Đảng rồi lên tiếp...chỉ cần vài mảnh giãn dân là đủ mỡ nó rán nó,nhanh nhẹn một tẹo là thành công tột đỉnh  Hy vọng các mẹ sẽ ủng hộ em ở topic đó.   
108. Menoitro: Ôi, topic dạo này đông vui quá. Em thấy các mẹ bàn chuyện đường hướng vĩ mô quá cơ nên cũng cố bon chen tí, quan điểm của người trình độ chưa xóa mù, và tầm nhìn không vượt quá luỹ tre làng (theo định nghĩa bác Primary Education í mà) nên tham khảo cho vui thôi các mẹ nhé.Em thì chưa bao giờ lấy mục đích du học để thoát khỏi hệ thống giáo dục nhà mình, vì nói thật, em cũng không thấy nó tệ lắm (Em nói đến hệ thống giáo dục phổ thông nhé). Còn nền giáo dục nước nào chả bức xúc chuyện cải cách, đấy là qui luật chung mà, xã hội phát triển ==> giáo dục bất cập do chưa thay đổi kịp ==> đòi hỏi thay đổi nền giáo dục ==> cải cách. Vòng tuần hoàn đó diễn ra liên tục, thường xuyên. Em thấy trên các báo phụ huynh Mỹ, Nhật, Singapore cũng rên la ầm ầm, chỉ trích giáo dục nước họ chả khác gì phụ huynh nhà mình cả.Với mẹ con em thì ước mơ kiếm học bổng du học trước hết giúp con tự hoàn thiện mình về rất nhiều mặt: ý chí, bản lĩnh đương đầu với thách thức, tính trung thực, học tập hiệu quả, chịu áp lực trong môi trường cạnh tranh cao... đó chẳng phải là những phẩm chất giúp con thành công sau này hay sao?
Tại sao lại phải ra nước ngoài? Hỏi 100 bà mẹ thì chắc 101 mẹ muốn con ở gần mình, chẳng bao giờ phải xa con. Nhưng khuyến khích con ra nước ngoài là để rèn luyện tính tự lập, khả năng thích ứng với môi trường khác lạ mà ở trong nước chẳng trường lớp nào dạy được.
Vậy mục tiêu cuối cùng là gì? Cu nhà em vẫn suốt ngày ra rả "Đừng tự hào vì nghèo mà học giỏi, hãy tự hỏi sao giỏi mà vẫn nghèo". Người ta chẳng ai đánh thuế ước mơ, nhà em vẫn lấy Bill Gate và Warren Buffet làm thần tượng học hỏi, nhất là Buffet, một con người vô cùng tài giỏi trong việc kiếm tiền, cuộc sống hết sức giản dị nhưng lại là người hào hiệp nhất đối với cộng đồng khi đã giúp được bao nhiêu người nghèo với việc hiến hầu hết tài sản của mình vào quĩ từ thiện. Vậy nên em muốn giáo dục con em mục đích phải làm giàu, đó là thước đo chính đáng của tài năng và thành công, nhưng bên cạnh đó còn phải có tư cách, có nhân cách đúng đắn nữa. Hic, không biết em có lãng mạn quá không các mẹ nhỉ? Nhưng thấy một số bác nghiên cứu sinh ra nước ngoài chỉ mong cố phấn đấu "TIẾT KIỆM" được ít tiền học bổng, sao thấy buồn quá...
109. Me Laida: Mẹ nội trợ ạ! khi con ở lớp nhỏ thì nỗi bức xúc nhỏ,nhưng khi con càng lên lớp cao nỗi niềm cũng sẽ tăng cao,ấy là con tớ chưa phải lo thi tốt nghiệp phổ thông tại VN.Mẹ nó nói đúng, đã là máu đỏ da vàng Nhật,hay TQ,Hàn,Sing thì việc học rất vất vả,chứ không hề nhàn.Đã là học là cực rồi.Con tớ sang Sing bận mờ mắt nhưng cái học của nó thấm vào người nó,nó nói năng lưu loát,biết đánh giá nhận xét,được khuyến khích phát biểu theo quan điểm của riêng nó... thôi tớ ko nói nữa.Có thể nói nó bận hơn các cháu đang học tại VN vì còn phải tham gia trăm thứ ...phải đi nghe hòa nhạc Opera để về nộp cuống vé cho trường....Điểm phảy của các cháu trung học tại VN rất đơn giản chăm chỉ chút thôi là 8.0 trở lên rồi nhưng với các cháu bên kia thì phải dốc toàn lực vì lúc học giả nhưng thi thật.Được cái điểm phảỷ ấy quyết định rất nhiều cho việc nộp đơn vào ĐH.Còn ở VN năm cuối cấp ép học đủ thứ để thi TNghiệp,nhưng điểm phảy và điểm TN ấy ko quyết định mà lại là 1 kì thi ĐH khác vào tháng 7 sau này. thế là một cổ mấy tròng.Tớ cũng biết các nước có kì thi ĐH riêng SAT1-2 nhưng các con có thể chủ động theo sức học của mình mà chọn thời gian hợp lý, và được thi vài lần nhặt điểm cao mới nộp.Thằng em họ tớ tự hào nhất dòng họ: thi được 30/30 ĐHBK ông chú tớ có niềm tin quá lớn... và có phần bảo thủ, chờ ĐHBK xét năm này qua năm nọ..bây giờ ra trường đang tìm việc.Phải tay tớ với sức học như thế tớ bơm cho học TA thi vào NUS thi ngay tại VN rồi sang Sing học.Nhiều bạn thủ khoa các trường vào rồi vỡ mộng,quay ra học TAnh bỏ mấy năm đèn sách để ra đi làm lại,phải chi các bạn ấy được định hướng sớm thì có lẽ ko lãng phí như thế.
À mà tớ không muốn thuyết phục mọi người đi du học đâu,những người ko thích đi thì ở nhà để cho những bạn mơ ước du hành vạn dặm đi.Ở VN vẫn còn rất nhiều cơ hội thành công hơn cả các bạn đi du học ấy chứ.

110. Edina: Thực tế là mình cũng phải suy nghĩ rồi (+) và (-) khi QĐ có cho con du học ở cấp Trung học ko? Tuổi đó vẫn nhỏ vẫn cần sống trong gia đình, gần gũi bố mẹ,hiểu biết xã hội VN, biết làm việc nhà,... Xa nhà từ nhỏ cũng thiếu thốn rất nhiều về tình cảm cũng như kĩ năng tổ chức cuộc sống gia đình (nhất là con gái)...Nhưng vẫn cho con đi vì nếu ờ nhà thì bây giờ đang khổ vì học thêm, kẹt xe, mọi thứ áp lực cho cả con và bố mẹ... Vấn đề quyết định vẫn là bản thân con mình ra sao.(Con gái lớn của mình phát biểu là nếu có sống lại 1 cuộc đời nữa nó cũng ko muốn vì sẽ phải học 3 năm cấp III như nó đã học). Mình nghe giật cả mình, kể cho đồng nghiệp ai cũng ngậm ngùi suy nghĩ vì thương học trò, 1 cô nói đấy nó mà còn thế thì đứa khác nó khổ ra sao. Tóm lại mẹ nào cũng muốn giá mà bê được cái trường ở Anh hay Sing ấy về VN thì con mình được ở nhà. Lại có 1 vấn đề là du học xong trong thời điểm này rồi thì hình như về VN hay tìm cách ở lại NN hình như đều ko ổn? Bạn nào có trải nghiệm xin có ý kiến. Hình như học ở VN thì thích nghi ngay được lối sống và cách làm việc, thấy ổn về công việc, chồng con nhà cửa... Còn để sống được ở NN cũng rất khó để nhập được về văn hóa và công việc...Có bạn nói là mãi mãi là công dân hạng 2 thôi...
Vậy mục tiêu cuối cùng là gì? Cu nhà em vẫn suốt ngày ra rả "Đừng tự hào vì nghèo mà học giỏi, hãy tự hỏi sao giỏi mà vẫn nghèo". Người ta chẳng ai đánh thuế ước mơ, nhà em vẫn lấy Bill Gate và Warren Buffet làm thần tượng học hỏi, nhất là Buffet, một con người vô cùng tài giỏi trong việc kiếm tiền, cuộc sống hết sức giản dị nhưng lại là người hào hiệp nhất đối với cộng đồng khi đã giúp được bao nhiêu người nghèo với việc hiến hầu hết tài sản của mình vào quĩ từ thiện. Vậy nên em muốn giáo dục con em mục đích phải làm giàu, đó là thước đo chính đáng của tài năng và thành công, nhưng bên cạnh đó còn phải có tư cách, có nhân cách đúng đắn nữa. 
Rất phục bạn đấy.Cái này thì cần lắm cho lớp trẻ nhưng thú thật là mình ko dám nghĩ đến vì mình kém và ko hiểu thời trước gia đình và xã hội dạy dỗ thế nào mà mình lại sợ tiền, giờ vẫn thế   .Đùa 1 chút cho vui có gì các mẹ bỏ quá cho nhé   

111. Me hai cong chua: Đúng là quyết định tuổi nào cho con du học quả là điều mà bố mẹ nào cũng băn khoăn.  . Nếu đi sớm thì lo lắng về việc xa nhà của con, sự thiếu thốn tình cảm gia đình của con.Nhưng nếu đi vào lứa tuổi đại học hoặc sau đại học thì quả thật lại thấy tiếc lắm vì cùng một thời gian đó nếu con học sớm thì kiến thức thu nhận được đã vượt xa nhiều bởi vì nền tảng thì lại được hình thành từ bậc giáo dục phổ thông.Câu hỏi đúng là nan giải, và có lẽ mỗi bậc cha mẹ phải tự tìm câu trả lời đúng cho mỗi đứa con của mình tùy thuộc vào tính cách, năng lực và đặc biệt là bản lĩnh của các con đã hình thành từ bé đến lúc trưởng thành.
Chính vì thế, khi bố mẹ đã định hướng , rèn luyện bản lĩnh, kỹ năng sống ngay từ thủa bé cho con thì bố mẹ sẽ quyết định được điều này dễ dàng hơn. Nếu bố mẹ không định hướng, không rèn luyện cho con mà chỉ vì thấy nhà nhà đi du học người người đi du học thì lại là điều không nên vì e rằng con sẽ không đủ sức khỏe, bản lĩnh để đối đầu với những cú sốc văn hóa. Đôi khi em cũng băn khoăn vì con em là con gái, có lẽ du học sẽ phức tạp hơn so với con trai nhưng em vẫn theo đuổi con đường định hướng và nếu con không thành công thì cũng thành nhân. Vì em rất thấm thía việc không được định hướng thì thiệt thòi như thế nào. Con em mà có được một phần những phẩm chất mà bác Laida đã nêu:
- Tự hào vì mình là đứa trẻ ngoan.
-Nghĩ đến người khác
-Sống tự lập.
-Phải kiên nhẫn làm cả những gì mình không muốn.
-Tự giác ,biết công việc của mình.
-Tập trung,rồi sau biết cố gắng làm thật tốt việc mình đang làm.
-Luôn có ước mơ,biết lên kế hoạch để thực hiện ước mơ. 
thì em đã vô cùng mãn nguyện rồi.  

112. Me Edina: Cứ từ từ bạn ạ, mình cứ chăm chỉ dạy con rồi cũng được hưởng mật ngọt thôi.Hơi tiếc giá mình biết DĐ này sớm hơn. Tham gia vừa bổ ích lại vui vì toàn chuyện ngộ nghĩnh của trẻ con.  Được như anh Ku nhà MeLaida đi du học thì cứ như cá gặp nước. Rất yên tâm và vui sướng.Có nghĩa là các mẹ chúng ta càng phải dành nhiều thời gian ,tâm trí sức lực nuôi dạy con. "Con khôn tại mẹ", " Mẹ ngoảnh đi con dại, mẹ ngoảnh lại con khôn" cổ nhân nói cấm có sai các mẹ ạ. Gửi   

113. Menoitro: "Mẹ nội trợ ạ! khi con ở lớp nhỏ thì nỗi bức xúc nhỏ,nhưng khi con càng lên lớp cao nỗi niềm cũng sẽ tăng cao,ấy là con tớ chưa phải lo thi tốt nghiệp phổ thông tại VN."
Vâng, cái này có thể con em còn nhỏ, đứa lớp 3, đứa lớp 6 nên em chưa cảm nhận được các bức xúc của nền giáo dục VN. Em cũng từng đi học, trước 26 năm so với đứa đầu, nên nếu đem so sánh thì giáo dục VN đã có những bước tiến dài.Các mẹ có thể nói, mình tiến nhưng thế giới nó có dừng để chờ đâu, nó vẫn vượt xa mình ấy chứ. Cũng đúng, vì thế nếu có cơ hội nên cho con ra nước ngoài để mở mang đầu óc, tiếp thu nền văn minh xứ người. Nhưng với các cháu chưa thể đi được ngay thì sao nhỉ? (Mà số này là đa số nhé) Chết chìm với bức xúc chăng??? Em vẫn nói với con em rằng, người ta có thể không thay đổi được hoàn cảnh, nhưng người ta có thể thay đổi được THÁI ĐỘ với hoàn cảnh đó, và cách hay nhất để vượt qua khó khăn là đi xuyên qua nó (câu này ko phải của em ạ, em tâm đắc nên mượn tạm của 1 bác ở topic khác) Nếu có bức xúc thì thú thật em ko thấy bức xúc với nền giáo dục đâu, mà bức xúc với chính các phụ huynh đang chạy đua ép con em mình phải học hành quá sức. Đừng nói với em do nhà trường yêu cầu nhé, chính các buổi học thêm bố mẹ sắp đặt đã lấy mất tuổi thơ của các con, mà chả phải mỗi giờ học thêm, kèm theo đó là mê hồn trận bài tập đi kèm nên các con luôn chìm trong biển học mênh mông đó."Con tớ sang Sing bận mờ mắt nhưng cái học của nó thấm vào người nó,nó nói năng lưu loát,biết đánh giá nhận xét,được khuyến khích phát biểu theo quan điểm của riêng nó... thôi tớ ko nói nữa.Có thể nói nó bận hơn các cháu đang học tại VN vì còn phải tham gia trăm thứ ...phải đi nghe hòa nhạc Opera để về nộp cuống vé cho trường....
Điểm phảy của các cháu trung học tại VN rất đơn giản chăm chỉ chút thôi là 8.0 trở lên rồi nhưng với các cháu bên kia thì phải dốc toàn lực vì lúc học giả nhưng thi thật.Được cái điểm phảỷ ấy quyết định rất nhiều cho việc nộp đơn vào ĐH.
Còn ở VN năm cuối cấp ép học đủ thứ để thi TNghiệp,nhưng điểm phảy và điểm TN ấy ko quyết định mà lại là 1 kì thi ĐH khác vào tháng 7 sau này. thế là một cổ mấy tròng.
Tớ cũng biết các nước có kì thi ĐH riêng SAT1-2 nhưng các con có thể chủ động theo sức học của mình mà chọn thời gian hợp lý, và được thi vài lần nhặt điểm cao mới nộp."
Cái này thì không phải bàn, em tin rằng các mẹ trên diễn đàn đây không ai không ngưỡng mộ mà ko chỉ mỗi anh cu, cả mẹ Laida nữa. Ngoài Sing ra cũng còn nhiều nền văn minh ưu tú khác nữa, giá các mẹ có kinh nghiệm cho con lấy học bổng đi Anh, Úc, Mỹ... vào chia sẻ thêm được thì hay quá."Thằng em họ tớ tự hào nhất dòng họ: thi được 30/30 ĐHBK ông chú tớ có niềm tin quá lớn... và có phần bảo thủ, chờ ĐHBK xét năm này qua năm nọ..bây giờ ra trường đang tìm việc.
Phải tay tớ với sức học như thế tớ bơm cho học TA thi vào NUS thi ngay tại VN rồi sang Sing học.Nhiều bạn thủ khoa các trường vào rồi vỡ mộng,quay ra học TAnh bỏ mấy năm đèn sách để ra đi làm lại,phải chi các bạn ấy được định hướng sớm thì có lẽ ko lãng phí như thế."
Em thì không nghĩ thế mẹ Laida à, con mẹ Laida thành công khi có học bổng du học sớm, nhưng cũng không có nghĩa những bạn như em họ của mẹ là thất bại. Thất bại chỉ thực sự đến khi người ta buông súng đầu hàng.
Để em kể các mẹ nghe chuyện này. Em có đứa bạn, kém em 1 khóa, sang Liên Xô theo học bổng nhà nước, đến năm thứ 3 ĐH đã tự vận động chuyển thành học bổng sang Bỉ, bằng ĐH Bỉ, Thạc Sĩ, PhD tại Bỉ luôn, rồi thành công dân Bỉ. Cái thời em phong trào du học có khi còn rầm rộ hơn bây giờ, là hy vọng, là sự được hay mất của biết bao gia đình. Cái thời đi lại còn quá khó khăn, việc bạn em chuyển từ Đông Âu sang Tây Âu là sự ngưỡng mộ của bất kỳ ai quen biết. 3 năm trước, em có dịp sang tận nơi thăm và chứng kiến, sau khi kết thúc PhD, bạn em còn làm thêm bằng MBA và vô số các khóa học nhỏ khác. Cái hay là lúc nào cũng kiếm được học bổng, để tồn tại và để ... học. Khi gặp em, cậu ấy mắt lại sáng long lanh, chị ơi, em chắc sẽ chuyển sang ngành công nghệ thông tin chị ạ, chắc chắn sẽ dễ kiếm việc hơn!!! Em gặp ông giáo sư, bạn thân của cậu bạn, ông ấy nói với em là bạn em học rất giỏi, ngành nào cũng giỏi, thông minh lắm, vấn đề ở chỗ... cậu ấy chỉ có thể học được thôi, nhưng ko đi làm được. Cứ 2-3 tháng là mất việc. Túm lại là suy cho cùng thì học như thế cũng chả giải quyết được vấn đề gì. Mà sống cực khổ lắm chứ, mức học bổng để tiêu (>800euro) bao giờ cũng thấp hơn mức trợ cấp thất nghiệp (~1200euro), người ở nhà nhiều khi ko hiểu, ko thông cảm được, cứ nghĩ đi Tây là phải oách lắm.Lại 1 đứa khác, chỉ đỗ ĐH trong nước thôi, cũng học BK giống em mẹ Laida. Đau đớn lắm chứ khi chứng kiến bạn bè lũ lượt ra đi. Nhưng rồi ra trường, vào viện CNTT, 2-3 năm sau thì sang Mỹ làm thẳng PhD, rồi ở lại giảng dạy luôn đến giờ, lương tháng 100K/năm.Thế nên con mẹ nào lấy được học bổng như con mẹ Laida, em xin nhiệt liệt chúc mừng, nhưng con nào chưa có được cơ hội, hãy luôn nhớ rằng "Trong muôn vàn gian khó, vẫn còn đó những cơ hội" (câu này em lại mượn của 1 bác em rất hâm mộ thuộc diễn đàn khác) và cũng không biết cơ hội nào lớn hơn cơ hội nào nhé. Chỉ có thời gian mới trả lời được. Mà cơ hội đây em cũng chỉ bàn đến cơ hội liên quan đến du học, thành công ở nhà ko qua du học thì vô cùng, em thiết nghĩ chả nên đưa vào, làm loãng topic của các mẹ.

114. Mehai cong chua: Trời ạ, vào đây em đọc bài các chị, em mới thấy em rất chi là gió chiều nào xoay chiều ấy.  . Mẹ Laida nói em cũng thấy đúng mà mẹ nội trợ nói em cũng thấy đúng. 
Nhiều bạn thủ khoa các trường vào rồi vỡ mộng,quay ra học TAnh bỏ mấy năm đèn sách để ra đi làm lại,phải chi các bạn ấy được định hướng sớm thì có lẽ ko lãng phí như thế." nguyên văn bác Laida nhưng con nào chưa có được cơ hội, hãy luôn nhớ rằng "Trong muôn vàn gian khó, vẫn còn đó những cơ hội" (câu này em lại mượn của 1 bác em rất hâm mộ thuộc diễn đàn khác) và cũng không biết cơ hội nào lớn hơn cơ hội nào nhé. Chỉ có thời gian mới trả lời được. nguyên văn menoitro.Nhưng tựu chung em đều thấy là dù là nói về nên hay không nên về việc du học thì điều mà topic nói đến nhiều nhất vẫn là sự định hướng và đồng hành của bố mẹ cùng con cái là quan trọng nhất trong việc nuôi dạy con nên người, giúp con thành người có thể sống tốt trong mọi hoàn cảnh.  Đúng là không nhất thiết phải du học mới thành công. Cái này em rất ngấm. Nhưng nếu chưa thử tìm cơ hội để biết du học sẽ tạo thành công cho mình như thế nào thì em cũng đã từng băn khoăn. Nhiều lúc em cũng tò mò giá mình được du học thì không biết giờ mình thế nào. Thành đạt hay không thành đạt???
Bởi vậy, em cho rằng cả hai ý của các mẹ đều hợp lý với tâm trạng của em (em chỉ dám nói với trường hợp em thôi chứ không biết các mẹ khác thấy thế nào). 
Mẹ Laida chuẩn bị hành lý cho con (cả thể chất lẫn tinh thần) từ thủa bé để dẫn tới thành công (du học nói riêng và cuộc sống nói chung). 
Menoitro thì chuẩn bị tư tưởng cho con cũng từ bé là biết đối đầu với thất bại để tìm thành công khác nếu như đích thành công đầu tiên chưa đạt được.
Như vậy là chúng em đã có được những ý kiến quý báu về việc định hướng như thế nào và nếu định hướng chẳng may không được như mong muốn thì dạy con đối đầu thế nào.
ah, thêm một ý nữa ạ. Em nhận thấy trường hợp du học sinh mà chỉ biết học chứ không thể đi làm được như menoitro đã nêu thường rơi vào trường hợp du học sinh đó đã học hết phổ thông trong nước và du học ở bậc đại học. Có thể vì quen kiểu luyện gà nòi như ở tại Vn nên học sẽ dễ hơn là đi làm.  Em xin nhiệt liệt cảm ơn những ý kiến của các mẹ, giúp em khai sáng nhiều lắm.    


115. xxx: quote=Menoitro;5639991]" 
Để em kể các mẹ nghe chuyện này. Em có đứa bạn, kém em 1 khóa, sang Liên Xô theo học bổng nhà nước, đến năm thứ 3 ĐH đã tự vận động chuyển thành học bổng sang Bỉ, bằng ĐH Bỉ, Thạc Sĩ, PhD tại Bỉ luôn, rồi thành công dân Bỉ. Cái thời em phong trào du học có khi còn rầm rộ hơn bây giờ, là hy vọng, là sự được hay mất của biết bao gia đình. Cái thời đi lại còn quá khó khăn, việc bạn em chuyển từ Đông Âu sang Tây Âu là sự ngưỡng mộ của bất kỳ ai quen biết. 3 năm trước, em có dịp sang tận nơi thăm và chứng kiến, sau khi kết thúc PhD, bạn em còn làm thêm bằng MBA và vô số các khóa học nhỏ khác. Cái hay là lúc nào cũng kiếm được học bổng, để tồn tại và để ... học. Khi gặp em, cậu ấy mắt lại sáng long lanh, chị ơi, em chắc sẽ chuyển sang ngành công nghệ thông tin chị ạ, chắc chắn sẽ dễ kiếm việc hơn!!! Em gặp ông giáo sư, bạn thân của cậu bạn, ông ấy nói với em là bạn em học rất giỏi, ngành nào cũng giỏi, thông minh lắm, vấn đề ở chỗ... cậu ấy chỉ có thể học được thôi, nhưng ko đi làm được. Cứ 2-3 tháng là mất việc. Túm lại là suy cho cùng thì học như thế cũng chả giải quyết được vấn đề gì. Mà sống cực khổ lắm chứ, mức học bổng để tiêu (>800euro) bao giờ cũng thấp hơn mức trợ cấp thất nghiệp (~1200euro), người ở nhà nhiều khi ko hiểu, ko thông cảm được, cứ nghĩ đi Tây là phải oách lắm.Cái chính là bác này chỉ thiên về học "bác học" chứ không phải học về "thợ" rồi. Tụi tây nó tuyển người không nhìn vào bằng cấp cao, công việc tương ứng với trình độ. Chứ trình độ cao mà làm việc thấp thì nó tính không hiệu quả, lãng phí.Không biết các bác nghĩ sao chứ em thấm nhuần lắm rồi. Em nhận được đề nghị làm staff cho trường Pháp (điều kiện cực kỳ OK vào thời buổi đó) đúng lúc đó cái học bổng của CP Pháp rơi vào đầu sau bao ngày chờ đợi tưởng teo rồi. Em có nói chuyện với ông HT trường thì bác ấy đại loại có nói là nếu mày học Master thì khi làm cho các DN rất khó nếu trưng cái bằng đó ra (ối trời bác ấy còn biết mình có HB trước cả mình). Sau nhiều người nói làm em quyết định đi học Master ở nước ngoài cho mở mang đầu óc. Theo xu hướng của các bác tiền bối phía trước là xin tiếp học bổng làm TS, chắc em học dốt nên mãi mà ko xin được HB. Bối rối trăm đường vì vừa làm vừa học thì chít, mất mấy năm đấy chứ!
ông thầy hướng dẫn em bẩu nếu làm TS thì sau này tốt nhất là phải làm thầy và làm ở các trường ĐH hay viện nghiên cứu của VN, chứ xong không dùng đến vì phí phạm vì nó là nghiên cứu lý thuyết. Chứ định làm xong rồi ở đây thì cũng khó tìm được việc vì các bác đấy quan niệm học nhiều mà thiên về research thì khó mà xin được ở các doanh nghiệp, mà cái ngành em học thì thừa nhan nhản ở đây, chứ đang còn hot ở VN. Tốt nhất nên về VN xin làm GV đi cái đã, khi nào ổn định xong thì làm TS lúc nào cũng được, quay sang làm tiếp với bác ấy. Mà ông thầy của em thì có tiếng trong lĩnh vực này nhé. Khe khe em về VN lê lết gần hết các trường ở HN, nhờ vả , chạy chọt từ hiệu trường, hiệu phó đều OK nhưng đến khoa người ta cũng từ chối vì lý do nhiều GV nữ rồi, không nhận nữa. Mãi sau này em biết là chỗ đó dành cho con em giáo viên trong trường, cũng con gái mà trình độ thì  , toàn người quen cả.Sau cái đợt đó thì em tịt hẳn cái vụ xin GV và làm TS, chỉ tập trung đi cày cuốc và kiếm cách buộc chân bác trai thôi. Em chán cái cơ chế xin cho trong làm giáo dục (giờ em mới bắt đầu đặt chân vào tìm trường cho con), chán cảnh con mình sau này mà rơi vào các bác giáo viên đấy (he he các bác GV giỏi đại xá nếu em phạm húy, đừng ném đá em ạ), học các bác đấy chắc con em lại rơi vào cái vòng luẩn quẩn của GD, tư duy không đổi mới, kiến thức không vững vàng thì không thể kích thích sinh viên. Bên ngoại nhà em các bác ấy cũng cho con ra học nước ngoài cho nó đỡ khổ, và tránh nạn kẹt xe cộ. Từ bản thân em nên em rất mong con tìm được học bổng ra nước ngoài học để con có cơ hội phát triển toàn diện.Thôi em viết linh tinh quá, em trả lại đất cho diễn đàn.
116. Me Laida: Nguyên văn bởi mẹ Kít  
Có mẹ nào biết chỗ dạy toán bằng tiếng anh để thi vào trường cấp 2 ở singapore thì bảo em với. Em cảm ơn trước ạ.
@Nếu học ở nhà VKT thì bạn sẽ thất vọng, vợ thầy sẽ sắp cho con bạn vào lớp chưa đủ học sinh cho dù lớp đó là lớp TANH và hứa sau sẽ dạy toán TA  ,nếu có được học toán bằng TA thì thầy thu giấy và vở ghi chép trước khi con ra về  
@ Nếu học PVT thì bạn tổ chức lớp mời GV cứ 1M/buổi,tự campuchia  khoảng 20 tiết là hết chữ 
@ Nếu học ở RV thì chọn gói dịch vụ nào học cả gói đấy,đóng tiền hết cả trình.Theo tớ biết thì họ ko dạy riêng toán bằng TA đâu.
Toán bằng TA kô khó,các buổi cũng chỉ dạy khái niệm từ này .. mà cái đó có hết trong cuốn từ điển toán tối thiểu rồi.Kiến thức toán thì dễ hơn toán của VN cùng lứa tuổi.
Kinh nghiệm tớ là dùng cuốn từ điển ấy và cuốn toán bằng TA của Sing trình độ con thi vào mà cày,trong quá trình đó sẽ phát hiện có những kiến thức VN chưa học mình sẽ bổ xung,sau thạo rồi tự thi liên tục bấm giờ tự chấm theo barem cho sẵn.Nâng dần lên 100% Học kiểu đó cầm chắc đỗ  về môn toán. Trước đây tớ cũng đi nghe ngóng chán rồi,cũng lê la ở các diễn đàn biết KNo của người đi trước để con khỏi mất thì giờ.Cuốn từ điển tớ nhờ cô bạn mua của vợ VKT, vừa rồi cop giúp nhiều bạn đấy! Con gái cô bạn ấy tớ xui học để thi sang Sing từ 3 năm trước thì cũng học nhưng cũng cứ dòm dòm.Hôm rồi báo đỗ vào trường NUS kì tháng 3 vừa rồi, tớ hỏi có đi không? Có chứ! Sao hôm trước nghe có vẻ ko thích du lắm? Àh vì ko dám nghĩ là có thể đỗ được vào NUS  
Qua diễn đàn tớ cũng rút được rất nhiều KNo cho bản thân,ko phải ai cũng giống ai,cứ xui lăng nhăng nhiều khi phải vạ. 
117. Me Songdong: Laida à , mình khâm phục cách dậy con của cậu đâý , bản thân mình tự thấy còn phải học cậu dài dài --- đứa trẻ nào được dậy dỗ như thế , thì đi NN hay ở nhà đều thành công . Việc đi học NN thì phụ thuộc vào nhiều thứ , mình nghĩ do bản thân gia đình và đứa trẻ quyết định để phù hợp vơi hoàn cảnh , nên việc người thấy hay , người thấy dở cũng là điều bình thường , tuy nhiên đôi khi nói thật những suy nghĩ của mình trên diễn đàn cũng không phải là hay lắm --> bản thân mình nhiều lúc để gữi hòa bình thì chả có ý kiến gì , đọc thôi .Nhưng mẹ laida đừng vì thế mà bực mình nhé , vì riêng cách dậy con của mẹ nó thì tớ bảo đảm là tất tật phụ huynh nào đọc được cũng phải há mồm , tròn mắt mà lắng nghe , thế nên còn chiêu gì thì cởi mở cho cả nhà được học hỏi nhé -- vì tương lai con cháu nhé .Mình thấy menoitro nói về việc du học cũng đúng vì bản thân họ hàng mình , bạn mình sống ở NN ( có công việc ổn định và tốt ) nhưng cuộc sống không tốt như mình ở nhà .Mình chỉ thích ở NN có mỗi môi trường và sống không phải thủ đoạn như ở nhà thôi ( đừng bắt mình giải thích nhé , nên hiểu theo thiện ý )
Nếu nghe kể thu nhập tháng chục ngàn USD thì sẽ ước ao được như thế , nhưng thu nhập ở đâu thì phải sống theo mức sống ở đây , ở NN phải đóng nhiều thứ ,giá tiêu dùng cao ... 
có khác gì ở VN khi về thăm quê, người TP ăn mặc sạch sẽ , chân đi giầy tây , quà xanh, quà đỏ chia cho mọi người , báo cáo lương tháng tiền triệu ,thhế là cứ nghĩ ở TP sung sướng lắm .... nhưng thực tế có phải thế đâu . Xa gia định lập nghiệp , đợi được tới ngày thật sự sướng thì già lắm rồi . Lúc này nếu ở VN còn được , chứ ở NN thì mới khổ vì ta không phải , tây không đúng .Bản thân với con mình , mình không vẽ ra viễn cảnh ở NN là sướng , mình tạo điêu kiện cho con tự nhìn thấy và tự quyết định cho cuôc sống của mình -- ở hay về thì được gì ,mất gì ,thấy nơi nào là phù hợp với mình nhất thì đặt đấy là mục tiêu phấn đấu để đạt được .Cá nhân mình rất bất mãn với cải cách giáo dục của VN - việc này hình như trong một mục nào đấy mình cũng nói lên suy nghĩ của mình rồi .
Mình chỉ hơi buồn về đa số phụ huynh ở VN , chỉ vì cá nhân con mình , khi con đang học thì sợ không dám nói gì , khi con chưa học tới thì bảo là chưa biết , con học qua rồi thì kệ coi như con mình thoát rồi , không còn là việc của mình nữa ,không ảnh hưởng gi tới mình ....
tham gia nhiều lời như mình là dở hơi , dỗi hơi .


118. Ngoctri: Đọc bài của me2girlsmới thấy con lớn quá rồi nên những kinh nghiệm của mình không chia sẻ được, tuy vậy cũng tâm sự lên đây coi như là cơ hội trao đổi với các mẹ xoay quanh đề tài giáo dục con nhé.
Ngay lúc ấy thì nó hồ hởi phấn khởi và có những hiệu quả tốt nhưng ko hiểu sao chỉ ít ngày sau là nó lại xẹp xuống 1 cách nhanh chóng - me2girls. Cái này mình đồng ý với bạn, nên mình vẫn giữ quan điểm cho riêng mình là phải giáo dục con từ nhỏ, khi con đã vào nếp rồi thì nói thật, trong quá trình học, giữa mẹ và con sẽ là trao đổi thôi, mình chẳng phải bơm gì nhưng con vẫn vào nếp và chăm chỉ học, có ý thức.
Khi con mình đi học lớp 1, hàng tháng nhà trường đều có thông báo nộp tiền học bán trú hay các khoản khác, mình chỉ nộp 1 lần đầu tiên; sau đó trở đi, mình đề nghị con tự nộp theo phương thức: Mình đưa cho con 1 cái phong bì, đề nghị con kẻ ra khoảng 7 đến 10 dòng trên mặt trước, mỗi lần nộp tiền con ghi rõ nội dung, số tiền và đem đến trường nộp, cô nhận và ký vào bên cạnh dòng con ghi. Về nhà, con lại cất phong bì đó đi dùng tiếp cho lần sau. Cả năm học, con mình chỉ dùng hết 2 cái phong bì và được cháu giữ rất cẩn thận. Qua việc này, mình thấy, con có được sự cẩn thận, tiết kiệm và tự lập. Không phải mẹ thiếu phong bì hay không có thời gian đi nộp tiền cho con mà mình muốn rèn con sự tự tin, mạnh mẽ, tự làm những việc có thể.
Như một lần mình đã trao đổi, mình đề nghị con lập thời khoá biểu cho mỗi tuần; Trên thực tế, không phải danh mục việc nào trong thời gian biểu con cũng yêu thích làm đâu, mình theo dõi thấy con biểu tỏ thái độ bằng cách cái ghi mặt cười chú thích chữ Happy bên cạnh, cái vẽ mặt buồn ghi thêm chữ sad, rồi crying .. đủ cả. Mình liền thay đổi kế hoạch, tuần nào con lên thời gian biểu quá ít thì mẹ giao tăng cho đủ, cái nào con ngại làm thì mẹ chú trọng vào cái đó thưởng nhiều. Phần thưởng cho con mình cũng phải loay hoay nghĩ để con không dễ có được phần thưởng nhưng đích đáng và bằng hiện vật không bằng tiền như sách, đồ chơi lego, búc bê babie. Lúc đầu, những việc con không thích nhưng con làm vì có phần thưởng nhiều, qua thời gian, con vượt qua khỏi bỡ ngỡ và khó trở nên thuần thục thì con lại thấy happy.
119. Me Laida: Có những lời hay hơn cả câu cám ơn,ngưỡng mộ... nó làm tớ rất phấn khởi vì đã phần nào giúp được các mẹ có kết quả tốt.
Tớ cũng định vào trả lời me2girl từ mấy hôm trước,thông cảm nhé.Con gái đã ý thức được việc học là tốt rồi,phải tính đấy là thành công to lớn và sẽ xắn tay làm tiếp các việc tiếp theo.Đừng nóng vội mẹ nó ạ.Trước đây khi tớ sinh cu thứ 2, tớ có bác giúp việc,nhưng tớ cũng nói ngay với con lớn:"vì hoàn cảnh bác ấy phải bỏ con bác ấy ở quê ra nhà mình bế em,con bác ấy bằng đúng tuổi con.Mẹ yêu cầu con vẫn làm các công việc của con nhé" Thằng cu lớn nghe ngay,rất lễ phép với bác ấy,không bao giờ coi bác ấy là người giúp việc.Ko ỷ lại.Đến hè tớ có đón con trai bác ấy ra nhà tớ ở 1 tuần với thằng lớn nhà tớ...Đấy là dạy con nghĩ đến người khác...

Rồi khi bác ấy về,tớ bảo con làm giúp mẹ như lau cầu thang,hút bụi lau nhà... trông rửa cho em khi mẹ đi vắng thì mẹ ko phải chi tiền thuê người làm mẹ sẽ mua cho con thêm sách nhé. Tớ bơm số tiền thuê người lên,con tớ sót quá,đồng ý ngay.Anh cu vẫn chểnh mảng chứ nào đã chăm chỉ ngay,mẹ nhắc thì mới làm ...thế là tốt rồi.Thỉnh thoảng tớ ra vẻ thương nó bận học, làm phần của nó,rồi rên mỏi với nhiều việc..thế là nó giằng lấy làm nốt.Đạt yêu cầu rồi  
Tóm lại phải dạy nó thương người,thương mẹ nó bận, em nó bẩn ko ai rửa,thương bố nó chỉ biết kiếm tiền nuôi nó....Sau đấy tớ bảo: con đã rất cố gắng học,làm việc nhà đỡ mẹ,tiết kiệm được tiền nên mẹ sẽ tìm trại hè đăng kí cho con đi 1 tuần nhé.
Nó chưa biết đi trại hè là ntn nhưng sẽ được thay đổi không khí là thích rồi,chỉ mong đến ngày đi vì tớ đóng tiền trước 2 tháng.Bao nhiêu vấn đề khi xa nhà? chẳng có gì hết,con sẽ tự làm mẹ ạ! nói được thế là tốt rồi.Tớ dạy dúng ướt quần áo,rồi hòa xà phòng vào nước nóng đánh tan, vò quần áo,dũ thế là xong.Bọn con nhà giàu không biết giặt sẽ phải thuê 50k/1 cái.Nếu chúng thuê con cứ giặt thu tiền cho mẹ, không có gì là xấu   thằng con tớ hớn hở giặt đồ tập dượt..
Đấy có động cơ là đi trại hè,sau lại giặt ra tiền nên khoái chí...mơ về ngày đi mà giặt quần áo  
Đi trại nó giặt cho con nhà khác thật: con ko thu tiền,bọn đấy bé hơn con mà,nhưng con cho phép mình uống sữa chúng nó mời vì con đã giặt quần áo giúp chúng nó.. Rất sòng phẳng.Đỡ tiền mẹ cho mua sữa.Trẻ con ngộ nhỉ.  
Me2girl có để ý ở Đà Lạt người ta đặt cái mô đất cao là đồi thông hai mộ,cái hồ như vũng trâu đầm là Hồ than thở,trông còn xấu hơn cả hồ Thủ lệ nhà mình...rồi thung lũng Tình Yêu ơ...thêu dệt vào đấy các truyền thuyết,sự tích để bất cứ ai đến đó cũng muốn ghé thăm..
Trẻ con nhà mình y như thế,làm có động cơ riêng.Mình cũng gán cho nó mục đích,thổi hồn vào các việc nhà : gói,và pha nước mắm nem rất cần cho buổi liên hoan món Việt.Con tớ sung sướng bóc tỏi pha đường dấm...và rất thạo  
Học giỏi để được du ăn toàn món Bắp phê,đi sang nước khác cắm trại,được ở kí túc xá...nên cứ phấn đấu..tạm thời thế cái đã sau sẽ chỉnh dần quĩ đạo bay: là sẽ khổ lắm,nhớ nhà lắm...cái đó là công đoạn sau...Còn bây giờ muốn đi thì phải tự lo được cho bản thân mình....giặt quần áo bằng tay...biết tự lên và thực hiện các kế hoạch...Sau quen cháu sẽ không ngại làm nữa.Khi nó về nhà vẫn làm việc nhà lau cầu thang,nhặt rau đặt cơm dù bên kia nó ko phải làm gì hết.Có người làm giúp.Mong rằng phần 2 này mẹ2girl sẽ thành công.

120. Cubot: Một năm nay, kể từ khi cu nhà em vào lớp 1, em đã lặn ngụp trong mảng giáo dục, định hướng này và hôm nay em xin báo cáo chút kết quả cùng các mẹ.Như nhiều mẹ khác có con học lớp 1, học kỳ 1 lớp 1 tối nào cu con nhà em và bố mẹ cũng đều đánh vật với nhau đến 10 -11 giờ tối, quát tháo om sòm đủ cả, nhưng con cũng không tiến bộ là bao mà chủ yếu không khí trong nhà lúc nào cũng căng thẳng, con luôn luôn lo lắng. Giữa học kỳ 1 kết quả thi: toán 6, tiếng việt 9. Học tập các mẹ, đặc biệt là bác Laida em đã dùng phương thức thưởng điểm hàng tuần và khen ngợi. Cháu đã gia sức cố gắng để 1 tuần đạt được 100 điểm và được thưởng quà (vì thời gian đó mới học trong phạm vi 10, nên được 100 điểm là thích lắm, còn thích hơn cả quà). Kết quả thi cuối học kỳ 1: toán 10, tiếng việt 9.
Tết ra em bị ốm, phải cách ly con nên không kèm được, bố cháu kèm không sát sao, hơn nữa bố thì luôn nóng tính nên kết quả có sút đi. Gần thi giữa kỳ 2 em lại dùng phương thức của bác Laida, đưa ra các món quà hấp dẫn tô tô vẽ vẽ để con mơ mà đạt được. Con lại lấy được tinh thần háo hức học tiếp. Kết quả giữa kỳ 2: toán 10 tiếng việt 9. 
Thấy con có tinh thần học em lại dùng phương thức bấm giờ học tất cả các môn để con có thời gian được chơi. Đôi lúc em thấy con cộng trừ vẫn chậm vì vậy em dùng ngay bộ cờ đôminô, mỗi quân cờ gồm 2 phần VD: 4:6 em bấm giờ để con cộng hết từng quân trong bộ đó xem hết bao nhiêu phút, ban đầu cu cậu cộng có vẻ chậm, em động viên con, cu cậu lại cộng nhiều lần tiếp và sau đó đạt đến 0 phút 45 giây, 37 giây là cu cậu sướng lắm (vì tham gia thi Vyolimpic có bạn đạt 0 phút ... giây là cu cậu thèm được như vậy lắm). Gần đến ngày thi học kỳ 2, em viết ra mục đích để đạt được là một chuyến du lịch hè Đồ Sơn và học bơi, em lại tô tô vẽ vẽ như bác Laida, vì trẻ con bao giờ cũng thích nước mà con nhà em thấy đứa trẻ khác có thể bơi được, mình không biết bơi là thèm lắm. Cu cậu lại gia sức cố gắng, khi thi về bảo mẹ là bài dễ lắm, dễ hơn của mẹ, nhưng cô chấm đắt toán 9, tiếng việt 10, chỉ sợ không đạt được mục tiêu thôi. Đến nhà bà ngoại cu cậu bảo bà hè này cháu bận lắm, cháu phải đi bơi, cháu đi Đồ Sơn để xây lâu đài cát, ăn cua, tắm biển,... nhiều việc lắm bà ạ.Em rút ra được kinh nghiệm rằng dạy với phương hướng này con rất yêu mẹ, chỉ mong một ngày chóng hết để tối về nhìn thấy mẹ, nói chuyện với mẹ, con có ý thức học hơn (mặc dù hiện kết quả học của cu con mới ở trình độ theo kịp bạn bè trong lớp thôi, chưa nâng cao gì) và con cũng biết giúp mẹ nhiều hơn. Điều quan trọng như bác Laida đã nói là mẹ phải học trước đã sau đó định ra đường hướng để con đi. Bây giờ em cũng mong mỏi lắm một ngày nào đó con đường con đi sẽ rộng hơn.
Cảm ơn diễn đàn WTT, cảm ơn mẹ Laida, menoitro và các ông bố bà mẹ tâm huyết vì con ....   

121. Me Laida: Rất cám ơn các mẹ đã giành tình cảm cho em.
Mẹ Cubot đã thấy được: “Em rút ra được kinh nghiệm rằng dạy với phương hướng này con rất yêu mẹ, chỉ mong một ngày chóng hết để tối về nhìn thấy mẹ, nói chuyện với mẹ, con có ý thức học hơn”. Đúng rồi ,sung sướng gì hơn thế,bản thân mẹ cũng thấy ngày càng yêu con,những lời nó nói ngộ nghĩnh hơn chứ kho phải nhảm nhí như trước mình vẫn nghĩ.
Mẹ sẽ hiểu rõ nhưng khó khăn con đang gặp,tác động bằng những chuyện rất bình thường hằng ngày diễn ra quanh con để con tự đưa ra cách giải quyết đúng. “Ngay lúc ấy thì nó hồ hởi phấn khởi và có những hiệu quả tốt nhưng ko hiểu sao chỉ ít ngày sau là nó lại xẹp xuống 1 cách nhanh chóng.”Cái này là mẹ phải học rồi,trẻ con giống quả bóng,lúc xịt lại BƠM.Và bơm như thế nào cho hiệu quả thì mẹ phải sáng tác.
Hai bạn thấy không,kết quả bao cha mẹ mơ ước là có đứa con ngoan biết nghe lời,yêu mẹ biết việc mình nhẫn nại phải làm để được thành quả ...thì nay đang dần có.
Đó là rèn luyện đấy.Mẹ biết chìa khóa rồi thì cứ thế phát huy,cải tiến bước này thành công thì nghĩ sang bước tiếp rèn con cái gì...
Khi con hoàn thiện thì mình đánh giá đúng khả năng để định hướng cho con,chỉ cho con tới mơ ước lớn hơn...Có nhiều mẹ gọi điện tâm sự với em,con học giỏi nhưng chẳng mơ ước gì... Vậy thì khác gì ra đường thấy người ta đi mình cũng đi, còn đi về đâu mình cũng chưa biết.. .thế có hoài phí không?Khi con em thi đỗ HB nếu như nhà khác em cho con xả hơi,đằng nào chả sang kia học mà...Không đâu,em cho cháu vào ACET lúc 13 tuổi học sinh nhí nhất ở đấy.Học cùng với các anh chị tổng hợp,bách khoa,ngoại thương đang cố cày TA để tìm đường bôn tẩu.
Ở đó cháu thấy toàn những anh chị có thành tích cao phấn đấu cật lực để giành lấy vài chục phần trăm tiền học phí...Nó mới thấy nó may mắn như thế nào khi mẹ nó định hướng sớm cho nó.
Và nó cũng thấy nhiều mũi tên cũng chĩa về một hướng ...ra Nội bài. 
Chứ để phát triển tự nhiên như cây cỏ,đến lúc hết cấp 3 tuy học giỏi nhưng dửng dưng chẳng biết mình muốn gì, mơ ước gì... 
Em luôn dúi con em vào môi trường hơn hẳn nó,để nó luôn phải đi kiễng chân,luôn đặt mục tiêu đuổi kịp rồi tính vượt...
Cái đó cũng là rèn luyện thôi,chứ bố mẹ kém nên cũng ko hướng con làm giàu.Chỉ mong con là người bình thường ,được sống trong môi trường dân chủ văn minh theo đúng nghĩa,được làm người tốt và luôn gặp người tốt.Không dám mong hơn. 
122. xxx: Các mẹ ơi, em đang có vấn đề như sau cần tư vấn các mẹ giúp em nhé, tư vấn giúp em xem cách giải quyết có ổn không ah.Hiện tại, em có chị bạn rất buồn lòng về cậu con trai đang học lớp 7 (trường Lomonoxop) , vì tính không tập trung của cậu ta, và kết quả học tập không được tốt. Chị ấy không đặt áp lực cho con về kết quả học tập nhưng chỉ buồn vì thái độ học hành và khả năng tập trung của con trai mình, cảm thấy nó không thích học vì mất căn bản nhiều môn. 
Em biết, cậu bé này có chút khả năng về tiếng Anh nhưng chỉ kỹ năng nghe - nói thôi, chứ còn đọc - hiểu và viết thì kém vì lười học. 
Em nói với chị bạn lên một kế hoạch trong dịp hè này, mục tiêu là làm cho cậu ấy cảm thấy yêu thích ít nhất một môn học (chọn môn tiêng Anh chẳng hạn, vì môn này khả thi nhất), sau khi đã thích rồi, học có kết quả tốt hơn thì cậu sẽ cảm thấy tự tin hơn và có thêm phưiơng pháp học cho các môn khác. Chứ bây giờ môn nào cũng đuối, hẳn cậu ta sẽ tự ti và chán học,
Kế hoạch của em và chị bạn như sau:
Nói về 1 cuộc thi do tổ chức nước ngoài nào đó kết hợp sở giáo dục thực hiện (quy mô nhỏ), cuộc thi về: 
Tìm hiểu sở thích và thói quen học tập của thiếu niên Việt Nam (đặc biệt độ tuổi cấp 2)
Yêu cầu: Các em trong độ tuổi viết một bài bằng tiếng Anh về các chủ đề (VD: Thói quen sinh hoạt và học tập hàng ngày? Lên một kế hoạch cho năm học mới? môn học yêu thích? Môn giải trí yêu thích? ....)
Cách làm: em sẽ động viên cậu ta tham gia và cùng hướng dẫn cách thực hiện, giả sử cách tra cứu tài liệu tham khảo, gợi mở nội dung nên thể hiện trong bài, và sẽ test giúp sau khi hoàn chỉnh.... điều này em sẽ phải cân nhắc nhiều vì tiếng Anh của em không tốt) em rất cần các mẹ giỏi tiếng Anh tư vấn giúp về nội dung và độ dài, ngữ pháp ... THời gian thực hiện: ngay dịp hè này. Phần thưởng động viên: nếu làm tốt (do em và mẹ cậu ta đánh giá có sự trợ giúp của các chuyên gia tiếng Anh và các vấn đè xã hội  ) sẽ là mọt chuyến đi nghỉ (có thể là Singapore, sang đó có một số anh chị của cháu đang học, sẽ dẫn đi tham quan các cơ sở giáo dục cho cậu ta biết học ở nước ngoài là như thế nào, hi vọng cậu ta mở mắt ra được chút)
Nói thật với các mẹ, mẹ cháu và em không tham vọng cho cháu đi du học đâu mà chỉ cải thiện thái độ học tập mà thôi.
Lỗi này một phần cũng do mẹ cháu không dành thời gian nhiều thời gian quan tâm đến con, em thấy thật tội nghiêp nên mói nghĩ ra cách này, mong các bác tư vấn giúp em. Em nghĩ có lẽ đây cũng là bài thực hành cho những gì em đã đọc và "ngấm" với các chia sẻ của các mẹ trên topic này, Mong các mẹ nhiệt tình giúp đỡ ạ.Nếu các mẹ thấy cái gì bất hợp lý, không ổn các mẹ cứ thẳng thắng góp ý cho em với, bác cứ dùng từ đanh thép vào em càng khoái, như vậy em mới nhận ra cái chưa đúng của mình.

123. Edina: - Nên tìm cách cho cậu bé thực hiện công việc đó với cùng 1 nhóm bạn do cháu chọn, hay nhất là bạn cùng lớp. Bây giờ vừa kết thúc năm học vừa đúng lúc để các cậu ấy rủ nhau cùng làm việc gì đó trong hè.
- Công việc đó nên vừa sức và phần thưởng cũng khả thi thì mới hấp dẫn. Nên coi chuyến du lịch Singapore cũng là 1 trong kế hoạch đó vì phải tăng cường tiếng Anh này, tìm hiểu lịch sử phát triển của Sing ( ở thư viện trường mình thấy có 1 quyển sách dày có bìa cứng có cả ảnh ...rất hay mà quên mất tựa đề), book vé và hotel trên mạng này( vé đang rẻ lắm phải mua trước đi), xem Google Earth (xem hình ảnh các trường như ASC,NJC,NUS...), xem bản đồ xe điện ngầm, tìm lịch trình trên bus,tàu điện ngầm, tự thiết kế tour...hướng dẫn cho nó tự làm. Ôi nghĩ thế đã thấy háo hức rồi. Cách đây 2 năm mình đã cho con trai đi Sing như thế, giờ vẫn còn thấy thích. Anh chàng càng hăng hái học rồi trúng A*Star bây giờ đang học bên đó. Còn nếu ko du học thì cũng là 1 dịp học hỏi được rất nhiều.
- Nếu đi Sing thì liên hệ với mẹ nào có con đang học bên đó để nhờ cháu nó xin vào trường tham quan thì rất tuyệt chứ đăng kí 1 tour du học hè thì đắt lắm.
Chúc 2 mẹ và cháu thành công. - Hè này phải có kế hoạch lấy lại căn bản môn Toán (hệ thống lại lí thuyết từ lớp 6), môn Lý. may mà giờ mới đang hết lớp 7, để đến năm sau thì muộn mất. Mẹ phải kèm cho con làm lại hết bài tập trong sách GK và cuốn BT kèm theo (ko nhiều quá đâu và thời gian trong hè là đủ). Vui vẻ, đừng chì chiết, mà là cùng học để giúp nó. Có thể mời GV dạy kèm nói rõ yêu cầu là lấy lại căn bản. Nó theo được bài trên lớp rồi điểm tốt lên là ko chán học nữa.
- Xem nó có mê chơi game ko, bạn nó như thế nào? Tìm bạn để nó có nhóm bạn tốt, gợi ý để nó chọn và chơi 1 môn thể thao. Con trai ở cấp học này học mà mất căn bản, rồi chán học thì càng lười học, dư thời gian rồi chơi với bạn xấu là nguy, ko kể ngoài xã hội đầy rẫy tệ nạn. Mẹ phải lo ngay đi chứ ko thể chỉ buồn được đâu. 
-Mình có cô bạn cách đây khoảng hơn 10 năm, có 2 thằng con trai cũng mấp mé như thế. Cô ấy đã dẹp hẳn việc buôn bán máy tính mà tiền đang vào ào ạt để trông lấy con ( hồi đó tệ nạn ma túy ở tp HCM đang là cao điểm, kim chích,mua bán ma túy đầy đường, trong mỗi lớp học của mình nhìn kĩ sẽ thấy 1-2 đứa có biểu hiện hút bồ đà, hút chích...Trong 1 năm học thường có 1,2 em HS tự tử, chết vì chích quá liều...Sau rồi TP đem nhốt bọn nghiện đem đi cai yên hẳn 1 thời gian, 2-3 năm nay lại thấy trở lại rồi, kinh khủng quá)). Sau 2 đứa ổn hết, vào công lập cấp 3, giờ thì TNĐH đi làm rồì. Mình luôn nhớ lại chuyện này khi phải quyết xem có đi dạy buổi tối ko? Câu trả lời là ko mặc dù buổi tối cũng chỉ cùng làm việc nhà, cùng ăn, cùng chơi,cùng học với con(ít thôi) nhưng mà nó được hạnh phúc và ko hư. Con hư là mất tất cả. Mình đã tận mắt có mấy PHHS mất hẳn con vì sơ sẩy ra con hư, nghiện rồi ôm nỗi đau khổ ko bao giờ nguôi được. 
Chúc 2 mẹ thành công, cháu bé đang lớp 7 là còn kịp uốn nắn, đừng để trễ hơn nữa.
124. Me Laida: Cúc cu các mẹ !em lại quay về nhà với các mẹ đây. 
Nhiều mẹ nêu câu hỏi quá ,em cũng không biết bắt đầu từ đâu nữa.Vậy các mẹ thông cảm nha!
Nếu có mẹ nào nhắn tin mà ko nhận được hồi âm thì xin đừng trách em chảnh nha,bận quá chân này đạp lên chân nọ,rối mù hết cả.
Hoan hô bạn Mother Whale,bạn là người chị tuyệt vời đấy,hy vọng bạn dành thêm được thời gian quan tâm đến em bạn vài năm nữa.Lứa tuổi đó rất cần một người chị tâm lí như người bạn tri kỉ sẽ giúp em vượt qua nhiều thử thách,đôi khi là bước ngoặt cuộc đời đấy.
Câu bạn hỏi:” Em không biết là ở tuổi này, lớp này em cần học những sách gì, những môn gì, những kỹ nâng gì, những thông tin về các trường học kỳ thi phù hợp ....”   
Theo dự định của tớ,lúc cấp 1 tớ sẽ dạy con biết nhẫn nại làm tốt những công việc của mình kể cả những việc mình ko thích.Bởi vì cuộc sống đâu có như mình mong muốn.Có nghĩa là luôn hoàn thành đầy đủ bài vở trên lớp hay những môn học mình theo( đàn,sáo...vẽ vời)
Ưu tiên hàng đầu môn ngoại ngữ,hết cấp một là phải học thật tốt TAnh để lên cấp 2 dành thời gian cho môn tự nhiên.
Chuẩn bị được như vậy thì ung dung vào cấp 2 thôi.
Câu bạn hỏi nên học môn gì? thì theo tớ làm sao để em bạn thích học môn toán cho dù toán ko phải là sở trường.Vì toán sẽ theo em ít nhất là hết phổ thông vậy làm chủ tình thế còn hơn phải chống đỡ rất mệt mỏi.Đấy là cái tối thiểu.
Còn nếu em học giỏi môn nào thì giúp em phát triển thêm để chọn cấp 3 là môn chủ lực như chuyên.
Bạn hỏi luyện Kĩ năng gì?
Ở cấp 2 tớ dạy cho con tớ kĩ năng TỰ HỌC,LÀM HẾT KHẢ NĂNG.Tức là hiểu đến đâu làm được hết khả năng đến đấy.ko để rơi vãi điểm vì vài cái lơ đãng,1 học kì là tớ rèn được.
Nhưng quan trọng hơn cả là cái ĐỊNH HƯỚNG.
Các mẹ ơi,các mẹ thắc mắc sao em làm tốt cái việc này cho con đến vậy?
Dạ em nhỏ nhẹ trả lời: để có được kết quả như vậy em phải trả giá bằng cuộc đời em đấy ạ.
Lúc nhỏ em vào loại thông minh,tháo vát.Luôn tìm cách để nhớ thật lâu khi nhận một thông tin nào đó.Nhưng được phát triển tự nhiên như cây cỏ,ko có động lực, ko có ước mơ -theo chân các bạn đến lớp.Không học bài,lườm qua cũng được 7,8 điểm.Hồi đó hầu như chẳng có ai có định hướng,chỉ riêng con GV hay gia đình có nòi học là biết chúng sẽ học tiếp ở đâu.
Thế rồi vào cấp 3 theo đúng tuyến.Nếu bố mẹ có thông tin thì em thừa sức thi vào chuyên ngữ,hay lớp chọn CVA.Mà vào mấy cái đó thì cứ tằng tằng theo các bạn mà học mà kéo va li thôi.Môi trường tốt thày cô tốt,cũng sẽ vươn lên theo chúng bạn.
Đằng này rơi vào trường rất tệ hại,em chìm theo bạn,học toàn cái hỗn láo.khi bố mẹ ít gần gũi con cái thì con lại ko mấy khi nghe lời.thường là chống đối,lí sự,làm ngược lại.
Trí nhớ tốt nên học NN rất tốt,bố em khuyên thi khối D khi đó rất mới.Mà cái dạng em thi khối đó thì vào Lưu Thanh Xuân trong tầm tay.Toán văn đều tốt.
Nhưng không,chẳng biết đứa nào xui khiến rằng học NN chỉ là thông ngôn.Thế là thèm vào.Nhất quyết thi khối A cho Oanh liệt.
Toán gồm 3 môn: Hình Đại Lượng
Lí gồm 2,5 môn:Điện Quang,hạt nhân
Hóa gồm 2 môn: Vô cơ, hữu cơ.
Bây giờ nghĩ lại sao hồi đó mình ngu quá vậy.Không rèn luyện chăm học từ bé,cái gì thích học thì học không thì qua quít.Điểm vẫn khá.Nhưng thi ĐH thì thi trên diện rộng.Nắm lơ mơ là có ba rem chi tiết đến từ 1/4 điểm.
Thế nên có giỏi toán mà ko chăm học lí thuyết lí hay hóa thì cũng trượt.Khốn nỗi bé chơi nhiều quá nay ko chịu được áp lực.Thế nên trượt.
Vậy sau này khi làm mẹ rút ra KNo từ bản thân mình để dạy con:
-Chăm,đủ bài từ khi còn nhỏ.Học cả những môn mình ko thích.
-Để tiết kiệm thời gian và học có hiệu quả thì phải biết TỰ HỌC.
Và quan trọng hơn cả là nhận được sự quan tâm từ gia đình,uốn nắn,rèn cặp từ bé.Định hướng tốt con đường sẽ qua.Nếu làm được tốt những điều trên thì đích nào cũng ko còn là khó.He he để rút ra được điều đó em khốn khổ đấy,nay tâm sự cho các mẹ khỏi ngưỡng mộ.Mong rằng sau khi đọc bài này các mẹ cũng rút ra đôi điều cho mình  
“Bé lớn nhà mình năm nay lên lớp 4. Theo Laida mình nên cho con học gì ? ở trung tâm nào?”
Con em mới học TAnh được hơn năm nên cũng chẳng có KNo gì.Nhưng em có suy nghĩ phải hướng con học để sử dụng tốt TAnh.
Ở mình các mẹ có xu hướng cho con học giao tiếp,rồi ngữ pháp để các bài KTra đạt điểm cao,thi được vào chuyên Anh QGia,hay Ams là thành công-yên tâm coi như được cấp visa vào ĐH trong tầm tay.Em ước mong các cháu nhà em được học- rèn luyện để viết thật tốt TAnh.Để bài viết có chiều sâu đầu tiên phải am hiểu văn hóa,phải có kiến thức lịch sử địa lí cả khoa học, triết học bằng TAnh.Được rèn luyện kĩ năng viết từ nhỏ:trình bày,phân tích,lập luận đánh giá....Hehe cái này em lại rất dốt nên chẳng biết gồm những gì nữa.. .VN mình ko chú trọng dạy cho các em kĩ năng này. Em nhiều lần nói với con: ở cấp 2 kĩ năng viết của hsinh VN dốt như nhau nên người NN sang VNtuyển đành dựa vào khả năng học các môn tự nhiên.Sau cắp sang kia họ sẽ gọt dũa về TAnh cho các con.
Nếu con cứ cắm mặt và tự hào về môn toán lí.. là sai lầm to.Phải thật quan tâm đến TAnh.Tuy mới học, nhưng so với cuộc đời thì 13 tuổi là sớm, hơn nữa lại thuận lợi vì học tại Sing -rất nhiều GV được học bài bản ở Anh về dạy.
Chị Ngọc là điển hình,chị nắm được vấn đề đó,ko quá mất thì giờ để cày mấy cái huy chương toán lí quốc gia,hẳn chị ấy phải đọc và ham thích môn văn chương.Con nhà em chỉ phọt phẹt qua là cười sướng rồi.(con em học cùng trường với chị Ngọc)
Bài luận của chị Ngọc vượt qua hơn 20 ngàn bài viết khác của các siêu sao trên toàn TG.
Vậy học toán hay học kĩ năng viết hơn.Sau này ra đời người ta đánh giá cao những người ăn nói lưu loát,trình bày thuyết phục các vấn đề.VN mình rồi cũng sẽ tiến tới điều đó,sẽ dần xóa bỏ những bài báo cáo,xã luận chưa nghe đã biết nội dung rồi cắp nhặt vá víu luận văn cũng bớt dần.Không viết được khổ lắm các mẹ ạ.Muốn trình bày ý của mình ko diễn đạt nổi,huống chi viết một bài phóng sự ra tiền.
Nên con nhà tombop mà TAnh khá rồi thì cho đọc các kiến thức bằng TAnh,luyện kĩ năng viết thật tốt đừng dừng lại ở ngữ pháp.Nếu viết được tốt là đi tắt đón đầu đấy,học sinh VN mình ở NN rất khổ vì môn này.Bạn nào nắm được chìa khóa này sẽ dễ dàng bước lên bục vinh quang giống như chị Ngọc .

125. Me Songdong: Công cán gì đâu , ngày nào chả ngó vào nhà ,nhưng thời gian ngó thì có , thời gian viết thì không ( tại chính tả kém nên phải sửa lâu lắm  ). Bận là vì con gái về , mẹ phớn phởn vì con đã làm xong luận văn tốt nghiệp ,và kết quả tốt hơn mẹ mong muốn nhiều , tháng sau con lại ra sân bay đi nước khác để hoàn thành nốt mấy môn cho đủ là có bằng , hiện tại con đang chăm chỉ đi thực tập , con khoe giá có bằng là được nhận luôn rồi - làm mẹ mũi to ra còn người lại bé lại. Hôm đọc bài cháu Ngọc nghĩ ngay tới cu lớn nhà Laida -- sau này anh ý cũng sẽ được như vậy đấy , những gì tớ biết thì học sinh VN nào được học bổng phổ thông như anh cu nhà bác thì sau khi tốt nghiệp đều tìm được học bổng 100% tới toàn phần vào các trường danh tiếng trên thế giới cả - chúc mừng Laida trước nhé .
126. Me Laida: @ bác songdong! chúc mừng bác đang được ở bên con gái với niềm vui: hơn cả mong đợi.Thế là Hạnh phúc lắm đấy bác ạ.
Mơ ước của em cũng nhỏ nhoi thôi,ko dám tạo áp lực cho con kiếm học bổng toàn phần của một trường danh tiếng đâu.Hơn 20 ngàn đơn người ta xét vào học có 2 ngàn -còn HB toàn phần chắc chỉ vài bàn tay .Để được vào học ko phải là 1 chọi 20 như người Việt mình hay nói đâu mà phải du 18 ngàn bạn khác (cũng cực kì xuất sắc trên khắp TG) ra ngoài cổng trường 
Nghĩ đến đoạn này đã thấy sởn hết tóc  ,thằng cu gày guộc nhà em đọ làm sao?Thôi cháu vào đâu học cũng là chăm chỉ nỗ lực hết khả năng rồi.Học bác, em cũng chỉ dám mong đủ no chứ ko dám nghĩ đến cỗ bàn mà làm gì  
Chúc bác luôn hạnh phúc khi nghĩ về con gái nhé.
@Khongtaonickduoc ! Cám ơn mẹ nó nhé!
Tớ đã mua được đồ mickey cho trẻ con ở dưới MRT Toa Payoh.
Tớ cũng biết thế mạnh của hs Việt ở nước ngoài.Nhưng tớ ngưỡng mộ em Ngọc định hướng ,ko địch toán với những bạn nam có sừng có mỏ,mất thì giờ.Chỉ học tốt A level-Hoạt động tốt còn để thời gian đọc và luyện viết sao cho trong hơn 20 ngàn bài người ta phải nghiền ngẫm bài của mình,phải tìm hiểu mình là ai...
Hsinh Việt thông minh, học tự nhiên rất tốt nếu TAnh được học tốt từ nhỏ(em Ngọc cấp 2 học Trưng Vương) chú tâm vào môn văn chương viết lách là rất dễ thành công.
Mong mẹ nó vào đây kể chuyện trẻ con học ở Sing nhé.

127. Me Songdong: Cảm ơn Laida ,mequynhminh - mẹ xinh xinh , con xinh xinh .Hôm qua vừa bị họ hàng cho một bài vì tội ước mơ nhỏ bé sẽ làm cho con nhụt ý trí , cản đường tiến của con , không tạo cơ hội cho con ( chỉ muốn con lấy chồng   ) ...................mình nghĩ con gái vừa học vừa chơi mà luận văn 90/100 -- lại là điểm thật nhé , không phải đi chùa thấy hay đơn kính gửi ... thì giỏi quá , họ hàng còn muốn gì -- mình thì quá vừa lòng rồi , học thế thôi , nên ghĩ tới những việc khác nữa chứ - tuy nhiên nếu con không thích mình cũng không ép vì mình luôn nghĩ theo kiểu họ nhà chim -- đủ lông đủ cánh thì cũng phải tự bay - bay đi đâu thì do đầu ai người ấy quyết .Hay tại mình trình kém nên ước mơ cũng tẹo teo nhỉ ? vào đây vừa khoe vừa xả , lại được khen ,ai chả thích nhỉ .Mình vẫn nói với con : nếu được làm lại mẹ muốn mình có một cuộc sống hạnh phúc -- ai cũng yêu quý ( không muốn thành đạt , có địa vị hay thật nhiều tiền ) , một người chồng có thể buôn dưa , một công việc không quá nhiều áp lực và quan trọng nhất là có vài đứa con để chăm sóc dậy bảo chúng ,mà lần này dậy sẽ hay hơn dậy con đấy tại học được rất nhiều chiêu dậy con hay của cô Laida trên WTT ( câu này là vừa nói thật vừa làm con tò mò mà tìm kiếm bài của nhà bác để đọc , sau mà dậy con mình , thỉnh thoảng con lại hô , yêu mẹ thì phải làm gì -- yêu mẹ thì phải giảm cân  )
Mẹ Laida thông minh tỉnh táo thế sao lại tính thế , hay lại thiếu chút tự tin rồi .
20 ngàn đơn là thập cẩm toàn thế giới ( trong số đấy có ối người giỏi nhưng không đủ tự tin - giống như hôm nay đọc báo nói 49% học sinh đi thi ĐH ngoại thương khối A --> 59 % kia cũng giỏi khi nộp đơn nhưng chạy đâu mất rồi ? ) .
Mình hiểu như thi ĐH ý bạn nào học ở tổng hợp thì cơ hội đỗ ĐH cao hơn các bạn khác , đã học tổng hợp lại học lớp toán , tin..., cơ hội lại cao hơn nữa .
Mà học trong lớp lại ở tốp đầu thì đương nhiên phải là thủ khoa chứ sao lại chỉ là ĐH , đúng không mẹ nó .Vậy nên cơ hội cho anh cu lớn của bác ít nhất là học bổng 100% còn cao hơn nữa thì ngoài sự cố gắng của mình cũng cần cả sự may mắn nữa mẹ nó nhỉ , vậy nên mẹ nó vẫn cứ phải chăm chỉ cày bừa mà để ra một ít tiền cho an toàn .Không ngờ mẹ nó lại hơi thiếu tự tin thế , từ hồi quen biết mẹ nó , giờ mới thấy mẹ nó hơi khuyết một tí ti .
Có con trai thì không nên suy nghĩ bảo thủ - chí phèo như nhà mình được .Với lại con trai bác lại có khả năng , nên việc động viên con tiến lên thì tớ luôn ủng hộ .
128. Edina: Thích quá có người đồng tâm đồng ý đây rồi. 
Mấy lâu nay mình cũng đang nghĩ làm sao cho con gái chịu lấy chồng đây. Bảo với con là bây giờ con lấy luôn cái học bổng toàn thời gian (ý là chồng ấy)đi thế là xong,cái Ph.D không cần ngay đâu.
Hôm trước đọc được ý kiến của mẹ Laida gửi bac Songđong là con gái cần 1 anh chồng tốt rồi sau đó việc học việc làm việc sống cứ lựa theo đó... mình đang lăn tăn chuyện con gái tự nhiên sáng tỏ ra, bây giờ đạt được thỏa thuận với 2 đứa rồi đang hồi hộp để thực hiện cho đúng kế hoạch nên ấp ủ mấy đề tài của topic này mà chưa viết xong. Chắc mình cũng bị cho là chậm tiến làm nhụt ý chí của con quá. Nhưng thật ra mình cũng vẫn đang nghiền ngẫm và thực hành các chiêu học được từ diễn đàn này cho các con mình đấy và hiệu quả lắm, trọng tâm hè này là cho 2 đứa đang đi lính bên đó biết tiêu tiền hợp lí và tiết kiệm nhất.. Tặng các mẹ      

129. Me Laida: Cám ơn topic này,nơi gặp gỡ của các mẹ đã và đang thực hiện thiên chức làm mẹ tuyệt vời.Em đoán chị Mẹ Hổ con làm giáo viên,vì có thể chị ko tìm cụ thể HB cho con nhưng uốn nắn để có một đứa con vào được chuyên toán cấp 3,rồi ý thức thi được SAT,TOEFL thì con nhà bình thường khó lòng mà làm được.Đó phải là một quá trình dạy rất dài,du học bằng HB chỉ là KQuả tất yếu thôi.Em nghĩ con các chị songdong,edina,MẹHổ thì du học chỉ là chuyến tàu ko kịp lên tàu này sẽ lên tàu khác.Các chị ơi,mong các chị thường xuyên ra vào đây nhé! ở đây rất nhiều bạn muốn học kinh nghiệm dạy con,Hì hì em cũng còn thằng cu bé năm nay lên lớp 2,đồng hành cùng các bạn ấy.
Chúc các chị mạnh khỏe,luôn đầy ắp niềm vui và nhớ đến chúng em đang chờ các chị ở đây nhé. 

130. Me ho con: Nguyên văn bởi mehaicongchua  
Bác sông Đông nói chuẩn thế. Trước đây em cũng tưởng bác Laida làm trong ngành giáo dục vì thấy bác ý nhiều ý tưởng và rất bám sát tình hình ngành giáo dục và rất nhiều tư tưởng hay gắn với giáo dục.Sau này biết bác ý không dính tí nào đến ngành giáo dục, em lại càng thấy cảm phục hơn. Giá như ngành giáo dục mình toàn những người như bác ý thì chắc nền GD Việt Nam đã có nhiều thay đổi.Bác này mà làm giáo dục thì 2 bố con nhà anh Lý ở S'pore còn gì mà làm, khéo lại xin sang Vn làm ấy chứ  
Theo em, các mẹ mà có con còn bé thì cứ giúp các con tính tự lập, tự tin, biết cách trình bày những suy nghĩ của ban thân cho người khác v. v.. trước đã.... đừng quá lo cho học toán, viết chữ đẹp quá...mà mệt con. Dành thời gian học ít nhất một môn thể thao cho đến nơi đến chốn ( đảm bảo sức khoẻ để về sau còn chiến đấu), ít nhất một môn nghệ thuật. Còn môn nào thì tự các mẹ xem xét cho con. Nếu không quyết được thì nhờ TT tư vấn VALA, họ có pp khoa học gì gì đó, theo mình thì cũng hay. Tuy nhiên dù môn nào thì môn, đã theo học thì KHÔNG được bỏ.
Khi lên lớp 4,5 sẽ dần dần tính tiếp. 
Chúc các mẹ khoẻ         :R ose:

131. Me Laida: Các chị đừng bơm bong bóng xà phòng .Cầm chắc sẽ vỡ -nhưng hậu quả là ngót 60kg sẽ tan xương nát thịt  Hoàn cảnh của em là chót ngu dại, tính khôn hơn người cho con học Tiếng Pháp...Sau phát hiện ra mình làm khổ thằng bé nên mới tốc lực chuộc lỗi với nó.Hú vía.Bây giờ nó còn ở nhà vẫn học TPháp thì bế tắc quá.Chắc ĐH vẫn cán được thôi nhưng ko ra sao cả.Bây giờ vẫn ân hận mình ko hiểu rõ GD VN cứ nghĩ khôn cho học mấy ngoại ngữ cơ hội hơn nhiều bạn khác  Ôi giời gậy mẹ lại đập lưng con,hậu quả bây giờ TPháp chắc quên gần hết,còn TAnh chỉ nhúc nhắc.Em cũng hối nó chịu khó học văn học, tập viết cho ngon nghẻ để người ta thương tình cấp cho tí tiền học tiếp Em định tâm sự riêng với chị Songdong he he lại thấy bác edina gõ bài nên lại tâm sự nỗi niềm lên đây.
Vừa rồi em sang gặp thằng con.Các chị ơi! nó gày đen,tóc dài hơn mọi khi:
- Mẹ, con có gày đâu ,con vẫn ăn no mà.Vẫn đầy đủ mà mẹ.
-Đen là con tập bóng chày giữa sân vận động.
-Tóc dài nhưng chưa vi phạm.Mấy hôm nữa con sẽ cắt.
-Con bận lắm...
Các chị biết không? nó tiết kiệm quá thể.Bình thường ở nhà bao giờ tóc cũng cắt cao, nay đợi dài gần hết tiêu chuẩn, vì cắt tính ra tiền Việt phải 100k.Ra siêu thị gần trường thì chỉ nhắm những thứ rẻ nhất.Đến chỗ bố mẹ ở thà đi bộ dài hơn chút chứ ko muốn đi 2 tuyến xe buýt mất thêm 45 cen.Đau ruột quá.Cho thêm tiền thì nói mãi mới lấy.Nó bảo các bạn sống được con cũng sống được.Thấy con chỉ vùi đầu vào học với phấn đấu,và rất ngoan.Em có gặp cô giáo thay cha mẹ bảo trợ nó bên đó cũng thấy cô khen.Tuy ở bên đó nhưng chẳng đi đâu ngoài chương trình cả,vì bận với ko thích.Mấy tháng ko hề ra phố.Thương con quá,chỉ biết nhắc con ăn uống đầy đủ.Thích gì cứ mua về mà ăn vì ăn cơm tập thể thì ngon làm sao được.Nó bảo khi nào con hoàn thành kế hoạch mới tự thưởng cho mình... mà chắc chỉ loại KFC chứ ko dám hiệu này nọ đâu  
Nếu nó lười học ham chơi điện tử thì em sẽ ra bài GD công dân rồi định hướng này nọ,dọa dẫm...Nay thấy con trưởng thành,miệt mài học em chẳng dám ho he.Chẳng dám đưa định hướng học ĐH Mĩ hay toàn phần gì hết.Kệ nó thôi.Nó tự biết nó phải làm gì...Nó được cái gì em cũng mừng. Thương con,nhiều lúc nghĩ đến lại rơi nước mắt,cứ răn thằng em:Anh con bên kia đói khát mà vẫn chăm chỉ học.Ở nhà con ăn ngập miệng mà chỉ thèm chơi   
Đấy con hư thì cũng khổ nhưng ngoan quá chăm học quá lại thương con quay quắt.Hai vợ chồng em lại phải lấy nó làm gương cho mình,mua gì cũng nghĩ có thật cần không khi con là tấm gương sáng. Vậy nó học ở Sing tiếp em cũng vui lắm rồi thỉnh thoảng còn sang dòm được, chứ hối nó cố sang Mĩ tuyết lạnh- xa xôi- đói khát không ai hay chắc em chết.
Em tâm sự thật lòng đấy,xin các mẹ đừng vào chúc mừng.Con ngoan -ai cũng mong ước-em ko phàn nàn gì đâu chỉ có nỗi niềm như thế,nên ko dám ước vọng gì hết

132. Edina: 
+ @ MeLaida: mình xem ảnh anh Ku thấy nó ko gầy đâu mà còn có cơ bắp ấy. Con mình bảo "anh ấy" khỏe lắm, trong đám bạn nó vừa cao hơn lại có bề ngang hơn đấy. Chắc gầy hơn là so với lúc ở nhà. Con nhà mình sút đi 3-4 kg. Còn đen thì đứa nào cũng đen hết, như nhuộm ấy chứng tỏ ở ngoài nắng nhiều.Thằng bé nhà mình thì thích lắm vì ở nhà nó phơi nắng cho đen mà ko đen, giờ thì đen thui nhé.
Vừa rồi định cho nó học cắt tóc để sang đó chúng nó tự cắt tóc cho nhau cho nó tiết kiệm tiền và thời gian (du học sinh thời nào chả thế, bao giờ lớn bằng bố nó thì mới ra tiệm chứ) nhưng chưa làm được vì phải kiếm cái kéo cho nó vì thuận tay trái. Bảo nó là cứ cắt xung quanh như quanh cái nồi đất úp ấy. Thôi để lần nghỉ sau vậy.
Mình cũng thấy nuôi dạy con làm sao cho ngoan, biết sống làm người là cần nhất. Các mẹ ở đây nhiều mẹ còn trẻ, con còn nhỏ chắc sau này cùng con lớn lên sẽ thấm thía như mình bây giờ. Ngoan như 2 anh em con mẹ Laida thực hạnh phúc không gì bằng. Về phần này mình đang học tập các mẹ để nuôi dạy con đây.
+ Nhớ đến cái câu PV báo hỏi con gái lớn của mình trong LH SV tiên tiến ĐHQG:" Có phải cứ con nhà nghèo thì ngoan và giỏi... ". Nó trả lời : " Không phải cứ con nhà nghèo là giỏi và ngoan còn con nhà giàu thì ăn chơi và hư hỏng. Các bạn của em có rất nhiều bạn con ngoan trò giỏi nhà nghèo nhưng có nhiều bạn rất giỏi rất hay, gia đình rất giàu có và có khi là quan chức nữa. Em nghĩ con cái nên người là do nền nếp gia đình, do lối sống,cách làm ra đồng tiền chân chính và tiêu tìền đó như thế nào..." Lúc đó nó mới thi đậu vào ĐH , mới 18 tuổi.
Em Nguyễn Bích Ngọc học giỏi nổi tiếng ở NJC từ mấy năm trước, con gái mình cũng ngưỡng mộ lắm. Bích Ngọc là lứa du học sinh đầu của NJC, thành tích của em làm thầy cô tự hào lắm. Nếu mình nhớ ko nhầm thì em ấy là con một quan chức cũng khá to đấy. 
Cũng như Me Laida mình cũng chỉ có 1 thời gian thuê người giúp việc lúc sinh thằng Cu út thôi còn quan điểm của mình là việc nhà các con phải chia nhau làm, 2 đứa rửa bát thì chị rửa xà phòng, em tráng và úp...chúng nó cũng cành nạnh nhau đem đo mét nhà và sân để chia nhau lau quét cho đều... Thằng Cu phải quét sân thì mẹ ra khỏi cổng là hỏi mấy giờ về chả phải mong mẹ đi làm về sớm mà là để cả ngày ko quét chỉ quét trước khi mẹ về buổi chiều thôi, nên bố nó mới bảo à thôi thế thì khỏi ăn sáng ăn trưa để tối ăn một thể Mà con mình hồi bé nó cứ tưởng không lao động thì ko tiến hóa được cứ là con khỉ mãi (chị lớn nó dọa thế).
Có lần dạy cho chúng nó biết giá trị của đồng tiền. Công việc là phải cạo gỉ rồi sơn hàng rào với toàn bộ cửa nhà. Cho các con biết là kêu thợ thì hết 1,2 triệu(cách đây hơn 10 năm rồi) nên cả nhà đồng ý là tự làm còn tiền dư ra đi sắm tết. Ôi chao ròng rã có đến hơn 10 ngày mấy mẹ con làm mà đến giờ mình thầm thề là ko bao giờ tự làm nữa, quá là mệt với lại nắng nôi và sơn dính tùm lum hết... Nhưng lúc đi mua đồ thì mỗi đứa được riêng 1 cái quạt đứng ngay phòng nó nhé, rồi lại còn mua đồ mặc Tết nữa sum suê luôn giờ bọn nó vẫn còn nhớ.
Và bài học tiết kiệm hôm vừa rồi dịp thằng Cu về nhà thì quạt hỏng sẵn 3 cái (là những cái quạt đã mua dạo đấy) , cứ phải xách 2 cái còn lại chạy tới chạy lui trong nhà lại nên nó muốn đi mua quách 3 cái mới luôn. Nhưng nghĩ lại mình bảo nó đi tìm chỗ sửa rồi vác quạt ra sửa xong hết khoảng 70.000đ , nó cũng biết so nếu mua 3 cái mới thì hết 600.000đ. Đúng ra thì nên bảo nó tháo ra trước xem cái gì hỏng thì tập sửa luôn nữa vì nó là con trai mà nhưng mình cũng bận quá. Kết luận lại là trước hôm sang lại Sing nó có nói là ba me yên tâm giờ con cũng chú ý tiết kiệm rồi, còn con cũng phải bảo Mận(là chị nó) cũng phải tiết kiệm nữa vì ba mẹ đang già rồi cần nghỉ ngơi không làm nhiều. Con nhà mình thì chưa giỏi như con mẹ laida, chúng có tiền bao nhiêu là cứ tiêu hết luôn.
Mình thích nhất là tìm tòi trong các bài viết về GD ở Web này, hóa ra là 1 kho vàng quí càng đọc càng ra nhiều topic hay cứ mê man luôn. Tặng các mẹ

133. Me songdong: Rất hiểu và thông cảm với Laida về việc con tiêu tiền , vì mình đã ở đúng tính huống như mẹ nó , dậy con tiết kiệm thì con lại thành kybo keo kiệt quá .Vì vây mình cũng từng rất mệt về việc này , ngu ý của tớ là dậy cho con tiết kiệm , nhưng có lẽ chỉ khi con bé tí thôi , khi con bắt đầu vào cấp 2 thì nên dậy cho con biết sử dụng tiền cho hợp lý .Tớ đã từng chữa cháy bằng cách rủ con đi chơi và mua đủ thứ linh tinh , mua cho người này thứ này người kia thứ kia , con rất ngạc nhiên bảo là mẹ lãng phí thế , hôm nay con thấy mẹ chả bình thường ..... Mình bảo là hôm nay mẹ không vui lắm , mất tiền mà mình vui lại làm cho người khác cũng vui thì còn hơn là uống thuốc , tốn tiền hơn mà chưa chắc mình đã vui .Con có thấy cách này của mẹ có kinh tế hơn và nhanh hơn uống thuốc không ? Như Laida kể , đứng ở góc độ người mẹ thì ai cũng ước mong có những người con như vậy , nhưng hãy thử tưởng tượng một người đàn ông mà tiết kiệm thế thì có vẻ không ổn lắm ( con rể hay chồng mình chẳng hạn ) 
đợi con nghỉ hè , coi con như chàng trai lớn , nói chuyện lại xem thế nào , tớ nghĩ Laida dư sức thuyết phục con , chúc mẹ nó thành công nhé .Trong tất tật mọi lĩnh vực tớ sợ nhất một chữ quá . Có lẽ thế , nên chỉ muốn con là người bình thường thôi ,không chìm , không nổi .

134. Me Laida: Bác songdong! nó ko phải ở diện ki bo hà tiện.Thằng này chịu khó đọc sách lắm nên tương đối hiểu biết.Nó rất biết keo kiệt là đáng xấu hổ.
Khi còn nhỏ em dắt đi siêu thị: cho con 30k muốn mua gì thì mua mẹ thanh toán.Buồn cười lắm bác ạ  nó nhấc cái này lên,đặt cái kia xuống tính toán..làm sao 30k của nó hiệu quả nhất trong con mắt của nó.Cũng phải thôi,mua thoải mái mẹ trả tiền thì việc gì phải nghĩ.Nhưng dạy nó tiêu bằng tiền của nó sẽ khác.Vài lần như thế là tư duy khác ngay.Vài năm sau khôn lớn hơn:Em cho cầm 100k đi cùng ông ngoại ra BigC (mới khai trương).Nó mua cho bố hai cái tạ tay,một gói chè lam(bố nó thích) mua cho em con chó vẫy đuôi(lúc đó em còn rất bé)mua cho mẹ 1 tập 6 cái khăn mặt.mua cho mình cuốn sách.Còn hơn chụck tiền thừa về trả mẹ.Vợ chồng em rất vui vì nó biết nghĩ đến người khác và biết tiêu tiền.Chứ ko phải mẹ cho bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu và chỉ mua cho mỗi bản thân mình.Nó có ý chí và suy nghĩ riêng của nó.Hôm người ta báo kết quả thi học bổng muộn,tưởng rụng nên em có ôm nó bảo:" con đã cố gắng hết sức rồi.tại mẹ cho con học TPháp nên mới ra nông nỗi này.Thôi mẹ sẽ cho tiền đi du học"Nó kiên quyết:bao giờ đỗ con mới đi.mẹ chẳng bảo là còn nhiều kì thi mà.Tận sáng hôm sau,người ta mới tìm được số ĐT để báo đỗ.Nó sung sướng và tự hào,ý chí rằng chỉ dùng tiền người ta cấp cho hàng tháng để tiêu thôi.Ra điều tiền đó là nó làm ra: 200đô Sing.Và bây giờ nó vẫn theo ý chí ấy.Các bạn sống được mình cũng sống được. Em hỏi:- ăn tập thể có ăn được ko?- người ta cho ăn là tốt rồi,các bạn cũng ăn mà mẹ.Tiền em cho ở thẻ ko bao giờ thấy con dùng đến chỉ khi nào đặt vé máy bay mới cần thẻ.Sau này em đưa tiền mặt để trộn lẫn với tiền của nó và phải nói mãi cháu mới cầm.Từ hồi đi đến nay chưa bao giờ xin tiền.
Rất nhiều cháu gia đình khá giả cũng giống nó.Ngoan và chăm học, ý thức tiết kiệm,ý chí phấn đấu. Nó chỉ tiết kiệm với bản thân nó thôi,với người khác nó rất rộng rãi: Mua về cái đồng hồ cắm điện cho ông nội,ko biết mua bị hội chợ giời Sim Lim quát đến hơn triệu nó cũng mua,về nhà em bảo ở mutapha chỉ hơn 200k thôi  Còn mua rất nhiều quà, ai cũng có.Em phải nhắc con bé đi học ko phải lo mua quà cho ai cả.Mãi sau này mới thôi,còn em nó thì ko kể đắt rẻ, em nó thích là nó mua.
Vậy là nó đã định hướng trong đầu nó rồi.Nên em mới ko dám ho he nhắc nó đạt cái này cái nọ.Đích nọ đích kia chỉ làm nó hăng tiết hơn đâm ra mù quáng.
Hồi trước ở nhà nó rất nghe lời em.Lúc đi học em bảo giờ mẹ là ếch ngồi đáy giếng ko biết gì nên ko có ý kiến gì đâu,có vấn đề gì thì mẹ sẽ đi hỏi người khác,mà tốt nhất là nên hỏi thày cô giáo con bên ấy.Tình hình chỉ cần báo cáo theo tuần nếu rảnh...He he diễn đàn chung mà toàn kể chuyện nhà mình,các mẹ có con lớn đọc cho vui xem có giống nhà mình ko để bàn tán rôm rả.Lần tới quay lại diễn đàn em xin hứa cấp thông tin cho các mẹ,không khoe con mình,thói xấu cần sửa. 
135. Me Songdong: Thấy cả nhà khen làm tớ cũng hơi ngượng , vì bản thân cũng chả tài giỏi tới như vậy đâu .Con gái xử lý tiền vẫn như con lắc ý , khi táo bón khi táo tỏng , máy móc lắm , đây là một trong những việc rất khó đối với tớ , dậy mãi mới biết mua quà cho mọi người , nhưng tới khi hết tiền lại ngồi thừ ra tiếc  ( lúc đấy nhìn con, tớ nghĩ : chắc tại con mình không thuần chủng đây mà . ) laida viết về con , bản thân tớ cũng học được rất nhiều .Mẹ laida đừng sửa nhé ,thói đấy không xấu đâu -- Mẹ nó về nhà cái là nhà đông vui tấp nập ngay , chỉ thế thôi là đủ biết rằng ai cũng thích nghe chuyện 2 con trai , học từ những sự việc cụ thể thế , hiệu quả mới cao. Các mẹ khác tớ không biết , nhưng tớ rất khoái đọc các bài
136. Me be xinh: Em nhất trí với bác. Mẹ hiểu con nhất. Biết con thích gì, sợ gì, muốn gì. Mình hướng mọi thứ về cái thích đấy thì kiểu gì nó cũng tự giác vui vẻ làm theo.Con em thích cuối tuần được đi chơi taxi, xem cần cẩu máy xúc, xe bus trên đường. Mọi thứ mình đều quy vào đó được  Ví dụ, con thích mở tủ lạnh khám phá mọi thứ ở đó (Vì cái đó ít khi được mở và trưng bày rõ ràng như những thứ khác). Em sẽ bảo mở tủ lạnh là bị lạnh, ốm, không có sức đi chơi cuối tuần đâu. Kết quả: con ko mở tủ, mở ra đóng vào ngay vì còn phải giữ sức đi chơi chứ.Con ko thích lau mặt. Mẹ bảo Con ko lau mặt, mặt bẩn, không ai cho lên xe taxi đi chơi đâu. Kết quả: con luôn tự nói: Em bé ngoan là em bé sáng ngủ dậy rửa mặt, đánh răng, chiều đi học về tắm rửa, tối đánh răng đi ngủ sớm. Con muốn đi ngủ muộn. Mẹ bảo Con đi ngủ muộn không có sức đi chơi đâu. Ngủ sớm mới khỏe được. Kết quả: con đi ngủ sớm. Tóm lại cái gì cũng quy về phải có sức khỏe, phải khỏe, không được ốm thì mới đi chơi được. Và tất nhiên, con em làm mọi thứ tự giác và vui vẻ, hạnh phúc theo đúng ý em mà em không mất công đe nạt gì cả. Còn em thì em thực hiện đúng lời hứa. Tuần nào cũng taxi đi chơi công viên.....Con em luôn hỏi Mẹ ơi, cuối tuần chưa, đến ngày đi chơi chưa? Và hát theo kiểu tự sáng tác: Con là em bé ngoan ngoan, nên cuối tuần được đi chơi, xem A xem B xem C, thật là vui vui vui  Con em bé nên em chưa có kinh nghiệm gì về định hướng tương lai. Em chỉ có ví dụ của em để chia sẻ (cứ vào bấm nút Cảm ơn ngại bị các bác nói lắm ạ) hihi. Em cảm ơn và mong tiếp tục được các bác chia sẻ để em học tập theo ạ 
137. Love Paradise: Ừ, chính vì không muốn dạy con điều bất lực và cũng không muốn phải ầm ĩ, chỉ nhẹ nhàng, vui vẻ mà hiệu quả, thế nên mình vào đây học hỏi được rất nhiều, tuy nhiên đôi lúc mình nóng tính nên cũng thiếu kiên nhẫn với con, lại thêm mệt mỏi nên nhiều khi nói nó không nghe thì lại mặc kệ luôn đâm ra hỏng việc. Con mình bình thường cũng rất ngoan và biết vâng lời, nhưng khi mê chơi thì lì quá đi mất, chỉ khi nào mình hét lên và dọa đánh hoặc đánh mới chịu nghe. Mới lúc nãy nó bắt mình hát bài hài cho nó cười, hát mãi chán mình không hát nũa, nó cứ năn nỉ, mình bảo giờ nếu mẹ hát xong thì con đi dọn tủ quần áo với mẹ nhé, nó bảo: thôi vậy con khỏi nghe hát cũng được  , có lẽ nó mê chơi game hơn, nếu mình bảo dọn xong cho chơi game thì chắc nó nghe ngay. Hi, nhưng lại băn khoăn, không biết làm thế có tập cho nó cái tính: làm gì cũng phải có điều kiện, lợi lộc ngay mơi làm không nhỉ, mình có lẩn quẩn quá không? gì cũng muốn . Hi, không phải mình muốn đi dọn tủ mà chán hát đâu, tủ quần áo của con rất bề bộn nên mình muốn bé tham gia, mình giúp bé dọn tủ và hướng dẫn con ngăn nắp hơn, thế nên mới bảo vậy để con cùng làm nhưng ý đồ bị thất bại đó mẹ nó ạ
138. Me be xinh: Theo em, con chọn khỏi nghe hát tức là có lựa chọn rồi  Nếu con em nói thế, em ok luôn: Con lựa chọn rồi nhé. Con khỏi nghe hát, mẹ đi dọn tủ đây. Đấy, thế là con bác chọn đúng cái bác cần (theo em hiểu bác muốn đi dọn tủ phải ko ạ?  và bác cũng chán hát lúc đó rồi). Em nghĩ mình cứ tưng tửng, giả vờ phớt đời, cậu ko cần tớ thì thôi, tớ càng nhàn  Kiểu gì con cũng sẽ theo mình hihi. Chứ mình mà cứ phục vụ tất cả các yêu sách của con từ bé thì lớn lên chắc mình theo không nổi. Kiểu gì mình cũng cố gằng cầm cương và điều khiển con để con tự giác vui vẻ làm theo định hướng của mình (điều khiển ngầm, để con cứ tưởng con tự chọn, nhưng thực ra là chọn có định hướng rồi).Em thấy nếu ai đó bảo mình làm A B đi mà chả nói thêm gì mình cũng không thích làm lắm. Trẻ còn thì càng không thích vì chúng nó thích được thể hiện mình là người lớn, có quyền được quyết định A B. Thế nên nếu bố mẹ kiên quyết nói phải làm thì có khi bọn trẻ hay tìm cách chống lại. Chi bằng mình phân tích nếu làm A thì thế này, làm B thì thế này, và mình phân tích theo hướng mà mình muốn và nghĩ là con nên làm rồi để nó tự chọn (khi đó mình vô tội nhé, con chọn cơ mà, mẹ có bắt con đâu hihi).Nếu bác có ra điều kiện là nếu làm A thì thế này thế kia thì bác nói từ đầu, để con biết thời gian thực hiện lời hứa... Và bác làm đúng như thế. Mình giữ lời hứa thì các con sẽ tin tưởng mình. Con có hỏi thì bác nói là Mẹ nói rồi, con làm A thì sẽ thế này thế kia. Mẹ đã bao giờ sai lời hứa với con chưa? Thế nên con cứ làm đi. Con không phải hỏi mẹ nhiều lần như thế, con vừa làm vừa hỏi như thế thì sẽ lâu xong việc lắm, mà lâu xong thì thời gian để làm B C D lại bị mất đi - BCD có thể là mấy cái con thích, ví dụ nghe nhạc, đọc truyện, ngồi chơi đồ hàng.... tùy bé mà mình nghĩ ra cái BCD này. Con thấy rõ hậu quả thì chắc là sẽ tự chọn tập trung làm tốt cái A/B và không hỏi nhiều về những cái khác nữa hihi.không thích  và không quên nói với con là Con bảo mẹ tùy nên mẹ làm thế này nhé.Đây là kiểu kích, khích bác, chọc đúng chỗ ngứa  Bác tìm hiểu xem con không thích/ghét cái gì nhất và một trong hai phương án bác đưa ra sẽ là cái đó. Sau vài lần con thấy Tùy thế này mình chả được gì, chỉ thiệt mình hehe, chắc là con sẽ phải suy nghĩ khi bác đưa ra lựa chọn để được đúng ý nó chứ không thì mẹ lại làm cái mà mình ghét cay ghét đắng thì chết. Em thấy bác nói đã có nhiều chiêu rồi mà bác vẫn điên với chữ Tùy của con nên không biết cách em nói trên đã có chưa. Nếu có rồi thì bác nêu cụ thể vài chiêu bác đã giở ra và xem con bác tùy thế nào để em xem em có cách nào khác không hihi.
À hihi thì ra là bác muốn con cùng bác dọn cái tủ quần áo của con. Con bác có tủ riêng thì chắc là cũng lớn lớn, biết tự chọn và mặc quần áo rồi phải không ạ? Thế thì bác cứ để nó bừa bộn đi. Hoặc là bác dọn hộ một lần, chỉ cho con cách ngăn nắp theo ý bác và giao hẹn là mẹ làm lần này cho con thôi. Tủ quần áo là của con. Con có trách nhiệm để ngăn nắp gọn gàng để dễ tìm. Nếu không ngăn nắp thì sau này khó tìm quần áo con cũng đừng kêu mẹ nhé. Sáng con ngủ dậy mà không kịp chọn quần áo để đi học thì cũng đừng gọi mẹ giúp nhé. Tóm lại xấu đẹp gọn gàng hay không là cho con, con được hưởng thôi. Không ảnh hưởng tới mẹ  vì tủ đó không phải của mẹ và mẹ không có quần áo trong đó 
Con nhà em đang bé nên chỉ có giá đồ chơi là quyền lợi sát sườn (quần áo đẹp thì cũng biết nhưng tuổi này đang thích đồi chơi hơn) em cũng nói là Mẹ đi làm kiếm tiền mua thịt cá, đồ chơi cho con. Và khi mẹ mua cho con, tức là đồ chơi là của con. Con phải có trách nhiệm ngăn nắp, để đồ chơi đúng chỗ trên giá sau khi chơi xong thì lần sau con không phải tìm xem nó ở đâu. Con đừng hỏi mẹ Cái A B ở đâu, mẹ không biết đâu vì nó là đồ chơi của con, mẹ không chơi nên mẹ không biết. 
Sau vài lần con hỏi mẹ cái A B ở đâu mà mẹ không tìm hộ thì con cũng phải chú ý sắp xếp cho cẩn thận hơn. Tất nhiên thỉnh thoảng em cũng vẫn phải dọn giá đồ chơi cho con nhưng mà rõ rằng là con em đã có ý thức sắp xếp đồ, giữ gìn đồ chơi và nhớ cái gì ở đâu. Em nghĩ như bác laida nói đó, mình cứ uốn dần dần, mỗi ngày cho cái cây nó vào giàn một ít, thế nào rồi cũng sẽ như ý mình hihi. Bảo trẻ con phải được ngay như ý mình sau một lần thì chắc là khó.
139. Phan Linh Mom: Cám ơn mebexinh nhá. 
....Khi cháu còn bé hơn mình cũng yêu cầu cháu lựa chọn...đã nhiều lần mình phải nói với con là cơ hội chỉ đến với con 1 lần, rất nhanh. Nếu con ko kịp túm lấy, thì nó sẽ qua đi nhanh chóng. Và sau vài lần như vậy cũng thấy cháu biết quyết định nhanh hơn....
Bây giờ con nhà mình nó cũng lớn rồi, đúng cái tầm dở dở ương ương í nên mới khó. Nếu 2 phương án mình đưa ra mà không quá thích/ ghét thì nó mới chọn "tùy". Nếu 2 phương án đưa ra mà quá chênh lệch thì nó nói mẹ biết thừa con phải chọn thế nào rồi còn hỏi  . 
Tuy nhiên, cách của mebexinh mình cho là vẫn áp dụng được, mình sẽ phải hiểu con hơn, đưa ra những lựa chọn hợp lý hơn...Không bao giờ được "đầu hàng" với chúng, đúng không? Nói chung bây giờ mình thấy trẻ con nó cứ lớn lên từng ngày, khác đi từng ngày. Hai đứa, cùng bố cùng mẹ, cùng là gái...vậy mà khác nhau nhiều lắm. Tính cách khác nhau, mẹ lại phải có những chiêu khác nhau... khó thật. Mình đã đọc ở đâu đó là, muốn hiểu trẻ con phải biết nhớ lại tuổi thơ của mình, (chắc là để nhớ xem mình đã mơ gì, cần gì, ...), cũng đúng nhỉ? nhưng ngày xưa bố mẹ mình có phải đau đầu về những vụ này đâu? 
Mẹ con nhà cháu đang lò dò "tìm hướng", may mắn vào topic này, mới thấy thực sự cần "định hướng". Cám ơn cả nhà. 
141. Me Laida: Cám ơn Giang rất nhiều.
Năm 2006 chị có hỏi bạn Nguyễn Đặng Việt Anh trong lần về phép,bạn ấy khuyên : cô ko nên cho em đi theo diện ES tính rủi ro cao mà nên sang học trường tư ,chi phí có thể cao hơn chút nhưng tỉ lệ thành công lớn.
Hôm nay đọc bài của bạn học sinh này chị đã thấy bạn ấy phân tích rõ ràng hơn,rất cặn kẽ,rất thú vị.Cám ơn tác giả,cám ơn Giang.Chị sẽ nghiên cứu kĩ vấn đề này cho cu bé.Lúc trước em có luyện phỏng vấn cho con nhà em: nếu họ hỏi con mơ ước gì? con trả lời sao?Thằng cu nhà em bóp đầu nghĩ,cái mình muốn - nói ra thô quá:Mơ đỗ, được đi học không mất tiền  Nói thế chẳng thể hiện được gì,chẳng có gì khác biệt.Họ mời ra nhanh cho người khác vào, coi như đứt. Mà cao siêu mơ cho nước mình bay như rồng thì lại ko thực tế,họ độp cho vài phát- chóng rụng Thôi khôn hơn cả là cố tô vẽ mình: mơ một ngày có 48h để làm được nhiều việc hơn,sống với nhiều đam mê hơn. Tinh vi,hài hước.Ra vẻ ta đây bận rộn quí thời gian.Một cách PR bản thân tốt  Chìa khóa của vấn đề là biết sử dụng thời gian một cách hiệu quả sẽ đến đích nhanh nhất.Còn vấn đề bạn ấy hỏi em sẽ quay trở lại bàn tiếp.
Trước đây tớ cũng từng buôn liên thôn  nhưng sau tìm lại bài mình viết rất khó nên tớ rút KNo chỉ chọn 1-2 địa chỉ ruột nơi các mẹ đã thuộc mặt quen tên.
Có hẳn một topic Tự kèm con học....thế mà có lúc tìm lại tớ chẳng thấy đâu,nên chính ở nơi này tớ cũng phải tiết kiệm đất  chứ 100 trang rồi là chìm...
Thế này nhé để tiết kiệm thời gian ta phải xác định được mình muốn gì.Đúng nghĩa chữ ĐỊNH HƯỚNG.Muốn đến được đích nhanh nhất thì cần phải làm gì,lên kế hoạch phân chia thời gian.Và tất nhiên không phải thấy người ta có thì mình cũng phải có.Mà việc mình thì mình làm.Thế thôi  Thằng con tớ vừa học cả ngày trên trường,học song ngữ đầy đủ các môn bằng 2 thứ tiếng P-V.Nhưng vì anh cu thích sang Sing nên phải gặm luôn toán bằng TAnh và Tanh cùng luận văn...Nếu chểnh mảng bài vở trên lớp là tạch luôn cái học bạ.Vậy phải lên KHoạch và phải tìm đủ mọi cách để thực hiện tốt cái KH ấy.Nó cũng muốn thi HSG thành phố môn nọ môn kia,cũng thích vào chuyên hóa ĐHTN lắm,tớ cũng đã từng copy tài liệu thày Văn dạy chuyên hóa về sẵn.Nhưng con ơi hãy chọn đi,chứ cứ dềnh dang bao mơ ước cũng như thấy cô nào xinh cũng muốn lấy làm vợ là xôi hỏng thịt thiu Khi lên quyết tâm đi học ở Sing thì cậu ta vẫn phải chiến sao cho cái học bạ Hành Tráng  để được Sing chấp nhận cho thi.
Nhưng làm thế nào để thi tốt vòng viết? Vậy phải tranh thủ cày nội dung sẽ thi.
Cày vào lúc nào? Tự mình ước mơ,khác hẳn mẹ mong muốn,nên các giờ trống anh giở bài chuẩn bị sẵn ra làm.Thậm chí các giờ học chẳng có nội dung gì anh cu cũng cắm cúi làm.Tớ thấy nó về quê hôm Tết cũng cầm một tập nhỏ.Lúc chờ ăn cỗ nó chui vào một góc để làm.
Tại nó cứ mơ thấy ngày được sang kia ăn bắp phê,mơ thấy cắm trại ở Mã lai hay đi pic nic ở Úc mà cày miết.Đấy cái định hướng nó quan trọng thế đấy.Không có ý định học TAnh tốt thì người ta chia sẻ sách vở bằng TAnh cũng chẳng nên đọc làm gì.
Túm lại là phải có một định hướng tốt và anh thực sự đam mê nó anh mới sả thân vì nó.Đến lúc ấy thì vài phút đối với anh cũng tiếc.
Ai làm chủ được quĩ thời gian của mình người ấy thắng.
140. Tran hong giang: Nhà mình mấy hôm nay không thấy đèn sáng , chị Laida, Songdong bận công chuyện hay sao mà thấy nhà vắng hoe . 
Em thì chẳng có kinh nghiệm gì nhưng vẫn xin bật điện nhà mình bằng một bài viết thật ấn tượng của một cô gái quê rất bản lĩnh ở trong bài viết dưới đây , hi vọng rằng chúng ta có những người con như thế .Dám ước mơ và kiên định thực hiện ước mơ!
(Dân trí) - Sinh ra ở nông thôn trong hoàn cảnh không được thuận lợi, tôi luôn có một niềm khao khát muốn thay đổi cuộc sống... Đó là niềm ao ước thúc đẩy tôi hàng ngày, và tôi biết tôi đang ở đâu, là con người thế nào và tôi cần làm gì?
Đối với tôi lúc học cấp 2 thì chưa có khái niệm rõ ràng về “một cuộc sống tốt hơn ở một thế giới rộng lớn hơn” chính xác là thế nào và ở đâu. Nhưng tôi cứ xác định cho mình những mục tiêu trước mắt để mà phấn đấu, luôn tranh thủ mọi thời gian đề học tập và trau dồi kiến thức. Phải tìm ra cách học động não sao cho có chiều sâu và hiệu quả nhất, biến những kiến thức của thầy, của sách vở thành kiến thức của mình. Và tôi cứ dần bước trên con đường của riêng tôi như thế. Học ở quê thì tôi luôn ao ước tới môi trường tốt hơn là học trên Hà Nội, nơi giúp tôi có điều kiện học tốt hơn và có thể sẽ có nhiều cơ hội đến với tôi. Trong khi bạn bè nghỉ hè thì tôi vẫn tự ôn bài vở và quyết định dự thi vào một trường cấp 3 trên Hà Nội và đã trúng tuyển với điểm cao nhất. Lúc đấy tôi đã xác định cho mình rằng đây chỉ là kết quả bước đầu trên hành trình phấn đấu để tìm cơ hội đi du học.May mắn cho tôi là sinh ra trong một gia đình dù ở nông thôn nhưng suy nghĩ của bố mẹ tôi đã vượt khỏi lũy tre làng, không những đã đồng tình với những ước mơ của tôi mà còn cố gắng hết sức giúp tôi thực hiện ước mơ đó. Nhờ vậy, tôi càng tự tin hơn và kiên định hơn con đường đã chọn. Và trong con người tôi luôn có sự quyết tâm, muốn làm gì thì phải làm bằng được để đạt điều mình mong muốn. Thường định làm gì, tôi bắt tay ngay vào công việc, không bao giờ có sự lưỡng lự nước đôi “để ngày mai rồi tính”.
Năm học lớp 12, trong khi tất các bạn đều tập trung lo cho kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và thi đại học, riêng tôi vì mục tiêu muốn đi du học, tôi miệt mài rèn luyên 3 môn để dự thi lấy học bổng đi nước ngoài là tiếng Anh, toán và vật lý. Thấy tôi ít quan tâm đến các môn học khác đến nỗi các thầy cô phải nhắc nhở. Nhưng tôi nghĩ rằng mình muốn đạt được mục đích thì phải liều, phải chấp nhận thử thách, thậm chí có thể mất mát. Và chính những suy nghĩ có phần “liều lĩnh” ấy của tuổi trẻ đã giúp tôi có suất học bổng đi du học Singapore.

Ngày tôi cất bước xa quê hương, trong đầu tôi vẫn như có lời nhắc nhở vô hình rằng “đây vẫn chưa phải là điểm dừng cuối cùng” trong cuộc hành trình của mình. Nơi đất khách quê người, trải qua bao nhiêu khó khăn, tôi học được nhiều điều và có những nhìn nhận về con người và cuộc sống mới hơn.Mấy tháng sau đó, tình cờ tôi thấy thông tin về học bổng du học Anh quốc. Một niềm ao ước lớn hơn lại trỗi dậy trong tôi. Có lẽ lần này mới chính là thử thách lớn của tôi ở tuổi 18, bởi tôi còn nhớ rất rõ tâm trạng mình thế nào khi cầm trên tay thư từ chối cấp Visa của Đại sư quán Anh. Tôi “sốc” và suy sụp vài ngày. Gia đình và bạn bè động viên tôi rất nhiều . Nhưng tôi không chấp nhận được lý do bên Đại sứ quán đưa ra rằng họ nghi ngờ tôi về mục đích học tập mà tôi đưa ra. Chính vì vậy mà tôi quyết định kháng cáo lại quyết định của Đại sứ quán Anh. Tôi hiểu vì sao họ nghi ngờ tôi mới sang Singapore được mấy tháng mà lại muốn sang du học ở Anh. Điều đó càng làm tôi phải trình bày cho rõ mục tiêu học tập chính đáng của mình.
Bằng những lời lẽ chân thành từ đáy lòng, tôi bày tỏ trên lá thư kiến nghị để gửi tới Tòa án Anh. Tôi hiểu được tầm quan trọng của sự việc, rằng một cô sinh viên Việt Nam nhỏ bé kháng cáo Đại sứ quán Anh có quyền lực. Sau đó thỉnh thoảng tôi lại nhận được thư từ bên Tòa án tại Anh mà chưa có quyết định chính thức nào cả. Tôi không ngờ sự việc lại kéo dài đến thế và điều đó làm tôi thực sự chán nản. Tôi đã mất niềm tin vào cuộc sống hơn trước, nhưng tôi không để mình rơi vào đáy sâu của sự gục ngã. Tôi đã nghĩ là không còn hy vọng và cũng đã từ bỏ ý định chuyển nơi du học khi mà tôi đã mất công chờ đợi suốt 8 tháng trời. Vào thời gian ấy, đôi khi tôi đã trách mình tự gây ra một sai lầm lớn ở tuổi 18 vì quá bồng bột.Điều thật bất ngờ đến với tôi vào đúng hôm sau ngày sinh nhật thứ 19 của tôi, khi tôi nhận được thư của Tòa án Anh khẳng định rằng tôi đã kháng cáo thành công. Niềm vui còn nhân lên khi tôi đọc những lời nhận xét và quyết định của Tòa án. Họ đánh giá cao mục đích chân thành một cách tự nhiên của tôi và những lời lẽ đầy sức thuyết phục. Tôi không thể diễn tả được cảm giác sung sướng của mình khi đạt được thành công mà mình đã phải thực sự cố gắng theo đuổi suốt một thời gian dài. Và nhờ có quyết tâm cao, tôi đã biến thất bại thành một kỳ tích mà tôi làm được ở tuổi 18.Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi thấy tiếc cho nhiều bạn trẻ có nhiều ước mơ hoài bão thật đẹp nhưng chưa thật sự quyết tâm phấn đấu để thực hiện những ước mơ hoài bão đó. Phải chăng vì các bạn còn thiếu tự tin hay còn ngại đương đầu với thử thách, thậm chí còn lưỡng lự theo kiểu suy nghĩ “để mai rồi tính”. Các bạn xác định được rằng mình muốn gì nhưng lại chưa hề bắt đầu để chinh phục mục tiêu ước mơ của mình.Tôi luôn hy vọng các bạn trẻ Việt Nam hãy “dám ước mơ và dám thực hiện”. Hãy bắt đầu và sẽ đến được đích của con đường riêng của mỗi người.
* Dưới đây là một loạt bài khá dài được trích lại từ một cuốn sách của một bạn du học sinh tại Việt Nam tại Mỹ, bạn ấy viết về quá trình appply vào trung học tư thục tại Mỹ bằng học bổng . Ở độ tuổi PTTH mà bạn ấy viết được như thế quả thật rất đáng khâm phục và ngưỡng mộ , tuy nhiên bạn này là người rất khiêm nhường . Bạn ấy đã đồng ý để em trích lại bài viết dưới đây từ một diễn đàn khác và sẽ sang giao lưu với các bố mẹ , các bố mẹ đọc kỹ nhé sau đó có gì thì hỏi bạn ấy ạ .Đa phần các học sinh cấp phổ thông trung học VN đi du học các nước, đặc biệt là Mỹ là đi theo con đường Exchange Student (ES) và một số ít theo con đường có người thân bảo lãnh để đi du học! Theo 2 con đường này thì hầu hết các học sinh du học sẽ được học ở những trường public high school (trường công).Còn một con đường nữa đi du học cho học sinh phổ thông trung học. Đó là con đường đi du học theo hệ thống private high school! Thế đi theo con đường nào tốt hơn đường nào? Người viết xin làm một khái quát để mọi người cùng bàn luận nhé!
Ưu điểm không thể chối cải được khi đi theo hệ thống trường công lập mà em biết được là:
1/ Giá cả phải chăng.
2/ Hội nhập cộng đồng xã hội Mỹ nhanh và tốt.
3/ Tính cạnh tranh không khốc liệt khi xin học bổng này!
Khuyết điểm mà em thấy qua các thành viên mà em quen biết khi học theo hệ thống này:
1/ Có tính rủi ro cao khi đi theo dạng ES.
2/ Hệ thống công lập ít có tính cạnh tranh cao trong học tập nên sự thành công khi apply vào uni không cao khoãng 5%(Theo báo thanh niên của tác giả Phạm Anh Khoa). Hầu hết những người trong số 5% này đều là những superstar, có sự chuẩn bị tốt các yếu tố quan trọng để apply vào uni ở Mỹ như: Toefl, SAT, extra-curricular activity tại nước nhà!
3/ Nếu không thành công cao khi apply vào uni thì phải học Community College (CC) loại 2 năm. Điều này dẫn đến việc tốn kém về mặt tài chính cho việc hoàn tất việc học còn cao hơn nhiều lần so với 5% thành công!
Thế còn việc đi du học theo con đường apply vào private high school thì sao?
Ưu điểm mà em nhìn thấy được là: Có gì mọi người bổ sung thêm nhé!
1/ An toàn hơn nhờ hệ thống boarding school hoàn hảo của private high school ở Mỹ.
2/ Tính cạnh tranh cao trong lấy học bổng và fin aid đồng thời tạo sự năng động và cần cù cho thí sinh và tỷ lệ thành công khi apply vào uni cao. (Theo thống kê của school.com).
3/ Chính vì điều trên số tiền tiêu tốn cho việc học ở uni giảm hơn nhiều so với học CC rồi transfer sang Uni, mặc dù một số ít superstar transfer vẫn có scholarship chứ không phải không có!
4/ Tính chuyên cần và kỷ luật cao dẫn đến sự thành công khi tốt nghiệp uni cũng cao hơn: http://www.schools.com/theTruth/truth.cfm

Khuyết điểm của việc du học theo con đường private high school:
1/ Rất tốn kém cho giai đoạn học ở cấp trung học nếu không có học bổng hoặc fin aid với tỷ lệ cao. Thường giá cả của trường tư ở Mỹ đắc hơn từ 2-4 lần trường công!
2/ Hội nhập vào xã hội Mỹ chậm hơn, nhưng chắc hơn! (cái này là kinh nghiệm bản thân và các thành viên đã và đang học theo hệ thống private high school).
3/ Dễ bị đua đòi theo lối sống của tầng lớp được gọi là "quístộc". Vì đa số học sinh ở Private high school Mỹ là con nhà giàu dù là international student hay native student! Điều này dẫn đến sống khép kín và ít cỡi mở nếu thí sinh không có một trang bị tốt về nhân cách sống ở gia đình. Có nhiều thành viên học Private high school trỡ nên ích kỷ và tự kiêu sau vài năm học. Theo kinh nghiệm bản thân và một số thành viên theo học private high school nốt!
Như thế thì nên theo hệ thống nào để du học cho mỗi người thì tự mỗi bạn sẽ và đang trong tiến trình làm hồ sơ đi du học high school cần suy nghỉ và chọn cho mình nhé! Chúc các bạn thành công trong con đường lựa chọn tương lai cho mình!!!
Nếu ai có thắc mắc gì về tiến trình du học theo con đường Private High School ở Mỹ thì cứ hỏi nhé! Mình xin hứa sẽ biết đế đâu thì góp ý cho các bạn đến đó!
THẾ NÀO LÀ TRƯỜNG PTTH TỐT?

Hệ thống giáo dục tiên tiến của Mỹ không chỉ dành riêng cho dân bản xứ, mà còn tạo điều kiện cho tất cả các học sinh trên toàn thế giới tham gia. Chính điều này mà việc tìm kiếm cơ hội du học high school Mỹ không phải là khó. Bạn chỉ cần một máy tính và hệ thống đường truyền tốt về mạng thông tin là có thể tìm ra trường mình ưng ý để làm hồ sơ nhập học. Như vậy thì làm sao tìm ra trường ưng ý? Hơi dài dòng một tẹo nhưng để kiếm trường ưng ý thì các bạn phải hiểu khái niệm thế nào là trường tốt qua website, chứ không phải ai cũng có tiền để bay nửa vòng trái đất sang tận Mỹ để tham quan cả hàng trăm ngàn trường high school Mỹ!Thế các trường tốt qua website là trường như thế nào? Nó nên hội đủ các điều kiện cần thiết sau đây:
1/ Về đội ngũ giáo viên: Website của trường phải ghi rõ và đầy đủ lý lịch đội ngũ giáo viên, tốt nghiệp ở đâu? bằng cấp gì? Kinh nghiệm dạy học bao lâu? Kể cả điều tối thiểu là địa chỉ e-mail của họ cũng phải có để học sinh và gia đình học sinh liên hệ khi cần thiết.
2/ Về chương trình học: Website của trường phải trình bày đầy đủ các môn học của trường từ lớp thường (Regular class), đến lớp chuyên (Honor class), đến lớp chọn cho những học sinh giỏi, xuất sắc học để lấy chứng chỉ (credit) đại học từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường trung học được gọi là Advanced Placement Program (AP) class cho đến lớp IB ( International Baccalaureate ) class. Tất cả những cái này trong hồ sơ xin nhập học vào University ở Mỹ gọi là: Rigor of secondary school record: Nó có nghĩa là hồ sơ về độ khó và chuyên cần ở trung học, một yếu tố mà đa số các trường đại học hàng đầu nước Mỹ xem là những yếu tố nhập học rất quan trọng trong chiến lược tuyển dụng sinh viên của họ (Very important admission factors for to apply).
3/ Về chi phí: Website của trường phải ghi rõ các khoản chi tiền bạc về: 
• Học phí (Tuition fee). 
• Phí học sinh nội trú kể cả học, ăn và ở (Room, Board and Tuition).
• Phí kỹ thuật (Technology Fee).
• Phí đặt cọc (Room Damage Deposit) cho việc tu bổ phòng ở cho học sinh nội trú .
• Phí bảo hiểm cho số tiền đóng học (Tuition Refund Plan) một khi học sinh vì một điều kiện gì đó mà không theo học được ở trường sau khi đã đóng tiền học. Ví dụ như bạn đã đóng tiền cho năm học, nhưng vì điều kiện thời tiết khắc nghiệt bạn muốn chuyển trường thì trường phải có nhiệm vụ làm hồ sơ chuyển trường cho bạn đến một vùng có khí hậu ấm áp hơn và số tiền bảo hiểm này dùng để nhà trường bảo toàn số tiền bạn đóng còn lại sau 1 thời gian ngắn học ở trường này sang cho tài khoản của trường mới, nếu bạn không đóng bảo hiểm số tiền này thì bạn sẽ mất toàn bộ số tiền đóng học cả 1 năm, trong khi đó có thể bạn chỉ mới học 1 tháng! Việc này thường hay xãy ra với một số bạn không tham khảo kỹ lưỡng trứơc khi làm hồ sơ xin nhập học làm mất đi toàn bộ số tiền đã nộp.
• Phí học thêm (Tuition support) phí này dùng cho bạn nào nếu cần dạy kèm thêm ngoài giờ tại tư gia của giáo viên, vì bạn đi du học nhưng khả năng yếu kém.
• Phí học ngày (Private Day Student Tution, day Tuition) là học phí bạn chỉ đóng cho việc học mà không ăn và ở Ký túc xá tại trường và bạn muốn ở với host-family (có thể là nhà người thân hoặc nhà thuê).
• Và còn một loại phí nữa cần lưu ý là phí để mở 1 tài khoản (account) cho học sinh khi cần thiết cấp kỳ cho những việc quan trọng, cần tiền chi tiêu gọi là quĩ dự trữ hay quĩ cấp cứu (International Student Reserve Account hay Emergency Fee). 
• Học phí lớp ESL như thế nào? Các bạn nên biết rằng ở Mỹ các môn học không được gọi là môn học (subject) như ở Việt Nam ta mà họ xem 1 môn học là 1 lớp (class).
Nếu bạn học lớp 9 high school (ở Mỹ THPT tính 4 năm từ lớp 9 đến lớp 12) mà đăng ký 5 môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, English đều học ESL là xem như bạn đóng tiền cho 5 lớp ESL chứ không phải chỉ có đóng tiền 1 lớp đâu nhé!!!

4/ Về hoạt động ngoại khóa: (Extra-curricular activity) Website của trường phải liệt kê đầy đủ các câu lạc bộ, tổ chức từ thiện,…mà học sinh của trường được đăng ký tham gia để làm giàu lý lịch học sinh khi làm hồ sơ nhập học vào đại học. Người Mỹ quan niệm một học sinh xuất sắc không chỉ có điểm số GPA (Grade Point Average: điểm trung bình) toàn điểm A mà học sinh ấy phải biết quan tâm đến cộng đồng xã hội, phải có một quan hệ giao tiếp với xã hội (relationship) rộng rãi và năng động, phải là con người toàn diện! Thà họ cho học bổng cho một học sinh có một vài điểm B mà có hoạt động ngoại khóa đầy mình còn hơn tặng học bổng cho một học sinh đầy điểm A, nhưng thành tích cộng đồng chẳng có gì! Hoạt động ngoại khóa đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xin học bổng ở PTTH và đại học Mỹ đấy các bạn ạ.
5/ Về tiền tài trợ và hỗ trợ tài chính: (Endowment and Financial Aid) Cần quan tâm đến điều này trên website của trường vì chỉ có trường tốt thì mới có tiền tài trợ (endowment) từ các cựu học sinh thành đạt hoặc từ các tổ chức tư nhân nhiều và chính điều này giúp nhà trường có quỹ hỗ trợ tài chính cho học sinh quốc tế. Điều này chỉ có ở trường PTTH tư thục ở Mỹ, trường công lập hầu như không có hỗ trợ tài chính (financial aid) cho học sinh quốc tế mà chỉ có học bổng (scholarship) của tiểu bang và liên bang cho dân bản xứ (native).
6/ Trường tốt là một trường có tính diversity: Tớ không thể dịch nỗi từ này, nếu nói tính đa dạng thì nó mang nghĩa vật chất vô tri, còn nói nó có nghĩa là tính đa văn hóa thì sát nghĩa hơn. Một trường muốn có tính này, trường đó phải có học sinh của nhiều quốc gia trên thế giới đến để học, điều này sẽ mang đến cho bạn sự hiểu biết về các nền văn hóa và phong cách sống đa văn hóa, dễ hội nhập, chuẩn bị cho bạn trỡ thành một international citizen.
7/ Còn một yếu tố rất quan trọng nữa mà ít ai để ý tới đó là: ”Một trường tốt không bao giờ nhận và cho học bổng học sinh PTTH học lớp 12!!!”. Tại sao? Vì các trường đại học thuộc hạng top ở Mỹ không bao giờ nhận và cho học bổng những học sinh không toàn diện. Giáo dục Mỹ luôn thống nhất trong hướng đào tạo bạn trở thành những công dân của thế giới (international citizen), để sau này khi ra làm việc bạn có thể hoà nhập với mọi vùng lãnh thổ, mọi nền văn hóa trên toàn cầu. Họ không những yêu cầu bạn phải có điểm trung bình cao, Toefl cao, SAT resoning test và SAT subjects test cao và đều mà còn đánh giá bạn qua những hoạt động cộng đồng, khả năng hòa nhập với thế giới qua những hoạt động như team-leader, những đóng góp cho những tổ chức từ thiện cho người tàn tật, người già neo đơn, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, những hoạt động thể thao có tính cộng đồng,…. Những trường tốt họ có những câu lạc bộ thiện nguyện, những hoạt động mang tính chất bổ ích và tạo cho bạn thành những thành viên năng động và dễ hòa nhập với thế giới xung quanh, và đó là hoạt động ngoại khóa cho học sinh sau những giờ học tập mệt nhọc. Những tổ chức này có truyền thống cả hơn trăm năm, nên họ muốn bạn phải là thành viên của trường họ ít ra phải 2 niên khóa trở lên thì bạn mới có một hồ sơ toàn diện và đầy đủ về con người bạn, và bạn dễ dàng thành công khi làm hồ sơ nhập học vào những trường đại học nổi tiếng nhất nước Mỹ! Điều này sẽ mang đến vinh dự cho trường của họ, từ đó họ sẽ tăng gíá học phí và ăn ở và thu lợi nhuận cao về cho trường. Nên nhớ rằng mọi mục đích của người Mỹ là quảng cáo và lợi nhuận! Tới đây chắc chắn rằng để chọn lựa trường, tớ nghĩ các bạn sẽ khó có thể bị chọn nhầm, nhưng châm chước một vài điều kiện tớ đưa ra trên đây không có đủ cũng được. Như vậy, thì những trang web đáng tin cậy nào ở Mỹ mà các bạn có thể vào để tìm cho mình một ngôi trường ưng ý? Đọc tiếp phần sau sẽ rõ!
NHỮNG STANDARD TEST VÀ ĐIỀU KIỆN CẦN CHO NHẬP HỌC VÀ NHẬN HỌC BỔNG:
Chọn được trường rồi làm sao tớ xin nhập học mà có học bổng đây? Một câu hỏi thật hóc búa, nhưng không khó chút nào! Các bạn biết đấy, tất cả trường tốt ở Mỹ giá học phí và ăn ở 1 năm học là cả gia tài người Việt mình. Không dễ dàng gì bố mẹ bạn có thể dư giả cả đời tần tảo được dư ra khoảng $50,000 cho bạn ăn học 1 năm ở một trường PTTH tư thục tốt tại Mỹ, chính vì thế việc bạn kiếm được financial aid ở high school là một cách thiết thực nhất góp sức vào lo toan tài chính gia đình và thể hiện sự hiếu thảo với cha mẹ đó bạn ạ!
Muốn làm hồ sơ xin nhập học mà có học bổng ở một trường PTTH tư thục ở Mỹ việc đầu tiên là bạn phải chuẩn bị những gì? Theo sự hiểu biết của tớ là có hai con đường sau đây:
• Xin học bổng toàn phần ở 10 trường PTTH tư thục nỗi tiếng nhất nước Mỹ: (www.tenchools.org) như tớ đã nói ở những bài viết trên diễn đàn, vì các trường này đã có sự liên hệ với các trường nỗi tiếng ở Việt Nam nên các bạn phải là thành viên của các trường này! Còn các yếu tố để họ tuyển chọn thì tớ sẽ nói ở phần sau.
• Xin học bổng với tỷ lệ hỗ trợ tài chính cao ở những trường thuộc loại second tier selective: Cũng giống như 10 trường nổi tiếng ở trên các tiêu chuẩn đưa ra cũng không kém phần khốc liệt, nhưng các bạn có thể tự mình liên hệ với trường, tự làm hồ sơ nhập học với trường, kể cả 10 trường nổi tiếng cũng được, nhưng khó có học bổng toàn phần, nếu bạn không nằm trong danh sách học sinh của những trường nổi tiếng ở Việt Nam. Thế thì tiêu chuẩn tuyển chọn của họ có những yêu cầu gì? Khó không? Làm cách nào để có những tiêu chuẩn đó. Xem hồi sau sẽ rõ!
1/ Những tiêu chuẩn học tập để xin nhập học, hỗ trợ tài chính và học bổng:
1.1/ Tiêu chuẩn phải có là Toefl: Hiện nay Việt Nam mình đã chuyển sang thi Toefl iBT, không còn thi Toefl trên giấy như xưa nữa. Để đủ khả năng Anh văn theo học PTTH Mỹ trình độ Toefl của bạn phải >=500 trên giấy, tương đương cỡ >=61 theo Toefl iBT, nhưng muốn có học bổng PTTH tư thục thì Toefl của bạn phải >=550 trên giấy và tương đương cỡ >=79-80 theo Toefl iBT. Những trường first tier high school thường yêu cầu Toefl trên giấy >=600, tương đương Toefl iBT >=100.
1.2/ Điểm trung bình (GPA): Tốt nhất phải >=8.5. Nếu >= 9.0 càng tốt các bạn ạ!
1.3/ Các hoạt động ngoại khóa và yếu tố lãnh đạo: Không bắt buộc nhưng nếu các bạn có tham gia những hoạt động ngoại khóa như câu lạc bộ Anh văn do nhà văn hóa thanh niên tổ chức, tham gia chiến dịch mùa hè xanh, hoạt động tình nguyện giúp trẻ em tàn tật, trẻ mồ côi, dạy Anh văn cho học sinh trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu, đội trưởng đội bóng trường, thành viên câu lạc bộ bơi lội của một nhà văn hóa quận hoặc một hồ bơi, đội văn nghệ trường… thì đó là những điểm son trong lí lịch nhập học của bạn. Làm lớp trưởng, lớp phó học tập, bí thư đoàn trường, khối, lớp, cán sự bộ môn…là yếu tố lãnh đạo, nó nói lên bạn có tính năng động, dễ hòa nhập và có đầu óc tổ chức cũng như là một thành viên có uy tín nên mới được chọn vào các vị trí trên. Đừng rụt rè, bỏ qua cơ hội nếu thầy, cô giáo chủ nhiệm và các bạn chọn bạn vào vị trí này nhé. Ở Mỹ, chẳng học sinh nào từ chối mà còn lấy làm hãnh diện khi được chọn, thậm chí bằng mọi cách chiếm lấy vị trí người dẫn đầu. Đó là một tính cách tự tin, năng động và trung thực chứ không phải là tham lam đâu bạn nhé!
1.4/ Các loại kỳ thi kiểm tra nhập học vào PTTH:
• SSAT:(Secondary Standard admission test) Tớ sẽ viết kỹ phần này một cách tỉ mỉ, các kỳ thi khác cũng tương tự, nhưng không thường áp dụng bằng kỳ thi này. Kỳ thi này do các trường thuộc loại independent private high school ưa dùng để tuyển học sinh vào PTTH của họ. Nó giống như một kỳ thi tốt nghiệp Phổ thông cơ sở ở Việt Nam ta vậy các bạn ạ! Khó nhất vẫn là tiếng Anh, nhưng cũng không khó lắm đâu! Chủ yếu là các bạn phải biết các thuật ngữ Toán, khoa học tự nhiên, kiến thức tổng quát… thực chất các đề thi không khó so với chương trình học ở lớp 8 Việt Nam đâu mà lo. Cuộc thi này tổ chức trên toàn thế giới, các bạn có thể tham khảo và đăng ký ở trang web này: http://www.ssat.org/ 
Cuộc thi này có 2 loại mức độ: Mức độ thấp: dành cho học sinh từ lớp 5 đến lớp 7 ở Mỹ, để các học sinh du học sớm bắt đầu từ cuối cấp 2 ở Mỹ và đầu cấp 3 ở Mỹ. Mức độ cao: dành cho học sinh từ lớp 8 đến lớp 11 ở Mỹ để dành cho các bạn muốn đi du học PTTH Mỹ ngay từ lớp 10 sang lớp 11 ở Mỹ, thì các bạn có thể chuẩn bị nó từ lớp 10, trước 6 tháng đi thi là bạn có thể lấy nó một cách thong dong, dĩ nhiên tiếng Anh của bạn phải tốt! Về nội dung thi nó gồm 2 phần chính là Essay và Multiple choice test (MCT) trong phần MCT gồm có Math, comprehension Reading và Verbal Section, xin lỗi các bạn tớ không muốn dịch các từ này vì sẽ khó mà sát với ngữ nghĩa của nó. Thế nó mất bao nhiêu thời gian và gồm những nội dung chi tiết ra sao? Xem phần sau sẽ rõ:
+ Essay of SSAT: Dễ hơn Toefl và SAT nhiều, cùng một thời gian với thi SAT là mất 25 phút nhưng essay của SSAT chỉ trả lời một câu hỏi bằng 1 bài viết ngắn về một số chủ đề như: kinh nghiệm bản thân, lịch sử bản thân, gia đình bạn, một đoạn văn về sự kiện thường xảy ra trong cuộc sống, sự kiện, kỷ niệm sâu sắc nhất…
+ Mathematics Section: Có 30 phút để các bạn trả lời nhanh cho 25 câu hỏi chủ yếu về căn bản đại số bậc nhất nếu là loại mức độ thấp, đại số bậc hai nếu là loại mức độ cao. Còn đại số bậc nhất, bậc hai là như thế nào thì xem hồi sau về môn học và lớp học của Mỹ sẽ rõ!!!
+ Verbal Section: Có thời gian 30 phút để các bạn trả lời 30 câu hỏi synonym và 30 câu hỏi dạng Analogy question. Cái này tớ cũng không dám dịch là gì?
+ Reading Comprehension Section: Bạn có 40 phút để đọc và thấu hiểu một cách nhanh chóng cho 7 đoạn văn ngắn, để trả lời các câu hỏi đặt ra sau đó.
+ Score: Cách chấm điểm: Số điểm sẽ bằng số câu hỏi mà bạn được hỏi và trả lời đúng. Bạn sẽ bị trừ đi ¼ điểm nếu bạn có 1 câu hỏi trả lời bị sai. Bạn sẽ không được thưởng cũng như không bị trừ điểm khi bạn bỏ câu hỏi đó mà không trả lời khi thấy không chắc chắn là mình sẽ trả lời đúng. Điểm cho SSAT bậc cao từ lớp 8 đến lớp 11 là thang điểm tính cao nhất là 800 và thấp nhất là 500. Còn cho SSAT loại bậc thấp từ lớp 5 đến lớp 7 cao nhất là 710, thấp nhất là 440. Bạn không lấy được điểm cao nhất dĩ nhiên là bạn không bao giờ được nhận vào học high school, và dĩ nhiên phải thi lại. Điểm SSAT của bạn càng cao thì cơ hội học bổng của bạn ở các trường PTTH tư thục nổi tiếng càng cao. Còn một điều cần lưu ý nữa là điểm SSAT sẽ được đánh giá theo % đạt được ở mỗi section mà bạn làm, từ đó sẽ có sự đánh giá khả năng của bạn ở mỗi phần mà khi bạn gửi đến một trường tư thục nào đó để xin nhập học và họ sẽ xem xét những con số, tỷ lệ khô khan này mà có thể chấp nhận bạn hay không được nhập học ở trường của họ đấy vì mỗi trường có 1 chiến lược tuyển người khác nhau cho mỗi section mà!
• HSPT: High school Placement Test: Cũng là một kỳ thi giống như SSAT nói ở trên, nhưng lại được các trường PTTH tư thục thuộc các hiệp hội tôn giáo áp dụng để tuyển học sinh hơn. Chỉ có cái khác là đề thi là do mỗi trường tự cho lấy, còn SSAT thì có đề thi chung của hiệp hội các trường cho ra chung và thi trên toàn nước Mỹ và cả thế giới như là thi Toefl vậy đó bạn! Bạn có thể tham khảo cho loại thi này ở trên trang web sau: http://www.ivywest.com/hsptinfo.htm
• ISEE: Independent School Entrance Examination: Cũng là một kỳ thi tuyển sinh vào cấp 3 PTTH tư thục Mỹ, cũng do các trường independent và private tổ chức. Cuộc thi kéo dài 3 giờ đồng hồ, không khác gì SSAT. Bạn có thể tham khảo nó trong trang web sau: http://www.ivywest.com/iseeinfo.htm
Một số trường thuộc loại tuyển sinh khó (first tier) sẽ có những yêu cầu các bạn những cuộc thi khó hơn như: PSAT, SAT, ACT và điểm Toefl cao. Tớ sẽ nói thêm về PSAT, còn SAT và ACT tớ sẽ nói ở phần làm sao săn học bổng khi làm hồ sơ nộp vào đại học Mỹ nhé.
• Preliminary SAT hay NMSQT: (Preliminary Standard Admission Test or National Merit Scholarship Qualifying Test) Để có học bổng bạn nên thi cái test này, trong khi SSAT là test nhập học thì test này là test nhận học bổng private high school Mỹ. Đây là một cuộc thì chuẩn quốc gia Mỹ với câu hỏi trắc nghiệm (multi-choice) được College Board và National Merit Scholarship Corporation tổ chức hằng năm, nó được xem như là một cuộc thi chuẩn bị cho những cuộc thi chuẩn quốc gia Mỹ để có đủ tiêu chuẩn cần được các trường đại học Mỹ xét tuyển bạn vào đại học là SAT (Standard Admission Test). Thế như thế nào? Ngày nay hằng năm có khoảng 1.3 triệu các học sinh lớp 10 và lớp 11 ở Mỹ tham gia cuộc thi này. Đôi khi vẫn có những học sinh lớp 8 hoặc lớp 9 tham gia, dĩ nhiên các học sinh này là những người xuất sắc, muốn săn tìm học bổng ở các trường PTTH thuộc loại tốt hàng đầu nước Mỹ! Đối với học sinh lớp 8 và 9 Việt nam ta thì như thế nào? Có đủ khả năng lấy nó với điểm cao không? Và nó như thế nào? Đừng lo các bạn ạ! Không khó nếu các bạn có khả năng tiếng Anh khoảng từ 500 Toefl thi trên giấy! Nó gồm những 3 phần thi Mathematics, Critical Reading, và Writing cũng giống như SAT, nhưng đời có những chữ nhưng rất thú vị ở chỗ là cuộc thi này dễ hơn cuộc thi SAT để vào đại học các bạn ạ! Cuộc thi này kéo dài trong vòng 2 giờ 10 phút, mỗi phần thi trên được tính thang điểm từ 20 đến 80, như vậy điểm cao nhất của PSAT là 240 điểm. Trong khi đó SAT thang điểm là từ 200 đến 800 và điểm tối đa của SAT là 2400 điểm. Phần mathematics của PSAT không đòi hỏi cao như SAT ví dụ như không có Algebra II, và phần Writing chỉ có 1 essay mà thôi các bạn ạ! Và dĩ nhiên, cách chấm điểm của nó cũng là 1 điểm cho mỗi câu đúng và trừ đi ¼ điểm cho mỗi câu bạn làm sai! Thế nên câu trắc nghiệm nào không chắc chắn đúng thì đừng làm bạn nhé! Nếu có làm thì nên chọn theo cách tính về sác xuất là bạn nên chọn 1 notes (A,B,C,D,E) cho tất cả các câu bạn còn nghi ngờ độ chính xác của mình, ví dụ nếu bạn có 4 câu không chắc chắn đáp số thì bạn nên chọn 1 câu bạn gần như ít sai nhất tréo vào vị trí C chẳng hạn thì 3 câu còn lại bạn cũng nên tréo C, vì như thế bạn chỉ cần 1 câu đúng thì bạn sẽ vớt được ¼ điểm vì bạn chỉ mất ¾ điểm phải không nào? Đó là 1 mẹo vặt khi thi trắc nghiệm, nhưng đôi khi cũng bị tổ trác đó!
Thế thì bao nhiêu điểm PSAT thì các bạn được bước vào vòng bán kết để được xét học bổng? Cái này tùy bang, tùy vùng các bạn ạ, ví dụ như năm 2007 tớ theo dõi thì ở Mississippi thì 204 điểm, trong khi ở Massachusetts thì là 224 điểm. Nhưng bấy nhiêu đó cũng chưa đủ mà đối với du học sinh chúng mình còn phải có điểm Toefl, GPA (Grade Point Average) và extra-curricular activities nữa! Huh, tới đây thì các bạn thấy rõ ràng rằng để săn học bổng một trường PTTH tư thục ở Mỹ không chỉ công sức của bản thân các bạn mà còn sự đầu tư lâu dài của gia đình bạn nữa phải không? Nhưng không có phần thưởng nào đến với bạn là dễ dàng hết các bạn ạ, người khác làm được thì bạn làm được, cố lên các bạn nhé! Các bạn có thể tham khảo thêm về PSAT/NMSQT trên những links sau đây:
http://www.collegeboard.com/student/...sat/about.html
http://www.nationalmerit.org/
• Link luyện thi thử SSAT: http://www.testprepreview.com/ssat_practice.htm
• Link luyện thi thử PSAT: http://www.testprepreview.com/psat_practice.htm 
Đọc tới đây bạn thấy rắc rối quá rồi phải không? Chính tớ viết lại những điều mình biết mà cũng đã thấy mệt rồi. Song, đừng lo bạn ạ, chính những người khai phá ban đầu, lúc hệ thống internet ở nước nhà còn rất khó khăn, cái máy tính cá nhân còn là một tài sản kếch xù của mỗi gia đình người Việt Nam chúng ta mà còn vượt qua được, lẽ nào các bạn bây giờ đã có người hướng dẫn du học , tổng kết rõ ràng, tỉ mỉ như thế này mà không làm được thì cũng không nên nghĩ đến việc đi du học làm gì phải không nào?
1.5/ Recommendation letter (thư giới thiệu): Cực kỳ quan trọng các bạn ạ! Đối với người Mỹ, sự tiến cử của giáo viên dạy bạn rất là quan trọng, họ không cần đến con dấu đỏ chót như ở nước mình, họ chỉ cần nội dung lá thư và chữ ký của giáo viên đã và đang dạy bạn tiến cử bạn là học sinh ưu tú của trường là đủ uy tín để bạn có thể kiếm học bổng!. Họ quen cách sống và làm việc trên những sự việc cụ thể, nên họ không chỉ đánh giá bạn qua những con số khô khan, thiếu sinh động qua học bạ, qua điểm thi của SSAT hay qua Toefl, điều họ cần là con người của bạn nữa, thật cụ thể, không được phép chung chung như những lời phê trong học bạ hằng năm của thầy cô giáo Việt Nam vẫn thường thấy như là: Giỏi, ngoan, hiền, đạo đức tốt. Nói ra điều này để không chỉ cho các bạn và các bậc phụ huynh cũng như các thầy cô giáo ở Việt Nam rút kinh nghiệm. Tất cả mọi chuyện lớn nhỏ trong cuộc đời học sinh trung học, từ tốt đến xấu, từ lớn đến bé, của bạn không sót thứ gì trong recommendation letter! Recommendation letter là một phần tuyệt đối bí mật đối với bạn và nó cũng gần như là 50% trọng lượng để bạn nhập học hay có được học bổng ở bất kỳ cấp bậc học nào ở hệ thống giáo dục Mỹ từ tiểu học, đến trung học, đại học và sau đại học! Tớ sẽ nói kỹ hơn ở phần sau về recommendation letter và phần lớp học ở Mỹ như thế nào trong những phần sau. 
2/ Cách làm research trên trang web để làm hồ sơ nhập học để có hỗ trợ tài chính và học bổng: Sau khi đã hoàn tất những tiêu chuẩn trên bạn bắt đầu vào trang web của trường mình đã chọn, đến mục Admission, tìm xem có mục Iternational student vào đó mà tìm Financial aid và Scholarship. Đọc thật kỹ các thông tin này để tìm chiến lược tuyển học sinh mà có cho financial aid và scholarship. Có 2 việc mà các bạn cần làm trên trang web của trường là:
• Bằng mọi gía các bạn phải làm research trên trang web của trường những cụm từ: Admission policies and requirements, financial aid for international students, scholarship for international students, deadline of admission, application form for financial aid, …Một lời khuyên chân thành là bạn cứ làm research thật nhiều rồi bạn sẽ có những kinh nghiệm quí báu cho sau này khi đã được học bổng sang Mỹ bạn sẽ thấy những ngày tháng cần cù trên net để nghiên cứu các website của các trường sẽ được đền bù xứng đáng! Vì cách học của Mỹ là tự học và tự tìm tài liệu để phục vụ chuyện học chứ không phải thầy cầm tay chỉ việc, từ chương như ở quê nhà đâu các bạn ạ.
• Nếu bạn làm tất cả những điều tớ ghi trên mà không tìm ra một cách thỏa đáng thì bạn vào Admission Officer để tìm địa chỉ e-mail của Director of Admission viết 1 lá thư thật chân thành, trình bày một cách sơ lược về lý lịch học tập của bạn, bạn từ nước nào, tại sao bạn quan tâm đến trường (dĩ nhiên bạn phải tìm hiểu kỹ trường trước khi viết thư, không nên viết thư mà không biết tí gì cả) và bạn muốn biết gì về thông tin của trường đối với bạn. Sau 24-48 h tớ chắc chắn rằng bạn sẽ được trả lời và có thể một đống giấy tờ loằng ngoằng sẽ được gửi qua FeDex cho bạn cũng không chừng! Nên nhớ một điều rằng dù bạn có viết thư hay trực tiếp nói chuyện hoặc nói chuyện qua điện thoại thì tất cả các hình thức đó đều là một cuộc phỏng vấn rất nghiêm chỉnh, bạn hãy đặt mình như vào tình huống phỏng vấn visa xuất cảnh du học Mỹ để viết thư! Càng cẩn trọng càng có kết quả mĩ mãn cho bạn
Đó là con đường chuẩn bị làm hồ sơ nộp nhập học các trường PTTH tư thục qua internet và qua bưu điện.Còn có một con đường săn học bổng các trường PTTH tư thục qua cách khi các trường này về Việt nam để tuyển sinh nữa. Cách này là cách của mình khi mình được tuyển tại Việt Nam (vì ngày tớ nhận học bổng Việt Nam mình chưa có những cuộc thi SSAT… được phổ biến, bây giờ có thể có rồi, nếu không có bạn có thể đăng ký qua internet vào mùa hè và sang Thái Lan thi cũng không có gì là khó, vì nó còn rẻ hơn từ Sài gòn ra Hà nội!). Trước khi mùa hè năm nào đến cũng vậy, khoảng vào tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau các bạn ạ, các trường tốt cũng về Việt nam để tuyển sinh. Các bạn nhớ đọc báo thường xuyên, lên internet tìm thông tin học bổng PTTH Mỹ. Các bạn chuẩn bị sẳn học bạ, giấy khen, giấy khai sinh, hộ khẩu bảng photo thật nhiều bản vào, đến khi đó đi tham gia thi tuyển thì rải cho nó như rải truyền đơn ấy. Lúc này, các bạn sẽ được tham gia 1 cuộc thi được gọi là SLEP và một cuộc phỏng vấn với Director of Admission của trường tuyển sinh. Muốn biết về SLEP thì bạn vào link sau đây mà tham khảo nhé: http://www.ets.org/portal/site/ets/menuite...00022f95190RCRD 
Bạn làm xong những công việc trên là bạn đã đi được hơn nửa đoạn đường tìm kiếm học bổng hoặc hỗ trợ tài chính cho việc du học bằng con đường chính thống, trực tiếp với nhà trường, mà không cần thông qua bất kỳ một trung tâm tư vấn nào cả và không phải mất tiền. Bạn có khó khăn trong những buổi đầu khi mới tiếp cận với cách tự tìm thông tin, tự liên lạc với trường bạn chọn, có mệt đôi chút, nhưng sau đó bạn sẽ thấy mình tự tin hơn, năng động hơn và khả năng tiếng Anh trong giao tiếp của bạn cũng tăng lên. Đó là bước đầu bạn chủ động biến công nghệ thông tin thành một quyền lực mới cho bản thân bạn và cho tương lai bạn sau này. Nếu bạn có gì không biết về thủ tục hồ sơ, về cách điền các form xin financial aid, scholarship ư? Bạn có thể lên các forum du học sinh Việt Nam ở Mỹ để hỏi các anh, các chị và các cô, các chú đã từng như bạn hôm nay sẽ hướng dẫn cụ thể. Bạn cũng có thể liên hệ với các diễn đàn phi lợi nhuận về du học sinh Việt nam tại Mỹ để hỏi những thắc mắc mà bạn chưa hiểu hết. Theo tớ www.svduhoc.com là nơi đáng tin cậy để bạn hỏi những gì thắc mắc khi làm hồ sơ vì những lý do sau đây:
• Trang web svduhoc.com là một trong những trang web du học sinh Việt Nam ra đời sớm nhất. Các thành viên ở trang web này có một kinh nghiệm dày dạn về du học và hiện thời họ là những người thành đạt trong cuộc sống ở Mỹ hoặc dù họ đã về Việt Nam.
• Trang web này có nhiều thành viên rất tâm huyết, đáng tin cậy nhất mà tớ biết.
• Trang web này có một yếu tố đáng tin nữa là họ trả lời các bạn rất nhanh, rất trung thực, rất rõ ràng, nhưng không vụ lơi. Một đức tính rất cần cho một du học sinh tương lai.

HỒ SƠ NHẬP HỌC PTTH MỸ
Hồ sơ xin nhập học của một trường PTTH Mỹ ngoài thư bạn viết để hỏi thông tin ra, bạn nên vào trang web của trường vào phần Admission để in tất cả những mẫu đơn ra và điền vào. Nếu bạn đã được nhà trường gửi cho thì bạn có thể photo nó ra nhiều bản để điền nháp trước khi điền chính thức vào đó và nộp cho trường qua đường bưư điện. Dù sao, thì hồ sơ bao gồm như sau:
1. Đơn nhập học (Application form):
2. Đơn bổ sung (Supplemental form): Vì thường thì đơn nhập học không đủ chỗ để các bạn có thể thể hiện hết những gì tốt đạp của mình có để Adcom (Admission Committee) biết, nên các bạn cần sơ lược và bổ sung lý lịch học tập của bạn khi bạn thấy cần bổ sung, đặc biệt chú ý những mặt mạnh của bạn, không ngần ngại và phải trung thực, có cái gì tốt về học tập, thể dục thể thao, tham gia cán bộ lớp, phong trào xã hội, câu lạc bộ ở nhà văn hóa thanh-thiếu niên đều ghi hết vào, không bỏ sót cái gì cả.
3. Bảng điểm (Transcription): Tùy theo yêu cầu của trường mà bạn đi dịch và công chứng bảng điểm của bao nhiêu lớp, trường mà trước đó bạn học ở Việt nam., số lượng bảng điểm. Nếu bạn sang học lớp 9 ở Mỹ, thì nộp bảng điểm các năm trước đó của cấp 2. Tốt nhất là dịch cả học bạ. Nếu học lớp 10 thì dịch cả học bạ cấp 2 ở Việt nam. Nếu trường bạn có dịch vụ dịch thuật thì chỉ cần trường dịch và đóng dấu có chữ ký hiệu trưởng là đủ không cần công chứng nhà nước. 
4. Giấy khen, bằng khen, các giải từ trường đến quận, thành phố, nhà nước, quốc tế: Có cái gì thì dịch và photo công chứng hết, không nên bỏ sót bất cứ cái gì, kể cả các cuộc thi vẽ tranh hay đàn, hát của thời thiếu niên, cũng như các giấy khen mà cơ quan bố mẹ bạn cho giải học sinh ngoan gì đó cũng ghi vào hết nghe các bạn! Ngày tớ đi thi SLEP cái thẻ học bơi ở hồ bơi Lam Sơn, quận 5 tớ cũng tính được là hoạt động ngoại khóa ở Swimming Club đấy!
5. Thư giới thiệu (Recommendation letter): thường cần 2-4 thư, một số trường có sẳn mẫu thư giới thiệu, các bạn chỉ cần download và in ra đưa cho thầy giáo chủ nhiệm hoặc thầy cô nào qúi bạn nhất nhờ họ điền và ký vào. Nhưng thường các mẫu này không nói hết một cách chi tiết về bạn, bạn nên nhờ thầy giáo viết thêm 1 lá thư nhận xét về bạn và đem cho hiệu trưởng ký và đi công chứng, seal nó lại bằng bì thư của trường bạn, không seal thì dán lại có chữ ký và dấu giáp lai, vì về nguyên tắc bạn không được xem thư này.
6. Điền vào đơn School and Student Service for financial aid: Bạn có thể lấy form từ trang web của trường, form này gọi là form SSS, nó dùng cho trung học khác với International Student Financial Aid Application (ISFAA) của đại học, nhớ đọc kỹ và điền thật chính xác và cẩn thận vì những câu hỏi rất logic với nhau, nếu bạn đã dối thì phải dối cho cặn kẽ, nếu không khéo thì thế nào cũng bị lòi ra cái nói dối.
7. Chứng minh tài chính: Để có financial aid bạn phải chứng minh khả năng tài chính gia đình không đủ để bạn ăn học ở trường bạn nộp hồ sơ. Điều này xãy ra khi bạn phải thật xuất sắc, nhà trường phải nhìn thấy bạn sẽ là người mang về cái gì đó cho trường khi bạn là thành viên của họ.
8. Chứng nhận lương: thông qua chứng minh tài chính bạn phải có cái này.
9. Giấy tờ thuế.
10. Chứng nhận sổ tiết kiệm.
11. Giấy khám sức khỏe.
12. Các loại giấy tờ khác: Vì còn là trẻ vị thành niên nên các bạn còn một số hợp đồng với nhà trường mà người đỡ đầu phải ký là: hợp đồng chi trả các phí, hợp đồng cam kết cho ở homestay, hợp đồng cho phép bạn sử dụng xe máy, học lái xe và hợp đồng bảo hiểm các loại…
Chúc cả nhà hạnh phúc,
Tóm tắt buổi offline và các ý kiến của bác Edina, Timom, Songdong:
Chia sẻ của các chị Edina, Timom, Songdong trong việc nuôi dạy con- 2010.06.16
Phần 1: Khơi gợi tiềm năng trong con
Các chị đã làm thế nào để khơi dậy sự ham học của các con: 
Edina: Phải yêu con mới làm được mọi điều cho con. Yêu con ntn? Chị Laida hiểu con, làm cho con đc hạnh phúc từ khi con còn nhỏ. Phải dành nhiều thời gian cho con. 
Sự học không chỉ là học văn hóa mà còn là tìm hiểu các vấn đề xung quanh. Hồi con chị còn nhỏ, chị hay cho con ra ngoài đồng, con chị rất hay tìm tòi (Xin mua kính lúp để soi từng cái lá…, mua kính hiển vi để soi đc tế bào, kính viễn vọng để đứng ở trong cổng nhìn ra ngoài, cho tự làm kính vạn hoa, chong chóng để biết hướng gió….). Muốn biết nhu cầu của con phải là bạn của con, chơi cùng với con để hiểu đc tâm tư tình cảm của con (Cùng con lấy đất sét để nặn một cái lò nhỏ bằng quả cam để luộc mấy quả trứng cút..).
Timom: Đặt việc học hành của con lên trên tất cả, kể cả việc làm kinh tế. Sẵn sàng làm cv ít tiền hơn nhưng có đk chăm sóc, chia sẻ với con hơn. Ngoài giờ học cố gắng ở nhà với con càng nhiều càng tốt.
Các chị đã rèn luyện tính tự giác học của các con như thế nào 
Edina: Tạo cho con có động lực trong việc học: đứa thích nhất lớp, đứa ganh đua với bạn… Nếu cần cơ sở về mặt lý thuyết thì đọc quyển “Nói sao cho trẻ chịu học”. Phải đồng cảm với trẻ con
Timom: Nhà ở bên Nga, 4 tuổi chị dậy con học tiếng Việt ở nhà. Sử dụng 1 cái bảng ghi công việc bằng các thứ tiếng, ko sợ loạn ngôn ngữ.
Chị đã làm gì để kích thích con ham hiểu biết, có hứng thú trong học tập, có niềm mơ ước đi du học để đc sớm tiếp cận với những nền giáo dục tiên tiến 
Songdong: Làm sao để biết con thích cái gì, mỗi cháu có 1 năng khiếu khác nhau nên phải hiểu con sau đó hướng con theo cái năng khiếu đó. Con chị có năng khiếu nghệ thuật, chị đồng ý cho múa hát nhg có điều kiện là con phải là hs giỏi con mới đc đi tập văn nghệ. Thời gian cao độ 11, 11h30 con phải đi biểu diễn chị vẫn phải chấp nhận. Sau đó dần dần chị hướng con bớt đam mê: chị kia đánh nhiều phấn nên giờ già quá, trường nghệ thuật mỗi năm tốt nghiệp hàng bao nhiêu mà chả có mấy ng nổi tiếng…. Hết năm lớp 6 con chị tự bỏ không tham gia đội văn nghệ, chỉ hoạt động văn nghệ ở trường.
Chị ko muốn cho con theo con đường nghệ thuật vì cuộc sống có rất nhiều điều làm mình buồn phiền, và khi lúc đó ta sẽ dùng nghệ thuật để xả stress. Nhg nếu theo con đg NT thì sẽ vướng yêu đg sớm nên chị ko muốn cho theo, chị chỉ cho con “lơ ngơ” ở giữa thôi, ko cho lên cao, cứ lên cao tý là chị “giật” xuống. 
Vì con thích văn nghệ nên chị hay đóng kịch với con để tìm hiểu (con là mẹ, mẹ là con; mẹ là em con là chị). Trong khi chơi thì con bảo: “chị ơi, em ghét mẹ lắm”, rồi “2 chị em mình bỏ đi nhé”… Qua đó mình rút đc kinh nghiệm và hiểu con hơn.
Phải tùy từng đứa trẻ mà tìm cách tiếp xúc với con, không có công thức chung cho việc này.
Khi nói với những đứa trẻ tò mò về những điều tế nhị nên dùng từ y học.
Cuối cấp 2 có 1 anh thích con gái chị, chị bảo nhận luôn anh đấy là con nuôi. Sau đó dần dần tìm ra các điểm yếu của anh đó để cho con gái thấy ko còn thích anh ấy như trc.
Có 1 lần con đi học về nghi mãi mới hỏi mẹ: “Có phải chim của em bé thì bằng quả ớt, chim của ng lớn thì = quả chuối, có đúng ko?”. Mẹ: “Câu đó không đúng. Ớt thì có loại ớt chỉ thiên bé tý, còn chuối cũng có quả bé quả to…, con ng lớn lên thì mọi thứ cũng phải lớn lên…”. Chị lấy các hình ảnh cây cỏ để minh họa.

Khi trẻ con tò mò chuyện gì đó thì phải giải thích thỏa đáng, con sẽ không tò mò nữa.
Timom: Chị rất thích bàn bạc về các vấn đề liên quan đến con cái. Đầu tiên phải làm bạn của con mình. Lúc nào chơi với con thì quậy hết cỡ, quậy hơn cả con
Chị bảo con trai: “Lúc nào mẹ cũng gọi con là cu nhé. Khi nào con lấy vợ mà chỉ có 2 mẹ con mẹ vẫn gọi là cu”
Có việc gì cần ngăn cấm con cũng vẫn phải khuyên bảo từ từ, ko đc trực tiếp ngăn cấm con gay gắt. Khi con >13 tuổi đã muốn tách xa ra khỏi mình, làm mình bực tức. Mẹ phải hiểu để có cách đối xử với con hợp lý.
Luôn cho con hiểu việc học hành là trên hết. Dậy con: Phải lao động sáng tạo, làm giầu cho mình và có ích cho xã hội.
Giáo dục con ko tham của của ng khác: Có 1 ng bán cà đi ngang qua nhà, khi con gái vào nhà cầm theo 1 quả cà, chị đuổi theo tìm ng bán cà để trả lại quả cà đó.
Tiếng Anh rất quan trọng, ko những con mà bố mẹ cũng nên biết tiếng Anh . Rất nên cho con đi du học tại các nước có nền giáo dục tiên tiến.
Edina: Con tự có mơ ước, có điều kiện thì mẹ cho đi.
Các kê hoạch rèn lyện, học tập cụ thể trong từng giai đoạn như thế nào cho phù hợp để giúp con vững vàng khi đi du học sớm 
Edina: Trẻ con luôn là chính nó, nên không thể ép con theo hướng khác được.
Trong quá trình nuôi con, nên lưu ý các giai đoạn (độ tuổi) nào mà trẻ cần được chuẩn bị các bước kỹ năng? Lưu ý về chế độ dinh dưỡng? Môi trường bên ngoài cho trẻ tiếp cận sớm để hình thành tính cách phù hợp? Mẹ chuẩn bị tâm lý gì và tiếp cận con thế nào để con luôn coi mẹ là một người BẠN sẵn sàng chia sẻ mọi chuyện? 
Theo các chị, nên cho con đi du học ở độ tuổi nào (lợi ích và rủi ro cả việc d học sớm hoặc du học muộn? Độ tuổi nào sẽ phù hợp với trẻ em VN? Làm thế nào để con ko quá cuốn theo văn hóa NN mà giữ đc văn hóa VN 
Edina: Con nhỏ quá ko nên cho con đi du học. Các con phải đi học Thiếu sinh quân ngày xưa đã rất trách bố mẹ vì đã cho con đi xa gđ sớm. Nên để khi học đại học mới bắt đầu cho con đi.
Giáo dục phổ thông: Tốt nhất là đc học ở VN, đi du học phổ thông là “tị nạn giáo dục”. Nhg bởi giáo dục ở VN quá tệ nên vẫn nên cho con đi du học khi có điều kiện. Ông Ng Khắc Viện “Trẻ con bây giờ quá khổ”. Nếu có con học mẫu giáo, nhà trẻ: Nên chỉ cho con học 1 buổi, ở nhà với ông bà 1 buổi.
Timom: Bắt đầu hình thành ý thức cho con đi du học từ năm học lớp 5, lớp 6. Đưa con đi học tiếng Anh đều đặn, ko bỏ học.

Songdong: Khi con chị còn nhỏ chị ko nghĩ nhiều đến việc con phải đi du học. Khi con lớn thì “vô tình” con đc đi du học J. Khi con học Ngoại thương năm 1 thì con đc đi du học. 
Có nên chọn trường, chọn lớp không? 
Edina: Chọn trường, chọn lớp như thế nào là tốt còn phụ thuộc quan điểm thế nào là tốt với mỗi gđ.
Nên hướng con tìm đc 1 nhóm bạn tốt để chơi cùng.
Đừng so sánh con mình với người khác. Đừng nêu gương ng này ng kia với con.
Timom: Rất muốn cho con vào trường chuyên lớp chọn. Chị đã cho con học trường chuyên nhưng sau 3 học kỳ lại phải trở về trường cũ. Vì trường chuyên ở lớp đó các bạn rất ích kỷ, hiểm độc, mưu kế hại nhau, cô giáo phân biệt chủng tộc… nên lại về trg cũ, cho dù trg cũ các bạn ko có ý thức học tập, nhà nghèo nhưng lại rất tốt với nhau, cô giáo cũng rất tốt với hs.
NẾU học phổ thông ở Mỹ:
Trường nội trú: đắt tiền, 57K$/năm
Trường công lập: thường ko nhận sv nc ngoài. Sang trong ch trình trao đổi văn hóa, nên nhiều khi bị cản trở từ ng quản lý, từ nhà chủ, từ các trường học….
Nếu học đại học ở Mỹ:
Hồ sơ: điểm TB 4 năm của tất cả các môn 
Xếp hạng trong lớp: top 5, top 10 
Thư giới thiệu của các thầy cô giáo: 2-3 thầy cô. Có 1 thầy sẽ xếp hạng và nhận xét toàn bộ tính cách và các hoạt động của em hs. 
Hoạt động: Học hành, TDTT, trong trg lớp, ngoài xã hội, kiếm tiền… 
Toffer >100, 
Thổi vào tâm hồn các con ý nghĩ: Con có thể làm đc mọi việc. Phải chuẩn bị trước 3-4 năm khi định cho con đi du học.
Cô Giang ở Long Biên, cô Hoa ở Lý Thái Tổ: Dậy tiếng Anh rất tốt.
Phài giáo dục con từ nhỏ để con có ý thức giữ gìn bản thân mình.
Songdong: Không cần chọn trường, nhưng nên chọn lớp. Càng lên các cấp trên càng nên chọn.
Giáo dục giới tính: 
Edina: Phụ huynh quá chủ quan, các con đã biết các vấn đề về giới tính từ trước rồi.
Học trường dân lập hay công lập? 
Songdong: Không thích dân lập, thích học công lập hơn. Vì Lương Thế Vinh học rất vất vả, căng thẳng, nhỡ sa sẩy sẽ bị loại, mà bị loại thì biết đi đâu?
Edina: Cấp 3 nên học công lập vì công lập chọn được đầu vào các hs giỏi, ngoan. Cách đây 7-8 năm ở TP HCM là cái túi gánh những học sinh ko vào đc công lập.
Dân lập thì có nhiều hđ kỹ năng, công lập chỉ có học thôi à Cấp học nào thì cho nên cho con học công lập/dân lập? 
Edina: Các kỹ năng hoạt động trong tập thể ko phải chỉ có trg dân lập mới thực hiện đc. Cho con tham gia các hoạt động của các nhóm… để con phát triển các kỹ năng. Giáo dục con ở nhà…
Mẹ Cún con:
Để chuẩn bị cho khoá học TTG ngày 06,07,08/07 và TTG nâng cao ngày 04,05/09, tối ngày 04/07 mẹ và con trai đi tham dự hội thảo về nội dung khoá học “Tôi tài giỏi” của TMG. Trong buổi hội thảo, con trai gật gù vì buồn ngủ, có vẻ chẳng chú ý gì, còn mẹ tỉnh như sáo vì chăm chú lắng nghe. Trên đường về:
- Không có tác dụng gì, mẹ có cho con đi học chương trình này hay chương trình nào khác tương tự cũng chẳng có ai có thể tác động được đến con, con cũng chẳng thay đổi đâu (con trai).
Mẹ: buồn ghê gớm, vì TGM là hy vọng lớn của mẹ cháu trong việc trang bị các kỹ năng cho cháu. Buồn, mẹ chở con vào nhà sách Quỳnh Mai vác về 5 tập truyện (tập 06 kính vạn hoa, 2 tập tiếp theo của nhà giả kim, 05 tập của cậu bé cưỡi rồng). Lý do vác sách: Hy vọng cháu học được nhiều điều từ sách vậy, cháu vốn mê nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Ông này viết sách thếiu nhi rất hay, các cuốn truyện cho thiếu nhi của ông rất hấp dẫn và có tính giáo dục cao đối với thiếu nhi. Nguyên tối ngày 04 và cả ngày 05 con miệt mài với đống truyện. Tối ngày 05/07 mẹ buồn con, cũng ôm luôn kính vạn hoa, 2 mẹ con say sưa đọc đến 1g sáng. 

6 giờ sáng ngày 06/07, mẹ bật dậy vội vàng khai vào phiếu yêu cầu cung cấp thông tin khoá học TTG ngày 06,7,8/07; gọi con dậy phi tới văn phòng TGM (khá là xa nhà). Trên đường đi con ngáp ngắn ngáp dài. “Con có đau đầu không? “, “Con có”, “Con có buồn ngủ không?”, “Con có”. Mẹ có vẻ ân hận vì tối qua để con đọc truyện quá khuya, và không hy vọng gì vào khoá học có thể thay đổi con (vì con vô cùng bướng bỉnh và khác người - chả chịu nghe theo ai). 

9 giờ tối 06/07 đón con. Mặt con hớn hở. “Con có mệt ko?”, “Con không”, “Con có đau đầu không?”, “Con không”, “Học có vui không?” , “Quá vui”. “Mẹ ơi chương trình này được đấy, con thấy hay đấy”, “Hay như thế nào?”, “Nhiều điều hay lắm”. Trên đường về nhà mẹ im lặng để thăm dò thái độ của con. Từ lâu rồi con rất hiếm khi bộc lộ cảm xúc, nếu mẹ càng hỏi con càng không nói. Do đó mẹ im lặng chờ đợi.
- Mẹ ơi buổi học giúp con nhận thức ra được thêm rất nhiều điều.
- Con kể cho mẹ nghe đi, những điều gì vậy?
- Thực ra thì toàn những điều đã viết trong sách TTG, nhưng bây giờ con mới cảm nhận được ý nghĩa và giá trị của nó.
- Cụ thể là gì?
- Về bản thân mình, về những điều rất bình thường, về cuộc sống.
- Mẹ ơi bây giờ ở đây có chương trình gì mẹ đăng ký cho con đi học hết nhé
Mẹ không tin vào tai mình
- Con nói rằng không ai tác động được tới con cơ mà?
- Bây giờ con không nghĩ thế nữa
- Họ dạy như thế nào vậy?
- Hay lắm!
- Con trai yêu quý, mẹ là mẹ của con cơ mà, kể cho mẹ nghe đi
- Thực ra thì toàn những điều mà con đã biết, nhưng con chưa làm được giống như các bậc phụ huynh trên WTT biết là không nên la mắng và đánh con cái nhưng vẫn không làm được, vẫn la hét con cái như thường ấy ạ.
Mẹ (phì cười). 
- Đúng rồi, mẹ cũng biết là như thế nhưng mẹ đôi khi cũng không kiềm chế được nên vẫn la mắng con, ví dụ như mẹ rất tự hào về con, con đã tiến bộ vượt bậc trong những năm gần đây, con đã đạt được những thành tích mà ngay cả ba mẹ cũng không đạt được. Mẹ rất cám ơn con, trong lòng mẹ rất vui, tuy nhiên mẹ đã không nói thế với con mà mẹ lại đã mắng con rât nhiều khi con đã không được điểm toán thi tối đa - điều đáng lẽ con được. Con nói rằng đề toán dễ, nhưng con đã trình bày không tốt, như vậy con chưa thể hiện được giá trị của chính bản thân mình chứ đừng nói là con vượt lên chính mình. Nếu như con đã cố gắng hết mức và đó là kết quả con đạt được như con mong đợi thì con đã là chính mình. Và nếu kết quả cao hơn cả con mong đợi là con đã vượt lên chính mình. Nhưng con đã không đạt được điều mà con hoàn toàn có thể đạt được là con chưa là chính mình. Chính vì điều đó mẹ đã mắng con thay vì khen ngợi kết quả con đạt được. Con thấy có đúng không? Hãy là chính mình và hãy vượt qua chính bản thân mình nhé. Khi nào con làm được như vậy mẹ mới thực sự vui lòng. Tuy nhiên điều đó cũng thể hiện con còn có tiềm năng và con hoàn toàn còn có thể bứt phá lên, thành công hơn. Con hãy cố gắng nhé (Mẹ cháu nhân cơ hội cháu ngộ ra nhiều vấn đề để giảng giải điều mà bình thường cháu không chịu chú ý lắng nghe).
- Vâng, mai mẹ đăng ký khoá TTG chuyên sâu cho con nhé.

Đó là kết quả ngày đầu tiên tham dự khoá học TTG của 1 học sinh vô cùng ương bướng.
Ngày thứ 2:
Mẹ đến văn phòng TGM vào 8.30 PM. Các con đang nghe bài hát “Khát vọng” của Phạm Minh Tuấn:
Hãy sống như đời sông để biết yêu nguồn cội 
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao 
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng 
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông 
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la 
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa 
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa 
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư 
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông 
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung 
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc 
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Khán phòng không có ghế, các con đứng dồn sát vào nhau, hướng về phía khán đài. Đan trong lời hát khoẻ khoắn, trong trẻo, tràn đầy nhiệt huyết sống là những lời phân tích khơi dậy khát vọng sống mãnh liệt của diễn giả TĐK. Mẹ đứng nép vào cánh cửa, nhìn thấy con khoác túi đứng sau cùng, miệng nhẩm hát theo các bạn. Hầu như tất cả các học viên đều ôm nhau hoặc đứng sát vào nhau, chỉ có con tách rời ra, một mình, và có vẻ kém nhiệt tình nhất. Con nhìn về phía sau, thấy mẹ, mang ra cho mẹ vài cục kẹo rồi quay trở lại. Kết thúc chương trình diễn giả đề nghị mọi người hãy ôm nhau: “các bạn trai hãy ôm các bạn trai, các bạn gái hãy ôm các bạn gái, và bạn trai có thể ôm bạn gái nếu bạn gái cho phép, ai ôm được nhiều bạn nhất, người đó được yêu thương nhiều nhất!”. Cả khán phòng dãn ra, nồng nhiệt lên, mọi người tìm nhau, đua nhau ôm nhau, vỗ về vai nhau, đầy thân thiết và gần gũi (trước đó 2 ngày họ hầu như là xa lạ). Mẹ vẫn dõi theo con, con không có vẻ gì là hứng thú, không tìm ai, và cũng không ai ôm con cả, mẹ thoáng buồn.
Ra về, con có vẻ mệt, không sẵn lòng nói chuyện như hôm trước.
- Hôm nay con có vui không? Con có học được nhiều điều bổ ích không?
- Cũng vui, học được nhiều ạ.
- Kể cho mẹ nghe đi!
- Hôm nay chúng con bầu trưởng nhóm, con được đưa vào DS bầu, nhưng không trúng. DS có tất cả 13 người, chỉ 8 người trúng cử.
- Con có hiểu vì sao con không trúng cử không?
- Vì con ít người ủng hộ. À mẹ ơi hôm nay con biết rồi, muốn trúng cử phải có nhiều người ủng hộ mình.
Mẹ buồn, điều này bây giờ con mới nhận thức ra ư? mẹ đã nói chuyện với con rất nhiều lần rồi, nhưng con không chú ý. 
Mẹ nghĩ đến sự hoài nghi và các câu hỏi của các bà mẹ WTT về việc có cần thiết cho con tham dự khoá học này không. Ngay cả bản thân mẹ cũng hoài nghi. Liệu rằng có cần thiết cho con học không?
Con là một cậu bé có ý thức trong học tập, hạnh kiểm tốt, đọc sách nhiều, sống trong 1 gia đình đầm ấm, hạnh phúc, có truyền thống giáo dục tốt. Có cần không? Khi con cũng đã tự đọc sách TTG. Mẹ tự hỏi nhiều lắm, khi mà chi phí khoá học cũng tương đối cao. Nhiều mẹ nghĩ rằng việc học thêm TTG với con là không cần thiết. Nhưng mẹ hiểu, mẹ rất hiểu con, 2 năm qua con trưởng thành lên rất nhiều, con có sự tiến bộ nhảy vọt trong học tập, nhưng điều đó không tương ứng và song hành với kiến thức xã hội, kỹ năng sống của con. Cuối cùng mẹ vẫn quyết định cho con đi học. Đó là cái giá mẹ phải trả cho mong muốn trang bị cho con những kỹ năng sống để con có thể bảo vệ và phát huy được thành quả học tập của mình khi mà rồi đây con phải sống xa nhà, cái giá cho những năm tháng miệt mài làm việc của mẹ, không phân biệt thứ 7, CN, không lễ, tết, phép, ngày nào cũng khoảng 8->10h tối mới có mặt bên con, thậm chí đi biền biệt xa con cả năm trời. Đó là lo sợ con gà công nghiệp của mẹ, đã nỗ lực tập bay và bay được vào cả 3 cái chuồng như mong ước của nó và mẹ nó, liệu khi đẩy ra ngoài vườn, không có sẵn thức ăn và nước uống, có tự bước đi vững vàng, tự bươn kiếm được mồi, trở lên rắn rỏi và hoành tráng không hay vừa ra khỏi chuồng, nó gục xuống vì khát, vì đói, vì không biết tự phục vụ. Nỗi lo của mẹ hoàn toàn có cơ sở bởi để có thể thành công trong học tập, vượt qua nhiều bạn, con đã phải giành hầu hết thời gain của mình trong 2 năm gần đây cho việc học; con làm gì có thời gian giành cho việc trang bị các kỹ năng sống bởi với điều kiện như ở TP HCM bây giờ nếu con giỏi kỹ năng sống liệu con có đạt được kết quả học tập như vậy? Câu trả lời của mẹ trong vấn đề này là không thể, bởi với điều kiện như gia đình mình (ba mẹ thường xuyên đi công tác xa nhà), con chỉ có thể như con hiện tại. Mẹ có đọc một số ý kiến của các bà mẹ trong WTT ý là nếu đủ chín thì hãy đi còn nếu không tốt nhất nên ở lại VN. Đợi cho đủ chín chẳng hoá ra bao nỗ lực của chúng ta chỉ để là xem khả năng con tới đâu thôi à? Để chín tự nhiên những kỹ năng sống trong 1 thế giới hiện đại, phức tạp như hiện nay có là đòi hỏi quá cao với tuổi hơn 14 của con? Chắc chắn là quá cao, khi ngay cả với người lớn cũng chưa thể lường hết được những cạm bẫy, nguy hiểm rình rập trong cuộc sống (tai nạn giao thông, tai nạn do kém hiểu biết …). Không đi, ở lại, đợi cho con trưởng thành hơn, có là lựa chọn khôn ngoan ở cái thành phố bụi bặm, ngột ngạt vì kẹt xe, thực phẩm không an toàn? Lại miệt mài hàng đêm đi học thêm văn hoá và ngoại ngữ để mong giỏi hơn bạn bè, cũng chỉ với mục tiêu tìm đường du học? Đồng hành với con từng đêm trong hơn 1 năm qua, mẹ đã suy kiệt và mệt mỏi lắm rồi. Tưởng tượng đến 3 năm tiếp tục đồng hành nữa mẹ sợ lắm! Phải cố gắng, luôn luôn cố gắng và cố gắng hơn chính mình!!! Thôi, mẹ tiếp tục hô khẩu hiệu, mẹ lựa chọn giúp con mau “chín”. Mẹ đầu tư nhận thức, hiểu biết, tiền bạc của mẹ để trang bị kỹ năng học tập, kỹ năng sống cho con từ giờ đến khi con lên đường xa VN vậy.
- Đúng rồi, thành công chỉ 20% nhờ các kỹ năng cứng (học vấn, bằng cấp, chứng chỉ…), 80% là nhờ kỹ năng mềm (nghệ thuật giao tiếp, nghệ thuật diễn thuyết, nghệ thuật lãnh đạo …). Một người thành công chỉ có chuyên môn giỏi chưa đủ, người đó phải am hiểu nhiều, có kiến thức sâu rộng, phải chăm chỉ luyện tập và yêu thích thể thao, am hiểu và biết càng nhiều càng tốt về các bộ môn nghệ thuật, thân thiện và giao tiếp tốt với mọi người, có khả năng diễn thuyết và tài lãnh đạo để thu phục nhân tâm. Vì sao phải chăm chỉ luyện tập và yêu thích thể thao bởi có như vậy mới có sức khỏe tốt, đủ để chịu đựng công việc và cuộc sống nhiều áp lực, bận rộn và di chuyển nhiều. Vì sao nên am hiểu càng nhiều càng tốt về các môn nghệ thuật bởi khi am hiểu nghệ thuật, vẽ, chơi nhạc, khiêu vũ … tốt, người đó có nhiều điều kiện để cân bằng cuộc sống, dễ vượt qua được những thử thách, khó khăn trong công việc… và hơn hết khi hoạt động trong càng nhiều lĩnh vực, khi am hiểu càng nhiều lĩnh vực, người ấy càng được tôn trọng và có càng nhiều bạn bè, và như vậy sẽ có càng nhiều người ủng hộ mình khi mình tranh cử 1 chức vị nào đấy. Con đã đọc đắc nhân tâm rồi, con thấy đấy, một trong những yếu tố để giúp con người thành công trong cuộc sống là khả năng thu phục lòng người, muốn vậy phải biết giao tiếp tốt. Muốn giao tiếp tốt cần phải hiểu tâm lý từng đối tượng mà mình giao tiếp; biết lựa chọn đối tượng, thời điểm, lời giao tiếp để đạt được kết quả như mong muốn. Mới chỉ hôm qua các con còn xa lạ, con muốn các bạn ủng hộ để bầu cử cho con, con phải có kỹ năng giao tiếp tốt, thu hút mọi người, tạo được sự tân thiện, tin cậy và tín nhiệm của mọi người. Con đừng chờ đợi mọi người đến nói chuyện với con, con mong gì ở họ con hãy chủ động làm trước, hãy chủ động đến hỏi chuyện bạn, chủ động ôm bạn… Trong cuộc sống luôn luôn cần phải biết chủ động, đừng chờ đợi điều gì, muốn gì, hãy tự mình chủ động, ai là người chủ động, người đó sẽ có nhiều khả năng giành chiến thắng hơn. Nếu con chủ động tỏ ra thân thiện với bạn bè trước, biết đâu mọi người đã bầu cho con đúng không? (mẹ lại tranh thủ khi con đang vỡ vạc ra lý do thất bại không được bầu làm trưởng nhóm của mình để thuyết giảng).
- Đúng ạ.
Quãng đường còn lại của hai mẹ con thảo luận về việc tranh cử tổng thống của Mỹ, là cuộc thi hoa hậu … để con thấm nguyên lý 20/80. Chỉ với mục đích để con nhận thức: cần luyện tập thể thao tốt, cần học thêm nhạc, hoạ, khiêu vũ, cần chủ động giao tiếp và thân thiện với bạn bè. Con đồng ý cuối tuần bắt đầu tới nhà họa sỹ học thêm vẽ, đi học guitar và khiêu vũ (học thêm vẽ và guitar rất dễ dàng để con đồng ý vì đó là sở thích của con, nhưng học khiêu vũ – cách đây 1 năm mà con có thể đồng ý học chắc trời sập). Thế là mẹ đạt được mục đích thuyết phục con chuẩn bị thể lực, học thêm 1 số bộ môn nghệ thuật, nhảy nhót linh tinh… cho con sang Singapore (nơi mà trường học rất quan trọng vấn đề này) – cô khongtaoduocnick, bac Laida, Edina va nhiều người khuyên mẹ nên chuẩn bị trước cho con.
Về nhà, không đợi mẹ giục, con vào mạng, điền vào form và trả lời cô T về tờ khai để phỏng vấn làm leader trong hội nghị AYC, điều mà hơn 1 tuần mẹ nói nhiều con cũng chả tha thiết gì bởi xưa nay con chỉ coi trọng việc học tập hơn tất cả.
Vậy TTG có giúp được con nhiều không? Mẹ phải tiếp tục chờ đợi thêm nhiều thời gian nữa, khi mà thời gian đủ để dư âm của khoá học qua đi, đủ để khẳng định hiệu quả của khoá học.
Blog của Bác sĩ Hồ Hải:
Hôm nay qua Bimbong's Mama mẹ Cún biết đến Blog của Bác sỹ Hồ Hải - Ba của 1 bạn rất nổi tiếng trong topic của chúng ta - bạn Hamahamieng. Mẹ Cún gặp được 1 bài viết rất hay, rất tâm đắc. Mẹ cháu đã hì hụi viết lời xin phép BS Hồ Hải để post bài này lên đây, nhưng không hiểu sao mạng cứ báo lỗi. Thôi thì mẹ cháu xin phép bác ở đây nhé: Xin BS Hồ Hải cho phép mẹ Cún đưa bài viết của BS vào đây để nhiều mẹ khác đang ngày đêm khao khát, mong ước, định hướng cho con du học được biết đến những kinh nghiệm và lời khuyên quý giá của bác để chuẩn bị tốt hơn cho con mình, cám ơn bác nhiều ạ!

http://bshohai.blogspot.com/2010/07/...-hoc-sinh.html

NÓI VỚI PHỤ HUYNH DU HỌC SINH

Năm ngoái tôi có một bài viết cho các du học sinh Việt sau vụ cháu Hồ Quang Phương bị cảnh sát San Diego đánh. Mấy hôm nay trên báo người Việt ở Mỹ và các bloggers loan tin cháu Nguyễn Mạnh Cường 19 tuổi thắt cổ tự vẫn trong căn nhà thuê ở cùng với người dì của cháu. Làm cha mẹ, ai không đau xót khi nuôi con đến tuổi sung sức nhất lại bỏ mình ra đi vì một chút nông nổi, bốc đồng, thiếu sức chịu đựng vì người lớn đã sai lầm khi trao con mình những đòi hỏi quá sức chịu đựng của chúng. Như vậy, những người làm cha, làm mẹ cần phải hiểu biết gì trước khi quyết định cho con, em mình đi du học? Là một phụ huynh đã từng cho con đi du học khi còn tuổi 14, tôi xin có mấy lời đến với các phụ huynh sẽ và đang có ước mộng thả con mình vào một vùng đất mới, nền văn hóa mới với một ngôn ngữ mới và những kỳ vọng với con mình.
Con có nhiệm vụ đi du học theo kỳ vọng của cha mẹ, vậy cha mẹ chuẩn bị cho con những gì? Theo kinh nghiệm của tôi, cha mẹ cần chuẩn bị tinh thần cho trẻ từ rất sớm, để hun đúc tinh thần cho trẻ. Trẻ phải thấy việc đi du học là một việc yêu thích thực sự, chứ không phải là một trách nhiệm với gia đình và là sức ép theo kỳ vọng của gia đình, bạn bè và người thân. Những chuẩn bị phải bắt đầu từ khi còn cấp lớp học tiểu học gồm có:

Học lực: Học lực của trẻ du học không thể là đứa trẻ học hành làn nhàn và vì không thể nuôi dạy tốt ở quê nhà, nhưng vì muốn con có trách nhiệm với bản thân rồi cha mẹ lại quẳng cháu đi du học được. Các phụ huynh học sinh hãy cứ nghĩ một cách đơn giản rằng, ngay cả khi các cháu học với ngôn ngữ mẹ đẻ ở quê nhà còn không thể giỏi thì làm sao trẻ có thể học giỏi bằng ngôn ngữ của người khác? Cho nên, không thể kỳ vọng một trẻ học với mức trung bình ở quê nhà có thể giữ được mức trung bình ở xứ người. Một trẻ muốn học giỏi ở xứ người thì ở quê nhà trẻ phải là học sinh xuất sắc. Nếu không như thế trẻ sẽ bị áp lực từ nhiều phía đưa đến tự kỷ, co vào vỏ sò của mình, thậm chí tâm thần chỉ sau vài năm du học. Nặng hơn hậu quả sẽ là như cháu Nguyễn Mạnh Cường mà bài báo đã đưa.

Ngôn ngữ: Không thể học tốt khi ngôn ngữ chưa trôi chảy, đây là điều tiên quyết cần và đủ phải có cho trẻ du học. Trẻ không thể hoạt bát và quan hệ tốt với cộng đồng mới khi ngôn ngữ mới của trẻ chỉ là chờ học ESL (English as a Seconde Language) hay phải bỏ thêm một năm để học ngôn ngữ nước du học. Kinh nghiệm cho thấy ngay cả chương trình ESL ở nước Mỹ hay Úc, Anh cũng không dạy tốt hơn ở Việt Nam. Một trẻ học tốt Anh văn ở Việt Nam rồi sang du học thẳng chương trình của dân bản xứ tốt hơn nhiều lần phải mất một thời gian học ESL ở xứ người. Sự thiếu trang bị ngôn ngữ trước khi du học là sai lầm lớn nhất đẩy trẻ vào mọi bất trắc khi đi du học. Hậu quả đó là kết quả của kỳ thị chủng tộc, ngại giao tiếp, sợ cộng đồng và stress kéo dài, học lực kém trở thành áp lực tâm lý thất vọng với kỳ vọng của bản thân và gia đình, bạn bè... sẽ đẩy trẻ vào bi kịch không xa. Đặc biệt, người Mỹ có Martin Lutherking với ông Obama làm tổng thống, nhưng đừng nghĩ họ quên đối xử phân biệt chủng tộc với dân đầu đen, mũi tẹt và mắt xếch!

Văn hóa: Mỗi một dân tộc có một lịch sử và văn hóa sống riêng và đặc thù. Người thành đạt là người biết ứng xử một cách có sự phù hợp với văn hóa sống của xã hội chứ không phải là kẻ thông minh hay cần cù. Một câu nói đã trở thành chân lý cho cuộc sống ngày nay mà các cha mẹ cần phải nhớ nằm lòng khi muốn cho con mình thành công trong mọi việc là: "IQ (Intelligence Quotient) làm người ta chọn bạn, nhưng EQ (Emotional Quotient: chỉ số cảm xúc) sẽ làm người ta đề bạt bạn". Để EQ tốt, trẻ phải hiểu biết văn hóa sống của nước trẻ phải đến du học. Vì văn hóa là phong tục, tập quán, thói ăn, nết ở của một dân tộc được hình thành qua lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc đó. Là cái mà học suốt đời cũng không hết. Một trẻ không hiểu biết văn hóa sống, pháp luật của xã hội mà trẻ sẽ hội nhập, đó là nguyên nhân cho mọi thất bại khi cần hội nhập với một nền văn hóa mới. Cultural Shock là từ đã trở thành thường qui cho tất cả các du học sinh trên toàn thế giới. Thất bại và dẫn đến mọi bi kịch từ những cú sốc văn hóa giao tiếp hằng ngày sẽ đánh quỵ trẻ bất cứ lúc nào. Đừng nghĩ rằng trẻ đã đi du học 5 năm rồi, nó quá quen với môi trường du học rồi là không cần quan tâm nó nữa. Các bạn và con các bạn sẽ thất bại đấy. Trước khi thả trẻ đến một nền văn hóa khác ăn học, bạn cần cho trẻ tiếp xúc với nền văn hóa ấy qua một vài cuộc du lịch hoặc tham quan, và giáo dục về văn hóa học cơ bản.

Giáo dục kỹ năng sống: Giáo dục phổ thông hiện đại là nền giáo dục trao cho trẻ một kiến thức tổng quát không cần quá cao và có chính trị xen vào như Việt Nam đang làm. Nền giáo dục phổ thông hiện đại là nền giáo dục phi chính trị, cung cấp cho trẻ một tư duy độc lập với một kiến thức tổng quát vừa phải, trên nền giáo dục kỹ năng sống một cách nhuần nhuyễn. Nên ở các nước có nền giáo dục tiên tiến luôn đặt giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lên hàng đầu. Những người thành đạt là người có nhiều kỹ năng sống phù hợp với thời đại. Cho nên trẻ du học cần trang bị kỹ năng sống thật đầy đủ. Muốn thế, ngay từ những ngày đầu trẻ học cấp lớp tiểu học cha mẹ phải cho trẻ tham gia vào nhiều những hoạt động cộng đồng, hoạt động liên quan đến thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, nhằm cho trẻ hoạt bát, năng nổ và dễ thích ứng với môi trường, để trẻ dễ hòa nhập với một cộng đồng mới trong tương lai. Không thể hy vọng một trẻ được ấp ủ trong chăn êm, nệm ấm, nắng sợ đen, mưa sợ cảm lạnh có thể thành công mỹ mãn ở môi trường du học. Hãy biết trao nhiệm vụ và dạy cho trẻ biết chịu trách nhiệm với những hành động của trẻ ngay từ khi còn chập chững biết đi, bạn sẽ không bao giờ hối hận với những việc này. Một trẻ biết chịu trách nhiệm với hành động của mình, trẻ sẽ dư sức đương đầu với nghịch cảnh. Đừng sợ trẻ còn non nớt, cần nhìn trẻ là người lớn và trao trách nhiệm cho trẻ, để trẻ dạn dày khi còn ở trong vòng tay của bạn.
Tập cho trẻ biết sống tự lập: Ngay từ lúc nhỏ nằm nôi, bạn cần cho trẻ ngủ riêng. Không nên cho trẻ ngủ chung. Biết giao trách nhiệm cho trẻ những việc làm nhỏ hằng ngày, để trẻ tự giải quyết và chỉ giúp trẻ khi thật cần thiết. Hãy để hay gợi ý trẻ tự đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề mà trẻ tiếp xúc hằng ngày. Tập cho trẻ có thể ở nhà một mình và theo dõi trẻ một cách kín đáo những xử lý tình huống xảy ra quanh trẻ khi trẻ một mình và tham gia giúp đỡ khi cần. Tất cả những việc nhỏ này sẽ giúp trẻ đương đầu với nỗi cô đơn trong du học. Cái cô đơn ở xứ người lạnh lẻo, hiu quạnh mà chỉ có những người lớn đã từng trải qua mới thấu hiểu nó có tác động khủng khiếp thế nào với trái tim non nớt của trẻ mới chập chững vào đời. Alone Shock là cú sốc có thể đánh quỵ cả những cái đầu chai sạn của người lớn. Và con người ta sinh ra đời, phần lớn là để giải quyết sự hợp tan và nỗi cô đơn trong lòng. Đừng cho rằng trẻ đi du học là sung sướng mà là sự phấn đấu cam go dưới sự học hành nặng nhọc với nỗi cô đơn ngày đông giá rét, những cơn bệnh ập tới mà thiếu vòng tay che chở của người lớn và sự thấu hiểu an ủi cho nỗi cô đơn ở xứ người. 

Du học là học một nền văn hóa mới, học một cách tiếp cận mới với một xã hội mới chứ du học không chỉ là học những khoa học kỹ thuật mới. Du học là để nâng kỹ năng sống qua hiểu biết các nền văn hóa khác nhau để trở thành công dân thế giới, có thể sống và làm việc trong mọi môi trường, ngoài việc phải học khoa học kỹ thuật tiên tiến. Bạn không thể cho con bạn đi du học ở anh nhà giàu hàng xóm có nền văn hóa giông giống với văn hóa dân tộc mình. Nên du học là một việc lớn và nặng nhọc. Du học không phải là đi du lịch và kỳ vọng. Nên đã muốn cho con đi du học thì phải cho con đi du học có nền văn hóa khác biệt với nền văn hóa dân tộc mình và chuẩn bị cho con thật đầy đủ năm lĩnh vực tôi đã nói ở trên. "Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường sẽ bớt đi đổ máu". Bạn cần chuẩn bị con mình như một người lính trên thao trường khi trẻ còn nằm trong tay bạn, trước khi bạn thả con mình vào chiến trường khốc liệt của con đường du học. Hãy ghi nhớ rằng tiền sẽ không làm cho trẻ thành công trên con đường du học. Lúc ấy bạn sẽ không thất vọng và sẽ tự tin cùng đồng hành với bước đường con mình sẽ đi tới.

Mẹ Cún con: Hãy chuẩn bị cho con các bạn thật kỹ càng để biến ước mơ của bạn và của trẻ một cách vững vàng. Chúc các bạn thành công với những ước mơ cùng con cái, tương lai của gia đình và xã hội.
Em đã post hệ thống câu hỏi con em chuẩn bị vào phần 1 topic này rồi chị ạ, em không nhớ ở bài nào nữa. 
Với việc con chị motchongbacon, hệ thống câu hỏi cần chuẩn bị thêm hoặc bớt cho phù hợp hơn, tuy nhiên cháu cũng có thể tham khảo:

HỆ THỐNG CÂU HỎI 

I. CÂU HỎI VỀ BẢN THÂN:
1. Tên em có ý nghĩa là gì?
2. Giới thiệu về bản thân em?
3. Giới thiệu về gia đình em?
5. Hôm nay em cảm thấy thế nào?
6. Tại sao em lại hồi hộp…?
4. Một ngày hoạt động của em như thế nào?
5. Những môn học em yêu thích là gì và tại sao?
6. Phương pháp học tập của em như thế nào?
7. Điểm trung bình ở các lớp học? em đứng thứ hạng bao nhiêu trong lớp? 
8. Em có làm lãnh đạo không? Và phẩm chất nào là phẩm chất của người lãnh đạo?
9. Em có chơi thể thao ko? Môn nào em yêu thích?
10. Em đã tham gia những hoạt động ngoại khoá nào? điều gì để lại ấn tượng sâu sắc cho em?
11. Em có thích chơi game ko? Và em chơi game như thế nào?
12. Em đã đạt được những thành tích gì trong học tập và thể thao?
13. Em hãy tự nhận xét những ưu điểm, khuyết điểm của mình ? Em sẽ làm gì để khắc phục những nhược điểm của mình ?
15. 5 điều em quan tâm nhất trong cuộc sống là gì và em quan tâm như thế nào?
16. 5 thứ quan trọng nhất đối với cuộc đời em?
17. Người nào có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời em và ảnh hưởng như thế nào?
18. Em có là người nổi tiếng không? Vì sao?
19. Em có gì nổi bật? Em có tài năng gì?
20. Ở trường, em học giỏi môn nào và kém môn nào nhất ?
21. Sở thích của em khi rảnh rỗi là gì?
22. Em có hay tham gia các hoạt động tập thể không ? Nếu có thì những hoạt động gì ?
23. Khi có một công việc được giao, em sẽ xử lí nó như thế nào ?
24. Em thích làm việc một mình hay theo nhóm ?
25. Vấn đề quan trọng nhất của em hiện nay là gì?
26. Mục tiêu trong cuộc sống của em là gì?
27. Ai là thần tượng của em và vì sao?
28. Nếu sang Sing em muốn nghiên cứu gì?
29. thế nào là ngừoi thành công và làm thế nào để trở nên thành công?
30. Các dự định trong tương lai của em

II. CÂU HỎI VỀ KỲ THI ...:
1. Em hiểu gì về học bổng ...?
2. Vì sao em biết đến học bổng ...?
3. Em hiểu gì về kỳ thi ...?
4. Em đã chuẩn bị cho kỳ thi này như thế nào?
5. Để chuẩn bị cho kỳ thi này gia đình em tốn nhiều tiền không?
6. Tại sao em quyết định đi du học ở phổ thông ? Em có nghĩ là hơi sớm không ? (hay mình còn quá trẻ để sống tự lập không ?)
7. Em có tự chăm lo được cho bản thân không ? Em có sợ khi phải rời xa bố mẹ không ?
8. Em đã làm gì để đạt được học bổng này ?
9. Mục tiêu của em là gì nếu em đạt học bổng ... ?
10. Học bổng này sẽ mang lại cho em những lợi ích gì ?
10. Ước mơ của em là gì ? Kế hoạch tương lai của em sau khi kết thúc chương trình học ?
11. Em chẳng may không đạt được học bổng này, dự định của em sẽ như thế nào ?
12. Em có dự định trở về VN sau khi học xong không ?

III. CÂU HỎI VỀ SINGAPORE:
1. Em hiểu gì về Singapore?
2. Em hiểu gì về nền giáo dục Singapore? điểm giống và khác nhau của nền giáo dục Sinapore so với các nước khác trên thế giới?
3. Tại sao em lại chọn đất nước Singapore để du học chứ không phải là Anh hay Mỹ hay 1 nước nào khác?
4. Em có thể mang lại gì cho đất nước hoặc nền giáo dục Singapore?

IV. CÂU HỎI VỀ TRƯỜNG ...:
1. Em biết gì về trường của chúng tôi?
2. Em hiểu gì về chương trình giáo dục của ...?
3. Vị thế của ... trong hệ thống giáo dục của Singapore?
4. Điều giống và khác biệt về chương trình giáo dục của ... so với các trường khác 
5. Em biết gì về các môn học thể thao của ...?
6. Thành tích nổi bật của ... là gì?
7. Tại sao em lại muốn vào học ở ...?
8. Em tự tin vào điều gì để có thể vào ...? (Tại sao em nghĩ em có thể vào được ...?)
9. Em có thể làm gì cho ...?
10. Em không thể xứng đáng với ...?
11. Bảng điểm, kết quả học tập của em thấp như thế làm sao em có thể nghĩ mình vào được ...?
12. Thử hình dung 5 hoặc 10 năm nữa em đang ở đâu và làm gì nhỉ?
13. Em biết gì về những thành tích gần đây của ... không?
14. Em có người nhà or bạn bè học ở ... ko?
15. Tên, chức vụ những người tham dự phỏng vấn của ...?
16. Em có câu hỏi gì ko?
Chị ơi, chị chịu khó đọc phần 1 của topic này nhé, trong đó có rất nhiều chỉ dẫn của các mẹ giỏi giang. Mỗi học bổng cụ thể cần có những kinh nghiệm cụ thể khác nhau, đối với con em, em khuyên cháu nên tìm hiểu thật cụ thể về đất nước, con người, chương trình giáo dục, văn hóa của Sing, chương trình học bổng, trường học, nội dung, thời điểm, địa điểm, đối tượng phỏng vấn...

Em copy vào đây cho chị 1 số nội dung em và con em chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn nhé. 

Cần chuẩn bị:
- Ăn mặc chỉnh tề, kính, giày, khăn bịt mũi, cặp, đồ dùng học tập, dụng cụ thi theo sự cho phép.
- Nước uống, khăn giấy, thuốc hỗ trợ tăng lực, thuốc giảm đau, thuốc đi cầu, café, đồ ăn nhẹ, sữa 
- các loại, trái cây.
- Đồng hồ, tiền, kính dự phòng, 1 bộ quần áo dự phòng, khăn mặt, bàn chải, thuốc đánh răng, nước súc miệng, kẹo singum, khăn giấy, giấy vệ sinh, bộ đồ ngủ trưa, lăn nách.

Ghi nhớ trong suốt quá trình thi:
- Luôn luôn mỉm cười tự tin, nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn, chủ động giao tiếp.
- Chú ý thể hiện tốt hình ảnh của mình mọi lúc mọi nơi, từ khi bước vào, ngồi thi, phỏng vấn cho đến khi ra về, họ quan sát và đánh giá mình mọi lúc, mọi nơi. 
- Chú ý lắng nghe thật kỹ các lời dặn dò của bên coi thi, giám thị
- Đọc thật kỹ yêu cầu của đề bài và làm đúng yêu cầu.
- Chấp hành đúng mọi quy định.

I/ Chuẩn bị trước khi bước vào cuộc phỏng vấn:
1. Chuẩn bị tâm lý : 
- Hãy tạo một giấc ngủ ngon trước ngày bạn tham dự phỏng vấn để có tinh thần sảng khoái và sắc thái khoẻ mạnh và tươi tắn.
2. Chuẩn bị về ngoại hình : 
Ấn tượng ban đầu là hết sức quan trọng. Bạn sẽ không có cơ hội để gây lại ấn tượng lần thứ hai. Vì vậy, bạn cần lưu ý : 
- Ăn sáng đầy đủ, uống sữa, uống thuốc bổ.
- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ và lịch sự, phù hợp với bối cảnh phỏng vấn; 
- Đầu tóc gọn gàng. 
3. Tại nơi phỏng vấn : 
- Nên đến sớm giờ hẹn khoảng 10-15 phút để bạn có đủ thời gian chỉnh đốn lại trang phục, đầu tóc, giữ tác phong ở trạng thái thong thả; 
- Quan sát khung cảnh nơi phỏng vấn và người phỏng vấn ( nếu có điều kiện ). Điều đó tạo cho bạn tâm thế sẵn sàng; 
4. Bước vào phòng phỏng vấn:
a. Nhắc lại tiêu chí để thành công trong cuộc phỏng vấn: tất cả cử chỉ, hành động, tác phong, lời nói, thái độ, câu trả lời phải bộc lộ đức tính và phẩm chất của một học sinh đáp ứng nhu cầu tuyển chọn:
 Luôn tỏ ra tự tin, thoải mái, thành thật, cá tính, bản lĩnh thể hiện mình là con người : KHÁT KHAO HỌC HỎI, CÓ NĂNG LỰC VÀ SÁNG TẠO, CÓ THÀNH TÍCH HỌC TẬP TỐT, CÓ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, CÓ TINH THẦN TRÁCH NHIỆM, TỰ TIN, NHIỆT TÌNH, HÀI HƯỚC, BIẾT QUAN TÂM ĐẾN NHỮNG NGƯỜI KHÁC, NĂNG ĐỘNG, TRƯỞNG THÀNH, CHỦ ĐỘNG, PHẢN ỨNG TỐT TRƯỚC NHỮNG KHÓ KHĂN, COI TRỌNG GIÁO VIÊN; Luôn chủ động, biết nắm bắt cơ hội, biết lái người phỏng vấn về những điều mình am hiểu; 
 Các câu trả lời phải thể hiện sự hiểu biết về Singapore, về trường, về học bổng ; 
 Luôn khen ngợi đất nước, con người, nền giáo dục, trường học của họ; không chê bai.
 Luôn trả lời để thể hiện mình là 1 học sinh giỏi, ham học, ham hiểu biết, cầu tiến, có ý chí, học tập có mục tiêu, có khả năng làm việc, học tập độc lập, tôn trọng và thân thiện, thích làm việc theo nhóm, có khả năng lãnh đạo, yêu thích thể thao … có tất cả yếu tố, phẩm chất tạo nên 1 con người thành công.
b. Trước lúc vào phỏng vấn, giữ yên lặng ít phút, hít thở sâu vài lần để bớt hồi hộp
c. Bình tĩnh và tự nhủ với mình : Hãy tự tin, tự tin là chìa khoá thành công.
d. Chào hỏi người phỏng vấn một cách lịch sự, tỏ rõ sự tôn trọng. Cách xưng hô tuỳ thuộc vào tuổi tác phong tục.
e. Hơi cúi đầu để chào, nở một nụ cười và chắc chắn rằng bạn đang rất nhiệt tình chờ đón cơ hội phỏng vấn này;
f. Giơ 2 tay ra bắt đáp lại nếu người phỏng vấn chủ động bắt tay trước; không nên giơ tay ra bắt trước; không bắt tay một cách hững hờ hoặc quá chặt. 

5. Ngôn ngữ không lời : 
Ngồi: đối diện với những người phỏng vấn bạn, khoảng cách tốt nhất từ 0.7-0.9m; Tư thế ngồi thẳng, không vắt chân chữ ngũ; ngồi thẳng và có một dáng điệu tốt, điều này sẽ giúp bạn nói với người đang phỏng vấn bạn rằng bạn là một người tự tin và có cá tính. 
Khuôn mặt: Trong phỏng vấn, khuôn mặt đôi khi lại là điểm mạnh để “ghi điểm” nếu bạn biết tận dụng đúng cách và có hiệu quả. Ấn tượng tốt đẹp đầu tiên-được thể hiện trên nét mặt- sẽ tạo tiền đề và thuận lợi cho chính bạn trong suốt quá trình phỏng vấn: thể hiện sự thoải mái, tự tin, không căng thẳng; Nhưng không tỏ ra tự tin một cách thái quá; Mỉm cười, tỏ ra chân thành và nhiệt tình. Sự chân thành luôn giúp bạn thành công. 
Mắt: Nhìn vào người phỏng vấn nhưng đừng quá chăm chú; Giữ đôi mắt nhìn thẳng. Luôn hướng đôi mắt về người phỏng vấn bạn sẽ giúp bạn thật sự nối kết với họ và hãy làm điều này dù bạn là người nhút nhát, việc hướng mắt về người phỏng vấn có thể làm bạn lúng túng nhưng đó là một cách thức rất quan trọng. 
Ánh mắt hoang mang như sợ hãi hay né tránh điều gì sẽ không bao giờ có cơ hội được tuyển chọn. Bởi ánh mắt đôi khi nói lên tất cả: sự tự tin, năng lực, bản lĩnh…của bạn. Nhà tuyển chọn chỉ cần nhìn vào đó đã phần nào hiểu ưu nhược điểm của bạn.
Đừng nhìn chằm chằm hay tuyệt đối né tránh ánh mắt nhà tuyển chọn, bởi như vậy đều gây phản cảm, khó chịu. Trực diện đối mặt với người phỏng vấn bằng ánh mắt sắc sảo, khôn ngoan” đôi mắt biết nói” sẽ là trợ thủ đắc lực cho cuộc phỏng vấn được thành công.
Do sợ hãi hay căng thẳng khuôn mặt của bạn trở nên nhăn nhó, nhợt nhạt, lạnh lùng, không chút cảm xúc. Điều này cần tuyệt đối tránh, bởi đó sẽ là rào cản ngăn bạn tiến tới thành công.
Lưng và vai:Thế ngồi ngay ngắn sẽ giúp lưng và đôi vai của bạn cân bằng và trở lên vững chắc hơn, đáng tin cậy hơn. Nhà tuyển chọn không thể tìm ra điểm tự tin ở đôi vai lỏng lẻo, ở chiếc lưng lúc nào cũng trong tư thế khom còng. 
Chân: đừng duỗi chân thẳng tuột, nên để chân vuông góc, song song với nhau hoặc vắt chân nhẹ nhàng, thả lỏng toàn cơ thể, có như vậy phong thái tự tin của bạn mới được thể hiện rõ ràng, như vậy bạn mới “ăn điểm” dễ dàng.
Tay: Tốt nhất nên để hai tay thả lỏng trên đùi hay đưa tay nhẹ nhàng theo lời nói để thể hiện năng lực truyền đạt thông tin, làm cho lời nói thêm đa sắc màu, có tính tạo hình cao, tạo sức thu hút mạnh với nhà tuyển chọn.
Hành động: Không nhà tuyển chọn nào lại có thể thờ ơ trước những thí sinh tràn đầy sự tự tin, với những hành động dứt khoát và quyết đoán. Họ luôn đánh giá cao cách thể hiện qua những hành động, động tác cơ thể bạn, bởi qua đó, họ sẽ hiểu hơn về đối tượng họ đang cần tuyển chọn.
Chân tay run rẩy, tư thế ngồi bất an, động tác làm không dứt khoát, đầu lắc lư quay ngang dọc…là những hành động cần phải tự mình loại bỏ trước khi phỏng vấn, nếu không nhà tuyển chọn cũng” giúp” bạn loại bỏ chúng cũng như loại bỏ bạn. không nhấp nhổm hoặc làm các động tác như vuốt tóc hoặc bẻ ngón tay liên tục; 
- Tương tự, cố gắng vận dụng những ngôn ngữ hình thể khác để gây một ấn tượng tốt như gật đầu, nghiêng nghiêng đầu, nhướng lông mày lên khi người khác đang nhấn mạnh quan điểm của họ. 
- Cố gắng nắm bắt tâm lý của người phỏng vấn; Thông qua cử chỉ, nét mặt của họ để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp; 

6. Ngôn ngữ bằng lời : 
Điều tốt nhất bạn nên nhớ là trước khi trả lời một câu hỏi là hãy hít một hơi thở sâu, suy nghĩ một vài giây và sau đó hãy bắt đầu trả lời. Điều này sẽ giúp bạn "khống chế" được sự căng thẳng và giúp bạn thể hiện mình tốt nhất khi bạn đưa ra những câu trả lời quan trọng. 
- Nên gọi đúng tên và chức vụ của người phỏng vấn nếu bạn đã biết
- Nói với âm lượng vừa phải, không quá to hoặc lí nhí, nhát gừng; 
- Lắng nghe và bảo đảm rằng bạn hiểu rõ câu hỏi; 
- Đề nghị người phỏng vấn nhắc lại câu hỏi nếu chưa hiểu; 
- Không cắt ngang lời phỏng vấn; 
- Không nói quá nhiều, nhưng trong cuộc phỏng vấn người nói khoảng 70% thời gian sẽ là bạn; 
- Trả lời ngắn gọn, rành mạch, không sử dụng từ có nhiều nghĩa; 
- Không trả lời các câu hỏi đơn thuần bằng hai từ ‘’ có ‘’ hoặc ‘’ không ‘’ 
- Lái các câu hỏi theo hướng trả lời về kinh nghiệm của mình. 
- Đặt câu hỏi với người phỏng vấn.

7. Những điều bạn cần nói : 
- Nói rõ vì sao bạn thích Singapore, trường, Học bổng, điều đó thể hiện bạn đã tìm hiểu kỹ về họ; 
- Khẳng định sự giỏi giang, thông minh, hiểu biết, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và sự cầu tiến của bạn; 
- Khẳng định rõ ràng quan điểm của mình khi được hỏi; 
- Nếu bạn có khả năng về thể thao, văn nghệ, nên khéo léo trình bày; 
- Khi gặp những câu hỏi thử thách, lựa chọn cách trả lời khôn khéo, không đi ngay vào trọng tâm của vấn đề, thăm dò ý đồ của người phỏng vấn, liên hệ với các yêu cầu tuyển chọn để trả lời. 

8. Đặt câu hỏi cho người phỏng vấn : 
Mỗi cuộc phỏng vấn là cuộc đối thoại giữa hai bên. bạn hãy tận dụng cơ hội để tìm hiểu những điều mình muốn biết về trường. Hãy đặt những câu hỏi nhằm thể hiện rằng bạn thực sự nghiêm túc và biết rõ tại sao mình lại muốn học bổng của họ. Câu hỏi cần được đưa ra một cách lịch sự, ngắn gọn và rõ ràng, thể rằng bạn thực sự quan tâm đến nhà trường chứ không chỉ đơn thuần quan tâm đến học sinh họ đang tuyển chọn.
- Trường ... mong chờ gì ở một học sinh lý tưởng?
- Ông/bà đánh giá như thế nào về học sinh VN đang theo học tại Sing or (tại trường...)?
- Ông/bà đánh giá về HS VN thế nào sau các kỳ tuyển chọn như thế này?
- Vấn đề ông/bà quan tâm nhất đối với học sinh VN là gì?
- Với vị trí là tôi thì Ông/bà cần phải chuẩn bị cho cuộc thi như thế nào để tốt hơn…

9. Kết thúc phỏng vấn : 
Vào cuối cuộc phỏng vấn, hãy khẳng định lại một lần nữa rằng bạn rất muốn được tiếp nhận và sẽ chờ thông tin của nhà trường. Hãy cám ơn người phỏng vấn một cách chân thành, chào vui vẻ và hẹn gặp lại. Vào phút cuối cùng bạn vẫn có thể để lại cho người phỏng vấn một ấn tượng đẹp.

II/ Ngoài những nội dung trên đây, tùy theo mỗi học bổng cụ thể, cần chuẩn bị 1 bảng các câu hỏi người tuyển chọn có thể hỏi bạn.
Mẹ Binhminhquang:
Hôm qua em có tìm hiểu thêm được một số thông tin về việc học của cháu, em thấy có một số mẹ giới thiệu nên theo học tại trung tâm RV để bổ sung kiến thức về Math và Science, tham gia các phong trào hoạt động của tập thể, của trường, của các câu lạc bộ để sau này "ghi điểm cộng" trong mắt các nhà tuyển dụng. Nhờ các bác tư vấn giúp em mấy vấn đề như sau:

1- Nếu tham gia tại trung tâm RV, em có nên tiếp tục theo học tại ILA hay không? Như em đã trình bày ở bài viết trước, cháu nhà em hiện nay học cả 2 buổi trên trường, thứ bảy, chủ nhật còn theo học bên ILA, vì vậy nên em cũng xin các bác tư vấn giúp là có nên bỏ ILA để sang RV học không. Quả thực là cũng lo lắng cho vấn đề sức khỏe của cháu, sợ rằng học cả 2 nơi thì nặng quá. Mà không học thì cũng lo quá các bác ạ!

2- Nếu không theo học chương trình của ILA, làm cách nào để phát âm chuẩn và nghe hiểu
tốt các ngôn ngữ giao tiếp?Chương trình của RV chủ yếu do giáo viên Sing dạy, mà em cũng nghe là các giáo viên người Sing phát âm không chuẩn lắm (chỉ nghe đồn thôi!), vậy có cách nào để giúp con nghe nói lưu loát không nhỉ?

3- Có nên học thêm các môn toán-lý-văn theo chương trình giáo dục phổ thông không?
Vào đầu năm học, thầy hiệu trưởng của trường cũng có nói là nếu theo học tại trường TĐN thì không phải học thêm ở bất kỳ trung tâm hay nhà thầy cô nào khác, tuy nhiên...hình như các bậc phụ huynh lại làm ngược lại. Em có biết có 1 cháu không đi học thêm thế là không làm bài được, bài kiểm tra giữa kỳ điểm thấp tụt (mặc dù năm lớp 5 cháu đạt giải nhì toán cấp quận), thế là mẹ lại lo quá phải cho đi học thêm gấp. Theo em suy đoán thế này, có lẽ là các cháu đều tham gia đi học thêm văn hóa ngoài giờ (tại các trung tâm hoặc tại nhà các thầy cô) do vậy các thầy cô trên lớp đều dạy ở cấp độ khá cao, một số cháu không đi học thêm sẽ khó theo nổi chương trình. Và kết quả là, như các bác đã biết, bố mẹ nóng ruột lại phải tìm chỗ học thêm cho con!
Em cũng biết là nếu các cháu tự học được mà vẫn đảm bảo được kết quả cao là rất tốt, không cần phải đi học thêm, nhưng đại đa số là trình độ cũng chỉ đạt ở mức khá, muốn kèm cho cháu ở nhà thì bố mẹ cũng phải xuất sắc mới giải được. Nói thật là có nhiều bài toán của cháu em nhìn vào mà hoa hết cả mắt, không biết phải "chứng minh" hay "chứng tỏ" như thế nào cho đúng. 
Nhờ các bác tư vấn thêm giúp em nên tìm thêm sách gì, mua ở đâu (TP HCM), hoặc trang mạng nào để giúp cháu học tốt với ạ!

Thực ra thì em cũng biết là sức người có giới hạn, không thể làm một lúc nhiều việc được, nhưng dẫu sao có chuẩn bị vẫn hơn, mình cân nhắc hết mọi việc, tính toán thiệt hơn, sau đó cứ theo plan đã định săn mà làm không phải lăn tăn gì nữa cả.
Ngọc Trí:
1- Nếu tham gia tại trung tâm RV, em có nên tiếp tục theo học tại ILA hay không? 
Theo quan điểm cá nhân mình điều này quay lại vđề mục tiêu: Nếu đặt vấn đề thi học bổng lên hàng đầu, thì việc ôn luyện thi sẽ được ưu tiên số 1; tiếng anh RV theo quan điểm của mình là chưa đủ, nên ôn luyện thêm tiếng anh cho con: con thiếu cái gì sẽ bổ xung thêm cái đó và học ở đâu là do mẹ tìm và chọn! ILA mình ko biết rõ nên ko dám bình luận!
2- Nếu không theo học chương trình của ILA, làm cách nào để phát âm chuẩn và nghe hiểu tốt các ngôn ngữ giao tiếp?Chương trình của RV chủ yếu do giáo viên Sing dạy, mà em cũng nghe là các giáo viên người Sing phát âm không chuẩn lắm (chỉ nghe đồn thôi!), vậy có cách nào để giúp con nghe nói lưu loát không nhỉ?
RV không chỉ giáo viên người Singapore, có cả Philipine, Ấn độ, Mỹ... và phụ thuộc vào cách phát âm của từng cô; nhưng theo chủ quan của mình, điều này ko ảnh hưởng đến kỹ nặng nghe nói lưu loát của con. Việc con tiếp xúc với tiếng anh cũng ko khác gì với việc hàng ngày chúng ta nghe tiếng Việt giọng bắc, nam, trung... quan trọng là vẫn hiểu và giao tiếp tốt và mình vẫn nói chuẩn ko bị pha trộn!
3- Có nên học thêm các môn toán-lý-văn theo chương trình giáo dục phổ thông không?
Tuy là con đang học thi học bổng, nhưng mình biết chắc là tất cả các bố, mẹ có con học thi ko dám đặt cược 100% con sẽ đõ, nên vẫn phải có phương án dự bị: cấp 3 định hướng học gì, cộng với lực học con hiện tại để ra quyết định! 
Ví dụ: cấp 3 con định thi chuyên hóa thì học theo hướng toán+hóa... Mình vẫn nghĩ trừ những bài tủ, hoặc dạng bài nâng cao quá khó, còn lại nếu con chắc kiến thức cơ bản thì ko thể bị điểm thấp trong các kỳ kiểm tra được! cùng lắm là trong bài kiểm tra bỏ mất 1 bài cuối cùng nâng cao cô cho thêm các bạn học giỏi! 
Do vậy, nếu tự đánh giá con học tốt mà kiểm tra điểm thấp thì nên xem xét lại lực học để bồi bổ! Trong trường hợp lực học đạt mức khá, chỉ cân nhắc học môn cho định hướng cấp 3, dự fòng ko đỗ phải học ở Vnam, còn lại vẫn ưu tiên cho mục tiêu chính để đảm bảo sức khỏe!
Để học ôn thi học bổng chắc chắn phải vất vả rồi; so với các bạn học tiếp ở Vnam mình phải tăng lực lên gấp 2 thậm chí hơn nữa; thôi thì "Khổ trước, sướng sau!" nhỉ! quan trọng ngoài nhiệt huyết, lòng quyết tâm vẫn phải chăm và chăm; tận dụng thời gian nghỉ ngơi, học hợp lý; Điều này, mẹ giúp con được mà!
Phần mua sách gì, học gì bạn nêu yêu cầu cụ thể hơn nhé! Riêng sách IQ và toán thì nhiều lắm! tài nguyên trên WTT này đã vô số rồi!
Mẹ cún con:ASTAR là học bổng của Singapore, có 1 số đặc điểm và yêu cầu đối với thí sinh khác so với học bổng của Mỹ, Anh, Úc... Theo như mình biết học bổng này đang thu hẹp lại và đã đóng đối với 1 phần khu vực miền Nam. Mình không biết cụ thể đối với trường con bạn hiện nay thế nào. Vì vậy để định hướng cho con đúng đắn, phù hợp, không mất thời gian của con, bạn nên gọi điện đến văn phòng đại diện ASTAR của Singapore tại VN để tìm hiểu thêm thật chi tiết: 08.39106426.
TỔNG HỢP CÁC KHÓA HỌC VÀ ĐỊA CHỈ HỌC NGOẠI KHÓA CỦA TIỂU HỌC: Còn Các môn ngoại khóa chuyên sâu như piano, guitar, cờ vua, cờ tướng,bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền thì em chịu không có ý kiến gì.

Đây là các trang mà các mẹ có thể tìm thấy:
* Các hoạt động giáo dục, văn hóa, cộng đồng miễn phí và có phí tại Hà Nội:
- Chung:
http://hanoigrapevine.com/
http://www.wordhanoi.com/events/
http://www.citynetevents.com/hanoi/events
http://eventful.com/events?geo=city_id:1894304
- Các trung tâm văn hóa của các nước:
Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại VN: http://vietnam.korean-culture.org/
Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật bản tại VN:
http://www.jpf.org.vn/tabid/135/default.aspx
Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại HN:
http://www.rcnk-vietnam.org/VIETNAMESE/RCNKHN.asp
Viện Goethe - Trung tâm Văn hóa Đức tại VN:
http://www.goethe.de/ins/vn/han/viindex.htm
Đại sứ quán Mỹ - Các hoạt động dành cho công chúng:
http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/pasevents.html
Hội đồng Anh: Lịch sự kiện:
http://eastasia.britishcouncil.org/p...0-65e049047576
Trung tâm Văn hóa Pháp tại VN: http://www.vphanoi-lespace.com/?set_language=vi
Doclab - Viện Goethe: http://www.hanoidoclab.org/?langswitch_lang=vn
Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây: http://sachdongtay.com/news.php
Sách Thái Hà: http://thaihabooks.com/
Sách Alpha: http://www.alphabooks.vn/a/home
Tuần lễ đi xe đạp: http://www.worldbicycleweek.com/
PechaKucha tại Hà Nội: http://pecha-kucha.org/night/hanoi/
Hội chợ từ thiện hàng năm của Hội PN quốc tế tại Hà Nội:
http://www.hanoi-iwc.com/index.php?o...&id=4&Itemid=5
- Các nơi cũng thường tổ chức các hoạt động nhưng không công bố trên website:
Cung Thiếu nhi: http://cungthieunhi.org.vn/index.php
Triển lãm Vân Hồ
Triển lãm Giảng Võ
Cung Văn hóa Lao động Việt Xô: http://cungvanhoavietxo.com/page.aspx?dt=3

* Các nơi nên đến tham quan:
Viện Bảo tàng Dân tộc học: http://www.vme.org.vn/index.asp
Viện âm nhạc Việt Nam:
http://www.vnmusicology-inst.vnn.vn/.../trungbay.html
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: http://www.btlsqsvn.org.vn/
Bảo tàng Hồ Chí Minh: http://www.baotanghochiminh.vn/
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam:
http://www.baotanglichsu.vn/portal/v.../mid/29453A92/
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam: http://www.womenmuseum.org.vn/
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam: http://www.vnfam.vn/
Bảo tàng Địa chất: http://www.idm.gov.vn/

- Các nơi em chưa thấy website:
Bảo tàng Binh chủng Phòng không Không quân: 171-173 Trường Chinh
Bảo tàng Binh chủng Thông tin 23 Giang Văn Minh
Bảo tàng Quân khu Thủ đô - Chiến thắng B52: 157 Đội Cấn
Bảo tàng Hậu cần QĐND Việt Nam: Khu Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Bảo tàng Đặc Công: Xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
Bảo tàng Công binh: 90 đường Lạc Long Quân,
Bảo tàng Lực lượng Tăng - Thiết giáp: 108 Hoàng Quốc Việt
Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh: Km 15, Quốc lộ 6, đường Hà Nội - Hoà Bình
Bảo tàng Biên phòng: 2 Trần Hưng Đạo
Bảo tàng Hà Nội: Đường Phạm Hùng
Bảo tàng động vật trường Đại học Khoa học Tự nhiên: Phạm Ngũ Lão
Bảo tàng thực vật, thuộc khoa sinh học, trường Đại học Khoa học Tự
nhiên: Phạm Ngũ Lão
Bảo tàng Công an Nhân dân: 1 Trần Bình Trọng
Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam: 1 Nguyễn Quý Đức
Vài địa chỉ để làm hoạt động từ thiện:
Làng trẻ em SOS: http://www.sosvietnam.org/
Làng trẻ em Birla: Đồng Xa, Phường Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Chùa Bồ Đề: http://chuabode.org.vn/
Để đi lại có khi cũng cần cái này:
Lộ trình các tuyến xe bus tại Hà Nội:
http://www.transerco.vn/Default.aspx?pageid=253

Sách Toán cho học sinh giỏi cấp 1:
Về môn tóan thì ôn luyện những cuốn sách nào bổ ích cho học sinh thi học sinh gioi Toán:
-Toán bồi dưỡng HS lớp 5: Nguyễn Áng-Dương Quốc Ấn
-10 chuyên đề bồi dưỡng HSG lớp 4-5 Trần Diên Hiển 
-Toán chọn lọc tiểu học 4-5 : Trần Phương và 1 số tác giả
- Giải toán Violimpic (đĩa luyện như trên mạng internet)
*Sách nâng cao về toán: của NXB GD
Toán bồi dưỡng HS lớp 5: Nguyễn Áng-Dương Quốc Ấn-H.T.P. Hảo-P.T.Nghĩa
Các tác giả cố gắng chọn lọc hệ thống các bài tập theo từng loại vấn đề, từng mạch kiến thức với mức độ từ dễ đến khó để các em học sinh nếu cố gắng có thể tự mình tìm ra cách giải và những gợi ý và lời giải cụ thể của từng bài, nhưng vẫn còn tóm tắt và chưa khai thác hết cách giải của nó. 
Như vậy, khi sử dụng sách, các em sẽ phát triển thêm được kiến thức và tìm được nhiều cách giải hay.
-10 chuyên đề bồi dưỡng HSG lớp 4-5 Trần Diên Hiển :
Cung cấp cho bạn đọc phương pháp nhận dạng các bài toán và lựa chọn phương pháp thích hợp để tìm ra lời giải. Nội dung cuốn sách được chia thành 10 chuyên đề, mỗi chuyên đề lại được chia thành các dạng toán điển hình. Đối với mỗi dạng có phần hệ thống những kiến thức (trong SGK và một số kiến thức cần bổ sung) cần nắm vững để giải các bài toán thuộc dạng đó. tiếp đó là minh họa một số ví dụ điển hình, hướng dẫn phương pháp phân tích để đi đến lời giải
-Các bài toán điển hình ở lớp 4-5 Đỗ Trung Hiệu
Các bài toán trong sách được sắp xếp từ cơ bản đến phát triển nhằm giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải toán và thao tác tư duy toán học phù hợp với trình độ của học sinh tiểu học. Mỗi dạng toán điển hình đều có cách giải theo quy trình với các bước giải được xác định như những quy tắc. Mỗi bài toán thường có nhiều cách giải khác nhau, nhưng trong khuôn khổ cuốn sách, tác giả chỉ lược chọn một số phương pháp thường gặp ở Tiểu học.
-Toán chọn lọc tiểu học 4-5 : Trần Phương và 1 số tác giả
Tập một: Ôn luyện và nâng cao toán lớp 4, lớp 5.
Tập hai: Các đề toán.
Bộ sách giúp các em học sinh ôn luyện các kiến thức trọng tâm của chương trình toán tiểu học, luyện giải các bài toán từ đơn giản đến phức tạp. Giúp các em học sinh giải các đề thi tuyển sinh vào lớp 6 của các trường: Trường THPT Hà Nội - Amsterdam (1999-2010), Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM (2001-2010).
*Về sách Tiếng Việt cho các bé lớp 5:
-Tiếng Việt nâng cao 5- Lê Phương Nga (chủ biên) : Luyện từ và câu, NXB GD
-Bồi dưỡng HSG TV5- Trần Mạnh Hưởng-Lê Hữu Tỉnh: Luyện đề, NXB GD
-35 đề ôn luyện Tiếng Việt 5- Lê Phương Nga (chủ biên) : Luyện đề, rất hay, NXB GD
Đọc thêm để bồi dưỡng cảm thụ (từ hè trước khi vào lớp 5):
-Cảm thu Văn tiểu học 5, NXB Hà Nội
-Đọc và cảm thụ những bài thơ hay trong sách Tiếng Việt tiểu học, NXB TH TP HCM.
-Trò chuyện với nhà văn có tác phẩm trong sách GK tiểu học , NXB GD
-Những bài văn đạt giải Quốc gia cấp tiểu học, NXB ĐH Sư phạm

Mẹ Ngọc Trí:
Băn khoăn của mẹ haicongchua ko phải chỉ riêng mình đâu mà là băn khoăn của tất cả các bố mẹ (thế các cụ mới nói nước mắt chảy xuôi mà!), sau một thời gian, mình cũng nghiệm ra một vấn đề dù thế nào thì đến một giai đoạn nào đó, mình sẽ ko thể control hết được, chính vì vậy, ngay từ bây giờ, ngay từ khi con còn bé, mình sẽ cố gắng giáo dục con hết sức mình nhất có thể.
Ko cần con đi đâu xa, mà khi con lớn dần, cho dù con ở ngay cạnh mình, càng lớn con sẽ càng xa mình đi một chút, có những việc, nó chỉ nói với bạn, hay chị em họ trong nhà nếu nó cảm thấy hợp. Mình luôn tâm niệm, dù có bận rộn thế nào đi nữa :
- Luôn đặt con cái lên mục tiêu hàng đầu, và ko cần gì cao xa, phải cố gắng để chính bản thân bố, mẹ là tấm gương của con cái về cách sống, sự cố gắng đạt mục tiêu trong cuộc sống, yêu thương con hết mực và tạo ra một gia đình ấm cúng, tình cảm ghi dấu trong lòng con. Để đạt đc điều này, nhiều lúc bản thân bố mẹ cũng phải lên giây cót cho nhau để giữ lửa! Mình luôn hy vọng, sau này, khi con có xa nhà, thì nghĩ về gia đình luôn ấm áp!
- Dạy cho con cách sống tự lập, biết lo cho bản thân, những việc như phụ mẹ dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm coi như công việc hàng ngày con phải làm; 
- Đối với các mẹ có con gái: sẽ đến giai đoạn con dậy thì, cơ thể phát triển, con cảm thấy mình đã là người lớn, con gái mình vừa trải qua một giai đoạn như vậy: Đầu tiên, qua trò chuyện và theo dõi con hàng ngày mình thấy con có vẻ hơi hoang mang một chút do thấy trong lớp nhiều bạn gái dậy thì, trong họ hàng có một cô chị họ bằng tuổi cũng vậy mà con thì chưa, mình đã phải trò chuyện trấn tĩnh con ngay, cho con hiểu, con hoàn toàn bình thường, rồi đến lúc con cũng như vậy; tháng trước, con bắt đầu dậy thì, thấy cô nàng có vẻ vui vẻ, ra vẻ chững chạc hẳn. Trong những ngày đó, mình phải theo sát, hướng dẫn con vệ sinh cá nhận cho sạch sẽ, gọn gàng, giảng giải thêm cho con vấn đề tâm sinh lý và khuyến khích con ra câu hỏi vừa giải đáp đc khúc mắc, vừa tranh thủ xem xét con quan niệm và nghĩ gì!
- Quản lý và tiêu tiền: Ko thấy bố mẹ nào đặt vđề này, nhưng mình muốn trao đổi, học hỏi thêm, con gái mình từ học kỳ 2 lớp 6 là mình cho con một số tiền 500.000 đ và mình đề nghị con: hãy tự mua sách vở, đồ dùng học tập cần thiết cho việc học, cố gắng tiết kiệm và sử dụng cho hiệu quả! Cho con vậy, nhưng mình vẫn phải theo dõi sát lắm và thấy con tự lập ra một quyển sổ ghi chép thu-chi (mẹ khuyến khích làm) mua gì đều ghi ra cẩn thận; hết tiền thì mình lại đưa thêm cho con; tự con phải đi mua sách vở như vậy, mình thấy con sử dụng tiết kiệm hơn, biết quí đồng tiền hơn!
Khi cậu em chẩn bị học viết chữ, con gái cũng chủ động bảo mẹ: cứ để con tan học sẽ mua sách vở, bút chì cho em, con biết rõ hơn mẹ loại nào tốt mà giá rẻ! mà thực tế đúng vậy, con mua bút chì cho em ai cũng khen viết tốt giá rẻ (3.500 đ/cái) 
tạm thế đã nhé! Rảnh mình sẽ quay lại trao đổi thêm các mẹ về vđề tình cảm, dao động của lứa tuổi teen!
Mẹ Cún con:
Về chia sẻ của trường hợp con em, em xin bổ sung lý do vì sao em cho con đi sớm thay vì ĐH hãy đi:

Đây là những điều em phân tích cho con:

Người ta nói về kỹ năng thích ứng như sau:
Khả năng thích ứng giống như " trùng biến hình" giúp bạn thích nghi với mọi môi trường sống, học tập, làm việc khác nhau ở đó có những con người khác nhau về tính cách , trình độ, năng lực công tác... giúp bạn hoà nhập được với môi trường để có thể tận dụng những điểm mạnh của đồng nghiệp và khắc phục những nhược điểm của cá nhân mình.
Có kỹ năng thích ứng bạn có thể làm một lãnh đạo nhóm , hay thuyết trình viên, hoặc một trợ lý khi cần , bạn cũng có thể làm việc độc lập và / hoặc làm việc theo nhóm ... Khả năng thích ứng của bạn sẽ giúp bạn hoàn thành bất cứ công việc nào được giao , điều này sẽ giúp bạn trở nên quan trọng hơn đối với công ty bạn công tác. Kỹ năng thích ứng không phải tự nhiên mà có , bạn chỉ có được kỹ năng này khi bạn không ngừng thường xuyên rèn luyện, học hỏi xung quanh mình để vươn lên với thái độ khiêm tốn và chân thành.Thực tế đã chứng minh những người thành công là những người có kỹ năng thích ứng để vươn lên.
Nguyên tắc để có kỹ năng thích ứng tốt đó là: 
“KHI ĐIỀU KIỆN ĐÃ KHÔNG THAY ĐỔI ĐƯỢC THÌ CHÚNG TA SẼ THÍCH ỨNG VỚI NÓ”

NHỮNG ĐIỀU KIỆN KHÔNG THỂ THAY ĐỔI ĐƯỢC CỦA CON LÀ GÌ:
- Con học phổ thông tại Singapore, nhà mình không có điều kiện để chu cấp cho con toàn bộ tiền học phí và sinh hoạt khi con du học bậc đại học.
- Môi trường sống của con thay đổi: Ngôi trường mới, ký túc xá mới, điều kiện sống thay đổi, 
- Thầy cô mới, bạn bè mới, các mối quan hệ mới.
- Con học tập trong 1 điều kiện mới, với chương trình khác Việt Nam, hệ thống kiến thức khác Việt Nam, phương pháp giảng dạy và học tập khác Việt Nam.


CON SẼ LÀM GÌ ĐỂ THÍCH ỨNG VỚI NHỮNG ĐIỀU KIỆN KHÔNG THỂ THAY ĐỔI ĐƯỢC NÀY?
1. Đối với điều kiện “Con học phổ thông tại Singapore, nhà mình không có điều kiện để chu cấp cho con toàn bộ tiền học phí và sinh hoạt khi con du học bậc đại học”:
- Đối với điều kiện không thể thay đổi: Con học phổ thông tại Singapore và phải tự tìm kiếm học bổng du học bậc đại học: Con hãy lấy làm vinh dự, ba mẹ cũng rất vinh dự và tự hào vì con đã chiến thắng rất nhiều bạn giỏi giang có khát vọng đậu học bổng ASTAR. Khát vọng đậu học bổng này đã, đang và sẽ vẫn là khát vọng của rất nhiều học sinh giỏi và các bậc phụ huynh VN.
- Dù rằng học bổng ASTAR không lấp lánh như học sinh và phụ huynh tưởng tượng trước khi sang học, nó có nhiều hạn chế (thời gian dài hơn, điều kiện sống xa gia đình, gặp nhiều khó khăn), thì nó vẫn thực sự là một môi trường tốt để con rèn luyện bản thân, khắc phục các nhược điểm của mình, hoàn thiện bản thân, chuẩn bị nền tảng giáo dục và các kỹ năng sống, kỹ năng xã hội để trở thành một con người thành công trong tương lại. Điều này nếu sống với gia đình ở VN con không có cơ hội về thời gian để rèn luyện. Những vấn đề khó khăn trong giao tiếp và kỹ năng sống, kỹ năng xã hội con gặp phải trong thời gian du học, con sẽ bắt buộc phải gặp phải khi đi làm ở VN (như mẹ, như tất cả mọi người). Như vậy việc đối mặt với nó trước trong thời gian du học sẽ giúp con rút gọn nó trong thời gian đi làm. Cho nên xét về mức độ khả năng thành công trong công việc, đi du học có lợi hơn về mặt thời gian. Cho nên bất lợi về mặt thời gian du học astar lại là lợi thế về mặt thời gian sớm thành công so với học ở VN.
3. Đối với điều kiện “Môi trường sống của con thay đổi: Ngôi trường mới, ký túc xá mới, điều kiện sống thay đổi, thầy cô mới, bạn bè mới, các mối quan hệ mới”: 

- Môi trường sống mới: Đến Singapore, quốc gia phát triển, xanh, sạch, đẹp, nghe thì hấp dẫn thật đấy, nhưng nơi con sống yên tĩnh quá, buồn quá. Con đã quen sống ở SG sôi động, ồn ào, nhịp sống hối hả, náo nức và thân quen. Đến đây sao mà im lìm quá, yên tĩnh quá, buồn chán quá. Con ạ, không chỉ Singapore mà Nhật Bản và các nươc phát triển, ngoài ở Trung tâm thành phố nơi buôn bán nhiều người qua lại thì đại đa số đều rất yên tĩnh, nhìn rất bình yên và buồn chán. Thực ra thì cường độ sống và nhịp sống của họ cũng rất nhanh qua cái bề ngoài yên ả đó. Phải là quốc gia phát triển về kinh tế, đạt được văn minh và lịch sự mới xây dựng được sự yên bình dễ bị lầm tưởng là buồn chán ấy. Phải biết quy hoạch đô thị hợp lý, mới có trường học rộng. Phải phát triển đô thị tiến bộ mới giảm được tiếng ồn, độ ô nhiễm và tệ nạn xã hội. Sống ở đây buồn thật đấy nhưng là một điều kiện tốt không phải quốc gia nào cũng có được đâu: tránh được bụi bặm, ô nhiễm, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm… Đó là một lợi ích lớn mà không phải ai muốn cũng có được -> phải thấy sung sướng khi mình có được chứ.

- Trường mới: Trường của con không đẹp lắm, nhiều gian phòng còn cũ kỹ và xấu hơn VN, thật là chán khi ngồi trong 1 phòng học mà sàn nhà bằng xi măng, tường rơi cả vôi vữa... Nhưng bù lại nó có một khuôn viên rộng lớn, có sân vận động, thư viện, phòng máy tính, phòng thí nghiệm, …. mà điều kiện VN chưa thể có được. 

Thích nghi bằng cách: thay vì chán do phòng học cũ kỹ, hãy nhìn thấy những ưu điểm của nó so với trường học của VN. Tìm hiểu thật kỹ về cơ cấu bộ máy tổ chức của trường, các phòng chức năng, các chương trình đào tạo chính khóa và ngoại khóa, các hoạt động thường kỳ và hiếm khi trường tổ chức. Tận dụng điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị và các chương trình của trường, xem mình có thể đến nơi nào, làm cái gì, tìm được cái gì, học được gì, hỗ trợ được gì cho mình. Tận dụng mọi ích lợi do trường mang lại để phát triển bản thân chẳng tốt lắm sao? Có đáng buồn nữa không? Cũng không thích lắn vì nó cũ, nhưng nhiều lợi ích hơn VN thì cũng vui nhỉ?

- Ký túc xá mới, điều kiện sống thay đổi: Đang sống trong nhà, chăn ấm nệm êm, có người chuẩn bị quần áo cho mặc, mang đồ ăn ngon sẵn cho, không phải làm gì cả, tự nhiên phải sống 1 phòng với 1 thằng mình không thích, giường nệm thì bé quá, chả có máy lạnh, chả có ai thu dọn chỗ cho ngủ, ăn uống thì chả có sẵn lại còn chả ngon lành gì, đi học thì phải tự mà canh lấy giờ, đồ bẩn chả ai dọn cho, người và miệng bẩn chả có ai giục đi tắm gội, đánh răng…không chán mới là lạ, không đói, không suy sụp mới là đáng ngạc nhiên. Nhưng, nếu cứ sống như ở nhà, có biết sức khỏe là rất quan trọng không? Không ăn ngủ điều độ, suy yếu cơ thể, làm sao mà minh mẫn để học tập, nói gì đến phát triển? Ăn chán, ngủ tùy tiện, mệt mỏi, đi học muộn, cô giáo và bạn bè không quý mến, suy sụp thể chất, trông lờ đờ và chán đời ai mà thích chơi với, ai mà tin cậy, mất lòng tin, học hành suy giảm, suy sụp tinh thần là hiển nhiên. Suy sụp về thể chất, suy sụp về tinh thần mà không nhận ra, chỉ thấy chán cuộc sống, thế là đọc truyện, xem phim, chơi game cho nó vui, cho qua ngày đoạn tháng. Đến khi thi cử được điểm không cao, mới nhận ra mình bị xuống dốc. Vậy tốt hay là không tốt? Tốt đấy!!! Phải sống ở ký túc xá mới, thực sự xa gia đình, thực sự khó khăn, mới bộc lộ chính mình, có khả năng tự lập thì vượt qua dễ dàng, không có khả năng thì xuống dốc. Nhưng nhận thức được mình đã bị xuống dốc tức là đã biết cách leo lên dốc rồi, sẽ biết tránh và leo lên cao hơn cả thằng chưa bị xuống dốc nữa ấy chứ. Phải xuống dốc mới nhận ra: Đời người, mấy ai học xong rồi đi làm được ở gần bố mẹ, vẫn sống trong gia đình. Hầu hết đều phải tự thân vận động. So với các sinh viên từ các tỉnh lên SG học phổ thông, ĐH rồi ở lại SG làm việc thì có ký túc xá mà sống còn quá tốt. Còn có chỗ mà ở ko mất tiền thuê, còn có người nấu cơm cho mà ăn dù không ngon, còn có người giặt quần áo cho mặc dù phải mang xuống giặt… lại còn có phòng máy mà vào mạng, phòng gym để mà tập thể dục, lại có người điểm danh để tránh bị bắt cóc, tai nạn, ốm đau mà không ai biết, lại còn có người giám hộ canh bắt đi ngủ để đảm bảo sức khỏe, giữ cho không vi phạm nội quy mà mất học bổng. Chả tốt lắm sao? Xuống dốc mới nhận ra rằng nếu học ở VN đến khi đi làm, khi ấy mới thực sự xa gia đình, mất điều kiện sống tốt, lúc ấy mới suy sụp thể chất và tinh thần chả phải là phải trả giá nhiều lắm sao, vì đi làm rồi mà còn suy sụp thể chất và tinh thần thì mất thời gian mà giành tâm sức cho công việc để lên chức. Như vậy suy sụp trước tránh suy sụp sau chả có lợi lắm sao? Lại còn hơn những bạn ko suy sụp (các bạn ấy quen ở nhà phải làm việc, tự lập) là mình phải trả giá rồi, nên sẽ biết cách phòng tránh.

Thích nghi bằng cách: Nhận thức rằng ai cũng phải sống tự lập, nếu biết sống tự lập sớm, sẽ phát triển sớm, có nhiều thời gian giành cho học tập và các hoạt động khác, sẽ trưởng thành và thành công sớm hơn. Biết ơn nhà trường vì đã cho mình ký túc xá để ở, biết ơn thầy cô giáo vì đã dạy dỗ, trang bị kiến thức cho mình, biết ơn bảo vệ và thầy giáo giám hộ vì đã trông coi mình giúp mình an toàn, đảm bảo sức khỏe, đảm bảo giữ học bổng. Biết ơn những người nấu nướng và tạp vụ, những người làm việc trong nhà trường và ký túc xá vì đã nấu cho mình ăn, giặt quần áo cho mình mặc, thu dọn chăm sóc nhà trường và ký túc xá để tạo điều kiện, môi trường sống tốt cho học sinh trong đó có mình. Hãy luôn biết ơn và thân thiện với tất cả mọi người dù họ có làm con phật lòng bởi họ phải bỏ công sức, thời gian để góp phần nuôi và dạy con. Mỗi khi con nhận được thái độ không như con mong muốn từ họ, hãy nhớ họ có những điều mình phải biết ơn để dịu long xuống, ứng xử cho văn minh, lịch sự, khôn ngoan và có lợi cho mình.
Nhận thức rằng suy yếu về thể chất sẽ dẫn tới suy yếu về tinh thần, mà suy yếu tinh thần sẽ làm lung lay ý chí. Mà con biết đấy thay đổi thái độ thay đổi cuộc đời. Khi thái độ thay đổi theo chiều hướng xấu thì cuộc đời sẽ bị xấu theo. Do đó để giữ vững được ý chí, mục tiêu sống và học tập phải biết sống khỏe. 

Sống khỏe là gì?

Sống khỏe là phải biết giữ cho cơ thể khỏe mạnh, tâm hồn trong lành, ý chí bền vững, nghị lực kiên cường, bản lĩnh vững chãi, thực hiện được mục tiêu từng giai đoạn và cuộc đời mình; tập thể thao và thư giãn đúng cách.
Sống khỏe là biết ăn: Ăn những đồ ăn không bị nhiễm độc (sing có lợi nhé), ăn đủ chất, ăn sao cho tiêu hóa tốt nhất, không ảnh hưởng đến các việc ngủ, học, sinh hoạt, ăn cho có lợi cho mục tiêu cuộc sống vậy:
+ Ăn đủ bữa : Không được bỏ bữa để cơ thể đủ dinh dưỡng phát triển thể chất và tinh thần.
+ Ăn đúng giờ: Không ăn sát hay trong giờ học, khiến cho máu tập trung cho việc tiêu hóa, giảm lên não, làm cho việc tiếp thu, ghi nhớ, học tập không tốt. Không nên ăn trước khi ngủ khiến não còn phục vụ tiêu hóa gây khó ngủ, giảm chấ lượng ngủ. Không ăn no ngay trước khi vận động: bơi, chạy, đi bộ… cản trở hoạt động.
+ Ăn đủ chất: Cơ thể cần rất nhiều loại dinh dưỡng khác nhau để duy trì sự sống và phát triển. Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để đủ dinh dưỡng. Nếu nhà bếp chỉ có thịt gà và cá thì bữa trưa mua thịt bò và thịt lợn, cuối tuần mua sữa, trái cây, trứng, thịt ăn thêm. Tuyệt đối không tiếc tiền ăn uống.
+ Ngủ đủ giờ: Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng giấc ngủ rất cần thiết cho sự sống, sự phát triển, ngủ đủ giúp lấy lại năng lượng, tái sản xuất sức lao động, giúp não bộ nghỉ ngơi để có thể hoạt động tốt khi thức giấc. Đối với trẻ em và những người chưa trưởng thành giấc ngủ còn giúp phát triển trí não và chiều cao: Tế bào não, chiều cao phát triển trong khi ngủ. Do đó con cần sắp xếp thời gian để ngủ được nhiều nhất trong ngày.
+ Ngủ có chất lượng: Để tâm trí thoải mái đi vào giấc ngủ: hoàn thành bài học, làm xong bài tập, giải quyết xong những lo nghĩ, xóa bỏ khỏi tâm trí những suy nghĩ không hay trước khi ngủ.
+ Giữ cho tâm hồn trong lành, thoải mái: Thực hiện đúng các nội quy, quy định của nhà trường, thầy cô, lớp học; Hoàn thành đầy đủ các yêu cầu về học tập, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt; Giữ các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè, trường lớp được thân thiện, vui vẻ; Thực hiện được mục tiêu cuộc sống của mình: Học tốt, đi đúng hướng… 
+ Tập thể thao: Mục tiêu cuối cùng của cuộc sống là khỏe mạnh, thành công, hạnh phúc.Tập thể thao giúp cho cơ thể khỏe mạnh, phòng chống được bệnh tật, có sức khỏe để học tập và làm việc, tăng cường khả năng chống đỡ áp lực của cuộc sống. Đặc biệt, luyện tập thể thao giúp cho thân thể cường tráng sẽ làm cho tinh lực dồi dào, luôn có lợi cho việc bồi dưỡng tính cách kiên cường và ý chí tiến thủ. Một người thân thể yếu đuối, uể oải, sức mạnh ý chí dễ dàng bị tổn thất dẫn tới tính cách kiên cường và ý chí tiến thủ giảm sút. Ngoài ra luyện tập thể thao còn giúp giải phóng năng lượng trong cơ thể, xả stress, đối với môn yêu thích còn gây hứng thú, nạp thêm năng lượng và sinh lực cho cuộc sống.

Cuộc sống ở các quốc gia phát triển áp lực công việc rất lớn. Nếu không khỏe mạnh và có ý chí bền vững dễ bị gục ngã. Chính vì thế quốc gia càng phát triển thể thao càng được coi trọng: trong trường học Mỹ, thể thao là một môn học quan trọng. Ở các quốc gia kém phát triển, không có thời gian và điều kiện nên thể thao không được chú trọng. Ở Việt Nam càng lên chức cao càng tham gia nhiều hoạt động thể thao: đá bong, bóng chuyền, bong rổ, tennis, bơi, chơi gôn.

Cho con đi Sing học, một trong những mong muốn của ba mẹ là con sẽ bị phải vận động nhiều hơn, luyện tập nhiều hơn, lúc đầu thì mệt đấy, do cơ thể chưa quen, nhưng rồi những lần mất sức đó là những lần con giải phóng được những uất khí (khí trệ) trong cơ thể, giúp cơ thể con nạp sinh lực mới, khỏe lên. Vì vậy con hãy con sự luyện tập đó là một may mắn, vì ở VN không có chỗ mà luyện chạy, không có phòng gym mà luyện tập, tập thể thao phải mất tiển trả tiền thầy, thuê địa điểm. Hãy nhìn nhận thể thao theo mặt tích cực của nó, mình mệt và đau là do mình yếu, do đó phải luyện tập từ từ, dần dần, kiên trì con nhé.

+ Thư giãn: Thư giãn giúp xóa bỏ stress, cởi bỏ lo âu, nạp thêm năng lượng sống. Thư giãn là điều cần thiết trong cuộc sống, tuy nhiên nên biết thư giãn đúng cách thì thư giãn sẽ là lợi ích, ngược lại nó sẽ hủy hoại cuộc sống.
Về bản chất, thư giãn là là thư thái lại, giãn ra những công việc, lo âu, mệt mỏi, nên nó không phải là liên tục, không phải là giải pháp xử lý các vấn đề trong học tập và cuộc sống.

Ai cũng có những sở thích. Được sống với sở thích của mình là một cách thư giãn: Đọc sách, xem phim, chơi trò chơi… khi thư giãn đầu óc sảng khoái, vì được thoát ra khỏi những ràng buộc, khó khăn của cuộc sống.
Được sống trong niềm yêu thích của mình thì ai mà chẳng mong muốn, nhưng thư giãn nếu kéo dài lâu hơn so với điều kiện cho phép sẽ làm mất thời gian, không những thế nguy hiểm hơn, nó từ từ, dần dần, núp dưới hình thức dễ chịu, thoải mái, ngọt ngào sẽ ăn cướp mất ý chí, nghị lực, mục tiêu sống của con người. Nó sẽ biến người siêng năng thành lười biếng, người ý chí thành nhu nhược, phá hoại cuộc sống, sụp đổ niềm tin, cuộc đời của con người.
Việc biết cách thư giãn hay không thể hiện bản lĩnh và nghị lực của con người. Bởi vì: Biết tự giác không làm những việc mà mình thích làm, đó là việc khó. Một con người có nghị lực không chỉ thể hiện ở chỗ biết kiên trì làm những việc đáng làm, mà còn thể hiện ở chỗ biết tự kiềm chế không làm những việc tuy mình rất thích, nhưng không đáng làm.

Đối với những hoạt động thư giãn mà không đáng làm: chơi game, nó có lợi ở rèn luyện khả năng bấm phím nhanh, tư duy nhanh nhạy … nhưng sức hấp dẫn của nó khiến con người dễ đánh mất bản thân, gây sụp đổ niềm tin ở người thân, đánh mất tương lai, thì hại nhiều hơn lợi. Trong trường hợp này, biết thư giãn còn là biết buông bỏ, biết từ bỏ những gì đáng từ bỏ. Con là tình yêu, niềm tin, cuộc sống của mẹ, do đó mẹ tin con biết cách từ bỏ những điều đáng từ bỏ, bởi mẹ và ba cũng từ bỏ rất nhiều sở thích của mình để tập trung tiền bạc, công sức, thời gian nuôi anh em con.
4. Đối với điều kiện “Thầy cô mới, bạn bè mới, các mối quan hệ mới”:

- Quan hệ với các thầy cô chính khóa và ngoại khóa, giám hộ:
Khi con ở VN, con mới học đầu cấp 3, mối quan hệ với thầy cô giáo chưa nhiều vì từ nhỏ đến hết cấp 1 chỉ có 1 giáo viên chính ở 1 lớp. Cấp 2 con lại học giỏi, VN có chủ nghĩa luyện gà chọi thi đấu nên vì ở trong đội tuyển toán, con dễ được thầy cô môn khác cảm thông, quý mến vì nể con học giỏi, dù cũng không hoàn toàn vui vẻ, nhưng nói chung là tốt đẹp không có gì phiền lòng. Sang đây nhiều thầy cô hơn, nhiều mối quan hệ hơn, một số vấn đề con không dễ nhìn nhận nên đã cảm thấy không được coi trọng, bị chụp mũ, bị phân biệt đối xử, con cảm thấy tổn thương, mất lòng tin vào nhà trường, không nhất trí với cách giải quyết của một số thầy cô và do đó con có phản ứng làm 1 số thầy cô đã nghĩ là con chống đối, con sai trái… hệ lụy của nó làm con thất vọng vào nhà trường, buồn, chán, gây hậu quả không tốt cho con.

Con sẽ thích ứng bằng cách nào đây. Mẹ tin rằng bây giờ con đã biết thích ứng rồi, nhưng mẹ cứ phân tích 1 chút nhé:

• Cả nhà trường bao gồm ban giám hiệu và các cô giáo có vị trí quan trọng, sang sàng lọc, tuyển chọn những học sinh ưu tú ở VN, nên họ kỳ vọng vào các con nhiều, họ nhìn nhận và đánh giá các con trên nền tảng là học sinh ưu tú của VN, nên mỗi biểu hiện, hành động của các con họ dùng để đánh giá cho nhận thức của học sinh VN. Do họ kỳ vọng nhiều, nên họ đòi hỏi các con rất cao, và do đó họ dễ dàng thất vọng và bực bội nếu như các con chưa như họ mong đợi. Như vậy các con luôn nhớ mình đại diện cho thế hệ trẻ của VN, nên có suy nghĩ, hành động chững chạc, xứng đáng là những người con ưu tú của đất nước VN.

• Nền giáo dục của Singapore khác giáo dục VN, có những điều họ chưa chuyên sâu như giáo dục VN ví dụ như trình độ chuyên sâu của toán, lý … . Tuy nhiên mục tiêu cuối cùng của học tập là để có kiến thức sau này làm việc. Công việc thực tế, hầu hết đòi hỏi sức khỏe, nghị lực, bản lĩnh, các kỹ năng mềm và kiến thức toàn diện hơn là chuyên sâu. Chuyên sâu chỉ giành cho nghiên cứu, cho nên giáo dục phổ thông của họ đi theo hướng rèn luyện sức khỏe và giáo dục toàn diện. Và do đó tiêu chí đánh giá học sinh của họ sẽ khác với VN. Khi con lớn lên chút nữa, đi làm, và nhất là đi nhiều nước, con sẽ nhận thấy thế giới công nhận giáo dục phổ thông của Singapore là một nền giáo dục tiên tiến trên thế giới là nhận xét hoàn toàn đúng đắn. Khi họ bực bội với con, con hãy nghĩ đó là một lợi thế, bởi vì như vậy có nghĩa là họ không xuê xoa cho con vì thông cảm con đến từ 1 quốc gia kém hơn, họ không cộng thêm điểm ưu tiên cho con, mà họ đã công bằng với con, coi con như 1 học sinh Singapore, không phải chiếu cố. Nếu như họ phải giải thích, năn nỉ, làm dịu lòng con, có nghĩa là họ đã coi con thấp kém hơn. Do đó con hãy tự tin, những gì mình chưa phù hợp, còn khiếm khuyết, chưa đáp ứng yêu cầu là do mình chưa biết, chứ không phải là không biết, hãy tìm hiểu, học tập, hoàn thiện và vươn lên, đó mới là điều họ trông đợi. Khi họ bực mình, vì họ cũng là con người bình thường thôi, không tránh khỏi họ có suy nghĩ sai, hành động chưa đúng, chụp mũ con, chưa nhận thức đúng về con. Con cứ nghĩ họ nuôi dạy con không công, trông đợi con giỏi giang, chẳng phải họ tốt lắm sao? Thuốc đắng thì mới dã tật, họ có thái độ làm con bực bội, hãy coi như đó là những viên thuốc an lành. Biết ơn, biết ơn và biết ơn, biết ơn, biết ơn và tự hoàn thiện là con sẽ thích ứng được với giáo viên.
• Phần lớn giáo viên, người giám hộ, bảo vệ, những người làm việc trong nhà trường và ký túc xá đều có gốc Hoa hoặc vợ/chồng, bè bạn họ có gốc Hoa. Xưa nay người ta có câu “Một giọt máu đào hơn ao nươc lã” nên họ ưu ái học sinh Trung Quốc với HS VN, họ phân biệt đối xử HS Singapore, HS TQ và HS Việt Nam là điều thuận với tự nhiên bởi con người luôn nhớ về gốc gác, cội nguồn và dân tộc mình. Nên nếu họ có phân biệt đối xử con hãy coi như bình thường. Con vẫn được học cùng 1 lớp. cùng 1 chương trình, được ăn cùng 1 chế độ, ngủ cùng phòng với gốc gác dân tộc của người ta, mà không mất tiền, không mất mồ hôi, nước mắt, xương máu của ba mẹ mình thế là tốt rồi, có bất công, thiệt thòi 1 chút cũng chả sao. Hãy biến điều bất lợi thành có lợi, coi đó là động lực để chăm chỉ học tập, nỗ lực phấn đấu khẳng định bản thân.

• Việc nhà trường, ký túc xá, thầy cô, các nhân viên có sự kỳ thị hay phân biệt đối xử trong 1 số chính sách hoặc đối xử không đúng trong một số trường hợp giao tiếp, con hãy “BƠ ĐI MÀ SỐNG” con ạ, cứ tự kỷ ám thị: “Họ cho mình nơi ở, thức ăn, học tập không mất tiền, bỏ công ra dọn dẹp trường học và giặt giũ quần áo cho mình, trông coi mình là họ đã quá tốt với mình, dù là do mình cố gắng học tập mới được vậy, nhưng dù gì họ đã làm việc không công cho mình, mình cần phải biết ơn họ”. Mặt khác thế giới này luôn vận động, luôn cạnh tranh để phát triển, mạnh bao giờ cũng áp bức yếu, công bằng chỉ mang tính chất tương đối. Sự bất công có ở khắp nơi, kể cả những mơi tưởng như bình yên và yên tĩnh nhất. Cho nên dù họ có bất công thì xét về tổng thể họ như thế là quá tốt rồi. Con tập nhìn thẳng vào họ khi nói chuyện, mỉm cười thân thiện, không phản ứng tiêu cực con nhé, như vậy là con đã luyện mình trưởng thành, biết suy nghĩ và nhận thức đúnh đắn.

- Bạn bè mới, các mối quan hệ mới: Trong tất cả các kỹ năng EQ, khả năng biết sống chung với mọi người có quan hệ vô cùng quan trọng đến sự thành công và chất lượng cuộc sống sau này. Muốn hòa đồng như “cá gặp nước” trong cuộc sống xã hội, con người phải học cách hiểu biết và làm quen với môi trường xã hội, đồng thời phải có phản ứng thích hợp với từng hoàn cảnh. Con người phải biết cân bằng và điều tiết giữa nhu cầu và mong muốn của mình với nhu cầu và mong muốn của người khác. Có như vậy các mối quan hệ mới tốt đẹp, bền vững và lâu dài.

• Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn mặc lịch sự và phù hợp với các hoạt động để người đối diện cảm tình, cởi mở với mình.

• Chủ động giao tiếp, không đợi người khác hỏi mình trước mà hãy tiến đến làm quen và giao giao tiếp trước. Nên nhớ mình mong mỏi sự thân thiện và gần gũi từ mọi người thì mọi người cũng như vậy với mình. Khi nói chuyện không dùng Yes or No mà trả lời kèm theo các Why, Who, How… để mở rộng nội dung trao đổi.

• Khi gặp các vấn đề trong cuộc sống, người khôn ngoan biết trách mình, người không khôn ngoan chỉ biết oán trách người khác. Những người hễ gặp trắc trở gì chỉ biết trách người khác, trách hoàn cảnh, thì chỉ biết chờ đợi một cách tiêu cực sự thay đổi của người khác, mà chính mình không có khả năng làm người khác thay đổi. Thế là mọi khó khăn ngày càng chồng chất không được giải quyết, kẻ thiệt thòi nhất vẫn là chính mình. Một người có chí tiến thủ tích cực, luôn biết chủ động tìm ra biện pháp giải quyết vấn đề, chứ không một mực truy cứu trách nhiệm cho người khác. Để cải thiện sự buồn chán khi không có bạn bè ở lớp con nên thay đổi bản thân: chủ động, chủ động và chủ động giao tiếp với các bạn. Ngày hôm nay không được thì ngày mai sẽ tiếp tục.

• Trong các mối quan hệ luôn luôn phải thật thà, trung thực. Lừa gạt và dối trá cực kỳ đáng ghét, đáng xấu hổ. 

• Phải luôn luôn có chính kiến, lập trường của bản thân mình. Luôn giữ được trạng thái cân bằng trước những lời khen chê, kích động hay làm tổn thương. Không được vì sự chê bai, kích động hay làm tổn thương mình của người khác mà vi phạm nội quy, các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, sa lầy vào những hoạt động xấu hoặc làm mất thời gian, mất dũng khí vươn lên của mình. Cũng không chủ quan, vui sướng trươc sự tán dương của bạn bè để thiếu kiềm chế, hành động sai.

• Làm người phải sống theo nguyên tắc không được a dua, đua đòi với người xấu, một việc sai không bao giờ vì có nhiều người làm mà biến thành đúng được. Biết chọn bạn mà chơi, gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Đối với những người do thất vọng, không được như ý, nhận thức kém mà ứng xử hằn học, chống đối thầy cô con hãy tránh xa.

• Trong tất cả các mối quan hệ, trong tất cả mọi trường hợp, dù thế nào cũng không được tranh cãi nhau, không được để những phút giây nông nổi gây lên họa lớn. Không để vì mâu thuẫn, cãi nhau mà vi phạm nội quy. Càng tuyệt đối không đánh nhau. Luôn ứng xử điềm đạm, biết kiềm chế, suy nghĩ đến hậu quả và lợi ích trước khi nói, trước khi hành động. Đã có chuyện 1 phút nông nổi mang họa cả đời của con 1 quan chức: Chàng thanh niên này đi ngoài đường gặp 1 người say rượu, người này đã vô ý nhổ nước bọt vào mặt anh ta. Không nén được tức giận anh ta đã cho người say rượu kia 1 quả đấm trời giáng, người say rượu ngã đập đầu xuống lề đường chết ngay tại chỗ. Chàng thanh niên này bị đi tù vì tội giết người. Nếu như người thanh niên biết kiềm chế, thông cảm cho người ta không bình thường, đang bị say rượu, và biết nghĩ đến hậu quả có thể xảy ra khi đánh anh ta thì người thanh niên ấy đã không mất tương lai.

• Ứng xử văn minh, lịch sự, sòng phẳng.

• Nên thỉnh thoảng mời bạn bè tốt đi ăn uống, mời những anh chị học giỏi đi ăn để nói chuyện, học tập kinh nghiệm.

• Tham dự các khoá học, hội thảo, chương trình, hoạt động ngoại khoá để mở rộng các mối quan hệ.
5. Đối với điều kiện “Chương trình học tập, phương pháp học tập, điều kiện học tập mới” :

Quay trở lại vấn đề của con, đậu học bổng ASTAR, chỉ là một điều kiện để con được học ở Sing. Còn học được như thế nào, hoàn tòan phụ thuộc vào sự thích nghi của chính bản thân con với chương trình học tập mới, phương pháp học tập mới, điều kiện học tập mới. Tức là con phải thực sự hòa nhập với Singapore. Để hòa nhập trong học tập, cạnh tranh ngang bằng các bạn Singapore, con phải nắm vững toàn bộ hệ thống kiến thức từ bậc tiểu học đến cấp độ hiện nay của họ. Ngoài ra con cũng cần nắm được các kiến thức xã hội, kiến thức khác là cơ sở, nền tảng của các môn học đó. Như vậy có nghĩa là khối lượng kiến thức con phải tìm hiểu và học tập hiện tại hơn các bạn Singapore cả trăm lần. Điều đó tương tự như VN muốn hòa nhập WTO cần phải nắm vững và biết vận dụng khối lượng kiến thức pháp luật cùng các vấn đề liên quan gấp hàng trăm lần kiến thức trên văn bản pháp quy chung của WTO. Để làm được, con phải có phương pháp học tập cụ thể thích nghi với chương trình, phương pháp và điều kiện học tập tại SINGAPORE đồng thời cần phải chăm chỉ, miệt mài học tập gấp hàng chục lần các bạn Singapore. 

4.1 ĐỂ HÒA NHẬP SINGAPORE TRƯỚC TIÊN CẦN THAY ĐỔI NHẬN THỨC:

- Mình đang học tại SINGAPORE, thuộc hệ thống giáo dục Singapore chứ không phải VN. Việc mình được mời sang học tại SINGAPORE là điều kiện bình đẳng về mặt nguyên tắc và pháp lý. Còn mình có thực sự bình đẳng hay không, cần nâng cao nhận thức, điều chỉnh bản thân để thực sự hòa nhập, ngang bằng các bạn Singapore. Có những mặt mình thực sự vượt trội các bạn (về nhận thức môn toán…, nhưng đó chỉ là 1 lợi thế, không phải là tất cả). Những gì của VN phù hợp với SINGAPORE mình giữ lại và phát triển, những gì không phù hợp hoặc chưa biết cần điều chỉnh và tìm hiểu để phù hợp và tuân thủ theo đúng chương trình của SINGAPORE. Khi đã thực sự bình đẳng với các bạn, kết hợp lợi thế của mình, mình sẽ tạo nên sức mạnh vượt trội các bạn và như vậy con hoàn toàn có thể tìm kiếm được học bổng du học bậc đại học. Mẹ tin con trai mẹ thông mình, con hiểu những điều mẹ nói.
- Để thực sự hòa nhập cần:
+ Tìm hiểu thật kỹ về chương trình giáo dục của Singapore nói chung và SINGAPORE nói riêng (trên báo, website, thầy cô, bạn bè, tổng kết từ việc học của bản thân). Phân biệt sự giống và khác nhau so với chương trình của VN.
+ Tìm hiểu thật kỹ về phương pháp giảng dạy, phương pháp học của SINGAPORE.
+ Tìm hiểu thật kỹ về điều kiện học tập của SINGAPORE và các đối tượng liên quan.

4.2. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

Việc tìm hiểu thật kỹ về chương trình, phương pháp, điều kiện giảng dạy và học tập tại SINGAPORE, mẹ nghĩ là con hoàn toàn hiểu tầm quan trọng của nó cũng như con đã, đang và vẫn tiếp tục tìm hiểu. 

Mẹ không dạy cũng như không học tại SINGAPORE cho nên mẹ không thể nắm vững chương trình, phương pháp, điều kiện giảng dạy và học tập của SINGAPORE. Tuy nhiên dựa trên những thông tin từ con và các bạn, các bậc phụ huynh SINGAPORE, trang KM, website của trường, các mail thầy cô gửi cho con, mẹ có nhận định, phân tích và đánh giá rồi khái quát lại 1 chút. Con hãy đọc, tham khảo và xem kinh nghiệm từ 40 năm tuổi đời làm việc và không ngừng học tập của mẹ có giúp chút gì được cho con không nhé:
1. Chương trình giáo dục: 
- Để ngang bằng về kiến thức cùng xuất phát với JH3: 
• Con sang Sing học không phải bắt đầu từ cấp độ tiểu học mà vào cấp độ giữa của trung học. Do đó con không được học toàn bộ chương trình của Singapore 1 cách có hệ thống từ thấp đến cao.
• Kiến thức, cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội về căn bản là của chung nhân loại, phản ánh tự nhiên, hiểu biết của XH loài người cho nên nó tương đồng ở các quốc gia. Nhưng, hệ thống giáo dục các quốc gia là khác nhau, do đó chương trình được lựa chọn để giảng dạy ở các quốc gia ở các cấp độ là khác nhau, và vì vậy có sự khác biệt dù không lớn giữa cấp độ trung học PT ở VN và Olevel ở Sing. Có những kiến thức con đã được học ở VN nhưng các bạn cùng JH3 chưa được học hoặc ngược lại có kiến thức các bạn đã được học nhưng con chưa, hoặc không được học.
 Để trang bị cho mình đầy đủ kiến thức ngang hàng các bạn Sing ở JH3, con cần tới thư viện, lên trang web, mượn bạn bè, tìm và đọc sách GK, tài liệu để nắm bắt có hệ thống kiến thức từ bậc tiểu học đến nay. Ghi chép, lưu giữ, ghi nhớ, để lấp lỗ hổng những kiến thức các bạn đã được học còn con chưa được học.

- Chương trình: 
• Chương trình giáo dục của SINGAPORE: Rèn luyện và phát triển một con người toàn diện, chú trọng phát triển thể chất, phát triển kỹ năng sống, kỹ năng xã hội, kỹ năng mềm, rèn luyện nhân cách và đạo đức song song với phát triển trí tuệ cho học sinh. Ưu tiên phát triển năng khiếu, các hoạt động văn hóa, thể thao với mục tiêu phát triển cao nhất năng lực trí tuệ, năng khiếu, phẩm chất đạo đức cho học sinh, đào tạo ra những con người thích ứng nhanh với xã hội, có tư chất tốt về mọi mặt. Chương trình giảng dạy và học tập tại SINGAPORE rất phong phú, đa dạng. Ngoài học chính khóa có rất nhiều chương trình học tập, hội thảo, hội nghị, hoạt động tập thể phục vụ các mục tiêu trên, thông qua các câu lạc bộ, các nhóm, các tổ chức khác nhau.
• Các bạn Sing có ưu thế vì các bạn ấy sống gần gia đình, được chăm sóc ăn, ngủ, sinh hoạt điều độ, nên có điều kiện thể chất, tinh thần tốt hơn, nhưng các con ở nội trú có ưu thế hơn là có nhiều thời gian hơn, gần trường hơn, có nhiều chương trình sinh hoạt tập thể hơn.
 Quản lý thời gian hiệu quả để sống khỏe, phân tích, nhận định, đánh giá, lựa chọn, đăng ký, đóng tiền tham dự (nếu có) các chương trình phù hợp với bản thân và phục vụ mục tiêu giữ vững học bổng trung học, tìm kiếm học bổng ĐH. Phải khôn ngoan trong lựa chọn, không để lỡ mất cơ hội bằng cách ghi nhớ, đăng ký sớm, đóng tiền… để được tham dự. Lưu ý rằng bất cứ 1 hoạt động tập thể nào cũng có lợi ích nhiều hơn mục đích của nó. Ngoài mục đích theo chủ đề nó còn là cơ hội giúp phát triển khả năng giao tiếp, năng cao nhận thức, tìm hiểu về kỹ năng lãnh đạo, diễn thuyết, thuyết trình, nghệ thuật trình bày dự án… 
 Chú ý học đều các môn. Khoa học tự nhiên quan trọng, nhưng để thành công trong cuộc sống phải chú trọng học tập khoa học xã hội. Một người khôn ngoan là người chú ý phát triển và học giỏi cả tự nhiên và xã hội, thường xuyên luyện tập thể thao để cơ thể khỏe mạnh.

2. Phương pháp giáo dục: 
- Việc chuyển tải kiến thức cho học sinh không chỉ là từ 1 lớp học, với 1 hệ thống sách giáo khoa, mà nó còn từ nhiều lớp học, nhiều nơi học. Chương trình chính được giáo viên chuyển tải tại lớp. Nhưng để có kiến thức sâu, rộng, học sinh phải tự nhận thức vấn đề, phát triển và mở rộng nó bằng cách tham dự nhiều chương trình liên quan, phải lên mạng, vào thư viện, vào phòng thí nghiệm, tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động nhóm để tích lũy, phát triển và tổng hợp kiến thức.
 Nhận thức rõ đâu là lớp học chính, đâu là hoạt động phụ trợ để trang bị và mở rộng kiến thức. Nên tham gia các chương trình, hội nghị, hội thảo, hoạt động tập thể liên quan đến kiến thức các môn đang học để tìm hiểu sâu rộng kiến thức. Không để lỡ mất cơ hội học tập, phát triển bằng cách ghi nhớ, đăng ký sớm, đóng tiền… để được tham dự.
- Việc học tập không có sẵn sách giáo khoa cũng như sách nâng cao cho học sinh, khiến cho học sinh không đánh giá khái quát trước được khối lượng kiến thức cần học, không có tài liệu sẵn, không xác định được độ sâu, rộng của kiến thức cần học.
 Tham khảo các anh chị đi trước về phạm vi, mức độ kiến thức từng môn học, mượn các bạn trường khác các tài liệu để tham khảo, lên thư viện đọc giáo trình hoặc sách giáo khoa của các khóa trước, cùng, trên mình để nắm được mức độ yêu cầu của môn học. 
- Phương pháp truyền tải kiến thức từ giáo viên xuống cho học sinh không giống VN, không đọc từng lời, không viết lên bảng cụ thể chi tiết, không chỉ tận nơi có kiến thức. Mà truyền tải kiến thức linh hoạt, học sinh tự lựa chọn cách tiếp nhận kiến thức sao cho phù hợp nhất với bản thân. Nó khiến cho học sinh tiếp cận chủ động, sáng tạo theo năng lực. Do đó việc giảng bài chỉ là cơ sở, cốt lõi chuyển tải kiến thức. Học sinh phải căn cứ vào đó để tự làm đầy và sâu kiến thức. Vì vậy 1 lời giảng, 1 gợi ý của giáo viên rất quan trọng, nó là cơ cở, là định hướng, là mũi tên chỉ đường lần tìm kiến thức. Đồng thời việc chuyển tải kiến thức, thông tin từ giáo viên đến phụ huynh không chỉ qua giảng trực tiếp trên lớp, mà còn qua mail, hoạt động ngoại khóa, trên KM, website của trường, thông báo qua điện thoại…

 Phải áp dụng phương pháp học mới để phù hợp với phương pháp giảng dạy: 

 Chuẩn bị tâm thế tốt nhất để nghe giảng: Đi học sớm (hôm trước không được thức khuya), ăn sáng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ngồi bàn đầu, không bỏ tiết.
 Chú ý lắng nghe lời giảng, căn dặn của thầy cô, đọc kỹ mail giáo viên gửi. 
 Ghi chép tỷ mỉ, chính xác và đầy đủ mọi lời giảng, dặn dò của giáo viên, không hiểu phải hỏi lại ngay tại lớp hoặc qua mail. 
 Phải nhận đầy đủ tài liệu do giáo viên phát. 
 Về nhà phải học lại bài giảng ngay trong ngày, phải học thuộc và chính xác các từ vựng, các định nghĩa, thuật ngữ, nguyên tắc… Từ nào trong bài giảng chưa hiểu phải bắt buộc làm rõ. Kiến thức nào chưa hiểu phải lần tìm từ cấp độ thấp hơn, tuyệt đối không bỏ qua những nội dung chưa hiểu, chưa biết.
 Áp dụng phương pháp học tập mới, phù hợp: Sử dụng sơ đồ tư duy, kỹ năng ghi nhớ siêu tốc, đọc nhanh… (theo cuốn tôi tài giỏi và bạn cũng thế).
 Lên mạng tìm tài liệu, tìm tài liệu qua thư viện, bạn bè. In ra các nội dung, kiến thức cần ghi nhớ. Lưu trữ có hệ thống
 Làm bài thật cẩn thận, viết to, rõ ràng, trình bày đủ bước, đủ ý, không làm tắt. Hoàn thành mọi bài tập đúng hạn, trước khi tới lớp.
 Muốn học giỏi tất cả các môn thì trước tiên tiếng Anh phải giỏi, do đó phải lợi dụng khả năng ghi nhớ tốt giai đoạn này để tích cực học tiếng Anh. Lập sổ học từ vựng. Làm thẻ từ, vào các trang web học viết essay, nghe trong CNN, BBC.
 Chăm chỉ, tích cực học tập, luôn nhớ nhân tài 1% do trí thông minh còn 99% nhờ cần cù chịu khó.

 Phải luyện tập các kỹ năng như 1 người trưởng thành:
 Hàng ngày thường xuyên check mail để nắm bắt thông tin từ giáo viên, bè bạn. Phải trả lời các mail nhận được, dù chỉ là thông báo đã nhận hay cảm ơn. Đặc biệt với các mail yêu cầu trả lời phải trả lời đúng hạn. Việc trả lời mail cũng là 1 tiêu chí đánh giá phẩm chất của 1 người.
 Phải thường xuyên lên mạng, vào KM, website của trường để nắm bắt thông tin, thu lượm kiến thức, đăng ký các chương trình và đóng tiền cho kịp thời hạn, không bỏ qua, làm mất cơ hội học tập, phát triển.
 Chọn chế độ điện thoại im lặng hay có âm thanh phù hợp quy định. Luôn mang theo điện thoại bên mình, trả lời kịp thời, gọi lại khi có cuộc gọi nhỡ, nhắn tin để báo lại đã nhận được thông báo.
 Thực hiện đúng các yêu cầu khi tham dự các chương trình vd đi xem hòa nhạc và nộp cuống vé về cho ai…
 Tích cực tham dự các hoạt động tập thể để phát triển kỹ năng giao tiếp. diễn thuyết… chú ý để ý cách giao tiếp của mọi người để học hỏi.
 Sống đẹp, có nghệ thuật, đúng các chuẩn mực đạo đức, không nên làm mất lòng ai.
 Biết kiềm chế ko làm những điều mình thích mà không có ích, mất thời gian.

3. Điều kiện giáo dục: 

Trường SINGAPORE rộng lớn, mặc dù cũ kỹ, nhưng có nhiều phòng chức năng, với thư viện lớn, phòng máy, phòng giành cho các hoạt động nghiên cứ khoa học và sinh hoạt ngoại khóa.

Con hãy tìm hiểu thật kỹ các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của trường, xem xét tính năng tác dụng, nội quy hoạt động, xem chúng phục vụ cho việc học tập, hoạt động ngoại khóa, như thế nào để tham gia cho mục tiêu học tập và sống của mình nhé.

Con trai yêu quý của mẹ, con là một người thông minh, hãy thông minh trong cách sống và học tập nhé, hãy tận dụng, phát huy mọi điều kiện và lợi thế của mình. Mẹ tin rằng con nhất định sẽ tìm hiểu và nắm được mọi vấn đề cuộc sống hiện nay, từng bước hòa nhập, phát huy điểm mạnh của mình, con sẽ không chỉ bằng mà sẽ vươn cao hơn các bạn. Ba và mẹ luôn hiểu con, nên mỗi thất bại hoặc vấp ngã của con trong hiện tại, ba và mẹ chỉ coi như là một bài học cuộc sống của con. Ba mẹ luôn ở bên con, luôn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ với con mọi vấn đề lo âu, khó khăn trong cuộc sống. Nếu như mẹ không biết cách chia sẻ với con, mẹ nhất định sẽ xem lại mình, sẽ luôn bên con và tìm cách giúp con. Ba mẹ tin rằng con biết rõ mọi giới hạn, đủ thông minh để vượt qua các khó khăn để khẳng định bản thân mình. Chăm chỉ, chịu khó rèn luyện và học tập con trai mẹ nhất định sẽ tài giỏi, nhất định sẽ thành công!!!
MẸ THỎ BƠ:
Để lớp 5 tham gia cuộc thi Olympic Tiếng Anh tiểu học có giải thì yêu cầu cho các năm học lớp 2,3,4,5 phải đạt trình độ như thế nào, và phải rèn luyện tốt những kỹ năng gì ? Chia sẻ kinh nghiệm của kỳ thi này. Đạt giải Volympic tiếng Anh có lợi gì khi vào cấp 2? Chị methobo.
Trả lời: Các mẹ lưu ý là lớp 5 sẽ có hai giải cho tiếng Anh: Là thi học sinh giỏi cấp quận và thi Olympic Tiếng Anh giành cho học sinh tiểu học do Languagelink phối hợp với Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội tổ chức (toán, tiếng Việt chỉ có giải cấp quận).
Để có thể có giải thì đương nhiên là phải học tốt rồi, còn trình độ thì khoảng hết Let’s Go 5 (mình cứ cho con học hết Let’s Go 6 và Let set go 6), rồi cho con học luyện theo chương trình thi Flyer. Sách này thì nhiều lắm (Chị Bích Bộp post nhiều link chia sẻ và hướng dẫn rồi). Các mẹ cứ yên tâm là học theo giáo trình luyện thi Flyer thì các con rất thích, chả mệt gì đâu, mà cũng rất nhanh. Nếu làm cả Ket nữa thì càng tốt, còn nếu không thì Flyer là ok vì thực ra đề thi vòng 1 khá dễ, những bạn cẩn thận sẽ có nhiều lợi thế và vì vậy mà điểm vào vòng 2 không cách biệt nhau lắm giữa bạn đầu bảng và cuối bảng (con mình chỉ vừa đủ điểm vào vòng 2). Do đó khi vào vòng 2 có thể coi như gần cùng một vạch xuất phát (mặc dù kết quả để xét giải là điểm vòng 1 + vòng 2). Ở vòng 2 là nghe nói, vì vậy lợi thế đương nhiên thuộc về các con trong topic này rồi. Kinh nghiệm thì con mình chia sẻ rồi: tự nhiên, thoải mái trả lời, trao đổi và nói chuyện với thầy. Con nào mà giao tiếp nhiều thì bình tĩnh, tự tin và giao tiếp nhiều thì các con sẽ được nghe nhiều giọng khác nhau, lúc đấy không bị nhầm (con mình cũng nghe nhầm một từ, phải hỏi lại thầy. Nếu không hiểu hoặc không chắc chắn cứ hỏi lại thầy).
Kinh nghiệm của mình là do kỳ thi này kết cấu và cách thi rất giống với thi Flyer nên các mẹ nếu hướng cho con thi giải này thì nên đăng ký cho con thi chứng chỉ Flyer của Cambridge. Lệ phí thi như năm con mình thi (2010) là 550.000 đ (nhưng vì con đã học theo 5 năm ở Mayschool nên con được miễn).
Nói chung nếu thi giải này thì không chuẩn bị gì nhiều vì các con có sẵn rồi.
Để tìm hiểu kỹ hơn giải này các mẹ xem thêm link này.
Cuộc thi olympic tiếng Anh tiểu học
Còn thi học sinh giỏi cấp quận thì phải học nhiều ngữ pháp và hình như “Khó hơn”.
* Đạt giải Olympic có lợi gì khi tuyển vào cấp 2: Có một điều là giải này hoành tráng hơn, khó hơn và công bằng hơn nhưng vào các trường cấp 2 thì lại có vẻ như quan tâm đến giải cấp quận nhiều hơn. Ví dụ theo thông báo năm trước của Nguyễn Trường Tộ là các bạn được giải nhất, nhì, ba cấp quận (toán, tiếng Việt, tiếng Anh) là đuợc tuyển thẳng mà không nói gì đến Olympic. Năm con mình thì hai mẹ con ra mục tiêu: kiếm giải cấp quận để vào thẳng Nguyễn Trường Tộ, thi Olympic để đánh giá xem mình ở đâu và mục tiêu chính là phấn đấu vào Am. Kết quả là con đạt giải nhì cấp quận nên yên tâm vào Nguyễn Trường Tộ. Mon men đến Trưng Vương và Ngô Sỹ Liên xem giải Olympic có được vào thẳng không (vì giải cấp quận không được, do khác quận) nhưng lúc đến trường xem thì chưa có quy định. Rồi khi biết tin con đỗ Am thì mình không tìm hiểu nữa. Nhưng mình biết là giải Olympic sẽ được một số trường ưu tiên tuyển thẳng, ví dụ như trường Chất lượng cao Cầu Giấy (trường này khá hay vì cơ sở vật chất mới, tốt, học sinh ít, chất lượng cao (thi tuyển và tuyển thẳng học sinh có các giải, năm ngoái tuyển thẳng từ học sinh đạt giải khuyến khích Olympic), học phí thấp, muốn tìm hiểu trường này kỹ hơn thì gặp mẹ Tomvaolop1 vì bạn Tom cũng được tuyển thẳng vào trường này vì đuợc giải khuyến khích).
CHỊ BÍCH BỘP
Về tiếng Anh thì nên ôn luyện những giáo trình gi? Nghe những đĩa nào bổ ich cho cấp tiểu học để luyện thi học sinh giỏi Tiếng anh. (Bích Bộp)
Luyện thi học sinh giỏi TA cấp tiểu học thì em không có nhiều kinh nghiệm, vì đề thi thật có bao giờ ra ngoài đâu (hay em không biết chỗ nó publish nhỉ) nên em chỉ nghe các bạn đi thi về kể rồi đoán biết thôi.
Câu hỏi của mẹ cháu làm em hơi sợ, k biết tloi` ra sao  . Khi nói ôn luyện thì tức là phải có 1 kỳ thi gì cụ thể chứ đúng không ạ, và giáo trình là cái dùng để học chứ sao lại dùng để ôn luyện  
Mẹ cháu ơi không nên thấy con người ta thi thố thì cũng hốt hoảng muốn con mình đi thi, mình phải biết về các kỳ thi nữa. Có những kỳ thi nghe rất kêu nhưng mà nội dung quá thường và cách tổ chức thì lôm nhôm, phong trào là chính, đi thi chả để làm gì. Hoặc có những kỳ thi như Cambridge thi về lấy chứng chỉ đó làm gì, có mục đích gì không mà tự nhiên muốn con phải “ôn luyện”? Bản thân mình phải rõ thì nói con mới nghe chứ, nói chung chung, mơ hồ thì “củ cải” sẽ không nghe, không "ôn luyện" seriously như ý bố mẹ muốn được.
Quay trở lại câu hỏi chính, hiện tại 1 số gtrinh` phổ biến là Family and Friends, super kids, way ahead, rồi trong trường TH hay dùng Phonics UK gì đó (tên dài em quên). Nói tóm lại giáo trình nào cũng rất rất hay, và có đầy đủ những thứ hỗ trợ con học. Con học theo giáo trình nào cũng được, quan trọng là người dậy phải trách nhiệm, cẩn thận thôi ạ.
Còn thi HSG TA thành phố thì em nghĩ các mẹ cho nghe khoảng KET cũng tạm ổn. Nhưng nếu được con có thể bứt phá lên đến PET (nhiều con đến lớp 5 đã làm được). Tập nói theo chủ đề. Tập viết theo chủ đề. Đọc thì em không rõ nhưng ôn theo quyển Ôn luyện thi vào chuyên Anh lớp 6 và bổ trợ nâng cao TA 6 em thấy có vẻ được. Ngoài ra con có thể luyện đọc thêm KET.
Tuy nhiên em vẫn xin nhắc đi nhắc lại là học và luyện thi hoàn toàn khác nhau. Và các mẹ nhớ cân nhắc xem con cần luyện thi làm gì đã, trước khi bảo con ngồi luyện.
6) Các mẹ có thể chia sẻ các trung tâm học văn hoá, Tiếng Anh và ngoại khóa hiện nay đang cho con theo học, ưu và nhược điểm của những trung tâm đó? (Bích Bộp)
Ủa sao em lại được giao câu này hả mehaicongchua ơi. Bích nhà em chỉ học ở TT Apollo thôi. Em thấy ưu điểm là thấy cô toàn “Tây”, chưa thấy thầy cô “ta” hay Ấn Độ, Phil nào dậy. Khi Bích vượt cấp lên học với mấy anh chị lớp 6 thì hình thôi không có trợ giảng ng VN nữa, và thầy cô thì có vẻ chất hơn trước (hồi còn học lớp bé).
Nhược điểm thì như em nói ở bài trước đấy. Đội ngũ GV thì “trừ BC ra còn lại cũng như nhau cả thôi”. Bài vở thì không được trực tiếp chấm mà thầy chỉ đọc key  Nhiều hôm học không hiệu quả. Nhiều khi thay GV không biết người nước nào hay như thế nào mà nói không ai nghe ra gì :O. Khâu tuyển sinh phân lớp có vẻ không chặt, bám theo độ tuổi là chính (?) khi trong lớp có những bạn chả hiểu gì toàn bắt bạn khác DỊCH cho nghe  
7) Với các cháu học từ 2 ngoại ngữ trở lên, ví dụ như Pháp - Anh thì nên ưu tiên ngôn ngữ nào trước, có cần làm gì để tránh trường hợp sau này bị loạn ngôn ngữ, hoặc học bị lẫn 2 thứ tiếng không ? (Bích Bộp)
Hơ… bản thân em cũng học 2 ngoại ngữ đây. Ngoại ngữ 2 đến 19 tuổi mới học :”>, đâm ra đến giờ vẫn dốt và chưa thấy loạn. Hehe.

Nói thế thôi chứ rất nhiều người biết 3 4 ngoại ngữ và đều master được những ngôn ngữ đó cả. Em nghĩ cứ có môi trường nhiều người dùng NN đó thì con sẽ phát triển rất nhanh. Mời các mẹ đọc thêm bài này tham khảo, hiện nhân vật chính trong bài đã làm giảng viên ĐH Postdam ở Đức :X. Chị ý rất xinh xắn, thành thạo tiếng Đức-Việt-Anh-Pháp. http://phuonghoa.edu.vn/viet-cho-con...-bao-cu-vng-nh
Còn có lưu ý gì không thì chỉ có 1 lưu ý em từng đọc được, đó là với những trẻ bố nói 1 thứ tiếng, mẹ nói 1 thứ tiếng thì ai nói với con cũng phải dùng đúng thứ tiếng của mình để con không nhầm lẫn và có phát âm đúng.
8) Chia sẻ cách kèm con học nghe, nói, ngữ pháp… Giới thiệu về kỳ thi Cambridge: các cấp độ tương đương lứa tuổi nào, có nên cho con học vượt không? (Chị Songlinh, Bích Bộp)
Thi Cambridge đã có nguyên 1 topic rồi nên thôi em không nói thêm nữa.
Học vượt tức là nhảy lớp ở trung tâm hay là con đang học mover mà cho con luyện thi flyer ạ? Quan điểm của em là cứ cho con học, tải được thì học tiếp mà không thì thôi, lùi lại. Nhưng mà học vượt cũng dễ đi kèm với việc không chắc. Học cứ tuần tự hết trình độ này sang trình độ khác thôi thì hơn. Có những bạn đang bì bõm với mover đã nghe được KET chẳng hạn, điều đó không nói lên rằng con có thể bỏ qua trình độ flyer. Học đến đâu chắc đến đấy là thích nhất ạ.
Còn sách học thì các mẹ có thể cho con học theo giáo trình có sẵn kiểu Let’s go, Family and Friends hay gì cũng được. Luyện skill thì có bộ skills builder cũng chính là sách luyện thi Cambridge. Còn cụ thể hơn nữa muốn luyện kỹ từng skill một, thì nên để sau khi con xong Flyer, có thể vào luyện TOEFL ở bước basic luôn rất hay, bạn nào học được sẽ rất hứng thú. Cái này em học được sau khi đọc blog của menoitro (blog đã đóng như theo em nhớ thì con giai mẹ ấy hết lớp 6 vào học TOEFL luôn và bạn ý cực kỳ thích những kiến thức trong đó đâm ra k phải giục nhiều). Em cũng thử bắt chước với 1 bạn khác hết Flyer cho vào TOEFL luôn thì cũng thích lắm. Có điều nghe TOEFL là khó, nên phải dụ dỗ con từ từ, ngay từ đầu con shocked quá thì từ sau bị rào cản vô hình cứ nghĩ mình không học được.
Sách bắt đầu luyện TOEFL em thấy đều hay cả. Các mẹ vào hiệu sách cứ nhè quyển nào ghi beginning với basic thì cầm lên xem thử có phù hợp với con không thôi.
MẸ TOMVAOLOP1:
Sau "Hội nghị", đọc những cảm nhận và tình cảm của các chị em mình thấy rất vui, chân thành cảm ơn mọi người một lần nữa, tuy nhiên, có thể vì tâm trạng "quá khích", nên một số em đã hơi "quá lời" với các chị chăng  , vô cùng cảm ơn các em, nhưng thực sự mình thấy mình cũng rất bình thường, chẳng qua vì con lớn hơn nên mình đi trước các bạn một bước thôi, trong khi "đi trước", mình học trước, cảm nhận trước, rút kinh nghiệm trước và khi các em/ các bạn đi sau cần thì mình chia sẻ cái cảm nhận đấy thôi, không có gì to tát như các em nghĩ đâu, thật đấy, rồi cũng đến lúc các em lại "gom" và lại chia sẻ với các bạn đi sau mình ... đấy, chúng mình giúp đỡ lẫn nhau theo cách đó, mình cũng vẫn đang phải học tiếp đây vì con trai bé đã "đâu vào đâu" đâu, đừng "nặng lời" với các chị nữa nhé  .

Hôm trước có một số mẹ cũng quan tâm đến cái cách mà con gái mình đã chọn, hôm nay mình cũng mạo muội chia sẻ ở đây một bài viết nhỏ mà mình đã viết và gửi cho các bạn bè của mình vào những ngày đầu tiên con xa nhà, để mọi người hình dung sơ bộ về một con đường, một cách lựa chọn. Mình xin nói lại là: mình là một fan của du học Mỹ nhưng không phải "fan cuồng"  , GLVH là một cách mà mình chọn chứ không khuyến cáo mọi người nên chọn, hãy tìm hiểu nhiều cách và cùng con chọn cái cách mà phù hợp với con nhất, phù hợp với gia đình mình nhất. Chúc các bố mẹ và các con đều thành công với cách lựa chọn của mình!

------------------------------------------
Cuộc sống mới của con. 

Thế là con đã bắt đầu cuộc sống mới! Một số cô bác và hơn nữa có một số em cũng đang muốn biết cuộc sống mới của con ra sao nên mẹ cháu tranh thủ viết một đôi điều, cũng là một công đôi việc: vừa để mọi người biết thêm về những ngày đầu cháu đến Mỹ và cũng hy vọng thêm được chút thông tin cho các em bé hơn muốn thực hiện hành trình nào đó giống giống như chị vậy. 

Hiện nay con đang sống ở nhà host tại A., cách thành phố S., bang W. 30’ ô tô. Người dân ở đây có mức sống tương đối tốt, chủ yếu làm việc cho hãng máy bay Boeing và Microsoft. Nhà host của cháu là 2 ông bà không con, đều làm business. Host dad là Sales Manager cho một công ty đã 18 năm (bằng tuổi mẹ), host mum tự điều hành một công ty chuyển phát nhanh nho nhỏ. Hai ông bà đã chào đón con trong sự thân thiện, nhiệt tình. Con được gia đình dành cho 2 phòng: 1 phòng ngủ, 1 phòng học (+ 1 nhà tắm riêng- cái này con rất thích :-)). Nhà rộng, vườn rộng, trồng nhiều hoa, gia đình các em trai, em gái cũng sống ở gần đó nên cả gia đình cũng rất hay tụ tập ăn uống, đi chơi v.v. Tất cả mọi người đều quan tâm đến con, chuyện trò nhiều và cởi mở, có mấy em tuổi từ 9 đến 13 hay qua lại chơi nên gia đình tuy không con nhưng cũng rất ấm áp, host mum còn chuẩn bị cả các bạn hàng xóm cho con nữa, có 3 bạn học cùng trường nên con cũng khá thuận lợi trong những ngày đầu bỡ ngỡ. Host mum là người sống có văn hóa, chu đáo, cẩn thận, mặc dù đi làm bận rộn nhưng rất chăm chỉ việc nhà, làm vườn, chăm sóc cây cối, thích làm đồ ăn, tự tay làm nhiều thứ: các loại mứt, các loại rau quả muối, các loại thực phẩm ăn quanh năm v.v... là gia đình sống phong lưu nhưng biết tính toán hợp lý, mong cho con học được nhiều điểm tốt từ gia đình host. (cả nhà host đều sống rất hài hước, hay đùa cười, trêu nhau v.v.). 

Nghỉ vài ngày tương đối thoải mái, hôm 7.9 (trước ngày khai giảng 1 hôm), cả 2 ông bà xin nghỉ nửa ngày để đưa con đến trường nhập học, thầy cô nhiệt tình, bạn student president cũng làm guide đưa con đi thăm trường rộng mênh mông. Con đã đi học buổi đầu tiên vào hôm nay, con nghe hiểu và giao tiếp tương đối thoải mái, chắc khi vào học cũng có những khó khăn hơn nhưng ở đây xem ra thầy cô và bạn bè sẵn sàng giúp đỡ nên cũng yên tâm. Trường có vẻ cũng có phong trào học hành, chuẩn bị cho đại học v.v, bạn president đã kịp tâm sự là mong muốn vào Standford :-) 

Những ngày vừa qua cả nhà sống trong ngơ ngẩn, mặc dù đã chuẩn bị cho ngày này hàng năm về trước, thì lúc xa con cũng vẫn vậy mà thôi...., mạnh mẽ như bố mà đêm đó cũng gần như thức trắng, Tôm thì nhớ chị ngơ ngẩn cả người... Chị đi học xa thì Tôm là người thiệt thòi nhất vì Tôm được ảnh hưởng ở chị rất nhiều....Mẹ cháu vẫn phải nhìn những tấm gương của những người đi trước.... để trấn an mình... thôi thì cố gắng vì tương lai của các con! 

Thời gian cũng trôi thật nhanh, điểm qua lại một chút về 1 năm chuẩn bị của con: 

- Trước tháng 8.09: tìm hiểu về GLVH, làm quen với bà trưởng vùng của con bây giờ (qua một cháu con anh chị người quen đã ở đó) 
- Tháng 8.09: bắt đầu làm việc với AEG (cô H.): chính là đại diện của học bổng ASSIST; con thi SLEP, bắt đầu chuẩn bị hồ sơ (bắt đầu bằng việc bố đi xin giấy tiêm chủng ở BS H- Hàng Bài) 
- Tháng 9-trước Noel 09: 2 mẹ con chuẩn bị hồ sơ, viết thư cho gia đình host, con tự tay viết theo cách của con (student to host), mẹ tự viết theo cách của mẹ (parent to host).
- Tháng 11-12.09: giữ liên lạc với bà trưởng vùng 
- Tháng 2.10: Cô H. từ Mỹ về, nói đã gửi hồ sơ của cháu (chương trình đó có tên gọi Peace Program), đang chờ process. 
- Tháng 3.10: Bà trưởng vùng có nói đã chọn được gia đình “ưng ý”, tuy nhiên còn mất khoảng 2 tháng để Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ process, check mọi thứ liên quan. 
- Tháng 4.10: Cô H. báo đã có DS-2019 (form này rất quan trọng để làm visa J-1, thể hiện Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã chấp thuận cho học sinh này vào Mỹ)- (kiểu như I-20 cho visa F1) 
- Tháng 5.10: chính thức nhận được thông tin về host, đọc tờ Host information mà thấy mừng vì cảm thấy nhà host vui vẻ, giống nhà mình :-) 
- Tháng 6.10: chuẩn bị hồ sơ làm visa 
- Tháng 7.10: làm visa, đi nghỉ hè 
- Tháng 8.10: chuẩn bị hành lý, chia tay mọi người 
- 3.9.10: con lên đường.... 

Đấy, 1 năm trôi đi nhanh vậy đấy, sơ sơ thế để mọi người hình dung qui trình chuẩn bị. 

Nước Mỹ không phải nơi duy nhất để đến, GLVH càng không phải là lựa chọn số 1. Cái chính là cần tìm hiểu thật kỹ cái mình chọn, nơi mình đi, chắc mọi người đã đọc rất nhiều về những điều rủi ro mà chương trình có thể mang lại, đừng sợ, nên biết tất cả mọi điều hay dở, hay để mình nhân lên, dở để cố gắng tìm cách giảm thiểu nó. Nghe thì lý thuyết quá mà đúng vậy đó. Điểm mạnh của GLVH lại chính là cái “bất lợi” cho các cháu học sinh VN mình, vì Giao lưu VH là đi chơi nhiều, là trao đổi văn hóa, nhưng các con mình còn phải lo học và apply vào đại học, đảm đương được cùng một lúc 2 mục đích này xem ra con mình còn nhiều vất vả: ngay cuối tuần này cả gia đình host nhà cháu đã lên chương trình đi cắm trại mấy ngày trên xe chuyên để đi cắm trại Recreational Vehicle (RV) (Nhà này đã mua hẳn một cái để sẵn ở vườn nhà chỉ để đi camping), rồi sang tháng 10 cả gia đình sẽ đi chơi bang A. những 5 ngày v.v. Nghe chương trình họ lên cho mình, con vẫn cười tươi "so happy" nhưng trong lòng cũng không khỏi lo lắng... đấy, “hay và dở” ở ngay những cái như vậy đó, có điều mọi cái đã được tìm hiểu trước, biết trước, nên chỉ còn khắc phục thôi. Quá hiểu mẹ sẽ nghĩ gì nên con “trấn an” ngay mẹ là “mẹ yên tâm, con tan học vào lúc 2.30 chiều, từ 3h đến 7h sẽ là giờ vàng của con đấy :-) 

Con không phải là học sinh xuất sắc, chỉ nhàng nhàng ở mức “vừa đủ”, được cái biết vâng lời bố mẹ và chịu ảnh hưởng từ văn hóa và giáo dục của gia đình, luôn có nhiều bạn nói chung và nhiều cả bạn thân nữa, nói chung con được mọi người yêu quí và tin tưởng! Những ngày đầu con xa nhà, cả nhà mình, bạn bè bố mẹ, bạn bè con, các cô bác và các em nữa, mọi người dõi theo con... bố mẹ cảm thấy được động viên rất nhiều ...
MẸ BAKU:
Vẫn là cảm xúc sau khi đi off, sau những ngất ngây, cảm xúc dâng trào thì em quyết định setting goal và mạo muội gửi lên diễn đàn để các bác giúp gia đình em cũng như các mem khác review. Đáp ứng yêu cầu của bác Laida là làm cái gì cũng phải bắt đầu từ SMART OBJECTIVES nên em gửi goal lên trước, nếu các bác duỵet, em sẽ gửi cả Action Plan để đạt được goal đó lên. Như vậy, mới không phụ lòng các bác đã chia sẻ. Vậy em tha thiết mời các bác đã lên ghế nóng hoặc chưa lên ghế nóng vào giúp em và các gia đình trẻ khác review lại mục tiêu xem thế này đã SMART chưa. Cảm ơn các bác rất nhiều
MỤC TIÊU lớn (strategic goal) : Chuẩn bị đủ kiến thức, kỹ năng, và thái độ sống, để có thể tự tin bước chân lên tàu đi tị nạn giáo dục từ 15 tuổi ( trở đi )
Mục tiêu chia nhỏ theo lộ trình:
Mục tiêu của tiểu học là : 

o Hết lớp 2: Yêu thích việc học, tự giác học tập 
o Thích đọc truyện ( tiếng việt) để cảm thụ văn học, nuôi lớn đời sống tâm hồn
o Sở hữu vốn từ tiếng anh tốt, nghe và nói được các topic theo độ tuổi, không quan tâm nhiều ngữ pháp, chính là tình huống sử dụng từ, có thể học vẹt, học thuộc long OK. Lý tưởng nhất là học theo giáo trình tiếng của các nước ( Sing, Malay) hoặc theo chương trình Cambridges
o Làm quen với việc làm toán bằng Tiếng anh, và học cách tư duy bằng cách thi IQ
o Có những người bạn tốt ( để tham gia các hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, tiếng anh, hát, nhảy, chơi có mục đích vào mùa hè, làm từ thiện và cạnh tranh cùng phát triển
o Sở hữu tài lẻ để có thể tham gia cùng các bạn nên có khoảng 3 kỹ năng, 1 thể thao (bơi), 1 performance ( đàn), 1 visual( gấp, vẽ, nặn) hoặc 1 kỹ năng nhưng giỏi.
o Có thói quen sinh hoạt định kỳ theo tuần, theo tháng với các clb bên ngoài lớp học của mình để không bị phụ thuộc vào một môi trường
o Cuối cấp có thể thi AEIS của Sing nếu có khả năng để đi SEC 1

Mục tiêu của trung học là :
- Tiếp tục hoàn thiện những mục tiêu ở tiểu học
- Giả định đã vào được trường tốt như Ams, GV, TT...
- Tiếng anh giờ tập trung vào việc luyện thi IELTS, Toelf
- Luôn nỗ lực để đạt được kết quả GIỎI và phải THỰC SỰ GIỎI những môn khoa học cơ bản : TOÁN và LÝ ( Hóa, Sinh) thì đáp ứng các mục tiêu ngành nghề đặc thù ( sau này không bổ ngang thì bổ dọc, vì đấy là nền tảng của tư duy), còn lại những môn khác, bố mẹ làm thế nào tiết kiệm . Tất nhiên hiểu biết xã hội thì về lịch sửthơi gian cho con thì làm  địa lý , khoa học, sinh học thì có, nhưng hiểu theo kiểu ( 10 điểm địa nhưng không biết xem la bàn thì bỏ qua, học qua các chuyến đi du lịch thám hiểm tự tổ chức).
- Nếu có thể thành thạo các môn khoa học trên bằng English (Hexagon ) hoặc French (Billingual), việc này cũng hơi mất thời gian nhưng quả thật học khoa học bằng tiếng nước ngoài là học cách tư duy , còn về bản thân công thức và kiến thức thì học bằng TV luôn là nhiều hơn, nhưng thực tế lại không bằng. Nếu ở lứa tuổi này mà các phụ huynh network được với nhau để các con luôn được học ( Hóa, Lý, Sinh,) trong LAB và hiểu được tính ứng dụng thực tiễn của toán học là perfects.
- Tăng cường các hoạt động community, 
Nền tảng : Học tiểu học và PTTH tại các trường tốt ở VN ( trường tốt được hiểu là có bạn tốt, thầy tốt nếu không thì phải tham gia các câu lạc bộ bạn tốt, thầy tốt, chi phí cho tiểu học nên vừa phải, tốt nhất là bố mẹ tự kèm cặp để hiểu con mà định hướng cho đúng,).

TÓM TẮT NỘI DUNG BUỔI OFF CỦA CÁC EM DU HỌC SINH:
Nhà mình thân mến!

ĐỂ GỬI TỚI ĐƯỢC NHIỀU HƠN CÁC MẸ, CÁC CON; TẤT CẢ NỘI DUNG CÁC CHÁU CHUẨN BỊ CHO HT, MẸ CÚN KHÔNG GỬI QUA MAIL CHO MỌI NGƯỜI NỮA MÀ SẼ POST LÊN ĐÂY VÀO CÁC THỜI ĐIỂM THÍCH HỢP. NHÀ MÌNH THEO DÕI VÀ LẤY NỘI DUNG TRÊN TOPIC LUÔN NHÉ.

Chờ đợi 1 thời gian, không thấy ai có ý kiến thêm về những thu lượm được tại HT. Hôm nay mẹ cháu post phần chuẩn bị cho HT của cháu HN nhé (có bổ sung thêm mail cháu gửi thêm sau HT cho mẹ Cún)

1. Kinh nghiệm học tập: 
- học những môn mình say mê, đó trở thành động lực để vượt qua khó khăn
- Chấp nhận thách thức và nỗ lực vượt qua
- Tận dụng các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài (gia đình, thầy cô, bạn bè)
- Không ngại, xấu hổ, mạnh dạn đón nhận cơ hội

2. Kinh nghiệm apply:
a. UWC: đam mê, chuẩn bị từ sớm
b. USA: chuẩn bị từ sớm, tìm hiểu về các trường kĩ lưỡng, tham gia các kì thi chuẩn hóa (SAT, TOEFL....), hỏi kinh nghiệm từ các anh chị đi trước. Đọc sách, suy nghĩ về bản thân, và tập viết luận từ sớm để có ý tưởng và thời gian trau dồi

3. Kinh nghiệm hòa đồng:
Trong môi trường quốc tế, cố gắng cởi mở, chia sẻ bản sắc văn hóa của riêng mình, chấp nhận sự khác biệt, học hỏi cái mới nhưng vẫn giữ và duy trì tính cá nhân. Không ngại hỏi, nhận sai và sửa chữa. Tìm một vài người bạn thân tin tưởng làm điểm tựa những lúc khó khăn. Hòa đồng. 

Trả lời câu hỏi:

1. Cháu chia sẻ giúp quá trình chuẩn bị cho các bài thi chuẩn hóa như thế nào ? e.g. thời gian bắt đầu ôn, học ôn ở đâu, làm bài thi ở Sing hay ở Việt Nam, cháu đã manage việc này như thế nào trong khi khối lượng bài vở/ngoại khóa ở Sing rất lớn? cháu có thi SAT 2 không?...

Chúng ta nên tìm hiểu về các kì thi này khoảng 1 năm trước khi apply và lên lịch thi phù hợp. Chuẩn hóa gồm SAT I, II, và nhiều trường yêu cầu cả TOEFL. Cháu học ở Sing nên thi ở Sing. Tự học là chủ yếu. Có nhiều bạn có điều kiện học trước ở VN có thể học SAT cô Hoa. 
Mỗi cá nhân nên thu xếp công việc học tập và hoạt động ngoại khóa để có thời gian học SAT. Cháu học IB, và UWC, nên SAT không phải là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình đại học, nên ở trường cháu tập trung học tốt IB hơn là luyện thi SAT điểm cao. 

2. Cháu chia sẻ giúp quá trình chuẩn bị các bài essays như thế nào (thời gian cháu có ý tưởng, bắt tay vào viết đi đến final version). Bài luận cho các trường khác nhau thì cháu có sự điều chỉnh nhiều không?

Các bài essay nên viết sớm, để mình có ý tưởng nên viết thế nào, và cách viết. Viết essay cũng là cách học và hiểu về bản thân. Rất khó để biêts viết thế nào cho đúng, cho hay, nhưng cá nhân cháu viết bài đúng với con người mình. Vì từ bài luận, trường sẽ xem mình có hợp với môi trường trường đó không, để quyết định "accept" hay "reject". Có nhiều người theo phương pháp học về đặc điểm của trương đó, rồi viết bài luận của mình phù hợp với chuẩn mực và tiêu chí của trường. Việc này mang tính cá nhân và lựa chọn của mỗi người.
Cháu viết essay nhiều, viết đi viét lại, sửa đi sửa lại, khoảng 30 lần (bao gồm những chỉnh sủa vụn về ngữ p;háp, cấu trúc, hay những chỉnh sửa lớn hơn vè nd)

3. Được biết cháu đã apply thành công một số trường ĐH ở Mỹ và quyết định chọn trường ... Theo cháu thì yếu tố cơ bản nào giúp cháu thành công trong việc apply? Ngoài ra, cháu có thể chia sẻ giúp quá trình chọn & tìm hiểu trường như thế nào được không? (e.g. cháu có thông qua network với các sinh viên đang học hay chỉ qua mạng của trường, cháu có apply Early Decision không, điều gì khiến cháu chọn trường …)

Việc apply thành công hay không là rất khó nói, cháu cũng may mắn được vào một số trường. Kết quả học tập, thành tích ngoại khóa, và là học sinh UWC cũng giúp đỡ cháu nhiều. Quá trịnh chọn trường của cháu là được sự giúp đỡ tư vấn của counselor ở trường bên Sing. Cháu nghĩ cháu chọn chưa kĩ lắm, và không để ý nhiều đến các yếu tố thời tiết, địa điểm, độ cạnh tranh..mà sau này nhân ra là nó cũng rất quan trọng
Cháu chọn … cũng do động viên của giáo viên, hoc sinh, và gặp gỡ cựu học sinh của trường. Họ đếu là những phụ nữ thành công, và đều thừa nhận trường .. có tiếng tăm trong cộng đồng Mỹ và Quốc Tế, mạng lưới hoạt động mạnh, giúp rất nhiều cho việc xin việc sau khi tốt nghiệp. Hơn nữa, cháu cũng thấy trường hợp với cá tính của mình, và cơ hội thì rất nhiều .... 

4. Theo chia sẻ của một số phụ huynh, một số em khi học phổ thông TH ở Sing đã không thuận lợi khi xin recommendation của giáo viên cho bộ hồ sơ apply DH (i.e. các giáo viên gửi recommendation chậm, không hào hứng khi các em apply ra ngoài Sing, etc.). Quan điểm của cháu về vấn đề này thế nào? Cháu có thể chia sẻ kinh nghiệm xin recommendation của các giáo viên như thế nào? 

Ở trường cháu, học sinh xin recommendation sớm, tầm cuối năm học lớp 11. Giáo viên cũng đc counselors hướng dẫn và chỉnh sửa bài recommendation, nên việc này cháu không có kinh nghiệm.
Hồi trước khi apply học bỏng UWC, cháu xin recommendation của người trực tiếp giảng dạy, và hiểu mình, như vậy họ có nhiều điều thật để nói hơn. 

5. Được biết thành tích ngoại khóa của cháu rất ấn tượng. Do đâu cháu biết về những tổ chức/sự kiện này? Khi lựa chon các hoạt động ngoại khóa, tiêu chí của cháu là gì? Cháu manage thời gian cho ngoại khóa như thế nào (e.g. cháu có bao giờ đi hội thảo/hoạt động ngoại khóa mà phải bỏ học chính khóa khi đang ở Singapore không?)

Trường UWC của cháu có rất nhiều hoạt động, và cơ hội rất mở. Chỉ cần mình có đam mê, apply, thì chắc chắn sẽ đc nhận cơ hội tham gia. Cháu không có tiêu chí chọn lựangoại khóa. Nó là niềm đam mê, và khi đam mê và yêu thích, thì ta có thể vượt qua khó khăn về mặt thời gian eo hẹp, hay những thách thức khác, để có thể làm tốt hoạt động, và cân bằng việc học. 

6. Thông thường, các em VN sau khi học Secondary School ở Sing thì muốn apply vào Junior College (JC) hàng đầu ở Sing vì điều này sẽ rất thuận lợi khi vào các trường ĐH ở Sing. Trong khi đó nếu học ở JC thứ hạng vừa phải có khi là GPA sẽ dễ dàng hơn. Theo cháu nếu có ý định apply HB ĐH Mỹ thì có nên cố gắng vào JC hàng đầu ở Sing không?

Cháu không học hệ thống local ở Sing, nên không hề có kinh nghiệm trong việc này. Nhưng lẽ thường tình thì nếu vào được các trường JC hàng đầu, thì cũng sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc apply, nhưng cũng nên biết rằng tỉ lệ chọi cũng sẽ cao hơn, vì các bạn học sinh khác trong JC cũng rất giỏi. Và khi các trường đại học Mỹ chọn hs, thì họ sẽ chọn người hợp, và cũng sẽ giới hạn chọn một số hs từ một trường nhất đinh

7. Với các em đang học TH ở Singapore, rất vất vả với khối lượng bài học & chương trình ngoại khóa, cháu có thêm lời khuyên gì cho các em để có thể lấy được HB/FA ĐH Mỹ? 

HB/FA là một trong những trở ngại để hs được accepted vào các trường ĐH Mỹ. Cháu may mắn vì có học bổng do là học sinh UWC. ở Mỹ cũng tùy trường, có trường thì vấn đề Financial Aid rất quan trọng, một số trường quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và cá tính hs....Dù apply từ VN, hay Sing, thì với một International student, việc được nhận đã khó hơn và cạnh tranh hơn rất nhiều so với học sinh Mỹ, và cạnh tranh để được HB/FA thì lại càng khó hơn. Nên ta cần có chiến lược phù hợp, không nên chỉ apply và trông chờ vào những trường "popular" hay nổi tiếng, vì họ cũng ko thể nhận và cho hết học sinh.

8. Cháu thấy cháu có lợi thế và bất lợi gì khi apply ĐH Mỹ từ Singapore? 

Cháu học ở Singapore, nhưng trường cháu là UWC, nên cháu cũng không rõ và có cái nhìn toàn diện về việc apply từ Singapore. Tuy nhiên, cháu hiểu là môi trường Sing rất cạnh tranh, với local students, và cả với bạn bè Việt Nam du học ở Sing. 

9. Có được học bổng UWC là một thành tích rất đáng nể, vậy cháu có thể nói rõ thêm về đam mê đối với ngôi trường này khởi đầu thế nào và bao nhiêu tuổi thì cháu đặt quyết tâm để biến ước mơ thành sự thật

15 tuổi cháu biết về UWC qua giới thiệu của một người bạn, đc biết về trường này, thấy hợp với mình,với những gì mình theo đuổi: như tìm hiểu về các nên văn hóa, trao đổi sự khác biệt.....cháu dành 1 năm đọc, và tìm hiểu về học bổng UWC, rồi apply. Cái này phần nhiều cũng là may mắn, vì thực sự các bạn apply đều rất giỏi. 

10. Nếu nhìn lại con đường đã qua của cháu (rất đáng ngưỡng mộ), nếu được phép làm lại, có điều gì cháu sẽ làm khác đi? Cháu có lời khuyên gì cho các phụ huynh, các em nhỏ tuổi, thậm chí là tiểu học?

Cháu quan niệm rằng ta luôn có cùng quyết định vào thời điểm đó, trong hoàn cảnh đó, nên cũng không có gì đáng để hối tiếc hay làm lại. Lời khuyên duy nhất của cháu (không chỉ giới hạn trong việc du học) là hãy luôn luôn học hỏi, không ngừng phản tư và học về các giá trị của bản thân. Học ở trường nào về căn bản cũng không khác nhau quá nhiều, nó chỉ là một đoạn trong cuộc đời của mình. Chỉ cần các em đã quyết tâm, và làm hết mình, thì khôgn có gì đáng buồn, đáng trách, hay đáng thất vọng
Chau cung xin noi that long la chau hoc o Sing, nhung vi truong cua chau co mot tru so o Sing thoi a, con he thong cua chau hoc hoan toan khac voi cac anh/chi/ban/em du hoc tai Sing (Truong UWC co mat tai 13 nuoc tren the gioi, mang muc dich dua giao duc vao de ung ho hoa binh giua cac quoc gia, ton giao, van hoa). Vay nen thanh thuc la chau khong co kinh nghiem. Con nhung cau tra loi cua chau chi la mang tinh tham khao ban be minh (nguoi cung di hoc Sing), hay cai nhin rat ca nhan cua chau thoi.
______________

1. 1. Con gái đi du học Sing từ cấp 3 có sớm quá không? 

Theo chau thi tuy vao viec minh dinh nghia tu "som" nhu the nao. Di hoc xa thi co rat nhieu kho khan doi hoi du hoc sinh co ban linh va su tu lap, nhung cung vi the ma du hoc sinh duoc ren luyen va chuan bi tot cho cuoc song tu lap. Neu gia dinh cam thay con em minh da co tu tin, co kha nang song doc lap, ban linh, thi viec cho du hoc la rat nen. Tuoi tac khong phai la yeu to quyet dinh viec di hay khong, ma la ca tinh va con nguoi co thich hop hay khong. 

2. 2. Nếu được đi du học từ cấp 3 ở Sing thì khi xin học bổng du học đại học Mỹ có khó khăn hơn các bạn từ Việt Nam không ? Khó khăn như thế nào?

Apply tu Sing hay tu VN deu co nhung loi the va kho khan rat khac nhau. Vi du nhu apply tu Sing thi co chuong trinh giao duc dc cong nhan (A*star), von tieng Anh dc trau doi tot, quen voi moi truong va sinh hoat doc lap, trai nghiem van hoa va giao duc khac......NHung di nhien apply tu Sing thi minh se duoc xep vao nhom' cua cac ca nhan rat gioi va xuat sac khac', thi canh trnah cung rat cao. Va hoc cung truong voi hoc sinh ban dia, thi ho cung rat canh tranh......

Vay nen viec noi co kho khan hon hay khong cung rat kho. Va ban than chau, hay ca counselors o truong chau, hay ca alumni...deu khong that su biet nhom' tuyen sinh cua truong dai hoc chon hoc sinh dua vao tieu chi gi...nhin chung thi nguoi chau A apply co su canh tranh rat lon, nen doi khi viec duoc hay khong no phu htuoc nhieu vao may man, va tieu chi rieng cua truong dai hoc. Ket qua apply mot phan nhung khong phai tat ca, va rat phien dien, phan anh thuc luc va kha nang cua thi sinh. Vay nen phu huynh va gia dinh khong nen qua lo lang va bi am anh boi danh tieng, hay ket qua apply dai hoc My. 

_____________
1) Xác định ước mơ về du học từ thời điểm nào (cấp 1, 2, 3?).

Câu này thì cháu và các khách mời đã trả lời trong hội thảo. Cái này tương đối tùy, cháu thì có ước mơ du học từ cấp 2, nhưng mà để bắt tay vào thực hiện nó thì là cấp 3. 

2) Nền tảng quan trọng nhất để chuẩn bị cho du học là gì: ngoại ngữ, học lực các môn toán. Lý, hóa... và nên chuẩn bị từ thời điểm nào là tốt nhất? Nếu lên cấp 2 mới bắt đầu chuẩn bị cho du học cấp 3 thì thời gian có đủ để chuẩn bị?

Ngoại ngữ cũng rất quan trọng cho việc du học vì nó giúp học sinh tự tin hơn, và hòa đồng trong môi trường học tập mới nhanh hơn. Nhưng để bảo là yếu tố sống còn quyết định thì không. Cháu thiết nghĩ yếu tố quan trọng là sự quyết tâm và đam mê của các em. Nếu học sinh thực sự quyết tâm du học, thì chắc chắn sẽ vượt qua đc những khó khăn để tìm đc đường đi. Và khi nào các e thực sự quyết tâm, thì lúc đó là thời điểm tốt nhất để chuẩn bị, và sự chuẩn bị lúc này mới có hiệu quả. Tuy nhiên, các gia đình có điều kiện vẫn hoàn toàn nên chuẩn bị cho con em từ trc về ngoại ngữ, tư tưởng, để khơi dậy sự ham thích và lòng quyết tâm của các em. Khái niệm "đủ" của cháu nó tương đối rộng, nên rất khó để tìm đc một cái gần nhất để trả lời là "đủ" hay không. Khả năng của mỗi người rất lớn, và ta không nên dùng phạm trù thời gian để quyết định nên hay không, từ bỏ hay đi tiếp. Mỗi người cần tự có quyết định riêng. 


3) Nên bắt đầu ôn luyện để thi các chứng chỉ từ thời điểm nào là tốt nhất, các trung tâm nào nên học, tài liệu nào nên dùng? Với ngoại ngữ, ngoài việc điểm thi cao thì yếu tố nào về thực lực bản thân sẽ đóng vao trò quan trọng cho việc apply hồ sơ và du học (speaking, listening, writing or reading) Bạn có thể xếp mức độ ưu tiên cho từng loại (1,2,3,4) ?

Nên bắt đầu càng sớm càng tốt, để các em có tâm thế sẵn sàng và kinh nghiệm. Việc chuẩn bị này đòi hỏi sự nghiêm túc, nếu không rất lãng phí. Ở Việt Nam (HN nói riêng) có một số trung tâm hs hay học. Thực tình là cái này tùy học sinh mà chất lượng và thành quả thu đc có tốt không. Cái chính là học sinh nên tự học, việc đi học chỉ là tạo sự quyết tâm ganh đua với bạn bè, còn vì mỗi người một cách học và tiếp thu khác nhau, nên tự học là hiệu quả nhật. VIết đóng vai trò quan trọng trong apply, đặc biệt là apply Mỹ vì học đọc essays để đánh giá mình. Nhưng viết hay thì lại dựa nhiều vào đọc, và tâm hồn, nên đọc nói chung để mở rộng tâm hồn và học cách viết cũng là điều quan trọng. 

4) Để du học có nhất thiết phải học trường chuyên, trường điểm? Nếu vừa học chuyên lại vừa tìm kiếm học bổng, ôn luyện các chứng chỉ, giải pháp nào giúp bạn không bị stress, cân đối thời gian học hành..?

Không nhất thiết. Nhưng học trường chuyên, trường điểm thì có cái tiếng, các trường nước ngoài thường nhìn vào học sinh học trường họ (thường là hs từ các trường chuyên, điểm, như Ams...) nên cái nhìn cũng có phần ưu ái hơn. Bên cạnh đó, hs chuyên vốn có tư chất (ít nhiều), lại được rèn luyện ganh đua cạnh tranh (do thi đội tuyển, thi chuyên...) nên vốn có sự quyết tâm và ganh đua cao. Nếu mình chịu đc môi trường vốn đã áp lực như vậy, thì cũng sẽ tự quyết tâm mà ganh đua với các bạn. Đồng thời, ở bên cạnh họ, mình cũng biết thêm được về các cơ hội du học, vì bạn bè mình cũng tìm hiểu như vậy. 
Cháu chưa bao giờ không bị áp lực trong học tập, phần vì sự mong đợi và tin tưởng của thầy cô rất lớn. Nên cháu nhìn vào các môn mình thích, tạo đà và niềm hứng khởi trong học tập. Đôi khi cũng phải dằn lòng kìm cái sự "tham" của mình, để mà lựa chọn con đường phù hợp (đi du học, thi quốc gia, thi đại học...). Đôi khi, đã quyết chọn con đường nào, thì phải xác định "mình có thể không được gì". NẾu đã quyết như vậy, ko còn gì băn khoăn, thì cứ thế mà tiến. Khi đã cố hết mình, thì không có gì phải hối hận. 

5) Bạn đánh giá để apply thành công, bố mẹ và con cái mỗi bên cần nỗ lực bao nhiêu phần trăm mới đủ nếu tính sự thành công là 100% thì con cái sẽ chiếm tỷ lệ bao nhiêu (nỗ lực học tập, ý chí quyết tâm...), bố mẹ chiếm tỷ lệ bao nhiêu (chăm sóc, định hướng, hỗ trợ tài chính...)?

Cái này rất tùy vào học sinh. Nếu học sinh là người độc lập, thì tác động của bố mẹ cũng không quá lớn. Còn nếu học sinh là người nghe lời bố mẹ, theo con đường bố mẹ hướng từ bé, thì bố mẹ lại có vai trò to lớn (cháu không khuyến khích việc này lắm). 

Còn nhìn chung, phụ huynh là nguồn động viên, nguồn tài chính.
Còn học sinh là người trực tiếp apply, cần rất nhiều nỗ lực, quyết tâm. 

Tùy hoàn cảnh, thời gian, kiểu apply (cần nhiều FA hay ít FA..), mà phần trăm vai trò của phụ huynh học sinh trong 100% thành công khác nhau. 

6) Các hoạt động ngoại khóa đóng vai trò như thế nào để apply hồ sơ thành công, đạt hỗ trợ tài chính hoặc học bổng cao?
Hoạt động ngoại khóa làmột phần quan trọng, nhưng không quyết định. Việc hoạt động ngoại khóa căn bản để thể hiện con người, cá tính, sở thích của thí sinh apply cho hội đồng tuyển sinh, và để xem học sinh ấy có phù hợp với môi trường của trường đấy không. Việc hoạt động nhiều chưa chắc đã tốt bằng việc chuyên tâm vào một số hoạt động, và học được những bài học quan trọng thông qua việc tham gia vào những vị trí then chốt. 

7) Bạn có thể chia sẻ về bài luận đã giúp bạn apply thành công: các viết, nội dung, dấu án cá nhân ...?

bài luận yêu cầu học sinh viét về mình (personal statement), và một số câu hỏi riêng của trường (supplemental essays). Vậy nên không có khuôn mẫu chung cho các bài luận. Tránh việc học sinh apply bị ảnh hưởng (ít nhiều), cháu xin không trình bày về bài luận của mình. 

8) Kinh nghiệm chọn trường, mô hình trường nào mà bạn lựa chọn cho bạn khi bắt đầu apply? Nên Gửi hồ sơ cho ít nhất bao nhiêu 
trường và tỷ lệ thành công của bạn là như thế nào, bao nhiêu trường cho va bao nhiêu trường từ chối?

Cháu chọn trường không kĩ, và dựa vào tư vấn của counselor. Tuy nhiên, khi chọn thì nên tìm hiểu địa điểm, khí hậu, văn hóa, điều kiện tài chính, ngành học......Không có trường nào là hoàn mỹ, nên đôi khi ta phải dựa vào một số những cái ta thích về trường, để mà chấp nhận những cái chưa hoàn toàn ưng lắm về trường đó. 
Mọi người bảo apply càng nhiều càng tốt, nhưng theo cháu thì apply vừa tầm khoaỏng 10 trường đổ lại. Apply nhiều cũng bị dàn trải, và thời gian cũng cập dập, các em khó có thể tập trung viết luận tốt. Khi chọn trường nên cho range rộng. 

9) Theo bạn, những tính cách nào cần rèn luyện để có thể hòa nhập được khi sang học tại môi trường mới? Những thời điểm nào là thời điểm mà dễ bị căng thẳng nhất khi đang du học?

Tùy môi trường mới để mà mình lựa để sống cho phù hợp. Hòa nhập ko có nghĩa là ai cũng phải chơi, phải thân, mà là mình sống vui vẻ, chấp nhận được cả những cái hay cái dở, và lấy niềm vui từ những cái tốt cái đẹp của môi trường ấy. Cởi mở lòng, thân thiện cũng là cách hòa đồng nhanh hơn. Tuy nhiên, rất nhiều cá nhân có cá tính mạnh, độc lập, họ vui với thế giới của riêng mình thì cũng không nhất thiết phải gò ép mình vui cái niềm vui và những trò tiêu khiển của người khác. 

10) Để có hồ sơ "đẹp" ở VN thì chúng ta cần phải chuẩn bị như thế nào ( học bạ, chứng chỉ, nhận xét của các giáo viên...), các con cần phải có tố chất gì đặc biệt nổi bật tại trường PT không?
Cháu không apply từ VN nên thật tình khôgn có lời khuyên nào về việc làm hồ sơ đẹp. Hồi trước apply UWC cháu cũng xin recommendation từ những giáo viên biết cháu. Dĩ nhiên không phải cá nhân nào cũng sẽ "nổi" ở trường, nhưng không quá khó để tìm ngừoi biết và hiểu mình (ví dụ hs giỏi toán sẽ có những ấn tượng tốt đẹp với giáo viên toán). Việc cởi lòng, trò chuyện, và hỏi bài giáo viên cũng giúp làm ngắn lại khoảng cách giữa giáo viên và học sinh.

MẸ REDBEAN:
Qui trình apply vào 1 trường nội trú Mỹ
1- Tìm hiểu trường , đăng ký xin thông tin , brochure
2- Thi SSAT, TOEFL
3- Chọn trường.
4- Đăng ký phỏng vấn
5- Chuẩn bị hồ sơ 

1- Việc này nên tiến hành sớm song song với việc con ôn luyện anh văn cho các kỳ thi chuẩn hóa . Thông tin tuyển sinh thường được các trường đề cập trong phần admission. Đánh giá một trường tốt hay không có thể nhìn vào trang web của trường , trường tốt thì trang web rất tỉ mỉ và chi tiết , nhiều thông tin , nhiều hình ảnh , hầu như mọi thắc mắc thông thường đều có thể tìm thấy câu trả lời ở đó. Một số trường hiện nay có phần tuyển sinh online . Khi bạn đăng ký thông tin sẽ có account và họ sẽ keep update mọi thông tin tuyển sinh qua email và gửi brochure và leaflet về tận nhà cho mình. Nếu có câu hỏi nào mà bạn không thể tìm thấy thông tin trên trang web thì đừng e ngại email cho admission officer để hỏi.
2- Đăng ký thi SSAT đợt sớm nhất có thể bằng trang này http://www.ssat.org/ssat/info/home.html
Lúc đăng ký nhớ yêu cầu họ gửi email thông báo kết quả nhé. Phải mất gần 2 tuần mới nhận được kết quả . Ở VN đôi khi có thể có Flex Test dành riêng cho VN , liên hệ AEG ở 343 Đội Cấn để biết lịch thi vì chính AEG là bên được ủy quyền việc tổ chức thi SSAT ở VN. Đăng ký thi sớm vì nếu kết quả không tốt thì nên thi lại liền. 
Tất cả các trường nội trú tốt ở Mỹ đều yêu cầu học sinh thi SSAT . Nếu như trường nào không yêu cầu điểm SSAT khi xét tuyển thì cần xem lạị
Đăng ký thi TOEFL bằng trang http://www.ets.org/toefl
Trong hai tổ chức này thì anh TOEFL làm việc chuyên nghiệp và nhanh nhẹn hơn anh SSAT trong việc chấm thi và release điểm. 
3- Chọn trường là một phần rất đau đầu cho các phụ huynh và học sinh. Với điều kiện PH và học sinh Việt Nam thì ít ai có thể thực hiện campus visit mà chỉ ngó qua mạng . Điều đó nhiều lúc không mang lại cho chúng ta một cảm giác thực sự về ngôi trường mà mình dự tính cho con em mình theo học. Thường thì trường nào cũng quảng cáo rất dữ về mình , đọc xong thì thấy trường nào cũng tốt gần bằng nhau hết. Nếu con bạn học giỏi , tiếng anh tốt , GPA các năm cấp 2 và cấp 3 cao thì có thể nhìn ngó các trường tốp trên Tuy nhiên lưu ý là rất nhiều trường trong số đó ít nhận học sinh VN như Deerfield , SaintPaul hoặc không cho FA như Phillips Andover, Phillips Exeter, Lawrenceville , Choate Rosemary Hall, Hotchkiss . . Tuy nhiên như đã nói ở phần trước , hiện nay nhiều gia đình có tài chính mạnh trong khi con cái của họ học rất giỏi. Họ lựa các trường tốp đầu để nộp đơn cho con cho nên quy luật con nhà nghèo học giỏi xin FA, con nhà giàu học dở đóng full đã bị phá vỡ và cánh cửa vào các trường tốp trên cho con nhà nghèo học giỏi càng ngày càng hẹp lại. Tuy nhiên nếu con mình giỏi thì vẫn nên thử ( mỗi trường chỉ mất 100$ tiền nộp hồ sơ thôi mà) vì thật sự AO họ muốn chọn học sinh như thế nào chỉ có họ mới biết. Biết đâu hên . Có một số trường rất thích học sinh giỏi toán như Phillips Exeter, Taft, Berkshire, Westminter … Không rõ có phải nhờ lấy toàn học sinh chuyên toán international ( có cả VN) vào học hay không mà đội tuyển toán của Berkshire đã có bước nhảy ngoạn mục , vượt mặt Taft , sánh ngang Phillips Exeter trong năm vừa rồi. 
Nhưng vì tiền luôn là nỗi đau đầu số một của chúng ta nên đúng ra thì trường chọn ta chứ không phải là ta chọn trường. Trường càng nhỏ , ít danh tiếng thì càng generous , đặc biệt là khi con mình làm cho họ thấy thích. Còn làm sao làm cho họ thấy thích thì tùy tài năng của mỗi người. 
Học phí của một trường top tier và second tier không phản ánh mức độ danh tiếng của trường . Trường hàng đầu như Exeter lại có học phí khá thấp trong khi second tier lại có học phí cao hơn cả 10$ . Điều này tùy thuộc vào tài năng của hiệu trưởng khi đi xin donation vì xin được nhiều thì endowment fund size lớn và tiền học phí thu từ phụ huynh sẽ ít đi. Năm vừa rồi trường này vào Việt Nam chỉ tuyển 1 học sinh duy nhất trong ba học sinh xếp hàng và tất cả đều full pay hết.
Make the right choice !
4- Một số các trường nội trú hàng năm đều về Việt Nam để tuyển sinh từ tháng 9 , nhiều nhất là tháng 10 và kết thúc vào tháng 11. Có nhiều trường về riêng lẻ , một số trường đi theo hội chợ TAB Fair tổ chức vào tháng 11 hàng năm tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Có trường năm nào cũng về , có trường năm về năm không . Thầy cô vượt hàng ngàn cây số có khi chỉ để tuyển 1-2 học sinh từ Bắc chí Nam. Tuy nhiên theo danh sách các trường về dự TAB fair năm ngoái thì trong các trường co-ed chỉ có trường Kent là tương đối tốt , trường nữ có trường the Hockaday school rất tốt. Nhìn chung thì trường nữ tốt nhiều hơn trường co-ed. Để được phỏng vấn khi tham dự hội chợ thì mọi người phải lên trang http://www.boardingschools.com/ để hẹn lịch phỏng vấn . Nhớ chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để nộp khi phỏng vấn bao gồm kết quả SSAT , TOEFL , học bạ …vv. 
5- Chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu của trường. Hầu hết các trường chấp nhận bộ hồ sơ chung ( Common Application Form) nhưng mấy anh thuộc top trên toàn đòi hồ sơ riêng thậm chí là online application . Riêng phần chuẩn bị essay cho hồ sơ là phần mệt mỏi nhất đặc biệt khi apply vào nhiều trường top trên do mỗi trường yêu cầu viết từ 1-2 essay riêng theo đề họ đưa ra. Chống chỉ định nhờ ai đó viết hộ , nên tự viết và nhờ người khác sửa dùm . Phỏng vấn là để AO nhìn con người học sinh từ bên ngoài , còn essay là cái giúp họ đánh giá con người học sinh từ bên trong. Cả hai phần này là phần quan trọng nhất. Thường các trường có deadline nộp hồ sơ khác nhau , xem website để nắm rõ. 
Đến đây là hết quy trình nộp hồ sơ
ESSAY GUIDE:
Trong bài của em G có nói về essay, em thấy cái này khó nhất trong bộ hồ sơ của mình. Nãy giờ chôm giờ cty nhiều quá nên không dám viết nhiều. Gửi các mẹ và các cháu đọc essay guide của em Cát Thư - sv MIT viết, rất hay và dễ áp dụng. Em Thư giỏi lắm, đọc blog của em í thấy inspiring vô cùng. 

http://colleges4vn.org/materials/ess...en-mit-student

Đọc bài essay này sẽ hiểu tại sao cô bé Bích Ngọc được các trường top nhận
http://www.thercs.org/youth/Filestor...goc_Nguyen.pdf

boarding school
 http://www.boardingschoolreview.com/, TABS (The Association of Boarding Schools), cuối cùng là TABS Asia fair tại Tp.HCM. Chị Songnguyen9X giới thiệu rồi, mình chỉ post lại đây 1 lần nữa cho bạn nào quan tâm khỏi mất công dò tìm lại: http://www.boardingschools.com/find-a-school/explore-your-options/asia-fairs/asia-fair.aspx?id=39

Community College (CC)
http://colleges4vn.org/blog/1/commun...h-ki%E1%BA%BFn

[h=3]Chuyện của người, chuyện của mình…[/h] 
Tác phẩm kinh điển “Kiêu hãnh và định kiến” (Pride and Prejudice) của nhà văn Jane Austen kể về chuyện tình giữa cô con gái út thông minh và xinh đẹp nhà Bennet, Elizabeth với chàng trai tài hoa và nhân hậu Fitzwilliam Darcy. Câu chuyện bắt đầu đầy rẫy những chông gai khi một bên là định kiến sai lầm của Elizabeth dành cho Darcy, bên kia là lòng kiêu hãnh quá lớn của chàng trai trẻ. Nhưng tình yêu mãi là tình yêu, và văn học mãi là văn học, họ đã từng bước giải tỏa mọi hoài nghi, và đến bên nhau hạnh phúc.

Còn đây là chuyện của mình:

Ngày đó, trước khi lên đường sang Mỹ, ba mình có dặn dò: “Con ở bên đó ráng học để còn vào Đại học nha con. Ba không muốn con vào trường Cao đẳng bên đó đâu.” Thế là mình ra đi trong tư tưởng phải được nhận vào một trường Đại học ngon lành để vui lòng ba và cũng vì tương lai của mình. Mình hì hục luyện thi SAT ngày cũng như đêm, thứ hai cũng như Chủ nhật mình đều cắm đầu trong phòng mà học. Cuối cùng thì thành quả mình đạt được cũng không đến nỗi tệ, và mình được nhận vào một trường Đại học Mỹ.
Nhưng khi đã được nhận vào Đại học và hoàn thành mọi thủ tục, đến lúc đăng kí lớp học mình mới vỡ lẽ ra. 42 tín chỉ (credit) đầu (gọi là Core Courses hay đầy đủ là Foundations of Knowledge and Learning Core Curriculum) học ở đâu cũng như nhau cả. Mình có thể học Community College và lấy những lớp đó, với học phí thấp hơn đến 600-700USD một lớp mà thành quả có được lại như nhau. Lúc này mình mới vỡ lẽ ra, và ngay lúc này mình viết những dòng nay cho các bạn, 2 ngày nữa mình sẽ gặp cố vấn của mình để xin phép được học song song 2 trường nhằm giảm chi phí học tập.

Đằng sau định kiến 

Đầu tiên, hãy cùng nhau làm rõ và phân biệt khái niệm College và University:
Ở mọi nơi trên thế giới, từ “University” đều được dịch là Đại học, nghĩa là “cơ sở giáo dục bậc cao nhất, nơi học sinh có thể học để lấy bằng cấp cũng như tham gia nghiên cứu “ (an institution at the highest level of education where you can study for a degree or do research - Từ điển Oxford).
Riêng với "College", định nghĩa có sự khác nhau tùy thuộc vào mỗi quốc gia.
Ở đa số các nước nói tiếng Anh, “College” thường được hiểu là trường dạy nghề (Vocational School/ Trade School/ Career School).
Chỉ riêng ở Mỹ, “College” được định nghĩa tương đương với University, chỉ khác về thời gian đào tạo và bằng cấp đầu ra (phần sau mình sẽ giải thích rõ).
Điều cần nhớ: chúng ta đang nói về nước Mỹ.
Theo lối dịch chung chung của mọi người, Community College có nghĩa là “Đại học cộng đồng” và được hiểu là “Cao đẳng”, trong khi đó University được dịch là “Đại học”. Trong quan niệm xã hội bây giờ ở Việt Nam, một học sinh không đủ khả năng học Đại học mới “xuống” học Cao đẳng. Hơn nữa, với tư cách là học sinh Minh Khai, một trong những ngôi trường lớn và giàu truyền thống bậc nhất của Thành phố, áp lực phải có một trường Đại học đàng hoàng đã vô tình đào sâu vào định kiến của các bạn trẻ và cả gia đình.

Điều đó không hoàn toàn đúng…
Community College là đại học hệ 2 năm, vì vậy khi tốt nghiệp bạn sẽ có bằng AA (Associate of Arts) hoặc AS (Associate of Sciences) – tương đương với bằng Cao đẳng ở Việt Nam. Nhưng đó không phải là kết thúc. Hệ thống trường học ở Mỹ dựa trên mối quan hệ chặt chẽ giữa các trường Đại học, vì vậy bạn vẫn có thể học tiếp tục 2 năm sau ở Đại học và lấy bằng Cử nhân (Bachelor) một cách dễ dàng. Một trường Đại học sẽ cấp bằng cho bạn nếu bạn học 60 tín chỉ cuối cùng ở trường Đại học đó.
Sau đây là định nghĩa về “Community College” của tổ chức CollegeBoard, là tổ chức giám sát kì thi SAT danh tiếng và quan trọng bậc nhất Hoa Kì.
Community college is the most common type of two-year college. These colleges offer many types of educational programs, including those that lead to associate degrees and certificates. Certificates and some types of associate degrees focus on career readiness. Other types of associate degrees are good preparation for study at a four-year college where graduates can earn a bachelor’s degree.
Đại học cộng đồng là dạng đại học hệ 2-năm phổ biết nhất hiện nay. Những trường đại học này cung cấp cho bạn rất nhiều chương trình học, bao gồm cả những chương trình để lấy các bằng cấp và chứng chỉ liên kết, tập trung đào tạo vào năng lực trong công việc. Một số chứng chỉ liên kết còn là sự chuẩn bị tốt cho quá trình liên thông lên Đại học hệ 4-năm để lấy bằng Cử nhân.
Như mình nói ở trên, ở Mỹ người ta dùng chữ “College” có nghĩa tương đương với “University.” Các bạn có thấy trong định trên nghĩa bằng tiếng Anh, họ dùng chữ two-year college và four-year college không? Một University chỉ là tập hợp nhiều College thôi (vd University AAA có College of Business, College of Education,…), nên thật ra bạn đi học là đi học ở College chứ không phải đi học ở University, vì vậy không có ai nói là “go to University” mà họ lại nói là “go to college.”

[h=3]Gạt đi kiêu hãnh[/h] 
6.6 triệu sinh viên —46% trong tổng số sinh viên đang theo học ở Community College. Số sinh viên từ 18 đến 24 tuổi chiếm số lượng lớn nhất. Community colleges còn thu hút nhiều người lớn, người đã về hưu và những ai có nhu cầu học hỏi. Theo thống kê của tổ chức Community College Survey of Student Engagement (CCSSE), gần 2/3 số học sinh theo học ở Community College quyết định tiếp tục theo đuổi sự nghiệp để lấy bằng cử nhân.

[h=4]Tại sao chúng ta nên chọn Community College?[/h] 
Tiết kiệm tiền: Việc đi học ở Community College sẽ giúp cho bạn tiết kiệm một khoản tiền rất lớn. Với người bản xứ, họ tiết kiệm $3000 một năm, trong khi đó du học sinh chúng mình tiết kiệm tới gần $5000 và còn hơn thế nữa.
Làm quen với môi trường Đại học: với du học sinh, Community College là cách hiệu quả để làm quen với môi trường Đại học mới lạ và căng thẳng. Các khóa học ở Community College thường dễ hơn ở University, giúp cho các bạn chuẩn bị đầy đủ các kĩ năng nghe giảng, chi chép, thảo luận và cả phong cách học tập và thi cử. Community College thường có những lớp chuyên dạy các kĩ năng cơ bản như đọc, viết để chuẩn bị cho Univerisity.
Lớp học nhỏ - cơ hội lớn: các lớp học ở Community College thường nhỏ hơn ở University rất nhiều, bạn sẽ không phải thấy cảnh một hội trường với hàng trăm học sinh như ở University. Ở Community College, bạn cũng không phải bon chen để giành được một cuộc hẹn với giáo sư như ở Uni. Lớp học nhỏ giúp xây dựng sự hiểu biết giữa giáo sư và học sinh, mang lại nhiều lợi ích hơn bạn tưởng nhiều
Giáo sư: đừng nghĩ rằng chỉ có những Đại học lớn mới có giáo sư giỏi, rất nhiều giáo sư giỏi đang dạy ở các Community College vì họ muốn một công việc đơn thuần là dạy học. Ngoài ra, rất nhiều giáo sư chất lượng dạy bán thời gian ở Community College vì họ có những công việc quan trọng khác. Trong khi đó, các giáo sư ở Universiy thường phải thực hiện các dự án nghiên cứu (một phần bắt buộc của nội quy)
Khám phá bản thân: trong bài viết “Đại học Mỹ - Những điều mới mẻ”, mình có đề cập rằng các trường University thường yêu cầu Du học sinh có một ngành nghề cụ thể mà họ muốn học (Major) ngay từ năm nhất. Community College không yêu cầu điều đó. Và với học phí thấp hơn University rất nhiều, bạn có nhiều cơ hội để khám phá bản thân và chọn con đường của riêng mình. Ngoài ra, luôn có một đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp có thể giúp bạn nhận ra năng khiếu, niềm đam mê và giúp bạn chọn ngành.
Thời gian biểu linh hoạt: Hầu hết mỗi thị trấn ở Mỹ đều có một trường Community College gần đó. Vì vậy, việc học ở Community College rất thuận tiện – bạn có thể học toàn giờ hoặc chỉ học bán thời gian, và bạn có thể sắp xếp các khóa học của mình gần nhà và nơi làm việc.

[h=2]Những điều cần lưu ý[/h]1/ Không phải tất cả những gì bạn học ở Community College đều được chấp nhận khi bạn chuyển sang Đại học hệ 4-năm. Hãy tham khảo các tín chỉ mà trường University cần , đồng thời tham khảo cố vấn (trong trường hợp này là Transfer Advisor) và nói rõ dự tính của mình để chọn những khóa học phù hợp.
Tham khảo thêm vấn đề tại : http://www.khaiminh.edu.vn/showNews.php?id=226
Và kiểm tra trường Community College tại đây: http://ope.ed.gov/accreditation/Search.aspx
2/ Community College không phải không có những mặt hạn chế như: khóa học hạn chế (đôi khi bạn sẽ phải chuyển đi thành phố khác để tiếp tục học lấy bằng Cử nhân), khối lượng làm việc nhẹ hơn (đồng nghĩa với bạn phải tự thân khởi động để lấy đà ở chặng 2-năm sau), học sinh thụ động (nhưng cũng có mặt lợi là nếu bạn cố gắng bạn sẽ dc chú ý nhiều hơn), thiếu sinh hoạt nội trú (đa số các Community College không có kí túc xá).

[h=2]Lời kết[/h]Có rất nhiều con đường để dẫn tới sự thành công, mỗi quyết định của bạn là một viên gạch để dẫn tới thành công đó. Sự khởi đầu không phải là tất cả, đừng để những kiêu hãnh và định kiến chi phối bạn.
Rất nhiều học sinh Việt Nam hiện đang học ở Community College với những lý do khác nhau, nhưng mục tiêu của họ đều giống nhau – THÀNH CÔNG. Hi vọng bức tranh mà mình cố gắng miêu tả cho bạn sẽ giúp cho bạn phần nào hiểu được khái niệm Community College ở Mỹ.
Cuộc sống là của bạn, hãy nắm bắt nó, tìm hiểu và tự quyết định đúng đắn.

THI SAT:
Phần MATH là thế mạnh của các em nhà mình. Phần này chỉ cần học tốt chương trình ở trường là đủ đi thi. Thậm chí các môn của SAT2 (Toán, Hóa, Lý) mà các bạn đi thi cũng tòan 700 trở lên. Chia sẻ với các mẹ những gì em tìm được về verbal và writing

Reading: (nếu mở đường link không đến trực tiếp bài viết, mọi người chịu khó kéo trang xuống phía dưới tìm các bài có chữ SAT í)


http://colleges4vn.org/blog/1/phương-pháp-luyện-sat-reading-cực-hiệu-quá-most-effective-sat-reading-technique-–-guaranteed
http://colleges4vn.org/blog/305/sat-tiếng-việt-–-đọc-và-hiểu-previous-sat-format-including-analogy-part

Writing (mẹo làm bài), topic của SAT không dễ như TOEFL, qua cách trả lời câu hỏi sẽ thề hiện được critical thinking skill của thí sinh 

http://colleges4vn.org/blog/1/phương-pháp-viết-essay-sat-cực-hiệu-quả-min-1012

General advice: 
http://colleges4vn.org/blog/305/how-take-sat-hay-làm-sao-để-đại-thành-10-tầng-anh-ngữ

Chia sẻ của bạn Bích Ngọc về quá trình apply US

http://www.mypetitelife.net/search/label/US Application

Các em admin college4vn chắc không phiền lòng nếu mình post link của các bạn ấy ở đây đâu nhỉ? Em nghĩ trong qua trình luyện SAT, ít nhất nên tham gia một khóa học dạy bởi những người đã từng thi SAT để có hiểu biết tổng quát về bài thi này, cách thức học. Sau khóa học này nếu tự tin có thể ở nhà để tự luyện. Nói về SAT thì ở đâu cũng khuyên là làm càng nhiều càng tốt. Lượng từ vựng của SAT rất khó, không thông dụng trong cuộc sống hằng ngày, để đảm bảo mình học được thì chỉ có luyện đi luyện lại. Chứ mà download đâu đó word list rồi tụng từ ngày này qua ngày khác thì đến khi vô phòng thi cũng rụng rơi hết. Vậy mà mấy bạn TQ học được mới ghê.

TỔNG HỢP CHIA SẺ ĐỊNH HƯỚNG CHO CON - nguồn topic Định hướng box Giáo dục WTT TỔNG HỢP CHIA SẺ ĐỊNH HƯỚNG CHO CON - nguồn topic Định hướng box Giáo dục WTT Reviewed by Thanh Nhat Minh on 10:59 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

ads
Được tạo bởi Blogger.